UBND HUYỆN MINH HOÁ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Ban Chỉ đạo PCGD - CMC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: / BCĐ PCGD Minh Hoá, ngày tháng 04 năm 2010
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC PCGD THCS HUYỆN MINH HÓA
ĐẾN THỜI ĐIỂM THÁNG 12/2009
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG, MỘT SỐ THUẬN LỢI
VÀ KHÓ KHĂN CƠ BẢN
Minh Hóa là một trong huyện nghèo trong tổng số 62 huyện nghèo trên cả
nước, có đường biên giới dài 89 km, diện tích tự nhiên 1.410,06 km
2
, diện tích đồi
núi chiếm gần 90%. Toàn huyện
có 12/16 xã đặc biệt khó khăn (01 thị trấn miền
núi) với 132 thôn bản (có 4 xã rẻo cao biên giới). Dân số tính đến 31 tháng 12 năm
2009 là 48.654 người. Là nơi cư trú của nhiều tộc người: Kinh, Chứt, Thổ, Mường,
Khùa, Mày, Rục. Người dân tộc thiểu số 7.610 người chiếm tỷ lệ 15,6 %. Tỷ lệ hộ
đói nghèo cuối năm 2009 là 43,7%.
Toàn huyện có 24 trường Tiểu học có 283 lớp với 4440 học sinh, 13 trường
Trung học cơ sở có 96 lớp với 2650 hoc sinh.
1. Thuận lợi:
Được sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Huyện ủy, HĐND, UBND; sự quan
tâm chỉ đạo của Sở GD&ĐT, sự cố gắng cao của Ban chỉ đạo PCGD- CMC huyện,
Phòng GD&ĐT đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành cấp huyện, các xã triển
khai công tác phổ cập với những biện pháp ngày càng tích cực, hiệu quả.
Cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc Ngành giáo dục đã tích cực thực hiện
công tác tham mưu, triển khai nhiều hoạt động, nỗ lực đẩy mạnh công tác tuyên
truyền vận động huy động trẻ trong độ tuổi vào trường học, duy trì số lượng học
sinh, để thực hiện công tác PCGD.
Việc quy hoạch mạng lưới trường lớp hợp lý hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho
công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động giáo dục.
Đội ngũ giáo viên cơ bản đủ số lượng, đồng bộ, cơ cấu hợp lý. Cơ sở vật chất
trường học: Phòng học, nhà công vụ cho giáo viên, trang thiết bị dạy học dần được
tăng trưởng, đảm bảo được yêu cầu cơ bản để hoàn thành cho hoạt động dạy học.
Nghị quyết 30a của Chính phủ đã hỗ trợ cơ bản về lương thực cho đồng bào
vùng dân tộc thiểu số, nhà ở cho hộ nghèo trên toàn huyện nên đã giải quyết được
một số khó khăn, tác động tích cực đến sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo.
2. Khó khăn:
Do đặc thù của huyện nghèo, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã biên giới cao (có xã trên
80% như: Dân Hóa, Trọng Hóa), do đó đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục
và công tác phổ cập giáo dục.
Trong số 20 trường Tiểu học, 4 trường Tiểu học và Trung học cơ sở trong đó
có 58 điểm trường lẻ, tập trung nhiều nhất ở các xã Dân Hóa, Trọng Hóa, Thượng
Hóa. Chính những điểm lẻ nằm ở các bản sâu, xa, đi lại khó khăn là một trong
những cản trở lớn đối với công tác PCGD - CMC.
Do hoàn cảnh kinh tế, nhận thức về giáo dục hạn chế, một số phụ huynh, nhất
là đồng bào dân tộc ít người chưa chăm lo cho con em học tập.
Báo cáo quá trình thực hiện PCGD THCS huyện Minh Hóa năm 2009 Trang
1
Biện pháp huy động và duy trì số lượng học viên lớp bổ túc chưa được quan
tối ưu.
II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHỔ CẬP THCS
1. Sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, UBND
các cấp:
- Được Đảng, Chính quyền các cấp quan tâm chăm lo, nhận thức của các tầng
lớp nhân dân về vị trí vai trò của Giáo dục - Đào tạo ngày càng được nâng cao,
phong trào xã hội hoá giáo dục ngày càng có chiều sâu.
- Thường vụ Huyện Ủy đã ra Chỉ thị số 03/CT-HU về việc tiếp tục thực hiện
nhiệm vụ PCGD-CMC trên địa bàn huyện, đã duy trì và thúc đẩy công tác PCGD
nâng cao tỉ lệ đạt chuẩn của huyện Minh Hóa trong năm 2009.
- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã đưa nhiệm vụ PCGD THCS vào nội dung
Nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch hoạt động của địa phương. Từ
huyện đến xã, thị trấn đều có kế hoạch thực hiện với các giải pháp phù hợp với đặc
điểm của từng địa phương, từng vùng miền, để từng bước đẩy nhanh tiến độ đảm
bảo cả về số lượng và chất lượng PCGD THCS.
2. Hoạt động của Ban chỉ đạo PCGD - CMC:
Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục -CMC huyện đã quán triệt chỉ thị 61/TW của
Bộ Chính trị, Nghị quyết 41/QH khóa X và các văn bản của Chính phủ, Bộ Giáo
dục - Đào tạo, Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy, chỉ thị 33 và đề án đẩy mạnh phổ cập
giáo dục THCS của UBND tỉnh, các văn bản của Ban chỉ đạo về phổ cập giáo dục
THCS năm 2009 đến các BCĐ PCGD-CMC xã, thị trấn và BCĐ PCGD-CMC xã,
thị trấn đã triển khai, quán triệt đến các tổ chức xã hội và nhân dân trên địa bàn.
Trên cơ sở các văn bản của Bộ, của tỉnh, huyện, Ban chỉ đạo PCGD đã chỉ
đạo các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch thực hiện; hướng dẫn chỉ đạo điều tra cơ
bản và xây dựng kế hoạch phấn đấu đạt chuẩn theo các mục tiêu phổ cập; tăng
cường sử dụng công nghệ thông tin; điều tra, cập nhật thông tin được tiến hành
thường xuyên, liên tục và đảm bảo tính chính xác ngày càng cao hơn.
Công tác tuyên truyền đã được Ban chỉ đạo huyện quan tâm, phối hợp với các
cơ quan, các tổ chức xã hội để tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về công tác phổ cập giáo dục. Nhờ việc tuyên truyền sâu rộng
cho nên công tác phổ cập giáo dục THCS đã được trở thành một bộ phận nội dung
trong Nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch hoạt động của từng địa
phương. Các đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội khuyến học, Hội cựu
chiến binh, Mặt trận Tổ quốc đã đưa các tiêu chí phổ cập vào nội dung hoạt động
của tổ chức mình.
Tham mưu cho UBND ra Quyết định kiện toàn BCĐ PCGD-CMC năm 2009,
Ban chỉ đạo PCGD-CMC huyện phân công trách nhiệm cho các đồng chí trong
BCĐ PCGD chịu trách nhiệm triển khai thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ đề ra.
Ban chỉ đạo huyện đã chỉ đạo, tổ chức các hội nghị chuyên đề về phổ cập giáo
dục THCS để nắm sát tình hình triển khai ở từng địa phương, đặc biệt là các địa
phương khó khăn, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, bàn các giải pháp thực hiện cho
hợp lý, khoa học, nhất là các xã rẻo cao đặc biệt khó khăn của huyện để thảo luận
sâu về những kinh nghiệm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; các giải pháp để các địa
phương đẩy nhanh tiến độ, chất lượng phổ cập.
Tham mưu cho UBND huyện đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất trường
học, phối hợp cùng các Ban, Ngành, Đoàn thể chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc vận
động, thu hút học sinh đến trường.
Báo cáo quá trình thực hiện PCGD THCS huyện Minh Hóa năm 2009 Trang
2
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân phối hợp với thầy cô giáo để huy
động số lượng, duy trì sĩ số, đầu tư cơ sở vật chất tạo điều kiện nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, nhằm thực hiện công tác phổ cập giáo dục THCS đạt kết
quả cao hơn.
BCĐ PCGD - CMC huyện đã chỉ đạo các trường đóng trên địa bàn xã, thị trấn
có trách nhiệm trong việc điều tra, thống kê và xử lý số liệu phổ cập, lập, củng cố
bộ hồ sơ phổ cập giáo dục THCS cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra.
Tổ chức kiểm tra định kỳ và đôn đốc các xã có nguy cơ sụt chuẩn như Trọng
Hóa, Dân Hóa, Tân Hóa, Trung Hóa.
3. Ngành giáo dục và đào tạo đã tham mưu cho các cấp chính quyền về
các mặt:
Ngành giáo dục và đào tạo đã tích cực tham mưu cho các cấp chính quyền. Đã
tích cực thực hiện các giai đoạn của đề án kiên cố hóa trường lớp, tạo ra hệ thống
cơ sở vật chất kiên cố, đủ chuẩn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, hạn chế
lưu ban, bỏ học. Trong 2 năm (từ năm 2008 đến 2009), đã xây dựng thêm phòng
học mới. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó cấp tiểu học có 02 trường,
THCS có 01 trường. Đội ngũ giáo viên được xây dựng theo hướng chuẩn hóa, tỷ lệ
đạt chuẩn và trên chuẩn trên 96%.
- Cơ sở vật chất thiết bị: Số lượng trường Tiểu học 20 trường; Trường
TH&THCS 04 trường; 13 trường THCS. Trong đó số trường đạt chuẩn Quốc gia
có 04 (03 tiểu học, 01 THCS).
Trong năm 2009 ngành đã tham mưu cho UBND huyện đầu tư xây dựng nhà
công vụ cho các đơn vị trường thuộc các xã ĐBKK như Trọng Hóa, Dân Hóa,
trang bị cho các trường hệ thống máy tính, đèn chiếu, thiết bị phục vụ công tác
giảng dạy. Diện tích sân chơi, bãi tập đảm bảo để học sinh hoạt động vui chơi, số
phòng học có 124 trong đó nhà cao tầng 89 phòng, nhà cấp 4 có 27 phòng; Bàn
học sinh có 3116 bàn, ghế học sinh có 3188 ghế; Phòng thư viện, thiết bị có 21
phòng; các phòng khác như phòng học bộ môn có 72 phòng. Cơ sở vật chất nhìn
chung các trường đảm bảo cho việc dạy và học.
- Đội ngũ giáo viên:
Tổng số giáo viên 257, trên chuẩn 118 tỉ lệ 45,9%; đạt chuẩn 132 chiếm tỉ lệ
51,36%; bố trí cán bộ, giáo viên chuyên trách công tác phổ cập 01 cán bộ (giáo
viên)/ đơn vị xã, thị trấn. Từng bước xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và nâng
dần tỷ lệ trên chuẩn, đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu.
- Huy động, mở lớp:
Công tác huy động học sinh và duy trì sĩ số luôn được xem trọng. Hàng năm,
để chuẩn bị cho năm học mới, ngành giáo dục đã phối hợp với chính quyền địa
phương chỉ đạo các trường tiểu học và THCS tiến hành rà soát số liệu học sinh, từ
đó huy động học sinh đến lớp. Đặc biệt quan tâm học sinh khối đầu cấp (lớp 1 và
lớp 6). Ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm thường xuyên theo dõi và duy trì sĩ
số học sinh trên lớp, theo dõi và quản lý những học sinh có nguy cơ bỏ học, tìm
hiểu nguyên nhân để có biện pháp vận động kịp thời, tạo điều kiện tốt nhất để các
em đi học bình thường. Mặc dù tỷ lệ học sinh bỏ học tập trung chủ yếu ở một số xã
vùng rẻo cao, nhưng hàng năm, số học sinh được huy động vào lớp 1, lớp 6 trên
toàn huyện đều đạt tỉ lệ khá cao.
Những người trong độ tuổi nhưng không có điều kiện vào học chính quy, thì
học ở các lớp phổ cập giáo dục. Đây là những lớp học được tổ chức theo địa bàn
dân cư. Thời gian dạy - học rất linh hoạt, phù hợp với điều kiện kinh tế để cho các
Báo cáo quá trình thực hiện PCGD THCS huyện Minh Hóa năm 2009 Trang
3
đối tượng vừa học, vừa có điều kiện lao động kiếm sống. Để huy động tối đa đối
tượng trong độ tuổi vào học phổ cập THCS, BCĐ cấp xã, thị trấn đã phân công cho
các trường THCS nắm chắc hoàn cảnh của từng đối tượng. Các trường phân công
giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn theo dõi, duy trì sĩ số và giảng
dạy các môn theo chương trình bổ túc THCS. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham
mưu cho UBND huyện và Ban chỉ đạo PCGD - CMC xã tăng cường chỉ đạo công
tác phổ cập giáo dục THCS. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đã nhận thức
được công tác phổ cập giáo dục THCS là nhiệm vụ trọng tâm, là trách nhiệm của
đội ngũ cán bộ, giáo viên. Cùng với Trung tâm GDTX để tổ chức huy động và mở
các lớp bổ túc nhằm củng cố các chuẩn phổ cập (Trong năm, đã huy động được
148 em học sinh bỏ học vào các lớp BT THCS). Trong đó:
Số lớp 6: 04 lớp, có 68 học sinh.
Số lớp 7: 04 lớp, có 39 học sinh.
Số lớp 8: 03 lớp, có 30 học sinh.
Số lớp 9: 01 lớp, có 11 học sinh.
Bên cạnh đó là việc giải quyết chế độ, chính sách kịp thời cho học viên, giáo
viên làm công tác phổ cập. Công tác xã hội hóa giáo dục là một công tác quan
trọng trong việc hoàn thành và nâng cao chất lượng phổ cập. Các ngành, các cấp,
đoàn thể ngoài việc huy động vật lực, tài lực, còn có nhiều cách làm hay để nâng
cao nhận thức của người dân trong việc cho con em đi học. Kinh phí hỗ trợ từ
chương trình mục tiêu quốc gia giữ vai trò chi phối mạnh cho hoạt động.
Phối hợp cùng với Trung tâm GDTX huyện tổ chức đi kiểm tra định kỳ, đột
xuất về việc duy trì dạy học đối với các lớp phổ cập THCS, các trường đều duy trì
và thực hiện đúng theo kế hoạch, thời gian.
Các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục: Tích cực chỉ đạo thực hiện các
cuộc vận động lớn trong ngành; thực hiện các yêu cầu về đổi mới phương pháp,
nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt kêu gọi đội ngũ thầy cô giáo nêu cao đạo
đức nhà giáo, tận tụy vì học sinh thân yêu nhất là với vùng dân tộc, vùng rẻo cao
biên giới nhằm cải thiện tình hình chất lượng ở những vùng này.
4. Sử dụng nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu PCGD - CMC:
Từ tình hình thực tế của địa phương và hướng dẫn dự toán ngân sách của cấp
trên, Phòng Giáo dục đã lập dự toán ngân sách hàng năm về công tác PCGD
THCS. Các khoản kinh phí được cấp đúng, đủ và tương đối kịp thời. Phòng đã
thực hiện chi đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng định mức theo Quyết định số
1351/QĐ-UBND ngày 11 tháng 06 năm 2009 của UBND tỉnh về quy định mức chi
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo để phục vụ công tác
PCGD - CMC. Cụ thể việc sử dụng kinh phí như sau:
1.
Thanh toán tiền giảng dạy các lớp BT THCS, xóa mù 151.260.000
2.
Tiền Hỗ trợ cho học viên các lớp BT THCS 103.000.000
3.
Tiền hỗ trợ đi lại cho giáo viên dạy các lớp BT THCS 43.854.000
4. Tiền bồi dưỡng công tác chỉ đạo, quản lý của cán bộ tại
các xã, thị trấn
9.600.000
5.
Tiền Chi hỗ trợ trưởng ban chỉ đạo các xã ĐBKK 18.000.000
6. Tiền bồi dưỡng cán bộ chuyên trách PC tại các trường 19.200.000
Báo cáo quá trình thực hiện PCGD THCS huyện Minh Hóa năm 2009 Trang
4
THCS
7.
Chi bồi dưỡng cán bộ chuyên trách PC tại Phòng GD 3.600.000
8.
Tiền hỗ trợ điều tra PC THCS cho cán bộ thôn, bản 13.300.000
9.
Tiền hỗ trợ điều tra PC THCS cho cán bộ xã, thị trấn 2.400.000
10.
Tiền điều tra từng hộ gia đình cho các trường 20.046.000
11. Thanh toán tiền hỗ trợ Hiệu trưởng các trường TH, THCS
các xã ĐBKK làm PC
19.800.000
12.
Tiền hỗ trợ các trường TH, THCS, TH&THCS làm PC 2.100.000
13.
Tiền hỗ trợ điều tra PC THCS tại phòng GD 500.000
14. Tiền bồi dưỡng công tác chỉ đạo, quản lý của cấp huyện,
PGD
3.500.000
15.
Tiền kiểm tra, phúc tra, công nhận đạt chuẩn PC THCS 18.000.000
16.
Tiền kiểm tra công nhận PCGD THĐĐT 3.300.000
17.
Tiền điều tra, phúc tra 16.000.000
18.
Tiền tập huấn công tác PC 2.000.000
19.
Tiền hỗ trợ ngày toàn dân đưa trẻ đến trường 10.600.000
20.
Thưởng cho các cá nhân làm công tác PCGD THCS 4.200.000
21.
Mua khung, giấy khen 740.000
Tổng cộng 465.000.000
5. Kết quả đạt được:
5.1 Tiêu chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học:
+ Đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học: 15/16 xã, thị trấn
+ Tổng số trẻ em 6 tuổi 834, số đi học lớp 1 là 824, tỉ lệ 98,8%
+ Tổng số trẻ 11-14 tuổi 3731, số tốt nghiệp Tiểu học 3259, tỉ lệ 87,3%
+ Tổng số trẻ học lớp 5 có 791 học sinh, số tốt nghiệp Tiểu học 791, tỉ lệ
100%.
+ Số trẻ tốt nghiệp Tiểu học vào lớp 6: 725/ 791, tỉ lệ 91,7 %.
+ PCGDTH đúng độ tuổi tính đến tháng 12 năm 2009, PCGDTH ĐĐT toàn
huyện có 09/16 xã thị trấn đạt chuẩn PCGDTH ĐĐT. Các đơn vị xã không đạt:
Dân Hóa; Hồng Hóa; Hóa Phúc; Thượng Hóa; Tân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn.
5.2 Tiêu chuẩn trung học cơ sở:
+ Tổng số học sinh lớp 9 là 920, số tốt nghiệp 883, tỉ lệ 96%
+ Tổng số đối tượng trong độ tuổi 15 đến 18 có 4483, số có bằng tốt nghiệp
THCS là 3367, tỉ lệ 75,1%.
Báo cáo quá trình thực hiện PCGD THCS huyện Minh Hóa năm 2009 Trang
5
5.3 Tổng số đơn vị xã, thị trấn 16, đạt chuẩn THCS 15, tỉ lệ 93,75%
6. Tồn tại:
- Tuy vậy trong quá trình làm công tác PCGD vẫn còn những tồn tại cần phải
khắc phục, sau khi được công nhận đạt chuẩn ở những năm trước, các cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phương đã có hiện tượng chủ quan, thiếu chặt chẽ trong chỉ
đạo quản lí, điều hành thực hiện nhiệm vụ. Thiếu những biện pháp cụ thể, đủ mạnh
để thực hiện công tác PCGD. Một số xã các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên,
Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội khuyến học ít quan tâm, chưa thực sự vào
cuộc để phối hợp, hỗ trợ cho ngành Giáo dục và Đào tạo; nên còn hiện tượng thiếu
vững chắc, bấp bênh trong tỷ lệ đạt chuẩn.
Công tác phụ đạo học sinh đặc biệt ở vùng dân tộc thiểu số kết quả chưa thật
cao dẫn đến tỉ lệ lưu ban vẫn còn nhiều, làm hạn chế chất lượng phổ cập.
7. Bài học kinh nghiệm:
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt
là các chương trình hành động, phân công cụ thể từng ban, ngành, đoàn thể là yếu
tố quyết định sự thành công của công tác này.
Vai trò tham mưu tích cực của ngành giáo dục từ Phòng Giáo dục đến các
trường trong từng giai đoạn, từng năm học với những giải pháp cụ thể. Mấu chốt là
việc giữ vững, nâng cao hiệu quả đào tạo ở cấp tiểu học và THCS, nâng cao chất
lượng dạy – học, hạn chế lưu ban, bỏ học.
Tăng cường công tác kiểm tra, trong kiểm tra chú trọng thực chất, cụ thể để
có cách củng cố, chỉ đạo tại chỗ. Trong đó công tác xã hội hóa giáo dục cần được
coi trọng để huy động đông đảo các tầng lớp xã hội vào cuộc một cách có tổ chức.
Nỗ lực cao độ ngăn chặn đi đến chấm dứt tình trạng học sinh bỏ học.
8.Đề xuất kiến nghị với UBND tỉnh:
- Tăng mức hỗ trợ học viên các lớp XMC, sau XMC, các lớp bổ túc để tạo
nguồn động viên cho các học sinh tham gia hoàn thành chương trình học.
- Điều chỉnh mức Hỗ trợ cho Trưởng BCĐ-CMC và Hiệu trưởng các trường
TH, THCS, TH&THCS, THCS&THPT thuộc các xã, thị trấn không thuộc diện đặc
biệt khó khăn thêm 50.000 đ/người/tháng.
- Đầu tư xây dựng nhà ở bán trú, tăng thêm biên chế để quản lí học sinh bán
trú cho các trường TH&THCS Trọng Hóa, THCS Thượng Hóa, TH&THCS Dân
Hóa.
III. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC
THCS NĂM 2010 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
1. Củng cố kết quả đạt được:
- Trên cơ sở những mặt ưu điểm và hạn chế trong năm qua, tiếp tục đẩy mạnh
công tác PCGD THCS theo tinh thần Nghị quyết 41/2000/QH10 ngày 09/12/2000
của Quốc hội Khóa IX, chỉ thị 61/CT - TW ngày 28/12/2000 của Bộ Chính trị,
Nghị quyết 88 ngày 05/7/2001 của Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng như các kế hoạch
của Tỉnh uỷ, Huyện ủy đề ra.
- Chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về phổ
cập GDTH - CMC và PC GDTH đúng độ tuổi, PCGD THCS.
- Tích cực tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền về xây dựng củng cố
CSVC trường học.
- Duy trì nâng cao tỉ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục.
Báo cáo quá trình thực hiện PCGD THCS huyện Minh Hóa năm 2009 Trang
6
- Đẩy mạnh công tác chất lượng, tích cực bồi dưỡng phụ đạo hoc sinh. Phòng
Giáo dục - Đào tạo, Trung tâm GDTX, phối hợp với các đơn vị trường học trên địa
bàn liên tục huy động số học sinh bỏ học vào các lớp BT THCS.
- Tạo nên môi trường cảnh quan trường học xanh sach - đẹp, thân thiện nhằm
thu hút con em đến trường.
- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, phối hợp chặt chẽ với các ban
ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện, xây dựng xã hội học tập theo chủ trương của
Đảng và nhà nước.
- Tăng cường hiệu lực của hiêu quả công tác thanh, kiểm tra trường học nhằm
tác động tích cực vào chất lượng giảng dạy.
2. Kế hoạch hỗ trợ cho các đơn vị chưa đạt chuẩn phổ cập giáo dục
THCS:
2.1 Các xã, thị trấn:
- Tham mưu thực hiện các chương trình hỗ trợ thuộc về đề án 30a đối huyện
nghèo cho các xã có tỉ lệ phổ cập không bền vững như xã Tân Hóa, Hồng Hóa,
Trung Hóa, Quy Hóa, Dân Hóa và xã Trọng Hóa.
Chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà
công vụ đúng tiến độ để sớm hoàn chỉnh hệ thống phòng học nhà giáo viên tại các
vùng đặc biệt khó khăn. Có hỗ trợ kịp thời trong việc làm nhà ở Bán trú tại địa
bàn xã Dân Hoá, Trọng Hoá để tạo nơi ăn ở cho con em Dân tộc trong độ tuổi
THCS ở 2 xã Dân Hoá và Trọng Hoá ở bán trú để thuận tiện cho việc học.
- Tham mưu đắc lực cho lãnh đạo xã trong việc phát huy sức mạnh của các tổ
chức đoàn thể trong xã, thị trấn và nhà trường để duy trì sĩ số nâng cao chất lượng
giáo dục.
- Các đơn vị đã công nhận đạt chuẩn trong những năm qua tiếp tục củng cố và
nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn, hoàn thiện hồ sơ PC đầy đủ và cập nhật chính xác, đảm
bảo tính liên thông giữa các đơn vị trường Tiểu học và THCS.
- Riêng đơn vị xã Trọng Hóa cần khẩn trương, tích cực triển khai thực hiện
Đề án PCGD THCS của xã.
- Cần quan tâm nhiều đến việc ngăn chặn học sinh bỏ học, nâng cao chất
lượng đại trà cho học sinh.
- Xóa bản trắng giáo dục mầm non cho 03 bản còn lại ở vùng Lòm Trọng
Hóa.
2.2 Đối với xã Trọng Hóa:
- Ban chỉ đạo PCGD-CMC xã cần tích cực tham mưu cho Đảng, chính quyền
xã để xây dựng và thực hiện tốt đề án, lộ trình PCGD THCS đẩy nhanh nâng tỉ lệ
PCGD.
- Tập trung phối hợp tốt với các tổ chức xã hội như Đoàn thanh niên, Hội phụ
nữ, Hội cựu chiến binh, Hội khuyến học quan tâm, thực sự vào cuộc để làm tốt
nhiệm vụ PCGD trên địa bàn xã.
- Mở hội nghị chuyên đề công tác PCGDTH trên địa bàn từ đó Đảng ủy ra
nghị quyết, UBND xã chỉ thị cho các ban ngành đóng trên địa bàn phối hợp chặt
chẽ làm công tác PCGD THCS.
- Phát huy vai trò lãnh đạo của các thành viên trong BCĐ và các ban trong xã.
3. Phương hướng những năm tiếp theo:
- Tiếp tục củng cố vững chắc kết quả PCGDTH - XMC, kết quả PCGD TH
đúng độ tuổi và PCGD THCS đã đạt được.
Báo cáo quá trình thực hiện PCGD THCS huyện Minh Hóa năm 2009 Trang
7
- Tích cực huy động để trẻ từ 3 đến 4 tuổi học các lớp mẫu giáo, thu hút 100%
trẻ 5 tuổi vào các lớp mẫu giáo lớn, chuẩn bị điều kiện tốt cho trẻ 5 tuổi vào học
lớp 1.
Huy động trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 đạt 98%.
Huy động 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6.
Huy động 100% học sinh trong độ tuổi 11 - 14 tuổi đi học, trong đó trên 90%
hoàn thành chương trình tiểu học.
Cùng với các tổ chức, Đảng chính quyền địa phươngTiếp tục duy trì và huy
động học sinh bỏ học vào các lớp bổ túc.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tăng cường
vai trò Ban chỉ đạo PCGD các xã, thị trấn.
- Kiện toàn và bổ sung Ban chỉ đạo PCGD - CMC kịp thời từ cấp huyện đến
cấp xã đủ thành phần trong ban chỉ đạo cấp huyện để nâng cao vị trí, vai trò trách
nhiệm, phân công trách nhiệm cụ thể, thường xuyên chỉ đạo, nắm tình hình và
rút kinh nghiệm kịp thời qua các đợt kiểm tra trực báo.
- Bằng các giải pháp mạnh để duy trì số lượng, huy động trẻ trong độ tuổi đến
trường kết hợp với nâng cao chất lượng. Đồng thời phát huy vai trò trung tâm
GDTX, trung tâm học tập cộng đồng để mở các lớp BTTHCS. Đây là giải pháp
quan trọng, nhằm đưa lại hiệu quả trong công tác phổ cập. Tiếp tục mở các lớp bổ
túc tập trung cho các xã Dân Hóa, Trọng Hóa, Tân Hoá và Hồng Hoá. Trung tâm
GDTX cần tích cực phối hợp với các trường để huy động trẻ bỏ học trong độ tuổi,
mở các lớp BT THCS dạy có chất lượng.
- Chỉ đạo các xã, thị trấn có chương trình kế hoạch hành động cụ thể và thiết
thực, góp phần tích cực vào công tác PCGD của huyện.
Năm 2009, huyện đã đạt chuẩn PCGD THCS, tuy nhiên tỷ lệ đạt chuẩn toàn
huyện cũng như ở một số xã còn thấp. Với những thành công, tồn tại, bài học kinh
nghiệm đã rút ra qua quá trình làm công tác PCGD, huyện quyết tâm phấn đấu tiếp
tục duy trì kết quả đạt được, từng bước nâng dần tỷ lệ đạt chuẩn trong những năm
tiếp theo, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GD - ĐT, góp phần đào tạo
nguồn nhân lực cho quê hương.
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO PCGD - CMC
Nơi nhận:
- Ban CĐPC GD - CMC tỉnh.
- Sở GD - ĐT.
- Ban CĐ PCGD - CMC huyện.
- Phòng GD - ĐT.
- Lưu VT.
PHÓ CHỦ TỊCH UBND HUYỆN
Trần Hữu Diện
Báo cáo quá trình thực hiện PCGD THCS huyện Minh Hóa năm 2009 Trang
8