Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghệ thuật tổ chức các thành phần cơ bản nhiếp ảnh pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.25 KB, 5 trang )

Nghệ thuật tổ chức các thành phần cơ bản nhiếp
ảnh
1. Bố cục và quá trình thành phẩm

Mỗi khi ta chuẩn bị chụp một tấm ảnh, mối quan tâm đầu tiên và
chính nhất (đôi khi là mối quan tâm duy nhất) là làm sao chụp
được một tấm ảnh hoàn hảo về kỹ thuật hay ít nhất là chấp nhận
được, không bị những lỗi làm phân tâm tới cái thú ngắm (tôi thích
chữ hưởng thụ hơn) một tấm ảnh đẹp. Ngày nay với những máy
Digital và "Point-and-Shoot" hiện đại, người chụp không phải lo
lắng nhiều về kỹ thuật, ví dụ như exposure như thế nào, lấy nét ra
sao, có flash hay không, dường như máy làm hết những việc này
cho ta. Dường như mối quan tâm duy nhất là làm sao giữ máy cho
vững và bấm để thu lại những hình ảnh trước mặt. Chất lượng ảnh
càng ngày càng nâng cao, độ nét, độ phân giải, màu sắc tiến bộ
vượt bậc chỉ trong vòng vài năm.

Tuy nhiên, những ưu thế về kỹ thuật trên vẫn chưa đủ để thõa mãn
một tấm ảnh đạt yêu cầu "hưởng thụ nhiếp ảnh". Có chăng là sự
hiện đại của máy móc làm giảm nhẹ gánh nặng kỹ thuật và ta có
nhiều thời giờ hơn quan sát chủ đề, ánh sáng, chọn góc chụp, thời
chụp để đạt kết quả như ý hơn. Theo tôi, để gọi là "hưởng thụ
nhiếp ảnh", ta cần:

1. Một con mắt (2 con) quan sát tốt để nhìn ra cái đẹp (beauty), cái
đặc biệt khác thường (striking, different) của chủ đề hay cảnh
tượng mà bình thường chúng ta có thể bỏ qua.

2. Sự cảm nhận về ánh sáng, ánh sáng tại hiện trường trong mối
tương quan với chủ đề và cảnh vật, và nếu có thể được là làm sao
cho nó tốt hơn (improve the lighting).



3. Quyết định cái gì là chủ đề và làm sao thu được vào ống kính
hiệu quả nhất, bao gồm phần nào của chủ đề (khi chụp người), bao
nhiêu không gian của cảnh tượng, góc chụp nào nên chọn, cái gì
chung quanh chủ thể (surrounding) và có nên thu vào khung ảnh
(viewfinder) không, foreground và background ra sao.

Ảnh sau, một cậu bé chuẩn bị "chúi", một sự việc thông thường,
nhưng cái "không thông thường" là góc chụp mà tác giả cho ta một
cái nhìn khác thường của sự việc. Cái khác thường dễ bỏ qua này
gây ấn tượng cho ngươì nhìn và làm cho sự việc linh động hơn
2. Ảnh sau, tác giả Lylong cho ta sự cảm nhận về ánh sáng, một ví dụ
về sự quan sát ánh sáng và làm cho sự việc bình thường trở nên thú
vị để quan sát (hưởng thụ nhiếp ảnh, sao tôi thích chữ này ghê).
Tôi nghĩ nếu chủ đề nằm trong hoàn cảnh ánh sáng khác, chưa
chắc sự việc đủ gây sức thu hút cho người xem ảnh.
3.
Ảnh sau là ví dụ về sự quyết định cái gì sẽ được thu vào máy ảnh. Tác
giả đứng trước cảnh tượng rộng, bên phải được gom lại vào khung
chữ nhật thẳng đứng bên trái là hallway rộng, điều kiện ánh sáng
nghịch, đường chéo duy nhất trong ảnh ở trung tâm như mời gọi
người nhìn và gây trí tưởng tưởng về cảnh vật thật được thu lại (Ảnh:
Trauvang)




×