Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Du lịch xứ Australia pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.07 KB, 5 trang )

Du lịch xứ Australia

Nhà hát Con Sò, biểu tượng của Australia qua những ảnh chụp hoặc
tranh cổ động trông nhỏ nhắn xinh xinh, mà đến gần trông thật hoành
tráng.
Tôi được 2 người bạn bản xứ mời sang chơi vào một ngày cuối mùa hạ. Sau
mấy tháng từ lúc nộp đơn, phỏng vấn (qua điện thoại), bổ túc mấy lần hồ sơ,
cuối cùng tôi cũng hạ cánh xuống Melbourne dưới cái nắng chói chang rực
rỡ.
Hai vợ chồng bạn đưa chúng tôi ra khỏi sân bay sau khi trả năm mươi đô
Australia (1 đô Australia bằng 17.000 đồng Việt Nam) cho một giờ đỗ xe
chờ đợi tại bãi đỗ xe của sân bay. Xem ra nơi đỗ xe không phải là vấn nạn
của riêng nước nào!
Với những người ở Âu, Mỹ chắc không ngạc nhiên bằng tôi vì sự yên tĩnh ở
đây: không có khách bộ hành, thỉnh thoảng gặp vài chiếc ôtô ngược chiều.

Nhà hát Con Sò.
Hôm sau chúng tôi đi biển, biển Saint Kulda Melbourne trong xanh, cả bầu
trời trong vắt. Một chiếc máy bay lòng vòng nhả khói vẽ lên bầu trời xanh
ngắt hai chữ “stay cool” để chào mừng và mong du khách có được thời gian
thư giãn thoải mái nhất nơi đây! Rất nhiều chim Ga-lết lông trắng, trông to
hơn chim bồ câu một chút và rất thân thiên với mọi người, bên các cô gái
đẹp nằm phơi nắng đọc sách, với hai mảnh vải đủ để che hai nơi các ông
muốn nhìn.
Một số chim khác tụ lại thành đàn quanh các vòi nước uống công cộng miễn
phí có rải rác khắp nơi. Nhưng nước sinh hoạt rất đắt và mọi nhà đều tự giác
tận dụng nước mưa bằng cả hệ thống quy mô quanh nhà để lấy và giữ nguồn
nước miễn phí này. Sau khi tắm họ giữ nguyên nước trong bồn và tận dụng
nó để tưới cây trong vườn bằng một máy lọc bé bé thả vào bồn tắm kia.

Tôi được rủ đi chợ Việt Nam, một dãy nhà dài theo suốt con phố san sát


nhau, mặt tiền nhà khoảng 4 mét, nên tôi có thể đọc được: Thịt và Cá; Bún
bò Huế; Minh Tân 2… trên những bảng hiệu treo dọc phía trên hiên mỗi
nhà. Mới có một ngày rời Việt Nam với 12 giờ bay, cộng với một đêm trên
đất khách mà sao tôi bỗng thấy những dòng chữ thân yêu đến lạ lùng. Từng
con chữ với bao hình thù thẳng, nghiêng, to, bé, đập vào mắt gợi lại bao
nhiêu hình bóng hoặc con người liên quan đến nó ở quê nhà. Khi ra nước
ngoài mình thấy yêu Việt Nam mình hơn nhỉ! Trên phố bày bán đủ thứ, nhất
là trái cây trên những cái kệ phía ngoài vỉa hè, đắt hơn ở Việt Nam đến mười
lần đấy.
Mọi thứ đều được niêm yết giá rõ ràng và hôm đấy chúng tôi có một nồi lẩu
hải sản giá hơn một triệu đồng, đắt gấp năm lần ở Việt Nam. Nhưng phù hợp
với thu nhập ở đây, lương công nhân viên chức khoảng năm, sáu mươi ngàn
đô một năm. Lương sẽ được trả hằng tuần (không như hằng tháng ở Việt
Nam). Có vẻ nhiều nhưng bạn phải trả cho nhiều thứ: tiền thuê nhà, xe cộ,
thuế má…

Kanguru ở Autralia. Ảnh: Tác giả cung cấp.
Đa số người Autralia mập nhất là sau thời kỳ từ quý cô chuyển sang quý bà,
họ ăn nhiều và đặc biệt nhanh, “tự nhiên như người Hà Nội” và rất đỗi thân
thiện chứ không “phớt tỉnh như Ăng lê” như ai đó đã nói.
Tôi đến nhà hát Con Sò trong cái nắng chói chang như níu kéo những ngày
nắng ít ỏi còn lại, nhưng lại đủ nóng để làm bỏng rát cả mặt tôi. Tại tôi chủ
quan, không chịu bôi kem chống nắng, vật bất ly thân của người dân nơi
đây, để chống lại tia cực tím mạnh gấp ba lần nơi khác do ảnh hưởng của
hiệu ứng El Nino.
Biểu tượng của Autralia qua những ảnh chụp hoặc tranh cổ động trông nhỏ
nhắn xinh xinh đến thế, mà đến gần trông thật hoành tráng đến nỗi bạn
không thể gom nó lại trong khung hình nếu không đứng cách xa nó hơn một
trăm mét. Thành phố Sydney được gọi là "Thành phố Cảng". Đây là trung
tâm tài chính lớn nhất của Autralia và cũng là một địa điểm du lịch

của
khách quốc tế, nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp và kiến trúc đôi: (Sydney
Opera House) và Cầu Cảng (Harbour Bridge).
Gọi là thành phố cảng vì nơi đây giao thông đường thủy rất thuận tiện và
phổ biến đi khắp nơi. Đặc biệt với một chiếc vé giá mười tám đô bạn có thể
đi khắp nơi, bằng tất cả phương tiện công cộng (tàu thủy, tàu hỏa, tàu
điện…) trong vòng một ngày với hệ thống kiểm soát tự động, mà thú vị nhất
là hệ thống tự động tự giác trong mỗi một cá nhân nơi đây.
Tôi chia tay với những con kanguru, quê hương đất rộng, thưa người mà
giàu tình cảm, yên bình ngay cả trong những câu nói hằng ngày chỉ để đủ
cho nhau nghe!
Thắng Blog's

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×