Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Gánh nặng bệnh cúm mùa ở trẻ em ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.19 KB, 6 trang )

Gánh nặng bệnh cúm mùa ở trẻ em
Mặc dù WHO vừa công bố kết thúc thời kỳ đại dịch,
nhưng ở nước ta vẫn còn bị ảnh hưởng của virut cúm
A/H1N1. Ngày 3/8/2010, một bệnh nhi 6 tuổi ngụ tại
quận Bình Thạnh – TP. HCM tử vong được xác định là
do nhiễm cúm đại dịch A/H1N1/2009. Tự bảo vệ mình
khỏi cúm A/H1N1 vẫn còn là một việc làm hết sức thực
tế, mà một trong những vũ khí quan trọng nhất vẫn là
viêm vaccin ngừa cúm mùa, vì thành phần của vaccin
ngừa cúm mùa của năm 2010 và năm 2011 giống nhau
và đều có chứa chung cúm đại dịch A/H1N1/2009
Sự cần thiết phải tiêm vắc-xin cúm cho trẻ
Các cháu lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và tiểu học là nhóm đối
tượng rất quan trọng trong lây truyền bệnh cúm: tỉ lệ lây
nhiễm trong gia đình lên đến 30%. Đồng thời, trẻ em cũng
được xem là nhóm truyền bệnh cúm quan trọng cho cộng
đồng, đặc biệt là khi nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc giữ
trẻ ban ngày ngày càng tăng. Các nghiên cứu cho thấy trẻ ở
lứa tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo, và học sinh cấp 1 bị nhiễm
cúm là 15 - 42%. Tỉ lệ trẻ đi khám bệnh do nguyên nhân
nhiễm cúm chiếm tỉ lệ từ 6 - 29 trên 100 trẻ mỗi năm. Khi
trẻ mắc bệnh cúm, sẽ làm tăng thêm gánh nặng về chi phí
chăm sóc y tế như: khám, nhập viện, sử dụng kháng sinh và
các thuốc khác do bội nhiễm đường hô hấp xảy ra sau khi
bị virút cúm tấn công hệ miễn dịch.
Bệnh viêm phổi do virút ở trẻ em là đứng hàng đầu, trong
đó virút cúm là thủ phạm gây các biến chứng như: viêm
tiểu phế quản, viêm khí phế quản, làm nặng thêm tình trạng
bệnh hen sẵn có, viêm tai giữa, rối loạn tiêu hóa, co giật do
sốt, viêm não… trong đó tăng thêm 30% tỉ lệ sử dụng
kháng sinh ở trẻ nhỏ trong suốt mùa cúm. Theo WHO, việc


tiêm phòng vắc-xin đã được chứng minh làm giảm 60%
bệnh tật liên quan đến cúm, giảm tử vong do cúm đến 70 -
80%. Ngay cả ở người khỏe mạnh, việc tiêm ngừa cúm là
giảm 70 - 90% nguy cơ mắc bệnh cúm.

Hiệu quả ngừa cúm càng cao khi chủng cúm lưu hành càng
giống như thành phần của vắc-xin. Và vắc-xin ngừa cúm
dạng bất hoạt được chứng minh là an toàn và hiệu quả.
Nên tiêm vắc-xin ngừa cúm vào thời điểm nào?
Theo báo cáo của Chương trình giám sát cúm quốc gia thì
đặc điểm bệnh cúm ở nước ta xuất hiện quanh năm và có 2
đỉnh: vào mùa mưa và mùa giáp Tết. Vậy, thời điểm tốt
nhất để tiêm ngừa vắc-xin cúm là khi nào nhớ là đi tiêm
ngay, và sau đó là theo lịch hẹn cho các năm sau. Rất thuận
lợi là ở nước ta đã có các loại vắc-xin phòng ngừa cúm an
toàn và hiệu quả, để sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào
trong năm.
Vậy tiêm vắc-xin cúm rồi thì có bị nhiễm cúm không?
Virút gây bệnh cúm có nhiều chủng khác nhau. Hàng năm,
vắc-xin cúm được sản xuất theo công thức khuyến nghị của
WHO để phòng ngừa hiệu quả một số chủng virút cúm phổ
biến lưu hành trong năm đó. Do vắc-xin sản xuất chung
công thức cho cả thế giới, trong khi đặc điểm tình hình dịch
tễ của bệnh cúm ở mỗi quốc gia, mỗi vùng miền có thể
khác nhau. Cho nên chủng virút cúm lưu hành và chủng
virút cúm trong vắc-xin có thể không hoàn toàn khớp nhau.
Cũng như các vắc-xin khác, vắcxin cúm cũng không thể đạt
hiệu quả bảo vệ 100%. Vắc-xin cúm chỉ bảo vệ đến 90%
những người khỏe mạnh khi chủng virút lưu hành giống
như của vắc-xin. Do vậy, sau khi tiêm vắc-xin ngừa cúm thì

khả năng bị nhiễm cúm cũng vẫn xảy ra với tỉ lệ khoảng
10%. Điều quan trọng là ở những người đã tiêm ngừa rồi
thì triệu chứng bệnh cúm nếu có, sẽ nhẹ hơn rất nhiều so
với người không tiêm ngừa đó là do có hiện tượng bảo vệ
chéo giữa các virút bị biến thể trong cùng một chủng.
Khoảng 1% người tiêm vắc-xin có triêụ chưn g giôn g cum
như: sôt nhe và đau cơ. Những tác dụng không mong muôn
naỳ giôn g triêụ chưn g cuả bên h cúm, nên rất dễ nhầm.
Miễn dịch bảo vệ chỉ đạt được sau 1 tuần tiêm ngừa. Một
số người tiêm ngừa trễ trong mùa cúm có thể bị nhiễm cúm
ngay sau tiêm vắc-xin. Sau đó, bệnh cúm xuất hiện vì chưa
được vắc-xin bảo vệ ngay lúc ủ bệnh, tức là trước khi tạo
đủ kháng thể bảo vệ. Những trường hợp cúm thế này không
phải do vắc-xin gây ra. Đối với nhiều người, bệnh cúm
được hiểu là một bệnh viêm đường hô hấp nào đó mà có sốt
và ớn lạnh và đau mình mẩy. Nếu họ bị nhiễm virút nào đó,
họ có thể cho là do tiêm ngừa vắc-xin cúm, hoặc họ nghĩ
rằng vẫn bị cúm dù có được tiêm ngừa. Vì vắc-xin cúm chỉ
giúp phòng ngừa được một số chủng virút cúm, chứ không
ngừa được hết tất cả các virút, kể cả virút khác cúm.
Thực tế cho thấy, các vắc-xin ngừa cúm năm 2010 và năm
2011 có chủng giống nhau. Vậy khi trẻ đã tiêm năm 2010
thì mùa cúm năm 2011 vẫn nên tiêm tiếp tục theo lịch hẹn.
Bởi vì miễn dịch sau tiêm ngừa cúm kéo dài đến khoảng 1
năm do lượng kháng thể giảm dần theo thời gian, và có khả
năng ở dưới mức bảo vệ. Vậy cần phải tiêm ngừa cúm
trong mùa cúm năm sau sẽ có tác dụng như là một liều
tăngcường nhắc lại cho lần tiêm ngừa ở mùa trước.
Tùy theo nguồn lực của từng nơi mà đối tượng ưu tiên tiêm
ngừa bệnh cúm có khác nhau giữa các quốc gia. Ngoài các

quốc gia phát triển, các quốc gia đang phát triển láng giềng
của ta đã chính thức đưa ra khuyến cáo tiêm ngừa cúm cho
nhiều nhóm tuổi và nhóm đối tượng nguy cơ khác nhau,
đặc biệt là khuyến cáo về tiêm ngừa cúm cho trẻ em từ 6
tháng tuổi trở lên đã được thực hiện ở: Thái Lan, Trung
Quốc, Malaysia, Philippines, Ấn Độ, Indonesia… Trong
khi ngân sách quốc gia còn giới hạn cho tiêm chủng mở
rộng ở trẻ dưới 1 tuổi, và khuyến cáo chính thức về tiêm
ngừa cúm cho các đối tượng khác nhau, thì việc khuyến
khích xã hội hóa công tác tiêm chủng, ứng dụng các kết
quả nghiên cứu và tham khảo khuyến cáo của các quốc gia
láng giềng cho đối tượng trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên ở
nước ta sẽ góp phần mang lại hiệu quả tích cực cho mục
tiêu thiên niên kỷ là giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em.
ThS.BS. LÊ NGỌC DIỆN

×