Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

5 bí quyết giao tiếp hiệu quả ( phần 2 ) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.51 KB, 7 trang )

5 bí quyết giao tiếp hiệu quả ( phần 2 )
4. Hãy làm cho năng lượng tích cực trong bạn tăng lên
Khi chúng ta tương tác với người khác, chúng ta không chỉ trao đổi từ
ngữ và những biểu hiện của cơ thể. Chúng ta còn trao đổi năng lượng
quan trọng của mình. Nếu chúng ta có năng lượng cao và nhiệt huyết,
chúng sẽ làm cho cuộc đối thoại sôi nổi. Nếu năng lượng yếu ớt và
nghèo nàn, chúng ta cũng thu nhận nguồn năng lượng vừa gặp.
Tiến sỹ Robert Rausch, một nhà tư vấn chuyên nghiệp cho nhiều công
ty đã chia sẻ như sau: Trong công việc quản lý của mình, ông đã cho
mọi người biết những yếu tố làm tăng năng lượng con người và những
yếu tốt nào tạo nên năng lượng trong công ty. Trong quyển sách nổi
tiếng “Vấn đề năng lượng”, ông đưa ra nhiều ý tưởng làm thúc đẩy năng
lượng và tránh bị “thất thoát” bởi những mối tương tác khó khăn và độc
hại.
Có nhiều cách tạo ra và duy trì năng lượng cá nhân. Trong số những
phương pháp được biết đến là việc chăm sóc cơ thể và nghỉ ngơi. Tương
tự như thế, giữ cho mối tương tác được tích cực tốt hơn là giữ sự tiêu
cực, tập trung vào những điều tốt và phát triển thay cho những phàn nàn
và than vãn.
Khi chúng ta đầy tràn sinh lực, chúng ta có khả năng ảnh hưởng vào
hoàn cảnh và những người chúng ta nói chuyện. Giọng nói và cơ thể
phản ánh phản ứng của chúng ta, thêm màu sắc và hương vị vào cuộc
nói chuyện. Khi chúng ta không có đủ “xăng trong bình”, việc phản ứng
lại là việc rất khó khăn.

5. Đặt câu hỏi tốt hơn
Một câu hỏi thông thường sẽ chỉ tạo ra một phản ứng thông thường. Vì
vậy, “Bạn thế nào?” sẽ chỉ nhận được câu trả lời “Mình khỏe. Cảm ơn”
hay “Mình không thể phàn nàn điều gì”.
Nếu mục đích của câu hỏi chỉ là để xác nhận thông tin về người đó sau
một thời gian ngắn thì mục đích của bạn như vậy là đạt yêu cầu. Đây là


chức năng xã hội mà nhà nhân chủng học Malinowski gọi là “phatic
communion”, không gì khác hơn một một kết nối bằng lời nói ngắn gọn
và mang tính hình thức. Một ý nghĩa nhỏ nhất trong một cuộc nói
chuyện.
Một câu hỏi thông thường chỉ tạo ra một phản ứng thông thường
Tuy nhiên, nếu bạn muốn đi sâu hơn một cuộc nói chuyện như thế, bạn
cần phải sử dụng một câu hỏi khác để tạo ra một phản ứng khác. Một
cuộc đối thoại càng sâu sắc và đi vào chi tiết có lẽ sẽ thú vị hơn. Nó có
thể làm cho mối quan hệ của bạn trở nên phong phú hơn.

Dưới đây là một vài gợi ý để đặt câu hỏi sâu sắc hơn:
1. Hãy hỏi những câu hỏi đi sâu vào chi tiết. Đó thường là loại câu
hỏi “Điều gì?”
Chẳng hạn “Cuối cùng bạn đã quyết định gì về việc chuyển nhà?” hay
“Bạn đã làm gì trong chuyến du lịch đến MêXiCô vậy?” sẽ mang đến
những câu trả lời chi tiết.

Những câu hỏi không đòi hỏi thông tin cụ thể như “Kế hoạch của bạn ra
sao rồi?” và “Chuyến đi của bạn ra sao?” có thể chỉ nhận được câu trả
lời “Ổn cả thôi. Cám ơn”

2. Hãy đặt câu hỏi mở.
Thường đó là những câu hỏi “Điều gì”, “tại sao”, “Ở đâu”, “như thế
nào”. Những câu hỏi bắt đầu bằng những từ này hiệu quả hơn là một câu
hỏi đóng chỉ đòi hỏi câu trả lời “có”/“không”. Chẳng hạn như “Anh có
thích xem ti vi không?”. Thay vì thế, hãy thử hỏi “Anh thích xem ti vi ở
điều gì?” sẽ mang đến câu trả lời chi tiết hơn.

3. Hãy đưa ra một vài câu hỏi có một chút ngạc nhiên hay “láu lỉnh”.
Điều này không có nghĩa là đặt người khác lên “chiếc ghế nóng” hay

làm cho họ không thoải mái, nhưng là để kích thích họ đưa ra những câu
trả lời sống động thay cho những phản ứng bình thường. “Thử thách thú
vị nhất đang xảy ra với bạn trong thời gian này là gì vậy?” là một câu
hỏi độc đáo.
Việc dự đoán câu hỏi sẽ luôn đưa đến những phản ứng được đoán trước,
ví dụ như “Hôm nay bạn đã làm gì ở trường?” “À, không nhiều việc lắm
đâu”.

4. Sử dụng một số câu hỏi “Nếu”
“Nếu bạn có sẵn mọi điều kiện để có được một công việc mà mình
mong ước, bạn sẽ làm gì?” hay “Nếu bạn được ăn tối với một người nổi
tiếng, bạn sẽ chọn ăn với ai?”
Những câu hỏi như vậy thoát ra khỏi những thói quen thông thường và
mang đến sự tươi trẻ cho cuộc đối thoại. Tuy nhiên, đừng hỏi người
khác những câu hỏi mà chính bạn cũng không muốn “bị” hỏi. Hơn nữa,
hãy chuẩn bị câu trả lời cho câu hỏi “nếu” mà bạn vừa hỏi người khác.
Người kia có thể sẽ nói “Để tôi suy nghĩ một lát nhé!” Trong trường hợp
đó, bạn hãy là người trả lời đầu tiên.

×