Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ngôn ngữ trẻ sơ sinh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.76 KB, 4 trang )

Ngôn ngữ trẻ sơ sinh: Giao tiếp với bé
Từ 5 tháng trở đi, con bạn sẽ lập đi lập các nguyên âm và phụ âm (gọi là
bập bẹ), hay bé sẽ nói chuyện bi bô rất đặc biệt với các loại ngôn ngữ
khác nhau. Chẳng hạn như, ở giai đoạn này, một đứa trẻ ở miền Bắc sẽ
phát ra các âm thanh hoàn toàn khác với một đứa trẻ ở miền Nam, mỗi
ngôn ngữ sử dụng một loạt các cơ khác nhau. Cũng y như các động tác
của trẻ sẽ phát triển theo thời gian, trẻ cũng sẽ học cách sử dụng các cơ
thanh quản điều khiển các dây thanh âm của mình. Sự khích lệ của
những người chung quanh sẽ giúp trẻ tiến thêm trên con đường khám
phá đầy ngạc nhiên. Sau các nguyên âm, trẻ sẽ bắt đầu phát âm các vần
ngắn như “ba, đa” và bạn sẽ nhận thấy các phụ âm mũi (b, đ, t, p). Các
chuyên gia của chúng tôi khuyên bạn nên luôn mở to mắt (hay tai) để:
“Lắng nghe những gì bé nói với bạn. Chưa thể có được các từ, nhưng bé
sẽ phát triển giọng nói, bé đang ở giai đoạn ngôn ngữ nguyên thủy.”
Giọng nói của bé sẽ trở nên một thứ đồ chơi và bé sẽ thực hành tạo ra
các âm thanh, nhất là khi bé nằm một mình trên giường vào ban đêm.

Các cuộc đối thoại đầu tiên
Trẻ giao tiếp với bạn và những người chung quanh bằng cách nào?
Bằng các âm thanh và sau đó là các từ. Mọi trẻ em đều phát triển theo
bước riêng của mình, nhưng có những giai đoạn then chốt theo tiến trình
mà sự trợ giúp của bạn là cốt lõi.

Con bạn có hiểu những gì bạn nói?
Chúng tôi vẫn chưa hiểu thật nhiều về các tiến trình não chi phối ngôn
ngữ, nhưng các nhà nghiên cứu đã xác định được một số khu vực của
phần bên trái của não thuộc về hành động ngay từ khi mới sinh. Nhưng
bạn có biết liệu con bạn có hiểu được những gì bạn đang nói không? Trẻ
sẽ nhớ các từ đầu tiên đầy cảm xúc đối với trẻ, trẻ cũng sẽ nhớ cách diễn
đạt trên mặt và giọng điệu của lời nói. Đôi khi một từ đơn cũng đủ để
xoa dịu bé hay một nụ cười khiến bé cười khúc khích. Theo thời gian, bé


sẽ lưu giữ thông điệp, lập lại các âm thanh mà bạn đã tạo ra và chẳng
bao lâu bạn sẽ nhận thấy bé có thể đưa cho bạn vật mà bạn yêu cầu bé,
hay bắt đầu đi về phía phòng tắm khi bạn nói đến lúc đi tắm. Theo thời
gian, bé sẽ giải mã các từ có liên quan đến cuộc sống hàng ngày của
mình. Chỉ trỏ là một trong các hình thức giao tiếp không lời đầu tiên.

Tôi có phải nói chuyện với bé không?
Đối với TS. Ruffo, “Việc giúp đánh thức ngôn ngữ ở một đứa trẻ, cũng
như thế giới chung quanh của trẻ, không cần đến bất kỳ điều gì phức tạp,
chỉ cần quan tâm hàng ngày và có thái độ phù hợp.” Việc giao tiếp nên
tự nhiên, bạn không cần phải nói chuyện với bé hàng giờ nếu bạn đang
mệt, nhưng không được có thói quen đưa các hành động của bạn vào lời
nói. Hãy giải thích cuộc sống hàng ngày cho bé, như việc bạn chuẩn bị
các bữa ăn và đi tắm. Trẻ sơ sinh thích được nói chuyện và chỉ muốn
giao tiếp mà thôi!

Khi nào thì bé nói được từ đầu tiên?
Hãy thôi lo âu về điều đó! Ngôn ngữ của mỗi trẻ sẽ phát triển theo tốc
độ riêng của mình, giống như mọi khu vực phát triển khác của trẻ. Hãy
bỏ qua chuyện bé gái hàng xóm có vốn từ vựng nhiều hơn con bạn, trẻ
em cần ‘lưu’ ngôn ngữ trong đầu mình trước khi sở hữu chúng và nói ra!
Theo qui luật chung, trẻ thường nói được từ đầu tiên vào khoảng 10
tháng tuổi, thường đại loại là những âm thanh như ‘mẹ’ hay ‘ba’. Ngôn
ngữ là một tiến trình tri thức gồm ba mặt: các kỹ năng thần kinh, cảm
xúc và vận động đều gắn bó chặt chẽ với nhau và các chuyên gia từ lâu
nay vẫn tự hỏi tại sao trẻ lại nói từ ‘mẹ’ hay ‘ba’ trước. Trong một số
ngôn ngữ, từ ‘mẹ’ gồm các vần môi dễ cho trẻ phát âm, nhưng dẫu vì lý
do nào thì bạn cũng sẽ vui mừng khi nghe thấy từ đầu tiên của cục cưng
bé nhỏ của mình, nhất là nếu đó là từ ‘mẹ’!

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×