Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những bài thuốc hay từ trái cây docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.97 KB, 6 trang )

Những bài thuốc hay từ trái cây

Quả na


Thịt quả na mềm, thơm, ngọt và rất nhiều dinh dưỡng. Theo nghiên cứu hiện
đại, trong quả na có 72% glucose, 1,73% tinh bột, 2,7% protid và vitamin C…
Lá na chứa 0,08% tinh dầu. Hạt chứa 40% tinh dầu, trong đó các axít béo chiếm tỷ
lệ lớn. Vỏ và rễ chứa axít hydrocyanic…
Theo Đông y, na có vị ngọt, hơi chua, tính ấm, có tác dụng hạ khí tiêu đờm, chữa
lỵ… Quả na chín được dùng với tác dụng bổ dưỡng, rất tốt cho người cao tuổi,
người mới ốm dậy và
phụ nữ sau khi sinh.
Quả na điếc (quả na đang lớn bị một loài nấm làm hỏng, khô xác, có màu nâu đỏ
tím) dùng trị mụn nhọt ở vú, chữa ho, viêm họng…
Ngoài ra, trong dân gian còn dùng hạt na để diệt côn trùng, trừ chấy rận. Lá na
dùng trị sốt
rét cơn lâu ngày, bong gân. Rễ và vỏ cây dùng tẩy giun…
Chữa ho, viêm họng
Quả na điếc 50g, sinh địa 50g, rễ xạ can 30g, nhân hạt gấc 20g, lá bạc hà 50g, cam
thảo dây 25g, lá chanh 25g, lá táo 25g. Tất cả phơi khô, (riêng quả na điếc đốt tồn
tính), giã nhỏ, tán bột, rây mịn, rồi trộn với 150g đường kính đã nấu thành sirô để
làm viên, mỗi viên 0,5g. Người lớn ngày 6-8 viên, chia làm 2 lần;
trẻ em tùy tuổi
3-6 viên. Dùng 3-5 ngày.
Chữa sốt rét
Quả na điếc 40g, giun đất loại khoang cổ 80g, phèn phi 20g. Quả na đập vỡ vụn,
tẩm rượu, sao vàng. Giun đất lộn trái, rửa sạch, tẩy bằng rượu, phơi khô, sao vàng.
Hai thứ trộn đều với phèn phi, tán bột mịn và luyện với nước tỏi làm viên bằng hạt
đỗ xanh. Ngày uống hai lần, mỗi lần 10 viên.
Hoặc lá na (20-30g), giã nhỏ, chế thêm nước sôi vào vắt lấy một bát nước cốt, lọc


qua vải, phơi sương, sáng hôm sau thêm ít rượu quấy uống trước lúc lên cơn hai
giờ. Mỗi ngày uống một lần, uống liền 5-7 ngày.
Mụn nhọt ở vú
Quả na điếc phơi thật khô, tán thành bột, hòa với giấm, đắp lên chỗ vú bị sưng, bôi
nhiều lần trong ngày.
Trừ chấy, rận
Giã nhỏ hạt na trộn với rượu hoặc giấm để vò đầu, xát vào chân tóc, sau đó bịt
khăn lại, ủ trong 15 phút rồi gội đầu để trừ chấy. (Lưu ý: khi gội đầu không để
nước hạt na bắn vào mắt). Hoặc hạt na đem giã nhỏ lấy nước ngâm quần áo để diệt
rận.
Mụn nhọt sưng tấy
Lá na, lá bồ công anh, đem giã nát đắp lên vùng có mụn nhọt. Ngày đắp 3 lần.
Chữa bong gân
Lá na 20g, quả đu đủ xanh 10g, vôi tôi 5g, muối ăn 5g, tất cả giã nát, hơ nóng, đắp
vào vùng tổn thương. Ngày làm một lần.
Tẩy giun đũa
Rễ na 30 – 50g, thái nhỏ, rửa sạch, sao qua đem sắc với 300ml nước còn 100ml,
uống vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Quả đu đủ
Đu đủ là loại trái cây đứng đầu trong danh mục những trái cây có lợi cho sức
khoẻ bởi đu đủ không chỉ là một thực phẩm dinh dưỡng giàu vitamin, mà còn là
vị thuốc tốt giúp cơ thể phòng chống được nhiều bệnh thường gặp.
Trong đông y, đu đủ có tên mộc qua, tính hàn, vị ngọt, thanh nhiệt, bổ tỳ. Đu đủ
ăn vào mùa nào cũng tốt cho sức khoẻ.
Mùa xuân, hè ăn đu đủ có tác dụng thanh tâm nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Mùa
thu – đông, ăn đu đủ có tác dụng nhuận táo, ôn bổ, tỳ vị, dưỡng can, nhuận phế,
chỉ khái, hóa đàm. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, cứ trong 100g quả đu đủ
có 74-80mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten.
Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali,
canxi, magiê, sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi

phục gan ở người bị sốt rét. Đặc biệt, trong đu đủ có nhiều vitamin C và caroten
nên đu đủ có tác dụng chống ôxy hóa, tăng sức đề kháng cho
cơ thể.

Đu đủ chín rất tốt cho
sức khỏe người già, trẻ em và người đang dưỡng bệnh.
Do chứa nhiều các thành phần trên nên đu đủ rất hữu ích trong việc phòng chống
các bệnh
tim mạch và ung thư, vô hiệu hóa những chất có hại cho làn da, tránh da
nhăn sớm, chống lại những độc tố và giữ cho da khỏe mạnh; tăng sức đề kháng
cho cơ thể và là một trong những vũ khí đắc lực chống lại căn bệnh viêm túi mật
xuất hiện nhiều ở
phụ nữ.
Quả đu đủ thường được ăn xanh như một loại rau (làm nộm và hầm) và ăn chín
như một loại trái cây. Đu đủ xanh và chín ngoài cung cấp dinh dưỡng còn có tác
dụng tốt trong việc chữa bệnh. đu đủ xanh dùng để điều chế thuốc chữa lệch khớp
xương hoặc thuốc tiêm giảm đau do các dây
thần kinh gây nên.
Đu đủ chín rất mềm, có vị ngọt, không chứa độc tố, lành tính nên thích hợp cho
người già, trẻ em và những người đang trong giai đoạn dưỡng bệnh. Ngoài ra,
nhựa và hạt đu đủ xanh được sắc làm thuốc chống các loại ký sinh trùng đường
ruột như giun, sán, chữa hen phế quản trẻ em và kích thích chức năng hoạt động
của gan, mật. Rễ cây đu đủ sắc lấy nước uống chữa chứng tiểu rắt, buốt…
Một số bài thuốc hay từ quả đu đủ
Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, ăn liên tục 3-5 ngày.
Chứng ít ngủ, hay hồi hộp: Đu đủ chín, chuối, củ cà rốt mỗi thứ 100g; xay trong
nước dừa non. Thêm mật ong cho đủ ngọt, uống cách ngày.
Làm lành các vết loét trên da: Trộn nước đu đủ chín với một chút bơ sau đó bôi
lên vết loét. Cách làm này có tác dụng làm se bề mặt và nhanh chóng làm liền vết
thương.

Trị ho do phế hư: Đu đủ xanh 100g, đường phèn 20g hầm ăn, ngày ăn 2 lần vào
trưa và tối, ăn trong 3-5 ngày.
Chứng tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ xanh 30g, khoai mài 15g,
sơn tra 6g, các thứ rửa sạch đem nấu cháo ăn trong ngày.
Tạo sữa cho bà mẹ đang nuôi con bú: Một quả đu đủ non hầm với một cái móng
giò, ăn vào các bữa ăn hàng ngày.
Lưu ý: Phụ nữ có thai không nên ăn đu đủ xanh vì dễ gây sẩy thai.

×