Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tra loi cau hỏi on tap ĐLKT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.63 KB, 18 trang )

Câu I: Khái niệm phân bố sản xuất. các khía cạnh của phân bố sản xuất. vận
dụng các khía cạnh đó.
* Khái niệm: Phân bố sản xuất là việc phân chia sắp xếp, lựa chọn địa điểm phân
bố các cở sở sản xuất phù hợp với điều kiện của nghành sản xuất và của vùng.
* Các khía cạnh của phân bố sản xuất:
Phân bố sản xuất ở đâu
Tại sao phải phân bố sản xuất ở đó
sản xuất như thế nào có hiệu quả
Câu II: Các nguyên tắc phân bố sản xuất: nội dung, lợi ích, vận dụng. Lưu ý
khi vận dụng nguyên tắc đó.
- Phân bố sản xuất là cơ sở về mặt lý luận giúp định hướng cho việc phân bố quá
trình sản xuất sao cho đạt hiệu quả tối đa nhất
a. Nguyên tắc gần tương đương:
* Nội dung: phân bố sản xuất phải gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, động lực…
và gần nguồn lao động và thị trường tiêu thụ.
* Lợi ích của việc thực hiện nguyên tắc này:
+ Giảm chi phí vận chuyển đi xa và chồng chéo nhau giữa khu vực sản xuất, vùng
nguyên liệu và nơi tiêu thụ.
+ Sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực có sẵn trong vùng
+ Tăng năng xuất lao động từ đó tăng lợi nhuận
* Trên thực tế ít có khu vực nào hội tụ đủ các yếu tố trên. Vì vậy người ta dựa vào
đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng ngành để phân chia thành 4 nhóm ngành khi phân
bố:
Nhóm ưu tiên phân phối gần vùng nguyên liệu: đối với những ngành sử dụng đầu
vào có khối lượng lớn, khó vận chuyển.
VD: Chế biến thuỷ sản
Nhóm ưu tiên phân phối gần vùng nguyên liệu: đối với những ngành sử dụng
những nhiên liệu đầu vào chiếm từ 30% giá thành sản phảm trở lên
VD: Nhà máy thuỷ điện
Nhóm ưu tiên phân bố gần nguồn lao động và thị trường tiêu thụ là những ngành
có sử dụng nhiều lao động hoặc nhiều ngành có sản phẩm cồng kềnh khó vận chuyển


hoặc những ngành có sản phẩm đòi hỏi phải tiêu thụ kịp thời.
VD: Ngành dệt may
Nhóm ngành phân bố rộng khắp: bao gồm những ngành sử dụng nguồn nguyên
liêụ rộng khắp hoặc có thị trường tiêu thụ rộng khắp
* Vận dụng:
1
Các nhà máy nhiệt điện lớn, sử dụng than làm nhiên liệu đều nằm gần vùng than
lớn Quảng Ninh như: Uông bí, Phả lại.
Các nhà máy cơ khí và chế biến hàng tiêu dùng cở sở dịch vụ phần lớn tập trung
ở 3 thành phố: Hà nội, Hải phòng, HCM.
Các nhà máy, xay sát, cơ khí, sửa chữa sản xuất gạch ngói có nhiều nơi.
b. Nguyên tắc cân đối theo lãnh thổ:
* Nội dung: điều tiết sự phân bố các lực lượng sản xuất cân đối giữa các vùng.
Phát triển kinh tế – xã hội ở những vùng còn lạc hậu khó khăn để các vùng này đuổi kịp
trình độ phát triển của các vùng khác.
* Lợi ích của việc thực hiện nguyên tắc này:
+ Tận dụng nguồn lực ở mỗi vùng để phát triển kinh tế, đặc biệt là các vùng trung
du miền núi và các vùng dân tộc ít người.
+ Giảm chênh lệch về trình độ phát triển sức sản xuất và mức sống giữa các vùng.
+ Thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân,
tạo điều kiện phát triển kinh tế ổn định, bền vững và phát triển tiềm lực quốc phòng.
* Vận dụng:
- Do điều kiện của một số vùng trung du, miền núi còn nhiều khó khăn “cơ sở hạ
tầng thắp mức sống thấp, mức độ dân trí thấp…” đã làm hạn chế hiệu quả đầu tư vì vậy
để thu hút vốn đầu tư phát triển các vùng kinh tế khó khăn, địa phương, nhà nước cần
có những chính sách ưu tiên.
+ Giảm thuế.
+ Giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu.
+ Cho vay với lãi suất thấp.
+ Tạo môi trường đầu tư: quốc phòng, an ninh, pháp luật….

+ Nâng cấp cơ sở hạ tầng.
+ Kết hợp hỗ trợ đào tạo lao động với doanh nghiệp
- Phát triển cân đối giữa các vùng phải dựa trên cơ sở kết hợp lợi ích riêng của
mỗi vùng với lợi ích chung của cả nước. Vùng thuận lợi phát triển trước, vùng khó khăn
phát triển sau, không vì sự phát triển của vùng này mà hạn chế phát triển vùng kia.
Ở nước ta, trước đây đầu tư xây dựng một số nhà máy lớn trung tâm công nghiệp
trước đây lạc hậu ( xí nghiệp hợp than Thái Nguyên…), mở một số tuyến đường bộ
miền núi, xây dựng nhiều nông lâm trường ở miền núi. Có thời kì, vận động hàng triệu
người từ các đô thị lớn lên các vùng miền núi Tây Bắc và Tây Nguyên để phát triển
nông lâm nghiệp. Gần đây đầu tư mức cần thiết cho vùng kinh tế trọng điểm để thúc
đẩy phát triển thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế. chấp nhận sự cách biệt tạm thời về trình độ
sản suất giữa các vùng.
c. Các nguyên tắc kết hợp theo nghành theo lãnh thổ:
2
*Nội dung:
- Kết hợp chuyên môn hoá với phát triển tổng hợp: nhằm phát huy lợi thế so sánh
của vùng để sản xuất ngành chuyên môn hoá, ngành sản suất mũi nhọn, đồng thời sử
dụng mọi khả năng tiềm tàng sẵn có để phát triển tổng hợp vùng.
+ Chuyên môn hoá là dựa vào những lợi thế để phát triển các ngành có ý nghĩa
với cả nước và thị trường thế giới.
+ Phát triển tổng hợp là bản chất vùng kinh tế theo định hướng XHCN. Nó xác
định cơ cấu hợp lý nhất của vùng và phản ánh mối quan hệ nội tại vùng.
+ Kết hợp giữa nông nghiệp – công nghiệp, giữa thành thị - nông thôn để hình
thành liên hiệp công nông, đồng thời giảm bớt cách biệt giàu nghèo giữa thành thị và
nông thôn.
+ Thúc đẩy CNH – HĐH nông thôn, nâng cao năng xuất của nông nghiệp.
+ Công nghiệp được coi là thị trường tiêu thụ của các sản phẩm nông nghiệp. Góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa bàn nông thôn.
+ Nông nghiệp là địa bàn tiêu thụ của ngành công nghiệp, góp phần phát triển các
ngành công nghiệp.

+ Nông thôn là nơi thuê mặt bằng giá rẻ, thuận lợi cho xử lý môi trường.
- Nông thôn là nơi thuê mặt bằng giá rẻ, thuận lợi cho xử lý môi trường. Kết hợp
với phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng: là 2 mặt biện chứng, hỗ trợ cùng nhau
phát triển, đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra liên tục trong cả thời bình và thời
chiến, hạn chế thiệt hại khi có chiến sự xảy ra, bảo vệ thành quả của quá trình sản xuất,
giữ gìn độc lập tự chủ để phát triển ổn định bền vững.
- Kết hợp tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường: tạo điều kiện phát triển bền
vững, đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không huỷ hoại đến tương lai.
* Vận dụng: thực hiện nguyên tắc này cần phải:
- Quy hoạch xây dựng mạng lưới đô thị trên những vùng rộng lớn trên cả nước.
Hình thành các vành đai xanh nông nghiệp bao quanh hoặc gián cách các khu công
nghiệp đô thị. VN đã vận dụng mở rộng vành đai nông nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng,
TP.HCM.
- Để phát triển công nghiệp hoá với phát triển tổng hợp vùng, người ta phải phát
hiện những lợi thế đặc biệt thuận lợi của từng vùng, đồng thời phát triển chính xác các
nguồn lực nhỏ nội sinh và ngoại tụ của vùng để phát triển nhiều ngành sản xuất kinh
doanh có tỷ trọng thích đáng, có mối liên hệ hài hoà và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý
ở Quảng Ninh, từ lợi thế đặc biệt của vùng là mỏ than lớn, người ta đã phát triển mạnh
nguyên liệu – năng lượng ( khai thác than và sản xuất nhiệt điện ) với sản lượng lớn
cung cấp cho thị trường nhiều và xuất khẩu. Các ngành phát triển tổng hợp của vùng là:
cơ khí mỏ, đóng tàu thuyền, nhiều ngành sản xuất dịch vụ khác.
d. Nguyên tắc mở cửa và hội nhập
3
*Nội dung: theo quan điểm hệ thống, các vùng kinh tế của một quốc gia luôn là
hệ thống mở. chúng chỉ có thể phát triển thuận lợi và nhanh mạnh trong quan hệ với các
vùng các nước và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
*Lợi ích:
- Phát huy lợi thế so sánh riêng của mỗi nước, kết hợp các nguồn lực nội sinh và
ngoại tụ để phát triển nhanh chóng, đuổi kịp trình độ phát triển chung của khu vực và
thế giới.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ
- Tăng cường giao lưu văn hoá, XH và KHKT
- Mở rộng quy mô sản xuất
* Để thực hiện tốt nguyên tắc mở cửa hội nhập phải dựa trên cơ sở bình đẳng, tôn
trọng cùng có lợi. Muốn vậy, mỗi vùng cần xác định phân loại các sản phẩm tham gia
vào thị trường thế giới sao cho có lợi nhất thích hợp với từng thời điểm
KẾT LUẬN: Bốn nguyên tắc trên đang được vận dụng ở VN và giữa chúng có
quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau. Vì vậy khi vận dụng phải vận dụng đồng bộ, có kết
hợp với điều kiện đặc điểm của từng vùng. Tuy nhiên, tuỳ từng vùng, từng thời điểm
phát triển kinh tế khác nhau mà nguyên tắc này hoặc nguyên tắc kia được nhấn mạnh.
Song nguyên tắc một vẫn là nguyên chủ đạo thích hợp với mọi vùng, mọi quốc gia, mọi
thành phần kinh tế và giai đoạn phát triển, vì đây là nguyên tắc mang lại hiệu quả kinh
tế cao nhất.
Câu 3: Khái niệm bán kính tiêu thụ. Cách xác lập bán kinh tiêu thụ
- Bán kính tiêu thụ (R): là bán kính hợp lý của việc vận chuyển một loại sản phẩm
chuyên môn hoá bằng một phương tiện vận tải thích hợp, theo một hướng nhất định.
- Sau khi tính bán kính tiêu thụ của một cơ sở sản xuất, theo các hướng với các
phương tiện vận tải khác nhau, ta nối giới hạn các bán kính đó lại và xác định ranh giới
vùng thị trường cho mỗi cơ sở sản suất.
Câu 4: Vùng kinh tế. Khái niệm, vai trò, nội dung và phân vùng
1 . Khái niệm: Vùng kinh tế là một bộ phận kinh tế lãnh thổ đặc thù của nền kinh
tế quốc dân, có sản xuất chuyên môn hoá kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp vùng,
đồng thời có mối quan hệ với nội và ngoại vùng.
2 . Vai trò: Vùng kinh tế là cơ sở:
- Hoạch định các chiến lược, kế hoạch phát triển về kinh tế, chính trị, văn hoá
theo lãng thổ.
- Quản lý quá trình phát triển KT – XH của vùng.
3. Nội dung:
* Chyên môn hoá sản xuất của vùng kinh tế:
4

- Chuyên môn hoá sản xuấtt của vùng kinh tế là dựa vào những ưu thế của vùng
để phát triển một số ngành có ý nghĩa đối với cả nước hoặc đối với thị trường tiêu thụ
thế giới.
- Lợi thế là những điều kiện có lợi cho phát triển kinh tế của mỗi vùng. Vì có
những lợi thế khác nhau nên cơ cấu kinh tế cả các vùng sẽ khác nhau. Ví Dụ: Tây
Nguyên có diện tích đất Bazan rộng lớn, vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích
đất phù sa rộng lớn,…
- Lợi thế được chia làm 2 loại:
+ Lợi thế so sánh: là những điều kiện tự nhiên, khách quan không do con người
truyền lại. Ví Dụ: đất đỏ bazan ở Tây Nguyên, đất đai màu mỡ, phì nhiêu và rộng lớn
của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
+ Lợi thế cạnh tranh: là điều kiện do con người tạo ra khi giữa các vùng có điều
kiện tự nhiên giống nhau cần có những đặc trưng riêng. Ví Dụ: truyền thống trồng cây
công nghiệp (đặc biệt là cao su ) ở Đông Nam Bộ.
- Chuyên môn hoá vùng kinh tế có những đặc điểm sau:
+ Chức năng sản xuất của vùng
+ Phương hướng sản xuất của vùng trong một giai đoạn phát triển kinh tế nhất
định.
+ Vai trò và vị trí của vùng trong nền kinh tế quốc dân
+ Nhiệm vụ chủ yếu mà vùng kinh tế đó phải gánh vác đối với nhiều vùng hay
đối với cả nước.
- Để xác định trình độ chuyên môn hoá của ngành sản xuất nào đó của vùng
người ta dựa vào một số chỉ tiêu sau:
+ Chỉ tiêu 1: tỷ trọng sản phẩm hàng hoá xuất ra ngoài vùng của một ngành nào
đó chiếm trong toàn bộ sản phẩm ngành đó của vùng.
+ Chỉ tiêu 2: tỷ trọng sản phẩm hàng hoá xuất ra ngoài vùng của ngành sản xuất
nào đó chiếm trong toàn bộ sản phẩm trao đổi của ngành sản xuất đó trong cả nước.
+ Chỉ tiêu 3: tỷ trọng sản phẩm của một ngành sản xuất nào đó của vùng chiếm
trong toàn bộ sản phẩm của ngành đó trong cả nước.
+ Chỉ tiêu 4: tỷ trọng giá trị sản phẩm của một ngành nào đó của vùng chiếm

trong sản lượng của vùng.
* Phát triển tổng hợp vùng kinh tế:
- Phát triển tổng hợp là bản chất của vùng kinh tế theo định hướng XHCN. Nó
xác định hợp lý nhất của vùng và phản ánh mối quan hệ kinh tế trong nội tại vùng.
- Ý nghĩa của phát triển tổng hợp vùng:
+ Tận dụng nguồn lực nhỏ, phân tán, có ý nghĩa địa phương để phát triển kinh tế.
5
+ Đảm bảo cho vùng tự túc được phần lớn nhu cầu của vùng, mặt khác có thể làm
tròn nhiệm vụ đã được phân công đối với nền kinh tế cả nước.
- Chuyên môn hoá kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp vùng sẽ tạo nên một
tổng hợp thể kinh tế vùng, mà nó là tập hợp của 3 nhóm ngành sau:
+ Nhóm ngành sản xuất chuyên môn hoá
+ Nhóm ngành hỗ trợ cho ngành sản xuất chuyên môn hoá
+ Nhóm ngành sản xuất phụ của vùng
3 Các loại vùng kinh tế:
+ Chuyên môn hoá
+ Quy mô sản xuất lớn
+ Sản xuất tập trung
+ Sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ
=> Do đó sản xuất nông nghiệp hiện đại gắn với công nghiệp chế biến là một tất
yếu.
* Vai trò của công nghiệp chế biến đối với sản xuất nông nghiệp:
+ Nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp
+ Tăng thời gian sử dụng sản phẩm nông nghiệp
+ Sau khi sản xuất các sản phẩm nông nghiệp dễ dàng vận chuyển
+ Giúp người tiêu thụ nắm rõ hơn về thông tin sản phẩm
Các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp:
a.Điều kiện tự nhiên của lãnh thổ: là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển và phân bố sản xuất nông nghiệp
- Khí hậu: lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sang…. Đây là nhân tố tác động trực

tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Cùng một loại cây trồng vật nuôi mà những yếu tố trên
được cung cấp khác nhau thì chúng sẽ phát triển khác nhau và dẫn tới hiệu quả sản xuất
khác nhau. Như vậy khí hậu sẽ tác động, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp ở những
mặt sau:
+ Tốc độ tăng trưởng của cây trồng vật nuôi
+ Điều kiện thời tiết có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy sự phát sinh lan tràn các
loại dịch bệch gia súc, gia cầm, các sâu bệnh đối với cây trồng.
- Đất đai: là tư liệu chủ yếu, là cơ sở đầu tiên và quan trọng nhất tiến hành sản
xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt đất đai ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng và tuổi thọ
cây trồng. Độ phì và các đặc tính lý hoá của đất trồng đều ảnh hưởng đến phân bố của
nông nghiệp, nhất đối với ngành nông nghiệp nói chung và từng loại cây trồng nói
riêng, mỗi loại cây chỉ thích hợp với một loại đất.
b. Các yếu tố KT- XH:
6
- Dân cư và nguồn lao động: số lượng lao động, kinh nghiệm, trình độ, kỹ thuật,
tập quán sản xuất… Có ảnh hưởng tới vấn đề tổ chức và phân bố nông nghiệp.
- Sự phát triển của các ngành kinh tế hỗ trợ tạo điều kiện sản xuất nhiều sản
phẩm hàng hoá, chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu tiêu dung và xuất khẩu.
- Tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hoá
nông thôn sẽ đẩy mạnh quá trình sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm. Tiến bộ khoa học
kỹ thuật và công cụ sản xuất có tác động ngày càng mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp
ở các khía cạnh:
+ Nhờ công cụ hiện đại đã tạo cho sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh ở chỗ
thu hút nhiều yếu tố tự nhiên vào sản xuất, giảm nhân lực, đa dạng hoá sản phẩm nông
nghiệp.
+ Thực hiện hoá học hoá, sử dụng rộng rãi phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc
diệt cỏ, phòng chống dịch bệnh gia súc bằng các loại vacxin… Góp phần nâng cao năng
xuất cây trồng vật nuôi, hạn chế dịch bệnh thiên tai.
+ Thực hiện thuỷ lợi hóa, thực hiện tưới tiêu hợp lý và khoa học sẽ tạo điều kiện
ổn định năng xuất cây trồng vật nuôi, tăng thêm vụ sản xuất, mở rộng canh tác, hạn chế

thiên tai.
+ Áp dụng kỹ thuật giống mới tạo những giống cây trồng vật nuôi có thời gian lao
động rút ngắn, năng xuất chất lượng cao, phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau.
- Sự điều hành vĩ mô của nhà nước, địa phương kết hợp với đường lối, chính
sách, biện pháp đúng đắn sẽ tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp phát triển.
- Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (13 tỉnh).
Câu 8: Đặc điểm của ngành Nông nghiệp. Yếu tố ảnh hưởng. Vai trò của
ngành Công nghiệp chế biến. Sự cần thiết kết hợp nông nghiệp và công nghiệp chế
biến.
1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp:
a. Sản xuất nông nghiệp có tính mở rộng theo không gian:
- Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt của sản xuất nông nghiệp, nên ở đâu có đất
đai là ở đó có thể phát triển và phân bố sản xuất nông nghiệp.
- Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt vì:
+ Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay được.
+ Đất đai nếu sử dụng hợp lý thì có thể làm tăng độ phì cho đất.
+ Đất đai có vị trí cố định, diện tích không đổi.
- Nhu cầu về sản xuất sản phẩm nông nghiệp tăng do dân số ngày càng tăng.
+ VN nói riêng và thế giới nói chung đang đứng trước mâu thuẫn:
* Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm ( do nhu cầu về đất sản xuất, đất
nhà ở… có xu hướng tăng).
7
* Dân số ngày càng tăng do đó nhu cầu về lương thực thực phẩm tăng, tăng cả về
số lượng, chất lượng và cả cơ cấu.
+ Do đó cần có những giải pháp:
* Sử dụng đất một cách đầy đủ: Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp tối đa, tận dụng
khai hoang tăng vụ (tăng vụ nhưng phải xem xét phù hợp với từng vùng).
* Sử dụng đất 1 cách hợp lý: Nâng cao năng suất kết hợp cải tại nâng cao độ phì (
bón phân hợp lý, bố trí cây trồng hợp lý ) chống xói mòn rửa trôi ( trồng ruộng bậc
thang).

* Sử dụng đất bền vững: là kết hợp sử dụng đất đầy đủ và hợp lý.
b. Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ rõ rệt và có thời gian lao động và thời
gian sản xuất không ăn khớp nhau.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là sinh vật sống.
- Thời gian lao động: là thời gian con người tác động vào cây trồng vật nuôi.
- Thời gian sản xuất: là thời gian cây trồng và vật nuôi sinh trưởng và phát triển.
- Thời gian lao động thường ít hơn thời gian sản xuất.
- Để khắc phục tính thời vụ và sử dụng hợp lý nguồn lao động ở nông thôn cần
chú ý 1 số điểm:
+ Xây dựng cơ cấu cây trồng hợp lý, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, thực hiện
luân canh, xen canh, gối vụ, rải vụ hợp lý.
+ Đa dạng sản xuất nông nghiệp, thực hiện chuyên môn hoá kết hợp với phát triển
tổng hợp.
+ Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn để đa
dạng hoá cơ cấu kinh tế.
c. Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.
- Vì sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, nên cần chú ý
các biện pháp khắc phục:
+ Phát triển công nghệ sinh học, nghiên cứu giống cây trồng vật nuôi phù hợp với
điệu kiện tự nhiên.
+ Bố trí cây trồng hợp lý với điều kiện từng vùng và từng mùa vụ.
+ Phát triển hệ thống thuỷ lợi.
+ Nghiên cứu quy luật của tự nhiên để có biện pháp phòng chống.
d. Sản xuất nông nghiệp có xu hướng gắn với công nghiệp chế biến.
Đặc điểm của sản xuất công nghiệp hiện đại.
Câu 9. Phân biệt các hình thức quảng canh, thâm canh và tăng hệ số sử
dụng. Tại sao nói thâm canh là con đường duy nhất để tăng cường sản phẩm công
nghiệp trong điều kiện đất đai khan hiếm?
8
1. Phân biệt:

- Quảng canh: là hình thức sản xuất nông nghiệp phát triển theo chiều rộng, mở
rộng quy mô diện tích đất.
- Thâm canh: là hình thức sản xuất nông nghiệp phát triển theo chiều sâu, bằng
các biện pháp áp dụng khoa học kỹ thuật để năng cao năng suất cây trồng.
- Tăng hệ số sử dụng đất ( hệ số quay vòng đất) tức là hình thức tăng vụ
2. Thâm canh là con đường duy nhất để tăng cường sản phẩm công nghiệp trong
điều kiện đất đai khan hiếm vì thâm canh phát triển tho chiều sâu, áp dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất chứ làm tăng năng suất chất lượng sản phẩm mà không cần phải mở
rộng diện tích.
Câu 10: Những hạn chế của sản xuất nông nghiệp VN. Cần làm gì để nâng
cao khả năng cạnh tranh đối với sản phẩm nông nghiệp VN.
1. Hạn chế của sản xuất nông nghiệp:
- Sản xuất nông nghiệp truyền thống, còn mang tính tự cung tự cấp, sản xuất lạc
hậu.
- Quá trình phát triển chưa bền vững, cơ cáu ngành chưa hợp lý, trồng trọt vẫn
chiếm tỷ lệ cao trong khi đó chăn nuôi chiếm tỷ lệ thấp, tăng trưởng chưa ổn địng.
- Sản xuất nhỏ, manh mún,hiệu quả kinh tế thấp. Chưa có sự quy hoạch tập
trung,phát triển tự phát lan tràn.
- Sức cạnh tranh còn thấp, do chất lượng vẫn còn thấp.
2. Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh
- Chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế
cao, phát triển mạnh chăn nuôi với tốc độ và chất lượng cao hơn, xây dựng các vùng
sản xuất hàng hoá tập trung gắn với việc chuyển giao công nghệ sản xuất, bảo quản và
chế biến, khăc phục tình trạng sản xuất manh mún, tự phát. Tiếp tục rà soát, bổ sung,
điều chỉnh lại quy hoạch sản xuất nông nhiệp theo hướng: phát huy lợi thế tự nhiên của
từng vùng, lợi thế kinh tế của từng laọi cây trồng, con gia súc, tang tỷ trọng chăn nuôi
và dịch vụ, hình thành vùng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường và công nghiệp chế
biến, bảo đảm hiệu quả bền vững và an ninh lương thực quốc gia.
- Nghiên cứu chính sách bảo hiểm cho sản xuất lương thực.
- Đưa nhanh khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là việc nghiên cứu và chuyến

giao khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng giống cây trồng, giống vật nuôi, kỹ thuật
canh tác và môi trường, công nghệ sau thu hoạch, ứng dụng mạnh công nghệ sinh học
và xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao khả năng phòng ngừa và
khắc phục dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học
( quản lý tài chính, nhân lực) trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm tăng cường gắn kết giữa
các đơn vị nghiên cứu với hệ thống khuyến nông nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu
và chuyển giao khoa học công nghệ. Ưu tiên bố trí nguồn vốn sự nghiệp khoa học để
9
triển khai các chương trình, đề taì nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục
vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Chuyển giao
nhanh các loại giống tốt về cây trồng, vật nuôi, tập trung vào các loại cây trồng, vật
nuôi có lợi thế, có thị trường, tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình giống cây
trồng, giống vật nuôi.Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,
công tác thú y (bao gồm thuỷ sản), bảo vệ thực vật, quản lý chất lượng và an toàn vệ
sinh thực phẩm.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và hợp tác xã đầu
tư phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông, lâm thuỷ sản. Có chính sách đặc biệt
khuyến khích phát triển mạnh các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ ở nông
thôn, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển
mạnh và có hiệu quả kinh tế hộ và kinh tế trang trại.
- Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, và đa dạng hoá các nguồn vốn để tiếp tục
đầu tư phát triển mạnh hơn cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn. Ưu tiên nâng cấp và
xây dựng mới các hệ thống thuỷ lợi đồng bộ, đi đôi với đổi mới và nâng cao hiệu quả
quản lý để đảm bảo an toàn về nước. Củng cố hệ thống hồ đập, kè ven sông, ven biển,
nâng cấp các hệ thống cảnh báo, chủ động phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai,
bảo vệ môi trường nước.
Câu 11: VN có vùng chuyên canh nông nghiệp nào? Phân tích lợi thế so sánh
và lưọi thế cạnh tranh của một trong những vùng đó trong phát triển sản xuất
nông nghiệp
1. Các vùng chuyên canh nông nghiệp nước ta:

* Vùng chuyên canh lúa:
- Vùng chuyên môn hoá lúa đồng bằng Sông Cửu Long
- Vùng chuyên môn hoá ở đồng bằng Sông Hồng
* Vùng chuyên canh cây công nghiệp:
- Vùng chuyên canh cây công nghiệp Đông Nam Bộ.
- Vùng chuyên canh cây công nghiệp Tây Nguyên.
- Vùng chuyên canh caay công nghiệp miền núi trung du phía Bắc.
2. Phân tích lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của vùng Đông Nam Bộ trong
phát triển nông nghiệp.
* Lợi thế so sánh:
- Đại hình tương đối bằng phẳng với ¾ diện tích là đồng bằng và bán bình
nguyên. Độ dốc phổ biến từ 13-15 độ cao không quá 200m gồm có những bề mặt Cao
Nguyên thấp và những đồi lượn song, rất ít bị chia cắt sâu, thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp và thích hợp cho việc cơ giiói háo trong nông nghiệp.
- 40% diện tích của vùng là đất đỏ bazan. Là loại đất có tầng phân hoá dầy, màu
mở, phát triển trên đại hình bằng phẳng nên thích hợp cho việc chuyên canh cây công
10
nghiệp trên quy mô lớn n hư cao su, điều, hồ tiêu, càfê và cây ăn quả. Ngoài ra, còn có
đất xám phát triển trên phù sa cổ, chiếm diện tích khá lớn. Tuy không màu mở bằng đất
đỏ bazan nhưng thích hợp trồng cây lâu năm, đặc biệt là cao su, hồ tiêu.
- Khí hậu tương đối điều hoà tạo điều kiện thuận lợi để vùng phát triển một nền
nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, đặc biệt phát triển các loại cây ăn quả, cây công ngiệp
và cây dược liệu. Các biến động lớn về thời tiết như bão lũ, sương muối hầu như không
có nên cây trồng có điều kiện thuận lợi để sinh trưởng và phát triển.
- Nước là điều kiện không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Vùng Đông Nam
Bộ có hệ thống sông dày đặc ( S.Bé, S.Sài Gòn, S. Vàm Cỏ Đông, S. Đồng Nai…) Với
lưu lượng nước khoảng 36,6 tỷ m3. Trên hệ thống sông còn có 2 hồ chứa nước lớn là:
Trị An và Dần Tiếng dung tích khoảng 3,6 tỷ m3 cung cấp nước tưới cho một vùng
nông nghiệp rộng lớn, đảm bảo nguồn nước tưới thường xuyên cho các vùng chuyên
canh nông nghiệp. Ngoài nguồn nước mặn, trong vùng còn có nguồn nước ngầm với trữ

lượng lớn, ước tính khoảng12triệu m3/ngày. Nước ngầm có chất lượng tốt, phân bố
rộng khắp. Nguồn nước dồi dào đủ cung cấp cho sản xuất nông nghiệp của vùng.
- Nguồn lao động trong nông nghiệp của vùng rất dồi dào ( năm 2003 có khoảng
2130.000 người) và có trình độ cao. Đặc biệt, lao động trong trồng trọt rất giàu kinh
nghiệm. Bởi vì vùng có truyền thống phát triển cây công nghiệp của vùng có từ rất sớm
mà trong sản xuất nông nghiệp kinh nghiệm sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả
sản xuất.
* Lợi thế cạnh tranh.
- Truyền thống phát triển cây công nghiệp của vùng có từ rất lâu. Khi đất nước
còn bị xâm lược, bọn thực dân đế quốc đã đầu tư phát triển cây công nghiệp phục vụ
cho lợi ích cho chúng. Nên khi đất nước hoà bình, chúng ta đã có cơ sở vật chất, kỹ
thuật canh tác, có các đồn điền cao su rộng lớn và đã đưa vào khai thác…. Chúng ta có
thể đi vào khai tác ngay và nâng cao năng lực sản xuất cho các đồn điền cao su đó đồng
thời mở rộng diện tích cao su dựa trên những đồn điền có sẵn. Ngoài cao su, Đông Nam
Bộ còn có một số loại cây truyền thống khác như: thuốc lá, cafê, mía…
- Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc loại tiên tiến trên toàn quốc.
Vấn đề tưới tiêu đã được giải quyết. Hệ thống đồng ruộng đã được cải tạo nhằm đảm
bảo cho việc thâm canh và tiến hành cơ giới hoá trong nông nghiệp. Công tác phòng trừ
dich bệnh cho cây trồng, vật nuôi được triển khai rộng khắp và có thể dập tắt nguồn
bệnh khi vừa phát sinh. Các hoạt động nông nghiệp trong vùng đã được hiện đại hoá,
nhất là hệ thống thuỷ lợi, phân bón, điện, vật tư nông nghiệp và cơ giới hoá trong sản
xuất…. đây là nền tảng vững chắc để phát triển nông nghiệp. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ
thuật đã được đưa vào sản xuất và tạo ra những bước chuyển mới về năng xuất, chất
lượng và hiệu quả của nông nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng của vùng phát triển nhất trong toàn quốc. Có hệ thống giao thông
phát triển khá hoàn chỉnh, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá nông nghiệp đến thị
11
trường trong và ngoài nước nhanh chóng và làm giảm chi phí vận chuyển dẫn đến việc
lợi nhuận tăng. Mạng lưới bưu chính viễn thông của vùng được trang bị hiện đại, tạo
điều kiện cho người nông dân nâng cao kiến thức nông nghiệp và trao đổi kinh nghiệm

sản xuất với nhau, đồng thời cập nhật những kỹ thuật canh tác, sản xuất tiên tiến phục
vụ cho việc phát triển nông nghiệp.
- Là vùng thu hút được vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất nước là điều kiện làm
tăng lượng vốn trong sản xuất nông nghiệp của vùng.
- Nằm trong vùng có nền công nghiếp phát triển nhất nước. Đặc biệt là công
nghiệp chế biến, các cơ sở chế biến trở thành nơi tiêu thụ chính của các sản phẩm nông
nghiệp. Đây là đầu ra ổn điịnh cho nhà nông.
- Do điều kiện phù hợp với cây công nghiệp và áp dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất nên chất lượng sản phẩm cây công nghiệp của vùng ngày càng tăng, được bạn
hàng nước ngoài ưa chuộng( hàng hoá sản xuất đến đâu được tiêu thụ đến đó). Thị
trường của nông sản vùng Đông Nam Bộ không chỉ là phục vụ trong nước mà còn có
thị trường rộng lớn trên thế giới. Tương lai nông sản của vùng rất khả quan và thị
trường tiêu thụ ngày càng mở rộng do nhu cầu của thế giới ngày càng tăng. Hiện nay
cao su, điều, cafê, tiêu của vùng nói riêng và của nước ta nói chung và của vùng Đông
Nam Bộ nói riêng đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau trên thế giới.
- Là vùng có tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhanh nhất nước. Công nghiệp
hoá tác dụng cho nền sản xuất nông nghiệp một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại bảo
đảm cho nông nghiệp phát triển nhanh và ổn định. Tạo điều kiện thuận lợi cho nông
nghiệp ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất đảm bảo
cho nó phát triển với tốc độ lớn và hiệu quả. Giúp cho nông nghiệp đi sâu vào thâm
canh, nâng cao năng suất sản suất.
Câu 12: Tính tập trung công nghiệp theo lãnh thổ thể hiện ở điểm nào? Lợi
ích tập trung công nghiệp theo lãnh thổ. Việc tập trung quá mức có những hạn chế
gì.
1.Tập trung công nghiệp có tính tập trung cao theo lãng thổ:
- Tập trung theo lãnh thổ thể hiện ở 3 khía cạnh:
+ Thể hiện ở số lượng các XNSX
+ Thể hiện ở mật độ của XN ngày càng nhiều trên một đơn vị diện tích
+ Thể hiện ở quy mô của các xí nghiệp ngày càng lớn
2.Lợi ích của sự tập trung cao theo lãnh thổ:

+ Sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực của vùng như nguyên nhiên vật liệu
+ Tạo điều kiện hiện đại hoá trang thiết bị, cơ sở hạ tầng
+ Tăng năng suất lao động
+ Tạo điều kiện để thực hiện chuyên môn hoá và liên hiệp hoá
12
3. Hạn chế của sự tập trung công nghiệp quá cao:
+ Làm tiêu hoá nhanh chóng các nguồn lực ảnh hưởng tới phát triển bền vững của
địa phương, đòi hỏi kỹ thuật cao và công nhân lành nghề.
+ Hình thành các điểm tập trung dân cư, làm nảy sinh các vấn đề xã hội như vấn
đề nhà ở, điều kiện sinh hoạt, vấn đề về môi trường, an ninh trật tự….
Câu 13: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Tại sao nói môi trường luật pháp và môi trường chính trị có ảnh hưởng lớn đến
thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp của một quốc gia hay một vùng
1.Các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất công nghiệp:
a. Vị trí địa lý:
- Việc phân bố công nghiệp có hiệu quả hay không tuỳ thuộc vào:
+ Nơi có vị trí địa lý thuận lợi, là đầu mối giao thông hay không.
+ Có gần nguồn nguyên nhiên liệu, năng lượng, điện nước…hay không.
- Việc phân bố công nghiệp phụ thuộc vào vị ntrí địa lý vì:
+ Vị trí địa lý liên quan đến vấn đề thu hút vốn đàu tư.
+ Nguồn nguyên nhiên liệu, năng lượng… là cơ sở để phát triển ngành công
nghiệp.
VD: XN gang thép Thái Nguyên, nguồn nguyên liệu quặng là cơ sở để phát triển
ngành.
b. Các nhân tố KT-XH.
- Dân cư, nguồn lao động: là lực lượng sản xuất chủ yếu, là một trong những điều
kiện quan trọng đối với sự phát triển và phân bố công ngiệp. Những ngành cần nhiều
lao động như chế tạo máy, dệt may thường phân bố ở vùng đông dân cư. Các ngành sản
xuất hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người thường phân bố ở những
nơi có mật độ dân số cao và những điểm tập trung dân cư. Chất lượng lao động như

trình độ học vấn tay nghề và chuyên môn kỹ thuật cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc xây
dựng và ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật đối với những xí nghiệp công
nghiệp.
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật: là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển và
phân bố công nghiệp. Trước đây công nghiệp được phân bố ở những nơi gần nguyên
liệu, nhưng khi khoa học kỹ thuật phát triển, hàm lượng chất xám trong sản phẩm công
nghiệp cao. Khối lượng nguyên liệu, đơn vị sản phẩm giảm, vì vậy công nghiệp được
phân bố ít phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu. Khoa học công nghệ tiên tiến nhiều loại
sản phẩm mới ra đời làm cho cơ cấu công nghiệp đa dạng và sự phân bố có nhiều thay
đổi.
- Cơ sở hạ tầng đặc biệt giao thông vận tải: có tác dụng thúc đẩy hoặc làm hãm sự
phát triển và phân bố công nghiệp.
13
- Thị trường tiêu thụ có thể tác động thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và ngược
lại.
- Đường lối chính sách phát triển KT – XH và môi trường chính trị có ảnh hưởng
lớn đến việc thu hút vốn đầu tư.
2. Môi trường luật pháp và môi trường chính trị có ảnh hưởng đến việc thu hút
vốn đầu tư phát triển công nghiệp của một quốc gia hay một vùng vì:
- Môi trường chính trị ổn định thì các nhà đầu tư yên tâm đầu tư sản xuất, tránh
được các rủi ro khi tình hình chính trị bất ổn: sản xuất sẽ ngưng trệ, ảnh hưởng cung cấp
nguyên liệu, thị trường tiêu thụ cũng ảnh hưởng…
- Luật đầu tư thông thoáng, thủ tục hành chính gọn nhẹ sẽ làm thời gian làm thủ
tục đầu tư nhanh, rút ngắn thời gian chuẩn bị đẩy nhanh sản xuất do đó quay vòng vốn
nhanh.
Câu 14: Hạn chế của công nghiệp VN. Cần làm gì để nâng cao khả năng
cạnh tranh đối với sản phẩm công nghiệp VN.
1.Hạn chế công nghiệp VN:

Khả năng cạnh tranh thấp



- Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp của
nước ta còn thấp do năng xuất lao động thấp, chi phí đầu tư cao và trình độ quản lý
kém. Mà năng xuất lao động thấp và chi phí đầu tư cao là do công nghệ lạc hậu và lao
động có trình độ thấp.
1. Biện pháp khắc phục
- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị công nghệ nhằm tăng sản lượng,
nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã chủng loại phong phú, dẫn đến hạ thấp chi phí
Năng suất lao
động thấp
Trình độ quản lý
kém
Chi phí đầu tư
cao
Công nghệ lạc
hậu
Lao động trình độ
thấp
14
sản xuất từ đó hạ giá thành sản phẩm. Nâng cao chất lượng hậu mãi: khuyến mãi,
maketting, bảo hiểm chăm sóc khách hàng.
- Nâng cao chất lượng tay nghề công nhân, trình độ quản lý của cán bộ quản lý.
Thông qua các trường đào tạo nghề, thường xuyên có trương trình nâng cao tay nghề
cho công nhân.
- Cần tận dụng những ưu thế của nước ta: nguyên nhiên liệu, lao động, phát triển
toàn diện và hợp lý các hệ thống GTVT giúp quan hệ giữa công nghiệp và vùng nguyên
liệu được dễ dàng. Sản phẩm công nghiệp của chúng ta cần mang đặc trưng riêng của
dân tộc.
- Hiện nay ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến.

Câu 15. Đặc điểm của khu công nghiệp. Lợi ích của các quốc gia (nhà đầu
tư) có vốn đầu tư vào khu chế xuất ở VN? Yêu cầu về địa điểm phân bố khu chế
xuất?
- Khu công nghiệp: là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ trong sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác
định, không có dân cư sinh sống, do thủ tướng chính phủ quyết định thành lập.
- Đặc điểm của khu công nghiệp:
+ Khu vực tập trung nhiều xí nghiệp
+ Phong các khu chế riêng
+ Có ban quản lý thống nhất thực hiện các quy chế
- Khu chế xuất: là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên
sản xuất hàng xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do thủ
tướng chính phủ ký quyết định thành lập.
- Lợi ích của các quốc gia (nhà đầu tư) có vốn đầu tư vào khu chế xuất ở VN:
+ Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời gian
+ Được miễn thuế thuê đất trong một thời gian
+ Miễn thuế nhập khẩu máy móc và nguyên liệu sản xuất
+ Hỗ trợ xử lý chất thải
+ Cơ sở hạ tầng: điện, điện thoại, nước…. đều có sẵn
Câu 16. Đặc điểm của tổ chức ngành dịch vụ? hiểu thế nào là phần mềm của
sản phẩm? Tại sao phần mềm của sản phẩm lại khó đánh giá.
- Theo nghĩa rộng: dịch vụ được coi là lĩnh vực kinh tế thứ 3 trong nền kinh tế
quốc dân, là các hoạt động nằm ngoài 2 ngành nông nghiệp, công nghiệp
- Theo nghĩa hẹp: dịch vụ là ngành hoạt động hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh, bao
gồm các hỗ trợ trước và sau khi bán, là phần mềm của sản phẩm cung ứng cho khách
hàng.
15
- Dịch vụ được coi là ngành sản xuất (nhưng là sản xuất phi vật chất) vì nó cũng
có: lao động, nguyên nhiên vật liệu, thiết bị phương tiện vốn. Nó góp giá trị tăng quy
mô kinh tế.

1. Đặc điểm của ngành dịch vụ
- Trong hoạt động dịch vụ, người sản xuất và người tiêu dùng dịch vụ thường
xuyên tiếp xúc với nhau để tạo ra sản phẩm. Vì vậy, các cơ sở chỉ có thể hình thành,
hoạt động, phát triển và phân bố ở những nơi có nhu cầu dịch vụ, có người tiêu dùng
dịch vụ. Thông thường đó là các nơi trung tâm kinh tế lớn, nơi tập trung dân cư đông
đúc và các đô thị.
- Hoạt động dịch vụ có tính chất cá biệt hoá cao, hơn nữa quá trình sản xuất và
tiêu dùng dịch vụ cũng diễn ra một lúc, nên khó có thể tự động hoá tiến hành sản xuất
đồng loạt không có tồn kho và vận chuyển đi xa. Như vậy các cơ sở dịch vụ thường
phát triển và phân bố gắn với sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của số đông dân cư, làm
xuất hiện các điểm dân cư đô thị mới như các khu du lịch, các khu vui chơi giải trí, các
nút giao thông, các khu thương mại, phân bố dịch vụ gắn với phân bố dân cư và lao
động.
- Hoạt động có xu hướng gắn chặt với công nghiệp siêu vi để tạo ra các sản phẩm
hỗn hợp, vừa mang tính vật chất vừa mang tính phi vật chất như các dịch vụ tin học,
bưu chính viễn thông. Do các hoạt động dịch vụ thường được phát triển và phân bố ở
những khu vực tập trung các ngành công nghiệp kỹ thuật, các trung tâm khoa học công
nghệ.
2. Phần mềm của sản phẩm khó đánh giá bởi vì phần mềm của sản phẩm được
coi là sản phẩm phi vật chất của ngành dịch vụ. Nó vô hình do đó người ta không thể đo
lượng đánh giá được.
Câu 17. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động dịch vụ. Tại sao nói
thương mại có khả năng mở rộng khả năng tiêu dùng và nâng cao mức hưởng thụ
của mọi thành viên trong xã hội.
1. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động dịch vụ:
- Trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia nói chung và sự phát triển ở khu
vực vật chất nói riêng tác động mạnh mẽ và rất căn bản đến sự phát triển của ngành
dịch vụ. Nền kinh tế có ổn định thì nhà đầu tư mới có điều kiện đầu tư phát triển ngành
dịch vụ. Năng xuất lao động ở những ngành sản xuất vật chất có cao mới có điều kiện
chuyển một phần lao động ở khu vực này sang khu vực dịch vụ. Cơ cấu kinh tế có đa

dạng, trình độ khoa học công nghệ của sản xuất có cao mới có nhu cầu đối với hoạt
động du lịch được.
- Quy mô dân số, kết cấu dân số, tốc độ gia tăng dân số sẽ đề ra yêu cầu về quy
mô phát triển, nhịp độ phát triển và cơ cấu của ngành dịch vụ.
- Mật độ dân số và sự phân bố dân cư có tác động rất lớn đến hoạt động dịch vụ. ở
TP nhất là những thành phố lớn có số dân đông và là nơi tập trung dân cư với mật độ
16
cao nhu cầu của dân cư ở đây về nhiều mặt như lương thực, thực phẩm…. phần nhiều
được đáp ứng từ nguồn cung cấp bên ngoài. Ngoài ra dân cư và mật độ phân bố dân cư
thưa thớt sẽ ảnh hưởng và gây khó khăn cho sự phân bố và khai thác dịch vụ.
- Mức sống và thu nhập quyết định sức mua và nhu cầu dịch vụ
- Truyền thống văn hoá, lịch sử phong tục tập quán khác nhau của dân cư sẽ có
nhu cầu về các loại hình dịch vụ khác nhau.
- Điều kiện ưu đãi, di tích lịch sử, văn hoá: cơ sở hình thành trung tâm dịch vụ du
lịch đôi khi trở thành nơi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế đối với địa phương.
2. Tại sao nói thương mại có khả năng mở rộng khả năng tiêu dùng và nâng
cao mức hưởng thụ của mọi thành viên trong xã hội
Câu 18. Cở sở hình thành ngành du lịch. Cho biết các loại hình du lịch phổ
biến ngày nay
1. Cơ sở hình thành dịch vụ du lịch
- Điều kiện tự nhiên ưu đãi (bãi biển, danh lam thắng cảnh)
- Trung tâm kinh tế văn hoá
- Di tích lịch sử
- Công trình đương đại
- Các khu vực có ngành nghề truyền thống
- Khu vực đặc biệt
2. Các loại hình du lịch
- Tham quan
- Nghỉ ngơi (hiện nay VN tìm ra các suối nước nóng)
- Chữa bệnh

- Thể thao
- Kết hợp nghiên cứu và du lịch (đi du lịch tham quan ở rừng Cúc Phương)
- Thăm người thân
- Du lịch công vụ
Câu 19. Vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đựoc hình thành từ các nguồn
nào. Hãy phân biệt nguồn vốn trực tiếp ( FDI ) với nguồn vốn hỗ trợ chính thức
( ODA ) về lĩnh vực đầu tư, quản lý và sử dụng vốn.
1. Nguồn hình thành vốn đầu tư
- Tiết kiệm trong nước được hình thành do 3 đối tượng
+ Tiết kiệm của chính phủ, được kí hiệu là: Sg
S = Tổng thu nhập - tổng chi tiêu
Tổng thu nhập của chính phủ 90% là thuế
17
Tổng chi tiêu thường xuyên ( trả lương cho cán bộ ), chi đầu tư phát triển, trợ cấp,
trả lãi xuất tiền vay
+ Tiết kiệm của các công ty
TPr trước thuế = TR – TC
TPr: Lợi nhuận
TR: Tổng thu
TC: Tổng chi
TPr sau thuế = TPr trước thuế - Thuế doanh nghiệp ( thuế thu nhập )
TPr không chia = TPr sau thuế - TPr cổ đông (đối với các công ty cổ phần)
Đầu tư = TPr sau thuế + khấu hao
+ Tiết kiệm của dân cư ( SP )
S = thu nhập khả dụng (DI) – tiêu dùng (c)
Trong đó: DI = thu nhập cá nhân (PI) - thuế thu nhập (TD)
2. Phân biệt nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và nguồn vốn hỗ trợ chính
thức(ODA)
- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI): Là hình thức đầu tư mà quyến sở hữu và
quyền sử dụng vốn của người đầu tư thống nhất với nhau, tức là người có vốn đầu tư

trực tiếp tham gia vào việc tổ chức quản lý và điều hành dự án đầu tư, chịu trách nhiệm
về kết quả trong khinh doanh và thu lợi nhuận
- Lĩnh vực đầu tư, các hoạt động kinh doanh
- Nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA): Là hình thức đầu tư mà quyền sở hữu tách
quyền sử dụng vốn đầu tư, tức nguồn có vốn không ( trực tiệp tham gia vào việc tổ
chức, điều hành dự án mà thu lợi nhuận cho vay).
- Lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, đào tạo nguồn nhân
lực xoá đói giảm nghèo, tăng cường thể chế, bảo vệ môi trường.
18

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×