Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hành hương đến “Nóc nhà thế giới” pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.65 KB, 6 trang )

Hành hương đến “Nóc nhà thế giới”
Những điều mà ta cho là mơ hồ như kiếp luân hồi, những cuộc hành hương vô
hình của các đấng siêu phàm lướt qua các đỉnh núi… là điều hiển nhiên đối với
người Tây Tạng.
Nằm chót vót trên dãy Hymalaya với độ cao trung bình khoảng 4.900 mét, Tây
Tạng được xem là “nóc nhà của thế giới”. Có bốn tuyến đường để vào được Tây
Tạng là: Thanh Tạng, Xuyên Tạng, Điền Tạng và Tân Tạng.
Chúng tôi đã đến Tây Tạng bằng con đường từ Thanh Tạng, một chặng đường dài
gần 2.000km. Hành trình phải băng ngang qua nhiều thảo nguyên ở độ cao vài
ngàn mét, rất nguy hiểm nhưng bù lại, chúng tôi đã có cơ hội chiêm ngắm nhiều
phong cảnh tuyệt đẹp, kỳ vĩ và ngoạn mục.

Những tấm vải Ha-đạt huyền bí


Niềm tin vào tôn giáo của họ thật đơn giản và mãnh liệt.
Những điều mà ta cho là mơ hồ như kiếp luân hồi, sự tồn tại của thần thánh hoặc
những cuộc hành hương vô hình của các đấng siêu phàm lướt qua các đỉnh núi…là
điều hiển nhiên đối với người Tạng. Niềm tin vào tôn giáo của họ thật đơn giản và
mãnh liệt.
Họ luôn nghĩ rằng, thần thánh đã ban cho họ ở tại nơi cao nhất này thì không cớ gì
phải xuống núi sống chen chúc với phần còn lại của thế giới!
Suốt chặng đường từ Thanh Tạng đến Tây Tạng, chúng tôi băng qua nhiều thảo
nguyên mêng mông. Tất cả chỉ là gió, là tuyết cô quạnh, là sự tĩnh lặng tuyệt đối
bao trùm lên những tấm vải Ha-đạt huyền bí (vải phơi kinh – một vật thiêng của
người Tạng).
Tựa câu nói của nhà hành hương người Bolivia gốc Đức được viết trong cuốn Con
đường mây trắng: “Lòng tôi thấy một niềm sung sướng kỳ lạ và sự tôn quý, cảm
thấy mình hoàn toàn thuộc về mình khi đứng một mình giữa thiên nhiên vô tận
giữa trời đất bao la như cái ngày xa xưa, thưở con người còn chưa được tạo
dựng.”


Khi lang thang trên các đồng cỏ được bao bọc bởi những bức tường thành khổng
lồ bởi Hy Mã Lạp Sơn, Kỳ Liên Sơn, Phổ Lạc Sơn, Côn Minh Sơn quanh năm
tuyết phủ, mới có thể chia sẻ được phần nào cảm xúc và niềm hạnh phúc trào dâng
trong lòng chúng tôi lúc đó.

Họ luôn nghĩ rằng, thần thánh đã ban cho họ ở tại nơi cao nhất này
thì không cớ gì phải xuống núi sống chen chúc với phần còn lại của thế giới!


Đoàn người Tây Tạng đến Lhasa hành hương kéo dài vô tận.
Đoàn người Tây Tạng đến Lhasa hành hương kéo dài vô tận. Cứ vài bước, họ lại
chắp tay quá khỏi đầu, hạ xuống trán, cằm, ngực vái lạy rồi rạp xuống mặt đất
thành kính. Cách bái phần này gọi là ngũ thể nhập địa mà chỉ có người Tạng mới
có.
Mãi sau này chúng tôi mới thật sự hiểu tại sao phần đất cao nguyên này lại được
coi là kỳ bí nhất trên trái đất, hiện tồn cả nơi thiên nhiên lẫn con người. Một kiểu
tín ngưỡng nữa của người Tạng cũng vô cùng huyền bí, đó là cách niệm Phật, tụng
kinh bằng hình thức “chuyển kinh luân”.
Người Phật tử đến chùa, dùng tay xoay đều những khối trụ bằng kim loại, tức vật
dùng để luân chuyển kinh Phật. Bên trong những hình trụ xoay tròn này là một
văn bản kinh Phật Tạng truyền. Phật tử làm cho nó xoay vòng tức là đã thực hiện
một hình thức tụng kinh, niệm Phật.

Người Tạng luôn gìn giữ tôn giáo của mình.

Hành hương Tây Tạng là chuyến đi nhiều thử thách với bất cứ ai.
Hầu hết đèn trong các đền đài ở Lhasa được thắp bằng nến làm từ bơ trâu lùn,
không hề có khói. Các Phật tử hay người hành hương đến lễ chùa đều không quên
đốt nến. Bởi họ tin rằng mỗi ngọn nến thắp lên đều mang lại một điều tốt lành.
Chưa ở đâu có loại ánh sáng lung linh huyền ảo như thế này, nó làm cho tri giác

của ta lênh đênh như đang lạc vào cõi Phật. Suốt hành trình ở Tây Tạng, tôi luôn
băn khoăn suy nghĩ, điều gì cao cả nhất ngự trị trong tâm thức của người Tạng:
Trời, Phật, kiếp sau hay nỗi lo toan cuộc sống hằng ngày?
Và tôi đã được giải đáp khi nghe một câu cửa miệng thường được người Tạng
dùng để cảnh báo lẫn nhau: “Hãy coi chừng, kiếp sau của anh có thể đến trước
ngày mai”…!

×