Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hai tâm lý không tốt trong kinh doanh của người Việt doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.58 KB, 5 trang )

Hai tâm lý không tốt trong kinh doanh của người
Việt
Hiện nay trong xã hội có một hiện tượng rất đáng cảnh báo đó là những người chưa
có đầy đủ kỹ năng và hiểu biết mà đã vội vã lao theo con đường làm giàu của một
số người khác. Họ cứ tưởng là người ta thành công được thì mình cũng có thể
thành công được. Điều đó là hoàn toàn ngộ nhận và sai lầm.

Trong giới chuyên gia chúng tôi hay nói vui với nhau rằng Việt Nam hiện đang có
4 sòng bạc lớn đó là sòng Vàng, sòng Chứng khoán, sòng Địa ốc, sòng Ngoại tệ.
Thực ra chuyện làm giàu của mỗi cá nhân là nguyện vọng vô cùng chính đáng của
mỗi người. Các cá nhân trong xã hội cứ giàu có lên thì đất nước mới giàu có lên
được. Chúng ta cũng đang phấn đấu để có một nước Việt Nam ”Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng- dân chủ- văn minh” thì cái dân giàu là cái tiền đề để cho
nước mạnh và cho tất cả các nhân tố khác trong xã hội có thể phát triển được.
Tuy nhiên, đúng là làm giàu hoàn toàn không phải một điều dễ dàng, không phải ai
cũng có thể theo những con đường như nhau mà làm giàu được. Xã hội càng phát
triển thì các cơ hội nhiều lên nhưng thách thức lại nhiều lên và rủi ro cũng tăng lên
rất dữ dội. Nhất là với những người không có được đầy đủ hiểu biết hoặc những
thông tin cần thiết để bắt tay vào các công việc kinh doanh. Tôi nghĩ điều này có lẽ
là bắt nguồn từ hai tâm lý của người Việt Nam.
Một là tâm lý theo đám đông, chúng ta vẫn cứ có cái bệnh là khi người nào làm cái
gì thì ta làm theo ngay lập tức. Nếu ta nhìn vào các phố phường ở Việt Nam thì ta
dễ dàng nhận thấy người ta mở một quán ăn và người ta thành công, thế là người
hàng xóm cứ nghĩ mình cũng có thể mở quán ăn và mình cũng thành công không
kém, cuối cùng là một dãy quán ăn có thể hình thành. Đó là một tâm lý theo đám
đông rất phổ biến ở nước ta.
Một điều thứ hai nữa cũng là tâm lý không hay và khá nặng nề của người Việt
Nam cũng như người châu Á đó là thích đánh bạc và nghĩ là có thể kiếm tiền dễ
dàng. Trong giới chuyên gia kinh tế chúng tôi hay nói vui với nhau rằng Việt Nam
hiện đang có 4 sòng bạc lớn đó là sòng Vàng, sòng Chứng khoán, sòng Địa ốc,
sòng Ngoại tệ. Nói vui thế thôi chứ thực ra thì đây là 4 mảng thị trường đang rất


phát triển. Nhưng phát triển của thị trường cũng có qui luật của nó và nó đòi hỏi
người tham gia thị trường cũng phải hiểu qui luật, phải biết cách chơi.
Cũng vì tâm lý muốn làm giàu một cách nhanh chóng, tâm lý đám đông, thiếu hiểu
biết mà rất nhiều người khi lao vào đầu tư thì bị lừa. Tôi cho rằng, khi bắt gặp
những cơ hội làm ăn hấp dẫn mới mẻ thì trước hết phải thật tỉnh táo để không bị
cái lòng tham làm mờ mắt. Con người có một cái đặc trưng là có lòng tham rất lớn
và thường người ta lừa được trước hết là lừa được những người tham lam. Người
cảnh giác bao giờ họ cũng sẽ đặt ra những câu hỏi: Người ta đối với mình là gì mà
người ta tốt với mình đến mức thế? Người ta dành hết cơ hội tốt cho mình, tại sao
trước hết người ta không dành cho chính bản thân họ, cho bạn bè, người thân của
họ? Phải cảnh giác để đủ tỉnh táo nhận ra những điều đó, không để lòng tham che
khuất.
Cái thứ hai là mình phải kiểm chứng thông tin chứ không chỉ nghe những lời
đường mật của họ. Trong xã hội ngày nay nhất là trong kinh doanh thì riêng cái
thông tin nó trở thành sức mạnh vô cùng to lớn để quyết định chuyện kinh doanh.
Bởi vì, cơ hội hay thánh thức hoặc là rủi ro là ngang nhau với tất cả mọi người.
Vậy thì ai nắm được cái thông tin xung quanh vấn đề đó sẽ có những quyết định
kinh doanh đúng đắn.
Ví dụ như cái khu đất đó có thật sự là khu đất vàng hay không? Cơ hội đầu tư đến
đó có nhiều hay không? Hay là người ta thấy rằng có ai đó tung ra việc nhà nước
có quy hoạch đầu tư này khác và có thể có cơ hội lớn trong chuyện đất đai. Trong
khi không có thông tin, những người tỉnh táo một chút thì có thể thấy rằng ngay cả
cái quy hoạch được tung ra như thế thì nó hoàn toàn là không hiện thực một chút
nào cả.
Thực ra mỗi người dân có một khoản tiền nho nhỏ mà tham gia đầu tư thì cũng vừa
làm lợi cho mình vừa đóng góp một phần vào sự phát triển của đất nước bởi vì tích
tiểu thành đại mà. Mỗi người một ít thì sẽ thành nhiều.
Tuy nhiên trong vai trò phát triển thị trường này thì những nhà đầu tư thật sự,
những người môi giới cũng như những người tư vấn là những người đóng góp vai
trò rất quan trọng.

Rất tiếc là chúng ta trong thời gian vừa qua chưa phát triển đủ tốt cái mảng công
việc đó để giúp cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ ít có cơ hội hiểu biết về kiến thức hay
thông tin đi theo hướng đúng có lợi cho họ trước hết là đảm bảo sự an toàn có lợi
cho họ và từ đó họ có thể đóng góp cho đất nước. Chính những người đầu tư mang
tính chất trục lợi, những người môi giới theo cái cách dẫn dắt người ta đi theo
hướng đầu cơ có lợi cho mình nhưng bất chấp lợi ích của người đầu tư chân chính.
Thì phải nói rằng đó là những người có tội. Đây là một điều bất cấp mà nhà nước
cũng cần phải có biện pháp tốt hơn để bảo vệ những lợi ích chính đáng cho đông
đảo nhà đầu tư.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
Nguyên thành viên tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ
Linh Linh (Lược thuật)

×