Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Những rặng núi hùng vĩ nhất thế giới ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.02 KB, 10 trang )

Những rặng núi hùng vĩ
nhất thế giới
Một dãy núi có thể kéo dài qua những khu vực phủ đầy tuyết, sa mạc khô
cằn, các khu rừng rậm và thậm chí cả một vùng đại dương rộng lớn, từ
những các dòng sông băng đến những ngọn núi lửa đang hoạt động. Chúng
thực sự là những thắng cảnh hùng vĩ của tự nhiên, là nơi tuyệt vời dành cho
những người yêu thích phiêu lưu khám phá và chắc chắn điều đó sẽ mang lại
những trải nghiệm vô cùng thú vị khi du khách được chứng kiến những vẻ
đẹp muôn hình tại đây.
1. Rặng núi Andes (chiều dài 7200km)

Andes là hệ thống rặng núi dài nhất trên thế giới hiện nay, nằm ở Tây Nam châu
Mỹ và trải dài qua 7 quốc gia bao gồm Venezuela, Colombia,Ecuador, Peru,
Bolivia, Argentina và Chile. Aconcagua là đỉnh cao nhất của rặng núi này với độ
cao 6.960 m và thuộc địa phận của Argentina.
2. Rặng núi đá Rockies (chiều dài 4800km)
Dãy núi đá Rockies nằm ở vùng Tây Bắc của châu Mỹ, nó trải dài từ phía Tây Bắc
Canada đến khu vực Tây Nam của Hoa Kỳ. Ngọn núi Elbert ở bang Colorado là
đỉnh cao nhất với độ cao hiện tại là 4.399 m. Tại Canada, rặng núi Rockies bao
gồm hàng loạt những dòng sông băng khổng lồ chạy dọc theo biên giới giữa bang
British Columbia và Alberta.
3. Rặng núi Himalayas (chiều dài 3800km)
Đỉnh Everest là ngọn núi cao nhất thế giới với độ cao 8.848 m và nằm len lỏi trong
số những đỉnh núi bị tuyết bao phủ quanh năm của dãy Himalaya, cũng là nơi có
số đỉnh núi cao trên 8.000m nhiều nhất thế giới. Nằm ở miền Nam Trung Á, dãy
núi Himalaya hình thành nên vùng biên giới giữa Ấn Độ và Tây Tạng, đồng thời
trải dài qua Bhutan, Nepal, Pakistan và một phần lãnh thổ Afghanistan.
4. Rặng núi Great Dividing (chiều dài 3600km)
Rặng núi Great Dividing nằm ở phía Đông Australia và trải dài từ phía bắc đến tận
miền nam, có đỉnh cao nhất là ngọn núi Kosciusko cao 2.230 m. Mặc dù nó là rặng
núi dài thứ tư trên thế giới nhưng chỉ một vài ngọn núi là có độ cao hơn 1.500 m,


trong đó bao gồm những ngọn núi phủ màu xanh tươi lẫn tuyết trắng xoá.

5. Rặng núi Transantarctic (chiều dài 3500km)
Nam Cực là ngôi nhà của rặng núi Transantarctic với đỉnh Kirkpatrick hiện đang
nắm giữ ngôi vị cao nhất với 4.528 m.Nam Cực là lục địa lạnh lẽo và có độ cao
lớn nhất trên trái đất, nằm xung quanh vùng cực nam của hành tinh chúng ta.
Nhiều dòng sông băng khổng lồ hình thành nên một phần của dãy núi
Transantarctic.
6. Rặng núi đường bờ biển Brazil (chiều dài 3.000km)
Rặng núi đường bờ biển Brazil trải dài dọc theo khu vực gần bờ biển của Đại Tây
Dương. Ngọn núi Picoda Bandeira có độ cao 2.890 m, là đỉnh cao nhất nằm ở
miền Nam Brazil, gần thành phố Rio de Janeiro.


7. Rặng núi Sumatra – Java (chiều dài 2.900km)
Rặng núi Sumatra – Java nằm ở vùng Ấn Độ Dương và thuộc lãnh thổ Indonesia.
Rặng núi này trải dài qua các hòn đảo nhiệt đới Sumatra và Java, được phân cách
bởi một eo biển hẹp. Vùng núi đó bao gồm 50 núi lửa hiện vẫn còn hoạt động trên
đảo Java và đỉnh cao nhất, Mount Kerinci, có độ cao 3.806 m, nằm trên đảo
Sumatra.

8. Rặng núi Aleutian (chiều dài 2.600km)
Rặng núi Aleutian hình thành nên bán đảo Alaska và là phần tiếp theo trong một
chuỗi gồm 150 hòn đảo, ngăn cách Thái Bình Dương với vùng biển Bering.
Những hòn đảo được hình thành từ những đỉnh núi của các ngọn núi lửa tại đây.
Mount Shishaldin, 2861 m, là đỉnh cao nhất trên đảo Unimak.

9. Rặng núi Tien Shan (chiều dài 2.200km)
Rặng núi Tiên Sơn (Tien Shan) hình thành nên vùng biên giới giữa Kyrgyzstan và
Trung Quốc tại khu vực Trung Á. PikPobedy, nằm ở Kyrgyzstan là đỉnh cao nhất

với 7.439 m.

10. Rặng núi New Guinea (chiều dài 2.000km)
Rặng núi hùng vĩ đứng ở vị trí thứ 10, New Guinea, nằm ở Thái Bình Dương trên
đảo New Guinea. Nó trải dài ngang qua khu vực chính giữa của đảo, nơi một nửa
phía tây thuộc về Indonesia và một nửa phía đông là một quốc gia riêng biệt,
Papua New Guinea. Puncak Jaya là đỉnh cao nhất, 5030 mét, nằm ở Irian Jaya,
Indonesia.


×