Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

CÁCH PHỐI MÀU TRONG PHOTOSHOP doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.23 KB, 3 trang )

CÁCH PHỐI MÀU TRONG
PHOTOSHOP
Màu sắc trước hết được cấu tạo từ 3 màu cơ bản:
Red

Yellow

Blue

3 màu này người ta gọi ở cấp độ Primary(màu cấp thứ nhất)
Từ 3 màu cơ bản này người ta phối tiếp tạo ra các màu ở cấp thứ 2(secondary).Các màu đó
là:
Red+Yellow=Orange(cam)

Red+Blue=Violet(tím)

Yellow+Blue=Green(xanh lá cây-xanh lục)

Và từ Màu cấp thứ nhất và cấp thứ hai người ta phối với nhau để tạo thành màu cấp tứ
ba(Tertiary)

Red+Orange=Red-Orange(Đỏ cam)

Red+Violet=Red-Violet(Đỏ tím)

Yellow_Orange=Yellow-Orange(vàng cam)

Yellow+Green=Yellow-Green(Vàng chanh)

Blue+Violet=Blue-Violet(Màu tím than,còn có thể gọi là màu chàm trong bài thơ Việt Bắc! “áo
chàm đưa buổi phân ly” chính là màu này)



Blue+Green=Blue-Green(Màu lục lam)

Đó là toàn bộ các cấp màu!

Theo các bạn có bao nhiêu cách phối màu?theo tài liệu hiện giờ trên mạng đến thời điểm này
mình được biết có 10 quy tắc phối màu!

Quy tắc 1:Phối màu đơn sắc(Achromatic)
Với nguyên tắc này bạn chỉ dùng màu đen,trắng,xám!( đen trắng mà)

Quy tắc 2:Phối màu tương tự(Anologous)
Cách này dùng 3 màu liền nhau trên vòng tròn màu rồi thêm độ sáng tối:

Ví dụ: 3 màu:Vàng,Vàng chanh,xanh lục!

Hoặc:
Màu xanh lục,lục lam,xanh dương

Quy tắc thứ 3:Phối màu bổ xung
Dùng các màu đối diện nhau trên vòng tròn màu!
Red

Quy tắc thứ 4:Phối màu chỏi(Class)
Dùng màu bên trái,hoặc bên phải màu bổ xung!Vậy nói qua về màu bổ xung,màu bổ xung là
hai màu đối diện nhau trên vòng tròn màu!ví dụ: Vàng—tím, Đỏ Xanh lục…
Và đối với màu chỏi:ví dụ màu bổ xung của màu vàng là màu tím vậy ta sẽ phối với một trong
hai màu bên trái hoặc bên phải màu tím:
Hai màu đó là:
Đỏ tím,hoặc màu chàm!


Nguyên tắc thứ 5:Phối màu đơn sắc!(Monochromatic)
Dùng một màu chính rồi kết hợp với các màu có sắc thái tương tự,hoặc có độ bóng!

Nguyên tắc thứ 6:Phối màu trung tính(Natural)
Dùng một màu chính rồi phối với màu sáng hơn hoặc đậm hơn!
Ví dụ ta chọn màu vàng cam,thì trong bảng màu của màu vàng cam có các cấp độ
đậm,nhạt,sáng tối ta dùng các màu đó để kết hợp với màu vàng cam!

Nguyên tắc thứ 7:Phối màu bổ xung từng phần(Split completmentary)
Tại sao lại gọi là bổ xung từng phần?vì Ta sẽ dùng một màu chính,kết hợp với hai màu ở hai
bên màu bổ xung.(khác màu chỏi ở chỗ là dùng cả hai màu ở hai bên,còn phối màu chỏi chỉ
dùng một trong hai bên màu bổ xung)
Ví dụ:
Ví dụ ta dùng màu đỏ làm màu chính,khi đó sẽ kết hợp thêm hai màu,lục lam,và vàng
chanh(sắc độ màu tuỳ thuộc vào từng bài cụ thể)

Nguyên tắc thứ 8:Phối màu căn bản(Primary)
Đỏ,vàng,xanh

Nguyên tắc thứ 9:Phối màu bổ sung cấp thứ 2:
Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ xung thứ cấp thứ hai!
Ví dụ chọn màu xanh làm màu chủ đạo,ta sẽ phối với hai màu cấp sứ hai là tím và cam!

Nguyên tắc thứ 10:Phối màu bổ sung thứ cấp thứ 3:
Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ xung thứ cấp thứ 3,ví dụ chọn màu đỏ cam làm
màu chính,ta sẽ phối với hai màu cấp thứ 3 là xanh tím,vàng chanh!
Phần này mình sẽ nói về một vài cách trộn màu và phối màu!Khi nắm được nguyên tắc phối
màu và vòng tròn màu bạn sẽ có thể tuỳ chỉnh màu sắc theo ý muốn!
Đây là vòng tròn màu các bạn có thể tham khảo để nắm rõ hơn!


Ví dụ: Phối màu thứ cấp Primary Red+Blue=Violet!nắm được nguyên tắc này bạn có thể hiệu
chỉnh màu sắc theo ý muốn của mình,giả dụ một bức hình toàn tone màu đỏ,bạn không
muốn có tone đó nữa có 2 cách để bạn biến màu đỏ thành màu tím!

Cách 1:vào selective color sau đó chọn kênh Red giảm vàng xuống màu đỏ sẽ trở thành màu
tím!
Cách 2:sự dụng kênh chanels,như đã nói ở trên,trộn kênh Red và Blue sẽ được màu tím!

Nhưng nếu ta không muốn thấy màu đỏ nữa,muốn nó thành màu khác chẳng hạn bạn vẫn có
thể dùng hue saturation để chỉnh nhưng ở đây mình muốn nói tới vấn đề trộn kênh!
bạn muốn toàn bộ lá vàng rơi trở về màu xanh, đơn giản hãy copy ngược lại từ kênh Blue
paste vào kênh Red ngay lập tức tone màu vàng, đỏ,cam…sẽ chuyển thành màu xanh!

Hoặc cũng ở kênh giả dụ bạn không muốn màu xanh đơn điệu đó nữa bạn muốn nó biến
thành một màu khác, đơn giản ví dụ bạn có thể trộn kênh green và blue bạn sẽ có cyan!

Tại sao ư, đó là nguyên tắc phối màu, đây là phối màu cấp thứ hai,secondary!dùng màu ở
cấp một phối với màu cấp hai sẽ cho ta màu ở cấp 3!

Nhưng nếu ta copy ngược lại từ kenh blue sang kênh green thì toàn bộ màu green chuyển
thành màu đỏ sậm!

Qua những ví dụ trên mình nghĩ nếu muốn có một màu nào đó hãy chuyển trung gian các
màu ta sẽ có màu theo ý muốn!
Bạn có thể chuyển về hệ màu CMYK để sử dụng kênh màu.
Ví dụ màu Magenta khi kết hợp với yellow thì màu Green cũng trở thành màu Cyan!
Màu Yellow sau khi trộn sẽ trở thành màu hồng!nhưng khi kết hợp ngược lại thì màu vàng sẽ
thành màu đỏ!
Vẫn còn nhiều lắm nhưng vẫn đang trong quá trình nghiên cứu,hoàn thiện sẽ gửi tiếp tới các

bạn!

×