Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.34 KB, 2 trang )
Suy tư của người lính sau chiến tranh trong bài thơ "Ánh trăng"
Cuộc kháng chiến đã qua đi, người lính trong chiến tranh giờ đây đã về với cuộc sống
hàng ngày. Tưởng như sự bận rộn hôm nay sẽ khiến người ta quên lãng quá khứ. Nhưng
có một lúc nào đó trong đời thường những kỉ niệm chiến tranh lại như những thước phim
quay chậm hiện về. Nguyễn Duy gửi tới bạn đọc thi phẩm “Ánh trăng” cũng chính là gửi
tới bạn đọc thông điệp : Không nên sống vô tình, phải biết thủy chung nghĩa tình cùng
quá khứ.
“Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ”.
Hình ảnh những đồng, sông, bể, rừng nguyên sơ, thuần hậu trong khổ thơ đầu này là nơi
đã nuôi dưỡng, che chở cho tuổi thơ và năm tháng chiến tranh, cả một quãng đường dài
sống trong tình thương yêu, gắn bó với thiên nhiên, với những miền quê ấy, vầng trăng
thành tri kỉ. Trăng như mái nhà, như người bạn thân thiết của tâm hồn. Ở đó tâm hồn tình
cảm con người cũng đơn sơ thuần phác như chính thiên nhiên. Trăng và người đã tạo nên
mối giao tiếp, giao hoà thủy chung tưởng như không bao giờ có thể quên được.
“Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”.
Khi chiến tranh kết thúc. Người lính trở về bị hấp dẫn bởi đô thị, với ánh điện, cửa
gương, những ánh sáng nhân tạo đã làm họ quên đi ánh sáng tự nhiên hiền dịu của trăng.
Cuộc sống hiện đại với nhiều tiện nghi đã làm cho con người thờ ơ, vô tình với những
ngày gian khổ, cùng đồng đội, đồng chí chung một chiến hào mà trăng là biểu tượng.
“Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”.
Từ hình ảnh vầng trăng “tri kỉ”, vầng trăng tình nghĩa trở thành người dưng qua đường,
Nguyễn Duy đã diễn tả được cái đổi thay của lòng người, cái lãng quên, dửng dưng đến
phũ phàng. Cái so sánh thật thấm thía: “như người dưng qua đường”.
Cũng như dòng sông có khúc phẳng lặng êm đềm, cũng có khúc ghềnh thác dữ dội. Cuộc