Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những cách giúp bé giỏi giao tiếp pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.19 KB, 6 trang )

Những cách giúp bé giỏi giao tiếp
nói không đúng ngữ pháp hay nói trống không, bạn cần điều chỉnh ngay.
Chẳng hạn, khi bé bảo “không uống sữa”, bạn nên hỏi: “Con không
uống sữa à? Con có muốn uống nước cam không?”. Điều này giúp bé
biết cần nói đầy đủ câu thế nào.

Giao tiếp tốt giúp bé tự tin, có nhiều bạn bè, học tốt khi ở trường, vui vẻ
khi ở ngoài cuộc sống và nhận được công việc dễ dàng khi lớn lên. Cha
mẹ chính là những giáo viên đầu tiên và gần gũi nhất để dạy bé cách
giao tiếp thân thiện với mọi người.

Các bậc phụ huynh có thể tham khảo những cách sau đây:


Nói về cuộc sống với con và khuyến khích bé nói

Bé học nói bằng cách bắt chước những gì bé nghe thấy. Vì vậy, bạn hãy
nói chuyện với bé ngay cả trước khi bé có thể hiểu. Ví dụ khi quấn tã
cho con, bạn có thể nói về những gì mình đang làm “Mẹ sẽ thay cho con
một cái tã sạch hơn…”.

Khi bé lớn hơn một chút, bạn vẫn tiếp tục trò chuyện với bé, nói cho bé
biết về kế hoạch trong ngày, thủ thỉ với bé khi đưa con đi shopping hoặc
đi dạo. Bạn càng nói chuyện nhiều với bé càng tốt. Đây không chỉ dạy
bé nói mà còn là cách bạn bày tỏ những suy nghĩ của mình.

Lắng nghe

Lắng nghe chăm chú

Ngoài việc lắng nghe một cách cẩn thận, bạn hãy bày tỏ cảm xúc của


mình với con. Ví dụ, khi bạn đồng ý với ý kiến của bé, bạn có thể mỉm
cười hoặc tỏ vẻ buồn khi bé làm điều sai. Hãy để cho bé thấy bạn không
chỉ nghe mà còn suy ngẫm về những gì con nói.

Lắng nghe một cách đồng cảm

Nếu như bạn thỉng thoảng chêm vào cuộc nói chuyện những từ như “thật
tuyệt, thế à…” bé sẽ cảm thấy thích thú khi biết những điều mình nói rất
quan trọng với bạn.

Đừng ngắt lời bé

Bé thường hay huyên thuyên đủ thứ chuyện. Bạn đừng ngắt lời vì bé sẽ
cảm thấy không thể chia sẻ cảm xúc và những suy nghĩ với bạn.

Thay vì bắt bé dừng sự huyên thuyên, bạn nên thu hút con bằng một việc
khác hay một chủ đề thú vị hơn như gợi ý bé đi chơi với các bạn hàng
xóm hay xem chú cún đang làm gì…

Nói thật nhẹ nhàng

Khi bé bày đồ chơi lộn xộn, bạn nên dùng những câu có tính chất nhẹ
nhàng nhưng lại nghiêm khắc với bé. Ví dụ như “mẹ muốn con mang đồ
chơi cất đi” và giải thích tại sao lại như vậy.

Bạn không nên nói là “Mẹ không thích lộn xộn! Để đồ chơi dưới đất là
nguy hiểm!” Những câu nói này làm bé cảm thấy bị ức chế.

Kết nối với bé một cách trực tiếp


Thay vì hét vọng sang phòng bé: “My, ra ăn cơm!”, bạn hãy đến bên
cạnh xem con đang làm gì, tham gia vào trò chơi của bé 1-2 phút rồi yêu
cầu con dừng lại. Cách này giúp bạn có thể bộc lộ được uy quyền của
cha mẹ lại có thể giúp bé hiểu bạn rất tôn trọng bé.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Trước khi bắt đầu cuộc nói chuyện, bạn nên ngồi cạnh hoặc đối diện với
con để bé biết là những điều mình chia sẻ rất được bạn quan tâm. Mẹ
dạy cho bé cách nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện bằng cách nhìn
vào mắt bạn.

Bạn cũng có thể đặt cánh tay lên vai bé hay cầm lấy tay bé khi nói
chuyện. Như vậy bé sẽ thấy được sự yêu thương và sự quan tâm của bạn
dành cho mình.

Nhớ và gọi tên người khác

Việc nhớ và gọi tên người khác là thể hiện sự tôn trọng của mình với
người ấy. Đó là cách rất tốt để duy trì mối quan hệ. Khi nói chuyện với
bạn bè hoặc trò chuyện qua điện thoại bạn hãy để bé thấy bạn gọi tên
mọi người. Ngay cả người lớn cũng cảm thấy vui khi một người mới gặp
lần đầu nhớ tên mình. Bé học được cách giao tiếp thân thiện đó qua cách
nói chuyện của bạn.

Cảnh giác với những từ "xấu"

Bạn nên hạn chế nói những tiếng “lóng” với con đồng thời kiềm chế
phát ngôn ra các từ dung tục khi đang cáu giận. Bạn cũng nên cho bé nói
chuyện cùng mọi người, đó là cách bé thực hành tốt nhất.

×