Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Trị liệu tâm lý cho trẻ em docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.15 KB, 8 trang )

Trị liệu tâm lý cho trẻ em
Khoa tâm lý trẻ em đầu tiên ở VN được thành lập năm 2001 tại BV Nhi
Đồng 2 (TP. HCM). Năm 2001, có 154 trẻ đến trị liệu tâm lý, năm 2002:
233 ca, 2003: 304 ca, và 6 tháng đầu năm 2004 là 208 ca! Theo các bác
sĩ ở khoa, lượng bệnh nhi đông không chỉ vì tình trạng bệnh xuất hiện
ngày càng nhiều, mà vấn đề chủ yếu là do nhận thức của phụ huynh đã
được nâng cao. Họ tìm đến BV mong được sự giúp đỡ, can thiệp của y
khoa dành cho con mình ngày càng sớm…
Chuyện của các bệnh nhi

Một bé gái bị rối loạn giấc ngủ đã hơn một năm. Em thường la hét, cào
cấu, giận giữ trong trạng thái vô thức, tronh khi ban ngày bé là đứa trẻ
ngoan, nhút nhát, luôn nhường nhịn em gái. Cách nay một năm, khi ba
của bé đi công tác nước ngoài, ông nội chuyển về ở chung, em bắt đầu bị
triệu chứng này.

Chuyên viên tâm lý dò hỏi, mới hay ông nội của bé là người rất nóng
tính, luôn nghi ngờ mọi người, khi giận giử thường đập phá đồ đạc. Qua
những bức tranh, những bài test của em, mọi người nhận thấy bé rất
thông minh, nghe lời mẹ tuyệt đối, không phản kháng bất cứ điều gì.
Ban đêm, khi bé ngủ, các rối loạn này thể hiện sự muốn phản kháng tất
cả những bất công em đang phải chịu đựng. Và, phản ứng này như một
hồi chuông báo hiệu về không khí gia đình của em.

Tìm hiểu những câu chuyện trong các bài test em trả lời, chuyên gia tâm
lý càng hiểu rõ hơn về bản thân em bé và cả không khí trong gia đình
em. Khi được hỏi: chim cha, chim mẹ và chim con đang ngủ, gió làm rơi
tổ chim xuống đất. Chim bố bay sang một cành khác, chim mẹ cũng vậy,
hỏi chim con - đã biết bay – sẽ làm gì? Em trả lời: chim con vẫn nằm yên
trong tổ vì còn ngủ say. Theo đánh giá của các chyên gia tâm lý, câu trả
lời này thể hiện việc bố, mẹ em đã không bảo vệ được con mình. Xa


hơn, họ quan tâm đến vị trí của người bố trong gia đình, vì thời gian bé
phát bệnh trùng lúc bố đi công tác xa.

Bé tâm sự với chuyên viên về hai nỗi sợ thường trực của mình: sợ ông
nội và sợ sự chia ly của bố mẹ! Đến đây, mối quan tâm ban đầu của các
chuyên viên về sự khắc khe của ông nội chuyển sang thực chất vấn đề:
mối quan hệ giữa ba - mẹ em. Lời của ba em trong buổi trị liệu thứ 4 đã
phần nào hé mở một chút sự thật:”Tôi đã nghỉ đến chuyện rời xa ba mẹ
con để họ không phải chịu đựng ông nội nữa!”. Tại sao người cha không
đưa ra hướng giải quyết tích cực hơn trong việc bảo vệ gia đình?
Cứ vào mỗi kỳ thi như thi học kỳ, kiểm tra chất lượng đấu năm, hay đơn
giản là kiểm tra 1 tiết, kiểm tra 15 phút, T.N.P (12 tuổi) đều bị đau bụng
quằn quại. Ban đầu gia đình và nhà trường cứ ngỡ N.P bị đau ruột dư,
đau bao tử…Đưa em đến bệnh viện khám thì không phát hiện được bệnh
gí cả. Mỗi lần rời bệnh viện, P. lại tươi tỉnh như không có gì xảy ra. Mọi
chuyện cứ lập đi lập lại như thế đã 2 năm nay, và tăng theo nhịp độ thi
cử trong trường học. Nhiều lúc ba mẹ và thấy cô đã mắng P., vì nghi ngờ
em đau bụng giả vờ. Nhưng nếu ai đã từng chứng kiến P. rên la vì đau
bụng, da mặt tái xanh, mồ hôi đầm đìa, chân tay co quíu lại, thì cũng
không khỏi hoảng hốt. Cuối cùng, gia đình đưa P. đến khám tại khoa
tâm lý, bác sĩ mới phát hiện em bị nhiễm rối loạn co thắt, đau bụng tái đi
tái lại không rõ nguyên nhân. Từ đó, gia đình và nhà trường đều làm
công tác vận động tâm lý cho P. trước mỗi kỳ kiểm tra, đến nay bệnh
của P. đã đỡ hẳn.
Còn với cậu bé M.T.H, học lớp 4, từ chỗ linh động, thông minh, năng
động đã trở thành ù lì, sợ sệt, nhút nhát quá đáng. Ba mẹ đưa H. đến
phòng khám, bác sĩ tìm ra nguyên nhân có thể là do H. bị chuyển đến
học ở quá nhiều trường. Bốn năm đi học H. phải chuyển qua gần chục
trường, do công việc không ổn định của ba mẹ, phải di chuyển nhiều từ
tỉnh này sang tỉnh khác. Đến môi trường mới, khó hòa nhập với không

khí của lớp học, H. học hành sa sút, bị bạn bè xa lánh, lại càng tăng phần
mặc cảm. H. vừa khóc vừa nói với nhà tư vấn: ”Mong được ba mẹ
cho…nghỉ học”. Điều trị trường hợp của H. trong vòng nữa năm, vẫn
chưa có kết quả rõ rệt, cuối cùng mẹ em đã quyết định nghỉ việc không
hưởng lương để cùng học, cùng chơi với em và quan trọng nhất là ổn
định môi trường học cho H.
Hàng tuần, vào chiều thứ 6, khoa tâm lý trẻ em dành thời gian để sinh
họat chuyên môn, trao đổ, thảo luận ý kiến về một ca nổi bật nhất, để
giữa bác sĩ, chuyên viên tâm lý và nhà giáo dục tìm ra được tiếng nói
chung trong phát đồ trị liệu tiếp theo cho bệnh nhi.
Từ mô hình đến liệu pháp “tổ ấm”
Bác sĩ, chuyên gia tâm lý, nhà giáo dục là “tam giác đều” trong điều trị
tâm lý trẻ em. Khoa tâm lý trẻ em của BV Nhi Đồng 2 được hình thành
tự sự học tập mô hình của Pháp, nhưng sáng tạo thêm loại hình bệnh
viện ban ngày, điều trị bán trú cho trẻ mắc bệnh tự kỷ - loại bệnh nặng
nhất trong các rối loạn tâm lý. Ngày càng nhiều bệnh nhi đến BV điều trị
những triệu chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em như: lo sợ quá mức (người lạ,
bóng đêm, khoảng trống…); rối loạn giấc ngủ (khóc đêm,ngủ không yên
giấc, mộng du…); rối loạn ăn uống (ăn hay ói, ăn ngậm, nuốt trọng…);
rối loạn co thắt (tiểu dầm, ị đùn quá độ tuổi cho phép, đau bụng không
rõ nguyên nhân); rối loạn vận động (lăng xăng, hiếu động, đi nhón gót,
hay khoa chân múa tay…); rối loạn ngôn ngữ (nói chậm, chậm nói, nói
huyên thuyên, không đúng tình huống…); khó khăn trong việc học (kém
tập trung, không nhớ); Histeri (giống bệnh giả vờ)…
Rối loạn tâm lý trong gia đình khiến trẻ nhỏ bị rối nhiễu, trẻ dậy thì hay
tự tử. Các bé có một trong những triệu chứng trên, được gia đình đưa
đến khoa sẽ được các bác sĩ khám lọc bệnh, các chuyên gia tâm lý tìm
hiểu những trục trặc trong tâm lý gia đình, từ đó đưa ra hướng điều trị
tâm lý cho riêng đứa trẻ hay cả gia đình. Các chuyên gia giáo dục đảm
nhân việc phân tích khả năng của đứa trẻ trong việc đọc, viết…Theo tập

thể y bác sĩ ở đây, khó khăn lớn nhất của khoa là không có mô hình mẫu
nào để học tập, nên vừa học tập qua sách vở, vừa mày mò, rút kinh
nghiệm từ thực tế. Việc điều trị tâm lý cho trẻ không tính theo ngày mà
phải tính bằng năm! Ở các nước, chuyên gia tâm lý thường theo dõi tình
trạng của đứa bé sau khi chấm dứt điều trị đến cả lúc trưởng thành. Vì
bệnh về tâm lý không đơn giản như một loại bệnh thông thường, dứt
bệnh rồi về, mà trong cuộc sống có nhiều vấn đề - giải quyết khó khăn
này xong, có thể bệnh nhân lại phải đối mặt với những khó khăn mới
nảy sinh.
Vẽ tranh, các bài test phản ánh trung thực nhất về cuộc sống của bệnh
nhi. Qua vô thức, đứa trẻ đã nói về cảm nghĩ dành cho gia đình. Từ bức
tranh bé vẽ ngôi nhà không có cửa sổ, chuyên viên tâm lý đã hiểu được
phần nào về sự bế tắc, không có lối thoát của em. Hoặc có bé vẽ chị gái
giống hệt mẹ, chứng tỏ vai trò của mẹ trong gia đình hết sức mờ nhạt!
Các bác sĩ, chuyên gia tâm lý, nhà giáo dục đã cố gắng từng bước để đưa
trẻ trở về trạng thái tâm lý bình thường. Một em bé bị bệnh tự kỷ, rất
ghét sự di chuyển hay tấn công người khác khi buộc phải dời từ ghế này
sang ghế khác thì nay đã di chuyển từ căn phòng riêng điều trị bán trú
của em lên hội trường để biểu diễn văn nghệ và chạy tung tăng khắp
khoa.
Không dừng lại ở những thành công ban đầu này, khoa tâm lý trẻ em BV
Nhi Đồng 2 còn tham gia tư vấn tâm lý trước khi mổ cho bệnh nhi đang
điều trị ở BV, tư vấn cho những bệnh nhi không hợp tác với bác sĩ vì
bệnh nặng…Theo BS Thái Thanh Thủy trưởng khoa, công tác điều trị
của khoa là giúp bệnh nhi và gia đình của họ tìm ra con đường để thực
hiện, nhằm giải tỏa những vướng mắc tâm lý, bằng cách hết sức kiên
nhẫn lắng nghe và có sự thông cảm sâu sắc. Đôi khi, chuyên viên tư vấn
như cầu nối để gai đình bệnh nhi cùng ngồi lại, bày tỏ những búc xúc mà
từ trước đến nay họ chưa bao giờ đề cập. Gia đình đồng nghĩa với “tổ
ấm”, trong điều trị tâm lý, vai trò của gia đình là quan trọng

nhất!
Theo Thuốc & Sức khoẻ

Xem thêm về trị liệu tại www.chamsocbe.com

×