Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Một số phương pháp huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.97 KB, 3 trang )

Một số phương pháp huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam
Nguồn vốn duy trì trong doanh nghiệp quan trọng như huyết mạch trong cơ thể con
người vậy, đó là điều kiện để tồn tại. Trong thời buổi ngân hàng xiết chặt tiền tệ như
hiện nay, lo được đủ tiền để trả lãi suất ngân hàng đã khó mà vay được tiền ngân
hàng ra còn khó hơn.
Vậy những con người khôn khéo và thức thời như doanh nhân sẽ huy động nguồn vốn
như thế nào để duy trì hoạt động của doanh nghiệp? Đó chính là huy động vốn ngoài thị
trường chứng khoán, huy động vốn bằng chữ “tín”, huy động vốn nhàn rỗi trong doanh
nghiệp và phát huy nguồn vốn tự có của doanh nghiệp.
Tham gia thị trường chứng khoán để huy động vốn
Thị trường chứng khoán luôn là nơi huy động vốn hiệu quả nhất trong các phương thức
huy động vốn. Nguồn vốn này dài hạn và đủ sức phục vụ cho các kế hoạch đầu tư lâu dài.
Trước tiên hãy bán cổ phiếu cho cổ đông tùy theo số tiền cần có. Nếu muốn bán cho công
chúng thì hãy niêm yết trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu lúc ấy gọi là chứng khoán.
Những lần sau khi muốn huy động vốn thì lại bán nốt số cổ phiếu còn lại hoặc là đăng ký
mới. Sau đó mỗi khi muốn tăng vốn, công ty sẽ bán nốt số cổ phiếu còn giữ lại lúc đầu,
hay phát hành một đợt cổ phiếu mới, gọi là phát hành mới tùy theo sự nhất trí của Hội
đồng quản trị.
Chủ doanh nghiệp vay vốn bằng chữ “Tín”
Chưa bao giờ, chữ “Tín” đối với doanh nhân lại quan trọng như thời kỳ thắt chặt tiền tệ
ngân hàng thế này. Dùng chữ tín để sử dụng vốn của khách hàng, đối tác và tận dụng vay
vốn từ gia đình, bạn bè là cách khá phổ biến của các doanh nghiệp thời nay
Sử dụng vốn của đối tác, khách hàng: Kéo dài thời hạn thanh toán với bạn hàng là cách
mà nhiều doanh nghiệp làm để tạo nguồn vốn. Khoản này không phải trả lãi suất mà đă
có ngay trong quỹ của bạn. Các bạn hàng thường nể nang sẽ thông cảm và không vì thế
mà gây khó dễ cho bạn. Bên cạnh đó là việc huy động vốn từ các bạn hàng với thỏa thuận
đặt tiền trước lấy hàng sau. Điều này đã thành tiền lệ với các công ty ô tô, máy tính và bất
động sản, xây dựng… ví dụ như việc ký hợp đồng bán căn hộ giá ưu đãi trước khi làm dự
án xây dựng chung cư của công ty K. và vay tiền của khách hàng với lãi suất tương
đương lãi suất huy động của ngân hàng. Cả công ty và khách đều có lời vì công ty huy
động được vốn rẻ còn khách cũng mua được căn hộ rẻ.


Vay vốn từ những người thân: Những người thân như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…
chính là nguồn vốn dồi dào của bạn. Có thể họ là những người thành công trong kinh
doanh và chưa có ý định đầu tư gì hay đó là các khoản họ tích cóp được, khoản thừa
hưởng hay ngoại hối. Huy động nguồn vốn này không khó khăn nếu bạn trả cho họ mức
lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng huy động (nhưng nên thấp hơn mức lãi suất ngân hàng
cho doanh nghiệp vay – điều này rất có lợi cho bạn). Nên thỏa thuận ngay từ đầu đây là
khoản vay chứ không phải khoản góp vốn và hãy trả ngay khi có thể vì công việc kinh
doanh thì mạo hiểm và có khi không được như ý muốn.
Doanh nghiệp huy động vốn trong nội bộ doanh nghiệp
Khi bạn đang mải miết huy động vốn ở những nơi nào thì một nguồn vốn khá lớn và rất
rẻ lại ở ngay trong doanh nghiệp của bạn. Đó là nguồn vốn nhàn rỗi từ nhân viên.
Bên cạnh việc phát hành tín phiếu nội bộ để gọi vốn hãy huy động thêm nguồn vốn nhàn
rỗi nằm trong nhân viên của bạn với một mức lãi suất hợp lý. Nếu không bận rộn với thị
trường chứng khoán và bất động sản thì nhân viên của bạn chắc sẽ chung tay giúp doanh
nghiệp trong lúc khó khăn này.
Doanh nghiệp tạo vốn bằng nguồn tự có
Nguồn vốn tự có của người doanh nhân đó là các hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp (ví
dụ như các dự án), nợ đọng trong khách hàng và các tài sản khác như bất động sản, cổ
phiếu, chứng khoán hay thậm chí là vàng bạc đá quý… Tạo tính thanh khoản cao, thu nợ
hiệu quả và bán bớt các tài sản cũng là cách huy động vốn với nguồn tự có của người
doanh nhân.
Tạo tính thanh khoản cao cho hàng hóa: Tính thanh khoản cao của hàng hóa, dự án là
điều luôn mơ ước của các doanh nghiệp. Hãy nhân cơ hội này thực hiện “cuốn chiếu” các
dự án, làm tới đâu bán hết tới đó nhằm tạo tính thanh khoản cho các dự án để lấy vốn tiếp
tục tái đầu tư.
Bán tài sản: Bạn có thể bán một số tài sản mà bạn đang sở hữu như: nhà đất, xe hơi,
chứng khoán, vàng bạc đá quý… Những nguồn này cũng mang lại cho doanh nghiệp của
bạn một nguồn vốn không hề nhỏ để duy trì sản xuất và tiếp tục sinh lời trong các dự án
tiếp theo.
Thu nợ càng nhiều càng tốt: Nợ nần là điều luôn tồn đọn trong các doan nghiệp. Hãy

chắc chắn rằng các khoản nợ của bạn phải được thu về ở mức cao nhất và trong thời hạn
ngắn nhất. Vì khi vốn không tập trung mà phân tán ở mỗi khách hàng một ít là điều
không hề có lợi cho doanh nghiệp của bạn.

×