TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG THẾ KỈ 21
Albert Einstein đã từng nói : “Điều quan trọng là đừng bao giờ ngừng
đặt câu hỏi”. Hãy đặt thật nhiều câu hỏi về bất kỳ vấn đề nào mà bạn
đang tìm cách giải quyết. Càng đặt nhiều câu hỏi, bạn sẽ hiểu nhiều
về vấn đề đó bấy nhiêu. Những người sáng tạo cao, đặc biệt là người
có tính sáng tạo cao,thường biết vượt qua cái bóng của mình để đặt ra
những câu hỏi, đây là bản tính của họ. Những câu hỏi ko phải là
những lời phê phán hay sự chỉ trích mà chỉ đơn giản là chất vấn,
thăm dò.
Có 1 trò chơi nói về tính logic khi đặt câu hỏi như thế này: 1 người sẽ
đối diện với lớp học và ko nhìn lên bảng . Giảng viên ghi tên một
nhân vật nổi tiếng lên bảng , người chơi có quyền được đặt 10 câu
hỏi và dưới lớp chỉ được trả lời đúng hay sai . Trong vòng 10 câu hỏi
, người chơi phải tím được tên nhân vật nọ . 1 ví dụ cho các bạn thử
nghiệm : Nhân vật này là ai ?
Câu hỏi 1 : Người đó là người Việt Nam phải ko ? (câu hỏi này mang
tính chất khoanh vùng địa lý)
Trả lời : Đúng
Câu hỏi 2 : Đó là 1 người nghệ sĩ đúng ko ? (khoanh vùng về lĩnh
vực)
Trả lời : Sai
Câu hỏi 3 : Có phải là một nhà chính trị ?
Trả lời : Đúng
Câu hỏi 4 : Người đó còn sống ?
Trả lời : Sai
Câu hỏi 5 : Người đó đã từng là chủ tịch nước ?
Trả lời : Đúng
Đến đây hẳn các bạn đã đoán được nhân vật là ai theo các tư duy logic
khi đặt câu hỏi . Đây ko phải là trò chơi may rủi như nhiều người nghĩ ,
việc đặt câu hỏi cực kỳ quan trọng, bạn phải biết đưa ra những câu hỏi
và giải quyết nó 1 cách hợp lý. “Tư duy phản biện” chính là phương
pháp tìm nguyên nhân vấn đề .
Tư duy phản biện ( critical thinking ) là một quá trình tư duy biện
chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn
khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính
xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng
chứng, tỉ mỉ và công tâm.
Dựa vào những nghiên cứu gần đây, các nhà giáo dục đã hoàn toàn tin
tưởng rằng trường học nên tập trung hơn vào việc dạy học sinh tư duy
phản biện. Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy
trì thông tin thụ động. Đó có thể tóm tắt là quá trình tư duy tìm lập luận
phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính
chính xác của thông tin.
Thực chất thì, critical thinking skill (kĩ năng tư duy phản biện) còn
tương đối mới mẻ với tất cả sinh viên Việt Nam chúng ta, trong khi đó
học sinh các nước phương Tây đã quá quen với việc được huấn luyện đi
ngược vấn đề và đặt câu hỏi như thế. Có thể kể đến như
hệ thống giáo dục Anh coi tư duy phản biện như một môn học chính qui.
Trình độ A dành cho học viên 16-18 tuổi. Họ phải làm 2 bài kiểm tra
chính: “Sự đáng tin của dẫn chứng” (Credibility of Evidence) và “Phát
triển tranh luận” (Assessing/Developing Argument). Đối với học sinh
dưới 16-18 tuổi, tư duy phản biện được đưa xen kẽ vào trong bài giảng
của giáo viên.
“ Một sinh viên sẽ có ích cho xã hội khi bạn học thực sự để trở thành
một người có khả năng tư duy độc lập, nâng cao khả năng tư duy
phản biện và khả năng sáng tạo. Khả năng sáng tạo phụ thuộc khá
nhiều vào tố chất cá nhân; nhưng tư duy độc lập và tư duy phản biện
lại phụ thuộc nhiều vào chất lượng đào tạo và học tập của môi trường
giáo dục. Việc cho sinh viên tự do bày tỏ quan điểm đã là một yếu tố
quan trọng và là bước đầu để phát triển tư duy phản biện. Ngoài ra,
như tôi nói ở trên là cách rèn rũa sinh viên vào một kỷ luật học tập
nghiêm túc. Khi các bạn đã có kiến thức thì bạn cũng đặt thông tin mà
giảng viên truyền dạy dưới góc nhìn đa chiều, từ đó sẽ nảy sinh tư duy
phản biện”
Vậy liệu còn có phương pháp nào để rèn luyện tư duy phản biện?
Hãy cùng đón đọc kỳ 2 trên Skillbox để hiểu và rèn luyện các
phương pháp này bạn nhé !
Tổng hợp