Môn: Kinh Tế Vĩ Mô GVHD: Lương Mỹ Thuỳ Dương
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................................2
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH
CỦA CÁC NƯỚC CHÂU ÂU.........................................................................................4
Chủ quan.......................................................................................................................16
Khách quan....................................................................................................................18
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP............................................................................................19
KẾT LUẬN....................................................................................................................22
Nhóm TH: Nhóm 5 Page 1
Môn: Kinh Tế Vĩ Mô GVHD: Lương Mỹ Thuỳ Dương
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Lời mở đầu
Một nhà nước dù tồn tại trong bất kì giai đoạn nào của lịch sử đều luôn cố gắng hoàn thành
được sứ mạng lịch sử của nó. Để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, nhà nước cần có
những công cụ riêng của mình. Một trong những công cụ đắc lực giúp Nhà nước đó chính
là ngân sách Nhà nước.Trong những năm gần đây ngân sách Nhà nước được thể hiện rõ
trong việc giúp Nhà nước hình thành các quan hệ thị trường góp phần kiểm soát lạm phát,
tỷ lệ lăi suất thích hợp để từ đó làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, đảm bảo sự ổn
định và phát triển của nền kinh tế.Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó thì việc sử
dụng ngân sách Nhà nước hiện nay c̣òn nhiều bất cập, chưa đúng cách, đúng lúc, cấp vốn
đầu tư chưa hiệu quả, sự yếu kém trong việc quản lí thu chi ngân sách đă đặt ra một vấn đề
rất đáng quan tâm khi xem xét về ngân sách Nhà nước. Thực tế đó cho thấy chúng ta cần
phải có cái nhìn sâu hơn về ngân sách Nhà nước và tình trạng thâm hụt ngân sách Nhà
nước với ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến các hoạt động kinh tế - xã hội là hết sức
to lớn.
Vậy thế nào là thâm hụt ngân sách?Nguyên nhân nào dẫn đến thâm hụt? Ảnh hưởng của
thâm hụt ngân sách đến tình hình kinh tế - xã hội là như thế nào? Trong thời gian tới để đạt
được mục tiêu phát triển kinh tế cao và ổn định thì liệu các nước Châu Âu có chấp nhận
một mức bội chi ở mức cao hay không? Tất cả những vấn đề nói trên đã và đang đặt ra
nhiều câu hỏi đối với các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách để có thể tìm ra
những nguyên nhân và các biện pháp xử lí tình hình bội chi ngân sách của các nước Châu
Âu.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Mức độ thâm hụt ngân sách ở các nước Châu Âu đang có xu hướng gia tăng và ngày càng
tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân cũng như toàn bộ nền kinh tế. Nói cách khác, đây
chính là một trong những nguy cơ làm khủng hoảng nền kinh tế, gây khó khăn cho chính
phủ trong việc thực hiện các chính sách tài chính về tiền tệ. Thâm hụt Ngân sách sẽ gây
sức ép làm tăng lãi suất thị trường, qua đó sẽ làm cản trở nhu cầu đầu tư của các nhà kinh
doanh dẫn đến làm giảm sự tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, tình trạng thâm hụtNgân sách sẽ
làm cho lãi suất thị trường tăng lên, lãi suất tăng làm cho giá trị của đồng nội tệ tăng lên,
giá cả hàng hoá sẽ đắt lên làm giảm lượng xuất khẩu, từ đó tăng lượng hàng nhập khẩu. Vì
vậy thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến tình trạng nhập siêu…
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình thân hụt ngân sách của các nước Châu Âu giúp chúngta thấy được
đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách và rút ra những bài học
Nhóm TH: Nhóm 5 Page 2
Môn: Kinh Tế Vĩ Mô GVHD: Lương Mỹ Thuỳ Dương
kinh nghiệm. Để từ đó có thể đưa ra những giải pháp cũng như những chính sách phù hợp
để làm giảm tình hình thâm hụt ngân sách ở nước ta hiệnnay.
3. Phạm vi nghiên cứu
Với phạm vi nghiên cứu của đề tài “Tình hình thâm hụt ngân sách của các nước Châu Âu”
ta sẽ đề cập đến một số vấn đề: thực trạng và nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách
quan của tình hình thâm hụt ngân sách và những giải pháp với số liệu của cục thống kê vào
năm 2009.
Nhóm TH: Nhóm 5 Page 3
Môn: Kinh Tế Vĩ Mô GVHD: Lương Mỹ Thuỳ Dương
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH
CỦA CÁC NƯỚC CHÂU ÂU
1. Định nghĩa
Ngân sách nhà nước: là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo
thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước (Luật Ngân sách Nhà nước CHXHCN
Việt Nam).
Thâm hụt ngân sách: Thâm hụt ngân sách nhà nước là tình trạng các khoản thu ngân sách
nhỏ hơn các khoản chi. Thâm hụt ngân sách được thể hiện bằng tỉ lệ phần trăm so với GDP
(khi tính người ta thường tách riêng các khoản thu mang tính hoán trả trực tiếp như viện
trợ, vay nợ ra khỏi số thu thường xuyên và coi đó là nguồn tài trợ cho thâm hụt ngân sách).
B = T – G
B < 0 :Thâm hụt ngân sách (B là hiệu số giữa thu và chi)
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý ngân sách nhà nước là đảm bảo
sự cân đối giũa thu và chi. Tuy nhiên do khả năng nguồn thu bị hạn chế và tăng chậm, thời
kỳ vừa qua các nhu cầu chi lại tăng nhanh nên ngân sách nhà nước mới bội chi kinh
niên.Thâm hụt ngân sách cũng là hiện tượng phổ biến ở các quốc gia trên toàn thế giới
Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành hai loại: thâm hụt cơ
cấu và thâm hụt chu kỳ.
Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của
chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo
dục,quốc phòng,...
Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là
bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế suy
thoái, tỷ lệthất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân
sách cho cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.
Giá trị tính ra tiền của thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ được tính toán như sau:
Ngân sách thực có: liệt kê các khoản thu, chi và thâm hụt tính bằng tiền trong một giai
đoạn nhất định (thường là một quý hoặc một năm).
Ngân sách cơ cấu: tính toán thu, chi và thâm hụt của chính phủ sẽ là bao nhiêu nếu nền
kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng.
Ngân sách chu kỳ: là chênh lệch giữa ngân sách thực có và ngân sách cơ cấu.
Việc phân biệt giữa ngân sách cơ cấu và ngân sách chu kỳ phản ánh sự khác nhau
giữa chính sách tài chính: chính sách ổn định tùy biến và chính sách ổn định tự động.
Việc phân biệt hai loại thâm hụt trên đây có tác dụng quan trọng trong việc đánh giá ảnh
hưởng thực sự của chính sách tài chính khi thực hiện chính sách tài chính mở rộng hay thắt
Nhóm TH: Nhóm 5 Page 4
Môn: Kinh Tế Vĩ Mô GVHD: Lương Mỹ Thuỳ Dương
chặt sẽ ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách như thế nào giúp cho chính phủ có những biện
pháp điều chỉnh chính sách hợp lý trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế
2. Thực trạng thâm hụt ngân sách của các nước Châu Âu
a) Tình hình chung:
Năm 2012: Thâm hụt ngân sách của các nước phát triển chiếm 5,9% GDP
Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thâm hụt ngân sách của các nền kinh tế lớn
nhất trên thế giới sẽ đạt 5,9% GDP trong năm nay và 4,9% GDP trong năm sau vì các cú
sốc kinh tế diễn ra mạnh hơn và kéo dài hơn dự đoán trước đây.
Các chuyên gia của IMF cho rằng, mặc dù sự ổn định của các chỉ số tài chính nhà nước hồi
phục, nhưng mức độ dễ bị tổn thương của chúng trước các cú sốc dù sao cũng còn rất cao.
Bởi vậy, nếu như các nước đang phát triển có thể tạm thời “đóng băng” các chương trình
của mình để củng cố ngân sách, chờ đợi tình hình thuận lợi hơn, thì các quốc gia phát triển
lại không thể cho phép mình sự xa xỉ ấy.
IMF dự đoán, thâm hụt ngân sách của Đức có thể đạt chỉ số giảm thâm hụt ngân sách từ
0,8%GDP năm ngoái xuống 0,4% GDP trong năm nay. Ngược lại, Anh giảm thâm hụt
ngân sách năm nay xuống còn 8,2% GDP so với 8,5% GDP năm ngoái.
Đến cuối năm nay, Eurozone sẽ giảm mức thâm hụt ngân sách xuống 3,3% GDP so với
4,1% GDP năm ngoái, còn năm 2013 sẽ giảm xuống 2,6%.
Đối với những nước đang phải đối mặt với khó khăn nghiêm trọng về kinh tế như Ireland,
Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Tây Ban Nha, thì phần lớn trong số họ sẽ có thể đạt kết quả tốt
trong việc đối phó với tình trạng thâm hụt ngân sách. Theo dự đoán của IMF, năm nay,
Ireland sẽ giảm được mức thâm hụt ngân sách xuống 8,3% so với 12,8% năm ngoái, Tây
Ban Nha giảm xuống 7% so với 8,9%, Hy Lạp giảm từ 9,1% xuống 7,5%. Riêng Bồ Đào
Nha được dự đoán thâm hụt ngâ sách sẽ tăng từ 4,2% năm ngoái lên 5% trong năm nay,
nhưng đến 2013 sẽ giảm còn 4,5%. (VEN)
Rất ít nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu giữ được thâm hụt ngân sách ở mức
cho phép trong những năm gần đây.
Lãnh đạo các nước thuộc Liên minh châu Âu hướng tới Brussels để nhóm họp. Thủ tướng
Đức và Tổng thống Pháp đang cố gắng viết lại thỏa thuận của khu vực đồng tiền chung để
đảm bảo nhóm nước có chính sách tài khóa yếu kém sẽ không bao giờ có thể làm gì để đe
dọa đến sự ổn định của đồng tiền chung.
Chính phủ Đức và Pháp muốn các nước thành viên thuộc khu vực đồng tiền chung giảm
thâm hụt ngân sách xuống mức 3% GDP
Trong những năm đầu mới gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu, chính phủ Pháp và
Đức đã vi phạm mức thâm hụt ngân sách 3%.
Nguyên nhân khác là Tây Ban Nha và Ireland, hai nền kinh tế đang gặp rất nhiều vấn đề
với khủng hoảng nợ hiện nay, từng có thặng dư ngân sách cao vào năm 2007.
Các chuyên gia lo ngại việc thắt chặt ngân sách quá mức ở thời điểm hiện nay sẽ cướp đi
tăng trưởng kinh tế. Theo biểu đồ dưới đây, thâm hụt ngân sách của rất nhiều nước thuộc
khu vực đồng tiền chung đã vượt quá mức giới hạn 3%.
Nhóm TH: Nhóm 5 Page 5
Môn: Kinh Tế Vĩ Mô GVHD: Lương Mỹ Thuỳ Dương
(Theo TTVN)
Nhóm TH: Nhóm 5 Page 6
Môn: Kinh Tế Vĩ Mô GVHD: Lương Mỹ Thuỳ Dương
10 QUỐC GIA CÓ NGUY CƠ CHẾT CHÌM TRONG NỢ
Theo đuổi những gói kích thích kinh tế trong năm 2009, nhiều quốc gia sẽ phải coi việc trả
nợ là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch tài khóa năm nay.
Trong suốt năm 2009, nhiều tổ chức nghiên cứu kinh tế đã cảnh báo về tình trạng nợ của
các chính phủ sau khi chi rất nhiều tiền cho các biện pháp kích thích kinh tế. Tình trạng
này đặc biệt phổ biến tại châu Âu khi thâm hụt ngân sách ở hầu hết các quốc gia đều vượt
quá 3%. Tạp chí BusinessWeek vừa đưa ra danh sách những nước có tỷ lệ nợ so với GDP
dự kiến ở mức nguy hiểm trong năm 2010, trong đó có cả những nền kinh tế hàng đầu thế
giới.
1) Iceland
Xếp hạng tín dụng quốc gia: BBB-
Tỷ lệ nợ so với GDP (2009): 310%
Tăng trưởng GDP 2010 (dự kiến): -2.0%
Thâm hụt ngân sách 2010 (dự kiến): -9.9%
Được biết đến trong năm 2009 với tư cách là quốc gia cho vay dưới chuẩn đầu tiên trên thế
giới, sự bùng phát tín dụng không thể kiểm soát được tại Iceland đã đẩy nợ quốc gia tại
nước này lên con số gấp 3 lần GDP. Iceland đã phải vay của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF 2,1 tỷ
USD để giải quyết khó khăn nhưng con số này có vẻ không thấm vào đâu so với "núi" nợ
của Iceland (chỉ riêng khoản tiền mà Iceland nợ Anh và Hà Lan đã lên tới 6 tỷ USD).
2) Nhật Bản
Xếp hạng tín dụng quốc gia: AA
Tỷ lệ nợ so với GDP (2009): 227%
Tăng trưởng GDP 2010 (dự kiến): 1,6%
Thâm hụt ngân sách 2010 (dự kiến): -10,2%
Cho dù là một trong những nước nợ nhiều nhất thế giới, Nhật vẫn được coi là một trong
những địa chỉ đầu tư an toàn nhất thế giới hiện nay. Nền kinh tế xuất khẩu với thặng dư
cao, sở hữu nhiều thương hiệu hàng đầu của công nghiệp thế giới là lý do khiến nước Nhật
vẫn tiếp tục... vay nợ. Vấn đề của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có thể sẽ còn nghiêm trọng
hơn nữa khi Chính phủ cần thêm tiền để thực hiện gói kích thích kinh tế trị giá 81 tỷ USD
đã được thông qua vào cuối năm 2009.
3) Hi Lạp
Xếp hạng tín dụng quốc gia: BBB+
Tỷ lệ nợ so với GDP (2009): 124%
Tăng trưởng GDP 2010 (dự kiến): -0,1%
Thâm hụt ngân sách 2010 (dự kiến): -9%
Là nước nợ nhiều nhất tại châu Âu so với quy mô nền kinh tế, Hi Lạp được so sánh như
một người bệnh đang trong thời kỳ nguy kịch. Thâm hụt ngân sách của Hi Lạp trong năm
2008 là 12,7%, gấp 3 lần dự kiến. Chính phủ nước này cho biết cần ít nhất 6,5 tỷ USD để
thanh toán nợ. Số tiền này, rất có thể sẽ được lấy từ việc cắt giảm tiền lương và tăng thuế.
4) Italy
Xếp hạng tín dụng quốc gia: A+
Tỷ lệ nợ so với GDP (2009): 120,1%
Nhóm TH: Nhóm 5 Page 7
Môn: Kinh Tế Vĩ Mô GVHD: Lương Mỹ Thuỳ Dương
Tăng trưởng GDP 2010 (dự kiến): -2,3%
Thâm hụt ngân sách 2010 (dự kiến): -5,6%
Nợ quốc gia của Italy đang có dấu hiệu giảm trong năm 2010 nhưng đất nước Nam Âu này
vẫn chưa thể thoát khỏi khó khăn. Theo Standard & Poor, Chính phủ Italy phải dành
khoảng 10% nguồn thu từ thuế trong năm 2010 để trả nợ lãi. Con số này có thể sẽ tăng lên
mức 12% trong vòng 5 năm tới.
5) Mỹ
Xếp hạng tín dụng quốc gia: AAA
Tỷ lệ nợ so với GDP (2009): 93,6%
Tăng trưởng GDP 2010 (dự kiến): 1,5%
Thâm hụt ngân sách 2010 (dự kiến): -9,9%
Gói kích thích kinh tế trị giá 787 tỷ USD đã khiến nợ công của Mỹ tiến gần tới mức ngang
ngửa GDP. Mức tăng GDP 1,5% kỳ vọng trong năm 2010 có thể giúp Mỹ giải quyết phần
nào vấn đề này. Không tăng thuế trên diện rộng và chi khá nhiều tiền cho ngành y tế, Tổng
thống Obama buộc phải tìm kiếm những nguồn thu khác để có thế trang trải nợ nần.
6) Ấn Độ
Xếp hạng tín dụng quốc gia: BBB-
Tỷ lệ nợ so với GDP (2009): 88,9%
Tăng trưởng GDP 2010 (dự kiến): 6,4%
Thâm hụt ngân sách 2010 (dự kiến): -6,8%
Nợ xấu vẫn là một trong những trở lực lớn đối với kinh tế Ấn Độ trong những năm qua.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cộng với khả năng giữ được dòng vốn nội địa có
thể là cơ sở giúp kinh tế Ấn Độ nhanh chóng vượt qua khó khăn.
7) Bồ Đào Nha
Xếp hạng tín dụng quốc gia: A+
Tỷ lệ nợ so với GDP (2009): 84,6%
Tăng trưởng GDP 2010 (dự kiến): 0,4%
Thâm hụt ngân sách 2010 (dự kiến): -7,3%
Không giống như người láng giềng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha không phải chịu gánh nặng
từ bong bóng bất động sản. Thay vào đó, giá nhân công không cạnh tranh cũng như chi tiêu
Chính phủ là nguyên nhân chính gây ra nợ quốc gia của Bồ Đào Nha. Một vấn đề khác của
quốc gia nằm trên bán đảo Iberia này là sử dụng chung đồng tiền với 16 quốc gia châu Âu
khác. Điều này đồng nghĩa với việc Bồ Đào Nha không thể điều chỉnh giá trị đồng tiền để
cân đối lại nền kinh tế.
8) Đức
Xếp hạng tín dụng quốc gia: AAA
Tỷ lệ nợ so với GDP (2009): 84,5%
Tăng trưởng GDP 2010 (dự kiến): 3,6%
Thâm hụt ngân sách 2010 (dự kiến): -4,6%
Vấn đề của nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đồng thời cũng là nhà xuất khẩu lớn nhất châu
lục là chính sách cắt giảm thuế. Nhằm kích thích kinh tế, Chính phủ Đức đã cắt giảm
khoảng 12,3 tỷ USD tiền thuế trong năm 2009. Chính sách này có thể khiến cho mức thâm
Nhóm TH: Nhóm 5 Page 8