Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tâm lý học quản lý là gì? ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.61 KB, 6 trang )

Tâm lý học quản lý là gì?
Tâm lý học quản lý là một chuyên ngành của tâm lý học có nhiệm
vụ góp phần đặt cơ sở khoa học cho việc tối ưu quá trình lãnh đạo –
quản lý, là cơ sở khoa học quan trọng để xác định phương thức
quản lý.

Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực
sản xuất kèm theo sự tăng lên những đòi hỏi về chức năng trí tuệ
của con người và những tính chất đặc biệt về cảm xúc – lý trí của
nhân cách. Sự phát triển đa dạng và ngày càng phong phú của các
vấn đề xã hội và con người đòi hỏi một trình độ quản lý xã hội cao
hơn. Thời gian gần đây, tất cả những cái đó dẫn tới sự cần thiết phải
phát triển một ngành khoa học quản lý liên quan chặt chẽ đến yếu
tố con người đó la tâm lý học quản lý.

Tâm lý học quản lý là một chuyên ngành của tâm lý học có nhiệm
vụ góp phần đặt cơ sở khoa học cho việc tối ưu quá trình lãnh đạo –
quản lý, là cơ sở khoa học quan trọng để xác định phương thức
quản lý.

Tâm lý học quản lý, mặt khác, nghiên cứu những đặc điểm tâm lý
học – xã hội, đặc điểm nhân cách nhằm đạt hiệu quả thiết thực
trong quản lý vì lợi ích xã hội, tập thể và con người.

Quản lý là tác động vào tâm lý con người

Công tác quản lý là một nghệ thuật. Một yếu tố cơ bản của nghệ
thuật quản lý, là sự kết hợp[ nhuần nghuyễn, hài hòa giữa kĩthuật
quản lý và các yếu tố tâm lý con người trong hoạt động quản lý.

Công tác quản lý, dù là quản lý xã hội hay quản lý kinh tế đều là


quản lý con người. Trong đó, trước hết là việc sử dụng, điều khiển
và đánh giá con người.

Ở bất cứ công việc nào trong họat động quản lý, ta đề phải dựa vào
tâm lý con người, chú ý đến yếu tố con người.

Trong công tác tổ chức, việc bố trí, đề cử cán bộ phải dựa vào năng
lực, định mức, tính tình của người đó mới chính xác hiệu quả, phát
huy năng lực của người đó và sức mạnh của tập thể.

Khi xây dựng kế họach họat động của đơn vị, một trong những cơ
sở quan trọng là dựa trên khả năng, trình độ, đặc điểm của các bộ -
công nhân viên trong đơn vị.

Đứng trước một hành động của cán bộ công nhân viên dưới quyền,
người lãnh đạo muốn đánh giá chính xác, hợp lý, cần phải nắm
được nguyên nhân, hòan cảnh xảy ra hành động, mức độ hành
động… Nhiều trường hợp người lãnh đạo cần phải dự đóan được
hành vi, phản ứng của người dưới quyền trong những tình huống
quyết định.

Việc ra một quyết định, một mệnh lệnh nào đó phụ thuộc rất nhiều
vào năng lực của người lãnh đạo (trình độ, năng lực quảnlý, sự nhận
thức về yâu cầu và nhiệm vụ công tác, nhằm nắm vững tình hình
đơn vị), phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất đạo đức của người lãnh
đạo (sự dũng cảm, tính quyết đoán, tinh thần tập thể và trách
nhiệm…)

Con người tiếp nhận những tác động quản lý, trình độ nhận thức,
khả năng, tâm tư, tình cảm, đạo đức, tư cách, động cơ, thái độ,

trạng thái tâm lý… Thậm chí việc tiếp nhận đó còn phụ thuộc vào
cả mối quan hệ giữa họ với người lãnh đạo hoặc tính chất sự tác
động của con người lãnh đạo (ví dụ: mệnh lệnh có hợp lý hay không,
sự đánh giá kiểm tra việc thực hiện mệnh lệnh, quan hệ thân tình
giữa họ với người lãnh đạo…).

Ở bất kì một lĩnh vực quản lý nào, yếu tố con người đều rất quan
trọng

Nhiều ngành nhìn thoáng qua ta tưởng chỉ đơn giản là vấn đề kĩ
thuật (du hành vũ trụ, kĩ thuật tinh xảo…), thật ra hầu như ngành
nào cũng liên quan đến tâm lý người, kĩ thuật càng cao, càng đòi hỏi
những yếu tố tâm lý phù hợp với chức năng công việc.

Trong quản lý kinh tế yếu tố tâm lý càng đặc biệt quan trọng. Muốn
nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, một trong
những phương hướng quan trọng và chủ yếu là tác động vào tâm lý
người công nhân. Ngay từ đầu thế kỉ 20 nhiều công trình nghiên cứu
để hợp lý hóa quy trình sản xuất cho phù hợp với tâm lý công nhân
(động cơ làm việc, tính khí, khả năng, thao tác sản xuất…) đã được
thực hiện và mang lại hiệu quả lớn như công trình của F. Taylo và
E. Mayo. Đặc biệt là Mayo đã xây dựng nên thuyết “Các quan hệ
con người”, trong đó tâm lý của người công nhân và những mối
quan hệ của con người trong sản xuất được coi là một nhân tố cơ
bản để cải tiến quy trình và tổ chức sản xuất.

Ngày nay vai trò của con người trong hệ thống quản lý ngày càng
cao hơn, quan trọng hơn. Dù khoa học kĩ thuật phát triển đến thế
nào đi nữa, nhân tố con người vẫn là quyết định. Hơn nữa sự phát
triển của khoa học kĩ thuật lại còn đòi hỏi nhân lực lao động của con

người ngày càng cao hơn: sự vận động của tay chân, của cơ quan
cảm giác phải chính xác hơn, tinh tế hơn, năng lực tư duy phải phát
triển hơn; ý thức tổ chức kĩ thuật càng có ý nghĩa hơn… Như vậy,
trong hệ thống quản lý, yếu tố con người càng trở nên quyết định
hơn.

×