03
Portal là gì?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Công nghệ Portal phát triển sau thời kỳ web khoảng 7-8 năm như một tất yếu xuất phát từ
nhu cầu thực tế. Bài viết này mong muốn mang đến một số khái niệm cơ bản về "portal",
về chủ đề nóng nhất trong ứng dụng CNTT của thế giới và Việt Nam hiện nay.
• Portal (cổng giao dịch điện tử) là một bước tiến hóa của website truyền thống. Nó
ra đời để giải quyết những vấn đề mà website truyền thống gặp phải.
• Là "siêu web site“, gọi tắt là Portal, đối với người dùng vẫn chỉ là sử dụng trang
web thông qua trình duyệt (tức là web browser), nhưng đằng sau đó là sự thay đổi
thuật ngữ và quan niệm mới về triết lý phục vụ thay cho cách hiểu “tuyên truyền”
thông qua web site như trước đây.
• Là điểm đích qui tụ hầu hết các thông tin và dịch vụ cho người sử dụng cần, là
điểm đích đến thực sự. Thông tin và dịch vụ được phân loại nhằm thuận tiện cho
tìm kiếm và hạn chế vùi lấp các thông tin.
• Bảo toàn đầu tư lâu dài. Có nền tảng công nghệ đảm bảo, do công nghệ Internet
đã phát triển rất cao so với thời kỳ xuất hiện World Wide Web vào đầu những
năm 90 của thế kỷ trước. Những công nghệ tạo nên thời đại Portal đều hỗ trợ tính
mở và kế thừa rất mạnh, sao cho việc mở rộng các qui mô phục vụ bằng các phần
mềm ứng dụng mới được “lắp ráp” vào Portal đang có, mà không phải hủy bỏ
hoặc sửa chữa lớn như những web site trước đây.
• Môi trường chủ động dùng cho việc tích hợp ứng dụng
Xu hướng “tiến hóa” chung của web site theo hướng tiến đến portal được trình bày trong
hình vẽ.
• Phía ngoài, cung cấp một cổng giao dịch thân thiện, đủ các chức năng cho người
dùng, trong đó có chức năng cá nhân hóa.
• Phía trong, là cung cấp một hạ tầng điện tử, nhằm tạo quyền chủ động trong việc
cung cấp, tích hợp thông tin và liên kết với các hệ thống, các dịch vụ thông tin
khác.
• Cung cấp môi trường cộng tác (collaborative) thông qua việc quản lý và khai thác
thống nhất toàn diện các dịch vụ cơ bản như: Forum, Mail, Calendar, Task
Management, Report Systems, Conferences, Discussion Groups, News Groups,
v.v Các dịch vụ này là một phần của kho tài nguyên dịch vụ trên portal để người
dùng lựa chọn. Việc quản lý người dùng được thực hiện một lần và thống nhất
trên tất cả các ứng dụng dịch vụ của portal.
Tóm lại, triết lý của portal là “siêu web site” để phục vụ tốt hơn thông qua quan hệ bình
đẳng và tình cảm gắn bó với “siêu web site”, là định hướng phục vụ (user-centric), khác
với sự phát triển tự nhiên của web site truyền thống là định hướng trình bày thông tin
(data-centric).
(Kiến thức sưu tầm)
03
Đứng trước các Portal - Suy ngẫm về một
giải pháp
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Từ khoảng giữa năm 2003 xuất hiện nhiều tin tức về các 'cổng giao tiếp điện tử' - hay
các Portal - trên các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta, như cổng giao tiếp điện
tử Hà Nội (Hanoi Portal - HNP); Mạng thông tin tích hợp trên internet của TP. HCM
(Hochiminh City Web); Cổng giao tiếp điện tử Bắc Ninh; Trang thông tin điện tử website
tỉnh Bình Định (Bình Định Portal); Cổng TMĐT Vnemart của Phòng Thương Mại và
Công Nghiệp Việt Nam (VCCI); Cổng Thông Tin Quốc Gia Việt Nam - VNCG v.v
Vậy là sau LAN, WAN, Web…, 'Portal' đang trở thành mối quan tâm và hơn thế nữa,
thành một hạng mục đầu tư của các cơ quan nhà nước, các công ty Có lẽ khá nhiều cơ
quan chưa kịp phát huy hiệu quả đầu tư vào các công nghệ trước đã phải đối mặt với
những thuật ngữ, khái niệm mới, mà ngay nhiều người làm CNTT chuyên nghiệp cũng
chưa lĩnh hội thấu đáo? Có cảm tưởng rằng nhiều vấn đề chưa rõ ràng, và chưa phải ai
cũng có thể sẵn sàng nhập cuộc
Những mục tiêu to lớn
Có thể nói chính nhu cầu cải cách hành chính, 'một cửa', nhu cầu cung cấp thông tin đầy
đủ cho công dân, các dịch vụ công trực tuyến là sức ép khách quan trước nhất cho việc
ra đời các cổng giao tiếp điện tử - bước đầu tiên để đi đến chính phủ điện tử. Công nghệ
này có vẻ hứa hẹn đáp ứng nhiều yêu cầu, 'làm sẵn' cho ta nhiều dịch vụ…
Tuy vậy, đâu nhất thiết phải 'có mới nới cũ'? Có chăng một sự nhầm lẫn giữa trang web
với một vài dịch vụ kiểu như diễn đàn, hay đăng tin với khái niệm Portal - một thuật ngữ
rất mới trong CNTT, một khái niệm đang 'thời thượng' ở Việt Nam?
Portal là gì?
Từ Portal (cổng) vốn là một thuật ngữ kiến trúc, chỉ lối vào một tòa nhà lớn. Trong lĩnh
vực CNTT, Portal cũng có ý nghĩa tương tự. Có thể coi đó là cổng vào một kho thông tin
lớn, đa dạng. Qua Portal, những đối tượng người dùng khác nhau có thể truy cập đến
nhiều loại thông tin khác nhau nhưng theo một cách thức thống nhất.
Hiện nay có khá nhiều loại Portal: Portal công cộng, Portal riêng của công ty hoặc tổ
chức, Portal chuyên ngành , và gần đây còn xuất hiện các siêu Portal là Portal dẫn đến
các Portal mức dưới. Hãy chỉ đề cập đến các Portal công cộng. Khác với các Portal
chuyên ngành thường tập trung vào một lĩnh vực hẹp nhưng sâu hơn, thông tin do một
Portal công cộng cung cấp bao trùm nhiều lĩnh vực, hoặc nhiều chủ đề trong một lĩnh vực
lớn như kinh tế, khoa học, công nghệ, y học, thể thao, âm nhạc Portal tích hợp thông tin
từ rất nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ một Portal ở tầm quốc gia phải tích hợp thông tin từ
trung ương và các bộ, ngành, địa phương. Portal của một thành phố phải tích hợp được
thông tin từ các quận, huyện và các sở, ban, ngành.
Portal phục vụ cho nhiều lớp đối tượng sử dụng với các nhu cầu thông tin khác nhau. Ví
dụ một Portal của thành phố phải cung cấp thông tin về thủ tục hành chính cho những
người dân thường, thông tin dự án cho các nhà đầu tư, thông tin về bản đồ, thắng cảnh
cho khách du lịch Mọi đối tượng sử dụng đều có thể tìm kiếm và khai thác kho thông
tin đa dạng này một cách dễ dàng qua một giao diện thống nhất mà không cần biết thông
tin nằm ở đâu, do ai quản lý. Ví dụ, người dân phải tìm thấy và sử dụng được ngay dịch
vụ hành chính mà họ cần, chứ không cần quan tâm đến những cấp chính quyền nào,
những cơ quan nào liên quan đến các thủ tục hành chính đó.
Một trong các đặc trưng nổi bật phân biệt Portal với một website thông thường là khả
năng người dùng giao tiếp trực tuyến, hai chiều để khai thác các dịch vụ công.
Những điều kiện để xây dựng và phát triển Portal
Trước hết, để xây dựng Portal phải có một lượng thông tin lớn, đa dạng, từ nhiều nguồn
và những thông tin này cần thiết cho nhiều loại đối tượng sử dụng khác nhau. Bản thân
đơn vị làm chủ Portal và các đơn vị thành viên phải có cơ sở hạ tầng CNTT tương đối
phát triển. Ví dụ muốn xây dựng Portal quốc gia, phải có hệ thống thông tin tiên tiến ở
các bộ, ngành, địa phương và phải có cơ sở hạ tầng viễn thông đủ phát triển để kết nối
các hệ thống thông tin này với trung ương. Hoặc muốn xây dựng Portal của tỉnh, thành
phố cần phải có hệ thống thông tin của các quận, huyện và các sở, ban, ngành
Xây dựng Portal là quá trình rất phức tạp và đòi hỏi đầu tư lâu dài. Nhìn chung, phải chia
thành nhiều bước: lập kế hoạch, thực hiện thí điểm, đánh giá, điều chỉnh, duy trì, phát
triển và mở rộng Một yếu tố không thể thiếu là phải có sự chỉ đạo tập trung và phối hợp
chặt chẽ giữa các thành viên tham gia trong hệ thống Portal ngay từ đầu để đảm bảo tính
tương thích và hợp chuẩn của các thành phần Portal.
Vì vậy, những xu hướng sau đây là không đúng:
o Xây dựng một website tin tức đơn giản và gọi đó là Portal.
o Tập trung phần lớn kinh phí xây dựng Portal để mua thiết bị, trong khi chưa có chuẩn bị
về thông tin, phần mềm và đội ngũ cán bộ đủ năng lực.
o Đầu tư lớn để xây dựng Portal nhưng sau đó không dành đủ kinh phí để duy trì hoạt
động và phát triển tiếp.
Công nghệ Portal tại Việt Nam
Về mặt công nghệ, một Portal công cộng cần có các tính năng sau:
oGiao diện web
o Tích hợp được thông tin từ các nguồn dữ liệu bên ngoài, như từ các ứng dụng có sẵn
hoặc các website khác dựa trên chuẩn trao đổi thông tin.
o Có công cụ tìm kiếm mạnh.
o Có thư mục phân loại.
o Có các tính năng quản trị nội dung (contents management) mạnh.
o Có khả năng tùy biến, cá nhân hoá cho từng người dùng hoặc từng lớp đối tượng người
dùng.
o Khả năng quản lý và khai thác một khối lượng thông tin lớn từ hàng triệu đến hàng
trăm triệu trang văn bản.
o Đối với các Portal lớn, phục vụ cho cả người nước ngoài thì tính năng đa ngữ là rất
quan trọng.
o Đăng nhập một cửa (single sign-on).
Về công nghệ nền cho Portal, hiện tại ở Việt Nam có sản phẩm TVIS (Tinh Van I-portal
Solutions) của công ty phần mềm Tinh Vân, WebCMS của công ty Nhất Vinh và VPortal
của công ty Vietsoftware; 3C_SmartPortal của công ty 3C Liệu sẽ còn có các giải pháp
nào được đưa ra và người dùng nên chọn giải pháp nào cho hiệu quả, liệu có một chuẩn
cho Portal không?
Portal mới và 'thời thượng', các giải pháp của nước ngoài thì đắt và 'đóng', nên các công
ty Việt Nam đầu tư cho giải pháp nội địa là một chiến lược đúng đắn. Tuy nhiên, chọn
công nghệ nào để phát triển các Portal công cộng tại Việt Nam hiện nay chắc chắn còn là
vấn đề phải xem xét một cách nghiêm túc. Nên chăng Ban Điều Hành 112 chú ý đầu tư
vào việc này để có những hướng dẫn cho các thành viên?
Theo PCWorld B
09
CSS là gì?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
CSS là gì? Một câu hỏi đơn giản thôi mà khá khó để trả lời. Bạn có thể vào google.com
và gõ cụm từ define: CSS sẽ cho ra vô vàn kết quả.
Khi thế giới web mới ra đời người ta thường dùng các thẻ HTML để dàn trang. Việc dàn
trang đó bao gồm chia trang web thành các bảng, ô, để add text, add ảnh, kiểu chữ, màu
sắc Khi mà công nghệ web ngày càng phát triển người ta nhận thấy việc dàn trang bằng
các bảng ngày càng trở nên bất tiện. Khối lượng mã HTML lớn cùng việc khó khăn trong
kiểm soát các vùng nội dung trên trang web (theo tôi biết) là những lý do khiến HTML
ngày càng thất thế. Nếu bạn vào các website chuyên nghiệp của nước ngoài bạn sẽ việc
dàn trang của họ hoàn toàn bằng các thẻ DIV của CSS mà không dùng các thẻ HTML,
nếu có thì cũng rất ít.
Công nghệ CSS được đề cập đầu tiên bởi W3C vào năm 1996. Theo định nghĩa của W3C
(Wide Web Consortium) CSS (từ viết tắt của Cascading Style Sheet tạm dịch là bảng
kiểu xếp chồng) là một ngôn ngữ giúp người thiết kế web có thể add kiểu vào tài liệu web
(như kiểu font chữ, màu sắc, khoảng cách vv ). Bạn có thể tạo ra kiểu một lần nhưng có
thể dùng lại nhiều lần trong các tài liệu web tiếp theo. Ví dụ như nếu bạn muốn hiển thị
một bức ảnh trong web với màu khung màu xanh, đường viền bức ảnh là đường kẻ liền
thì bạn có thể định nghĩa khung đó thành một kiểu, giả dụ đặt tên là "frame" đi. Và sau đó
khi bạn muốn các khung ảnh khác cũng có kiểu dáng như vậy thì bạn chỉ việc gọi kiểu
mà bạn đã định nghĩa để sử dụng lại lần nữa. Cụ thể ở đây là gọi kiểu "frame".
Việc dàn trang bằng các thẻ DIV trên web là việc bạn phân vùng các khu vực trên trang
web và gọi các kiểu xác định mà bạn đã định nghĩa trước. Thay vì việc dùng các bảng
HTML bạn có thể dùng các thẻ DIV linh hoạt để phân hoạch các vùng khác nhau trên
trang. Một thẻ cũng giống như một phần của miếng ghép để tạo nên trang web hoàn
thiện. Ưu điểm của các thẻ DIV là rất linh hoạt, các lớp có thể chồng lên nhau một phần
hoặt nhiều phần. Đây là một điểm thú vị mà việc dàn trang bằng HTML không có được.
Nhưng nhược điểm của CSS là việc kiểm soát chúng trên các trình duyệt web khác nhau
khá khó khăn vì chính tính linh hoạt trên. Các trình duyệt hỗ trợ CSS đôi khi là khác nhau
vì vậy nếu dàn trang không tốt thì việc hiển thị cực tệ. Nhưng bạn đừng lo, có khó khăn
thì sẽ có người giải quyết khó khăn. Hiện nay tôi biết có một thứ gọi là hack CSS tức là
giúp viết CSS hiển thị tốt trên các trình duyệt khác nhau. CSS không phải là một ngôn
ngữ lập trình tới thời điểm này (theo tôi được biết).
Về tài liệu CSS thì khá nhiều trên mạng nhưng chủ yếu là bằng tiếng anh. Tôi còn nhớ
khi tôi view source một trang web của nước ngoài mà không hề thấy một thẻ HTML tôi
đã rú lên sao họ tài thế . Tôi đã lượn vòng khắp các diễn đàn của Việt Nam mong kiếm
được quyển sách CSS nào bằng tiếng Việt nhưng mà vô vọng. Ở VN hiện nay tôi gần
như là chưa thấy việc dàn trang hoàn toàn bằng CSS trên web mà vẫn sử dụng HTML kết
hợp với CSS là chủ yếu. Để học CSS bây giờ chắc bạn phải biết tiếng anh rồi. Và thêm
một điều nữa, hay down các trang web đã được dàn trang bằng CSS và các file .css về
nghiên cứu, mày mò, trình độ của bạn sẽ tiến triển nhiều đấy. Tiếng anh của tôi rất kém
và cũng không đủ thời gian để dịch sách cho các bạn. Google là một thế giới rộng lớn,
hãy gõ từ learn CSS để tìm sách học. Tôi có một vài trang web khuyến cáo các bạn nên
vào và đọc.
/> /> /> /> /> />Và cũng tặng các bạn một quyển sách về CSS với tựa đề CSS Web Design for Dummies
tạm dịch là "Thiết kế web bằng CSS cho người mới bắt đầu". Dung lượng 12,4 MB là file
.pdf. Bạn có thể dùng Adobe Reader để đọc. Download Here
(Theo iGuru)
Mười lỗi mới hàng đầu trong việc thiết kế
website
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
1. Phá bỏ hoặc làm giảm số lần bấm phím Back.
Phím Back vốn quen thuộc với người sử dụng mạng và đứng thứ hai theo cách hiểu tiêu
cực (chỉ sau những kết nối siêu văn bản). Những người sử dụng có tin vui rằng họ có thể
xem được bất cứ cái gì có tern trang web mà chỉ phải bấm nút Back từ một đến 2 lần để
quay trở lại trang có liên quan.
Tất nhiên ngoại trừ đối với những trang này khi nó phá bỏ nút Back bằng cách chuyển
một trong những lỗi thiết kế sau:
• Mở một cửa sổ brower mới (xem lỗi #2)
• Sử dụng một sự thay đổi địa chỉ ngay lập tức: mỗi lần người sử dụng bấm vào
phím Back, brower sẽ trở lại trang khiến cho người sử dụng chuyển tới một vị trí
không mong muốn.
• Lưu giữ những đề phòng mà mặt tiêu cực trong việc sử dụng phím Back yêu cầu
làm mới lại tới máy chủ, tất cả những tiêu cực thuộc về siêu văn bản nên đứng thứ
2 và gấp đôi đối với việc theo lối cũ.
2. Mở một cửa sổ Brower mới.
Mở một các cửa sổ brower mới giống như một người bán hàng làm sạch khoảng trống,
người mà bắt đầu một chuyến thăm bằng cách làm sạch một cái khay gạt tàn thuốc lá trên
thảm của khách hàng. Xin đừng làm ô nhiễm màn hình của tôi với bất cứ cái cửa sổ nào
nữa, cảm ơn (đặc biệt kể từ khi hệ điều hành hiện tại làm cho việc quản lý cửa sổ trở nên
khổ sở). Nếu tôi muốn một cửa sổ mới, tôi sẽ tự mở nó!
Những nhà thiết kế mở các cửa sổ brower mới với ý nghĩ rằng nó sẽ giữ những người sử
dụng ở tại vị trí của họ. Nhưng mặc dù không hề đề cập đến thông điệp thù ghét người sử
dụng ngụ ý trong việc đảm nhiệm máy của người sử dụng, chiến lược cũng tự đánh bại vì
nó làm mất khả năng của nút Back vốn là cách thông thường để người sử dụng trở về
trang trước. Người sử dụng thường không chú ý rằng môt cửa sổ mới đã mở, đặc biệt nếu
họ đang sử dụng một màn hình máy tính nhỏ mà các cửa sổ được phóng to hết cỡ tới màn
hình. Nên một người sử dụng mà cố gắng trở về trang gốc sẽ bị từ chối bởi một nút Back
đã bị loại bỏ.
3. Sử dụng GUI Widget không đúng chuẩn mực.
Sự nhất quán là một trong những nguyên tắc về khả năng sử dụng mạnh nhất: khi mọi thứ
vẫn như cũ, người sử dụng không phải lo lắng điều gì sẽ xảy ra. Mặc dù họ biết điều gì sẽ
xảy ra căn cứ vào kinh nghiệm từ trước. Mỗi khi bạn thả một quả táo vào người Sir Isaac
Newton, nó sẽ rơi vào đầu ông ta. Thật là tuyệt.
Những mong đợi của người sử dụng càng chứng minh là đúng thì họ càng cảm thấy kiểm
soát được hệ thống và họ càng thích điều đó hơn. Và hệ thống càng phá vỡ những mong
đợi của người sử dụng thì họ càng cảm thấy bất an. Thật đáng tiếc, có lẽ nếu tôi thả rơi
quả táo này, nó sẽ biến thành quả cà chua và nhẩy cao một dặm lên bầu trời.
Sự nhất quán tương tác là một lý do phụ, nó không thể mở được các cửa sổ brower mới:
kết quả chuẩn mực của việc kích a link là trang đến sẽ thay thế trang gốc trong cùng cửa
sổ brower. Tất cả những cái khác đều là một sự bạo lực cho những mong đợi của người
sử dụng và làm cho họ cảm thấy bất an trong việc làm chủ trang Web.
Hiện nay, các hình thức bạo lực thường xuyên nhất tern mạng được thấy trong việc sử
dụng GUI widget như là các phím radio và các hộp kiểm tra thư. Hành vi thích hợp của
những yếu tố này được xác định trong Windows UI standard, Macintosh UI standard, và
Java UI standard. Nên theo tiêu chuẩn nào trong những tiêu chuẩn này phụ thuộc vào cơ
sở được sử dụng bởi số đông người sử dụng (sự đánh cuộc tốt: Các cửa sổ), nhưng nó lại
là những vấn đề khó cho những widget cơ bản nhất kể từ khi tất cả những tiêu chuẩn có
các quy tắc dễ xác định.
Ví dụ, các quy tắc cho những nút radio chỉ ra rằng chúng được sử dụng để chọn ra một
trong bộ lựa chọn nhưng sự lựa chọn này không có hiệu quả cho đến khi người sử dụng
xác nhận sự lựa chọn bằng cách kích vào phím OK. Thật không may, tôi đã từng thấy
nhiều trang web mà ở đó các phím radio được sử dụng như những phím hoạt động mà có
một kết quả ngay lập tức khi đã bấm chuột. Khi những trệch hướng ngang ngạnh này từ
những chuẩn mực giao diện đã chấp nhận làm cho trang web trở nên khó hơn khi sử
dụng.
4. Thiếu các tiểu sử
Những nghiên cứu về Web đầu tiên của tôi năm 1994 cho thấy rằng những người sử dụng
muốn biết những người đứng sau các thông tin tern trang Web. Đặc biệt tiểu sử và những
bức ảnh của các tác giả giúp cho việc làm web trở thành một nơi không mấy liên quan và
làm tăng sự tin tưởng. Cá tính và quan điểm thường chiến thắng những mẩu tin nặc danh
đến qua dây dẫn.
Nhưng nhiều trang vẫn không sử dụng một nhà báo chuyên mục và tránh by-line tern các
tờ báo của họ. Mặc dù những trang có by-line thường quên sự kết nối với tiểu sử của tác
giả và là một cách cho người sử dụng để tìm các bài báo khác của cùng tác giả.
Đặc biệt không tốt khi một by-line được đưa vào mail để : liên kết thay vì một sự kết nối
tới tiểu sử của tác giả. Có 2 lý do sau:
• Có một điều rất chung chung là một người đọc muốn biết nhiều hơn về một tác
giả ( bao gồm cả việc tìm kiếm các bài báo khác của tác giả đó) hơn là việc người
đọc muốn liên hệ với tác giả, chắc chắn thông tin liên lạc thường là một phần hay
của tiểu sử, nhưng không nên chỉ là dữ liệu ban đầu hay một mẩu dữ liệu về tác
giả.
• Nó sẽ phá vỡ lệ thường của Web khi kích vào văn bản có gạch dưới màu xanh
đưa ra một thông điệp thư điện tử thay vì khởi động một sự kết nối siêu văn bản
tới một trang mới, sự không nhất quán này làm giảm sự tiện lợi bởi việc làm cho
Web trở nên khó dự đoán hơn.
5. Thiếu khung hình:
Thông tin cũ thường là thông tin hay và có thể có ích cho người đọc. Thậm chí khi thông
tin mới có giá trị hơn thông tin cũ, thì gần như luôn luôn có một số giá trị cho chất liệu
cũ, và mất rất ít chi phí để giữ nó trên mạng. Tôi ước tính rằng việc có khung hình có thể
thêm vào khoảng 10% giá trị để chạy một trang Web nhưng làm tăng sự hữu ích của nó
lên khoảng 50%.
Khung hình cũng cần thiết như là cách duy nhất để xóa bỏ linkrot và do đó khuyến khích
các trang khác kết nối với bạn.
6. Di chuyển các trang tới các URL mới.
Bất cứ khi nào một trang được di chuyển, ban đầu nó đều phá vỡ bất cứ sự kết nối nào
đến từ các trang khác.Tại sao lại làm hại tới những người đã gửi cho bạn thông tin khách
hàng miễn phí?
7. Những dòng tiêu đề không có ý nghĩa gì ngoài ngữ cảnh.
Các dòng tiêu đề và nội dung cực nhỏ khác phải được viết bằng những cách khác nhau
cho trang web hơn là cho những phương tiện truyền thông cũ: đó là các mục có thể hoạt
động phục vụ các yếu tố UI và giúp người sử dụng tìm ra.
Các dòng tiêu đề thường được di chuyển ra khỏi ngữ cảnh của cả trang và được sử dụng
trong các bảng nội dung (vd: các trang chủ hoặc các trang cùng loại và trong các kết quả
của công cụ tìm kiếm. Trong trường hợp khác, việc viết nội dung cần phải rất dễ hiểu và
đáp ứng 2 mục tiêu:
• Nói cho những người sử dụng biết cái gì ở cuối sự kết nối khác mà không có yêu
cầu từ phỏng đoán.
• Bảo vệ người sử dụng không theo sự kết nối nếu họ không quan tâm đến trang dự
định. (Vì vậy sẽ không có những người hay trêu tức - họ có thể làm việc một hay
hai lần để xác định phương hướng, nhưng trong quá trình vận hành lâu dài họ sẽ
làm cho người sử dụng rời bỏ trang web và giảm mức độ tin cậy.
8. Thay đổi ở Buzzword Internet gần nhất.
Web bị cuốn vào đồng tiền và những người tuyên bố tìm cách bảo vệ cho tất cả các trang
web thì tiếp tục mất tiền.
Sự thúc đẩy, cộng đồng, chat, mail miễn phí, sơ đồ 3D – cuộc bán đấu giá – bạn biết thủ
tục thực hiện.
Nhưng không có các kí hiệu huyền ảo. Hầu hết các Buzzword Internet có một số tài sản
và có thể mang một lợi nhuận nhỏ cho một vài trang web đó mà có thể sử dụng chúng
một cách thích hợp. Hầu hết thời gian, hầu hết các trang web sẽ bị tổn hại, do việc thực
hiện buzzword mới nhất. Chi phí cơ hội cao từ việc tập trung vào sự chú ý trên một mốt
nhất thời thay vì sử dụng thời gian, tiêu tiền vào ranh giới quản lý trên việc cải tiến dịch
vụ khách hàng cơ bản và sự hữu ích.
Sang tháng sau sẽ có một buzzword mới. Xem xet nó. Nhưng đừng thay đổi nó chỉ bởi vì
Jupiter đã viết một báo cáo về nó.
9. Số lần trả lời máy chủ chậm.
Những lần trả lời chậm là lỗi nặng nhất chống lại sự tiện ích của web. Trong cuộc trưng
cầu ý kiến của tôi về 10 lỗi hàng đầu, các trang chính có một sự vi phạm thực sự với tỉ số
80% gắn với thời gian phản ứng áp đặt.
Thiết kế đồ họa tăng lên là kẻ phạm lỗi ban đầu trong phạm vi thời gian trả lời. Một số
trang web vẫn còn có quá nhiều đồ họa hay các đồ họa quá lớn; hoặc họ sử dụng những
applet nơi mà sự rõ ràng hay tính năng động HTML thực hiện trò gian trá. Vì vậy tôi
không từ bỏ những chiến dịch của tôi tới số lần download tối thiểu.
Sự gia tăng trong các trình ứng dụng dựa trên web, thương mại điện tử và sự cá nhân hóa
thường có nghĩa là việc xem xét mỗi trang phải được tính toán. Kết quả là sự trì hoãn
trong việc tải về các trang được quyết định không chỉ đơn giản là việc trì hoãn download
(kém như nó vốn thế) mà còn bởi sự thể hiện của máy chủ. Đôi khi việc xây dựng một
trang web cũng bao gồm cả những kết nối tới back-end của các máy tính lớn hay cơ sở dữ
liệu của máy chủ, thậm chí làm chậm lại tiến trình hơn nữa.
Người sử dụng không quan tâm tại sao số lần trả lời bị chậm. Tất cả những gì họ biết là
trang web không cung cấp dịch vụ tốt: số lần trả lời chậm thường chuyển trực tiếp tới một
mức độ bị giảm đi sự tin cậy và chúng thường gây ra mất phương hướng khi người người
sử dụng thực hiện việc kinh doanh của họ ở nơi khác. Vì vậy đầu tư vào một máy chủ
nhanh và lấy một chuyên gia thực hiện để xem xét lại kiến trúc hệ thống của bạn và chất
lượng mã số để đánh giá một cách lạc quan số lần trả lời.
10. Bất cứ thứ gì trông giống như quảng cáo.
Sự chú ý có lựa chọn rất có sức mạnh và người sử dụng web biết cách ngừng chú ý tới
bất cứ sự bổ sung thêm vào theo cách hướng đến mục đích của họ. Đó là lý do tại sao tỉ lệ
truy cập bị cắt giảm một nửa mỗi năm và tại sao các web quảng cáo không hoạt động.
Thật không may, người sử dụng cũng làm ngơ với các yếu tố thiết kế hợp pháp mà trông
giống như các hình thức phổ biến của quảng cáo. Sau cùng, khi bạn làm ngơ một cái gì
đó thì bạn đã không nghiên cứu một cách chi tiết để tìm ra nó là cái gì.
Do đó, đó là cách tốt nhất để tránh bất kỳ sự thiết kế nào trông giống như quảng cáo.
Hàm ý chính xác nhất của dòng gợi ý này sẽ thay đổi với những hình thức bổ sung mới,
hiện tại thì theo những quy định sau:
• Sự khó thấy của banner có nghĩa là người sử dụng không bao giờ để mắt vào bất
cứ cái gì trông giống như một banner ad do hình dáng hay vị trí trên trang.
• Sự né tránh tính sinh động làm cho người sử dụng làm ngơ với những khu vực có
nhiều đoạn văn bản mờ hay nhấp nháy hay những sinh động công kích khác.
• Sự thanh lọc pop-up có nghĩa là người sử dụng đóng lại các cửa sổ pop-up trước
khi chúng được trả về hoàn toàn; đôi khi với sự hỏng hóc lớn (một hình thức trở
về với thành công Geo Cities). Tôi không muốn cấm các pop-up hoàn toàn vì đôi
khi chúng có thể là một phần sản phẩm của một giao diện nhưng tôi khuyên chắc
chắn rằng có một cách lựa chọn việc sử dụng trang web cho những người sử dụng
chưa bao giờ thấy các pop-up.
Biên tập từ bài viết của Jakob Nielsen
trên Alerbox
25
Lựa chọn công nghệ nào để phát triển
website
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Hiện nay có rất nhiều công nghệ được sử dụng để phát triển website (PHP, ASP,
ASP.NET, JSP ) Vậy bạn phải lựa chọn công nghệ nào ? Bài viết sau đây sẽ đưa ra
những nhận định đơn giản giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho mình. Các so sánh
này dự trên các thông số cơ bản như: tính kinh tế, khả năng ứng dụng, mức độ bào mật,
môi trường hỗ trợ và tốc độ xử lý
So sánh các công nghệ xây dựng website
PHP ASP.NET ASP JSP/ java
- Tốc độ xử lý
nhanh, hiệu quả
cao
- Tốc độ xử lý nhanh,
hiệu quả cao
-Tốc độ xử lý rất
chậm
- Hơi chậm
- Chi phí giá
thành thấp (ngôn
ngữ free không
tốn chi phí mua
bản quyền)
- Chi phí giá thành cao
(do một phần phải mua
bản quền)
- Chi phí giá thành
trung bình (do một
phần phải mua bản
quền)
- Chi phí giá thành
cao
- Thời gian code
và triển nhanh,
đơn giản
- Thời gian code và triển
khai hơi phức tạp, chậm
hơn PHP
- Thời gian code và
triển khai trung bình
- Thời gian code và
triển khai hơi phức
tạp, chậm hơn PHP
- Số lượng nhà
cung cấp hosting
nhiều, dễ lựa
chọn
-Số lượng nhà cung cấp
hosting không nhiều, vì
vậy khó cho việc lựa
chọn
-Số lượng nhà cung
cấp hosting không
nhiều, vì vậy khó
cho việc lựa chọn
- Số lượng nhà cung
cấp hosting ít, khó
tìm
- Số nhà cung
cấp website
nhiều, khả năng
chọn lựa một
trang web phù
hợp tốt hơn
- Số nhà cung cấp
website nhiều, khả năng
chọn lựa một trang web
phù hợp tốt hơn
- Số nhà cung cấp
website ít
- Số nhà cung cấp
website ít, khả năng
chọn lựa để xây
dựng 1trang web
phù hợp rất khó
- Khả năng mở
rộng và phát triển
dễ dàng và
nhanh chóng
- Mở rộng và phát triển
website dẽ dàng
- Khả năng mở rộng
và phát triển
website khó khăn
- Khả năng mở rộng
và phát triển website
khó khăn
- Các công cụ và
công nghệ hỗ trợ
phong phú, đa
dạng. Phát triển
web trên nền
web 2.0. Sử
dụng công nghệ
Ajax làm cho quá
trình duyệt web
nhanh chóng và
thân thiện hơn
đối với người
dùng.
- Các công cụ và công
nghệ hỗ trợ phong phú,
đa dạng. Phát triển web
trên nền web 2.0. Sử
dụng công nghệ Ajax
làm cho quá trình duyệt
web nhanh chóng và
thân thiện hơn đối với
người dùng.
- Công cụ và công
nghệ hỗ trợ ít, khó
tìm.
- Công cụ và công
nghệ hỗ trợ ít, khó
tìm.
Với nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng và triển khai các ứng dụng web trên nhiều công nghệ khác nhau
chúng tôi có thể đưa ra kết luận sau:
- Đối với đa số website nên chọn ngôn ngữ phát triển web PHP/MySQL vì giá thành tương đối, tốc độ xử lý
nhanh, dễ lựa chọn nhà cung cấp.
- Một số website cung cấp dịch vụ mang tầm quang trọng mức tối đa nên sử dụng ngôn ngữ ASP.NET/MS
SQL .
03
Mười điều tiện ích trong việc thiết kế Web
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Khi phân tích thiết kế Web, thật dễ dàng để xác định được một lượng lớn các lỗi làm
giảm sự tiện ích:
- Mười lỗi gốc hàng đầu trong thiết kế Web.
- Mười lỗi mới hàng đầu trong thiết kế Web.
- Mười lỗi hàng đầu trong việc quản lý dự án Web.
Lại càng khó hơn để nói điều gì là tốt để thực hiện bởi vì tôi chưa bao giờ thấy một
trang web nào thực sự xuất sắc cùng sự tiện ích của nó. Trang web lớn tốt nhất có lẽ
là amazon.com vào cuối năm 1998, nhưng trong suốt năm 1999 Amazon giảm dần
sự tiện ích do chiến lược làm lu mờ sự tập trung của trang web.
Tất nhiên, các bài báo liệt kê 30 lỗi có thể được xem như sự chỉ trích ngầm và một điều
quy định cho 30 điều cần làm trong một dự án Web: thiết kế để tránh mỗi một lỗi!
Dưới đây là một danh mục thêm vào 10 yếu tố thiết kế sẽ làm tăng sự tiện ích của hầu hết
tất cả các trang web:
1. Đặt Tên và Logo của bạn trên mỗi trang và tạo cho Logo một link tới trang chủ
(ngoại trừ trên bản thân trang chủ, nơi mà Logo không nên là một link: đừng bao
giờ có một cái link lại chỉ ngay tới trang hiện tại).
2. Cung cấp Search nếu trang web có hơn 100 trang.
3. Viết các tiêu đề trang và tiêu đề bài đơn giản và dễ hiểu, giải thích rõ ràng trang
đó nói về cái gì và điều đó sẽ trở nên có ý nghĩa khi đọc ngoài ngữ cảnh trong một
danh mục kết quả của search engine.
4. Xây dựng cơ cấu trang web để tạo điều kiện cho việc scan và giúp người truy cập
bỏ qua những khối lớn trang thông tin trong một cái nhìn lướt qua: ví dụ, sử dụng
nhóm và các tiêu đề phụ để làm ngắt một danh sách dài thành nhiều đơn vị nhỏ
hơn.
5. Thay vì nhồi nhét mọi thứ về một sản phẩm hay một chủ đề vào một trang đơn,
dài vô tận, hãy sử dụng hypertext để xây dựng hệ thống không gian nội dung
thành một trang ban đầu cung cấp một cái nhìn bao quát và nhiều trang cấp hai
mà mỗi trang đó chỉ tập trung vào một chủ đề cụ thể. Mục đích là để cho phép
người truy cập tránh được việc lãng phí thời gian vào những chủ đề phụ đó,
những chủ đề mà không liên quan đến họ.
6. Sử dụng các tranh ảnh về sản phẩm, nhưng tránh các trang gia đình sản phẩm lộn
xộn bởi nhiều bức ảnh. Thay vào đó, chỉ nên có một bức ảnh nhỏ trên mỗi một
trang sản phẩm riêng và link bức ảnh tới một hoặc nhiều bức ảnh lớn hơn mà
chúng biểu diễn chi tiết như mong muốn của người truy cập. Sự thay đổi này phụ
thuộc vào loại sản phẩm. Một số sản phẩm thậm chí đòi hỏi những bức ảnh có thể
phóng to, thu nhỏ hay xoay được nhưng để dự trữ tất cả các bài viết trước cho các
trang cấp 2. Trang sản phẩm ban đầu phải nhanh và nên được giới hạn đến một
bức ảnh thumnail.
7. Sử dụng việc thu nhỏ hình ảnh làm nổi bật tính liên quan khi chuẩn bị các bức ảnh
và hình ảnh nhỏ: thay vì sửa lại kích thước ảnh gốc một cách đơn giản thành một
thumnail nhỏ và không thể đọc được thì hãy phóng to theo khía cạnh thích hợp
nhất và sử dụng sự kết hợp của việc cắt xén và hiệu chỉnh lại kích thước.
8. Sử dụng các tiêu đề link để giúp cho người truy cập xem trước được nơi mà mỗi
cái link sẽ đưa họ đến trước khi họ click vào đó.
9. Đảm bảo rằng tất cả những trang quan trọng đều có thể dễ dàng truy cập đối với
người sử dụng bị mất khả năng, đặc biệt là những người khiếm thị.
10. Hãy làm giống như bất kỳ người nào khác: nếu hầu hết các trang web lớn đều làm
một cái gì đó theo một cách cố định, hãy làm theo họ bởi vì người truy cập cũng
sẽ mong muốn làm như vậy trên trang web của bạn. Hãy ghi nhớ Luật về Kinh
nghiệm người truy cập Web của Jakob: người truy cập sử dụng hầu hết thời gian
của họ vào các trang web khác, vì vậy đó là nơi họ định hình mong muốn được
biết một trang Web hoạt động như thế nào.
Cuối cùng, hãy luôn luôn kiểm nghiệm thiết kế của bạn với những khách truy cập thực sự
như một cuộc kiểm tra đích thực. Người ta thường làm mọi thứ theo những cách kỳ quặc
và không mong muốn, vì vậy thậm chí với dự án đã được lên kế hoạch một cách cẩn thận
nhất cũng sẽ rút ra được bài học từ những cuộc kiểm nghiệm hữu ích.
Thiết kế website - 10 năm phát triển
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Tiến sỹ Jakob Nielsen, chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực web, cho rằng có một số thứ
không thay đổi suốt một thập kỷ qua, chủ yếu là các nguyên tắc về những gì tạo nên sự
tiện dụng của một site. 34 nguyên tắc của ngày trước vẫn liên quan đến thiết kế web hiện
nay. “Gần 80% những thứ của 10 năm trước vẫn là vấn đề của hiện tại”, tiến sỹ nói. “Một
số đã biến mất bởi người sử dụng thay đổi còn 10% khác thay đổi vì công nghệ phát
triển”.
Theo Nielsen, những phong cách thiết kế web như tạo màn hình splash - xen ngang giữa
người sử dụng và trang web mà họ đang xem - cũng như việc các nhà thiết kế tự do
phóng tác những ý tưởng nghệ thuật gần như đã không còn. Mặc dù vậy, nguyên tắc cơ
bản về tính tiện dụng, độ tập trung và cách tư duy rõ ràng về thiết kế tổng thể web vẫn là
những yếu tố quan trọng giống như trước đây.
“Rất nhiều người cho rằng thiết kế của web và tính khả dụng của thiết kế đó chỉ là một
vấn đề tức thời bởi vì băng thông rộng đã phát triển mạnh. Tuy nhiên, có rất ít trường hợp
mà vấn đề tính khả dụng biến mất chỉ vì bạn có băng rộng”, Nielsen phân tích.
Tiến sỹ cho rằng sự thành công của các website như Google, Amazon, eBay và
Yahoo cho thấy việc để ý chặt chẽ tới thiết kế của trang web và nhu cầu của người
truy cập là rất quan trọng. “Bốn site này hoạt động rất có lãi. Đó là những minh họa
tiêu biểu cho sự thành công của thương mại điện tử”, ông nói. “Những website đó đều
hướng tới nhu cầu của người truy cập và tạo thuận lợi cho họ sử dụng Internet. Nói cách
khác, những địa chỉ đó đơn giản đã đem đến cho khách hàng những công cụ mạnh để
khai thác thông tin”.
“Google, Amazon, eBay và Yahoo đều không dùng thiết kế bắt mắt hay màu mè”,
Nielsen nói. “Tôi cũng lấy làm ngạc nhiên vì không thấy có nhiều trang khác bắt chước
cách thiết kế của những website thành công này”.
Trong tương lai, tiến sỹ Nielsen tin rằng các công cụ tìm kiếm sẽ đóng vai trò lớn hơn
nữa trong việc hỗ trợ con người nắm bắt lượng thông tin khổng lồ trên mạng. “Những
công cụ search sẽ giống như hệ điều hành của Internet và chúng sẽ còn có thể làm tốt
nhiều thứ khác hơn hiện nay”.
Theo Nielsen, hiện nay các website tìm kiếm chưa làm tốt vai trò mô tả thông tin mà
chúng tìm thấy sau khi nhận lệnh của người sử dụng. Khách hàng thường phải tự “soi”
từng trang web kết quả và đánh giá nó có hữu ích với mình hay không. Nielsen cho rằng
những công cụ theo dõi hành vi của người truy cập vào website tìm kiếm để biết họ thực
sự muốn tìm cái gì sẽ góp phần cải thiện kết quả search. Một điều tra của ông cho thấy
người sử dụng ngày càng tiến bộ hơn trong việc sử dụng các công cụ tìm kiếm. Thống kê
mới nhất về số từ khóa mà người sử dụng gõ vào ô lệnh trên dịch vụ search cho thấy
trung bình mọi người dùng 2,2 từ/lệnh. Mười năm trước, con số này là 1,3.
P.K. (theo BBC)
7 điều cần tránh khi thiết kế web
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
1. Nội dung sơ sài và kém hấp dẫn
Bạn nên nhớ rằng khi người lướt web họ tìm các trang web trong công cụ tìm kiếm là họ
muốn tìm thông tin để dùng cho mục đích của riêng mình. Ví dụ trang web của bạn được
họ tìm thấy, nhưng sau một lúc ngó dọc ngó xuôi, họ chẳng thấy có chút gì hấp dẫn họ về
mặt nội dung cả. Và tất nhiên họ sẽ bỏ đi sang trang khác và sẽ không quay lại nữa.
Vậy nên bạn hãy tạo ra trang web với nội dung thật hấp dẫn, sao cho người ta phải Add
favourite ngay lần đầu đến thăm.
2. Tốc độ load chậm
Một điều hết sức khó chịu là trang web của bạn có tốc độ load chậm. Người ta không
kiên nhẫn quá 5 giây để ngồi chờ trang của bạn load đâu.
3. Giao diện nghèo nàn
Bạn luôn phải nghĩ rằng những người lướt web đến thăm trang của bạn, họ không phải là
những nhà thiết kế web chuyên nghiệp. Thậm chí họ chỉ mới biết đến Internet. Do vậy
bạn phải làm sao cho trang của mình thật dễ sử dụng, người ta chỉ cần nhấn chuột 3 lần là
đã tìm ra cái họ cần.
Thanh di chuyển nên chọn loại tiêu chuẩn là nằm ngang dưới banner hoặc bên tay trái.
Đừng nên dùng những thanh di chuyển quá phức tạp.
Đừng nên dùng hiệu ứng Javascript cho con trỏ chuột
Màu chữ và cỡ chữ không nên quá to, hoặc quá chói. Tốt nhất là bạn nên chọn font chữ
từ 12-14 Px và màu là màu đen. Người ta chứng minh được rằng, mắt người thấy dễ chịu
nhất ở những trang có nền trắng chữ màu đen.
4. Kết hợp màu sắc quá tồi
Có đôi khi tôi vào một vài trang web về Photoshop Tutorial. Thật sự thì tôi cũng thích nội
dung trang web đó, nhưng màu sắc thì … ôi thôi … không thể tha thứ được. Nền màu đỏ,
chữ màu xanh lá cây, viền vàng, chữ xám … nhìn như một bát màu chứ không phải một
trang web nữa. Ở những lúc như thế, tôi chỉ muốn thoát ngay ra mà không muốn chịu
đựng thêm một giây nào nữa.
5. Có quá nhiều hình ảnh động và flash
Banner hoặc logo mà là dạng hình động chạy ra chạy dzô, ẩn hiện lập loè, xoay mòng
mòng như chong chóng là những thứ mà các web designer nên tránh như tránh tà.
Một banner bằng flash giống như một bé mới tập làm web và khoe hết người này người
nọ về tác phẩm mà cậu ta mới làm xong.
Một trang web chuyên nghiệp thì logo và banner nên là dạng hình tĩnh hoặc đơn giản chỉ
bằng chữ. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng banner và logo động dạng flash không mạng
lại tính chuyên nghiệp cho trang web của bạn, mà sự thực nó làm điều ngược lại.
6. Bộ đếm số người truy cập – Hit Counter
Đoạn mã này chỉ được dùng bởi những tay mơ, mới bắt tay vào làm web. Bạn đừng bao
giờ dùng đến nó. Bởi vì một host có cấu hình tốt sẽ giúp bạn kiểm tra được thông tin về
số người truy cập là bao nhiêu, họ từ đâu tới, dùng trình duyệt gì, làm sao họ biết đến bạn
nhờ công cụ tìm kiếm nào vân …vân … mà một bộ đếm truy cập thông thường chẳng
bao giờ làm được như thế. Đó là chưa kể nó lại còn không chính xác nữa bởi vì mỗi lần
có người refresh là nó lại nhẩy lên môt đơn vị.
Ý tưởng dùng công cụ Hit Counter này xuất hiện đã 8 năm về trước rồi. Thế giới đã đổi
thay, bạn cũng nên vậy.
7. Viết theo văn phong dễ hiểu
Bạn luôn phải nghĩ trong đầu rằng không phải ai lướt web cũng giỏi văn như Nguyễn
Tuân, Tố Hữu … mà trình độ của họ chỉ là trung học hoặc hơn chút. Do vậy bạn nên viết
sao cho dễ hiểu, vào thẳng vấn đề và đừng nên vòng vo tam quốc, trau truốt câu văn bóng
bẩy làm gì.
Văn phong bạn viết trên Internet nên ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu vì người đọc rất lười
đọc trên mạng. Họ chỉ đọc lướt qua thôi chứ không đọc từng câu từng chữ đâu.
Nguồn tin: vietphotoshop
09
Lập trình web và các khái niệm
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Cùng với sự phát triển của CNTT cũng như Internet, việc phát triển các ứng dụng trên
một máy đơn cũng đã mang lại nhiều lợi ích và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của
đời sống. Tuy nhiên, với sự gia tăng phát triển của ngành công nghiệp máy tính, xu
hướng toàn cầu hoá nhất hiện nay, tin học phải mở rộng hơn để có thể khai thác nguồn tài
nguyên Internet.
Trong mỗi doanh nghiệp việc phát triển các ứng dụng quản lý trên mạng càng có ý nghĩa
hơn khi các mạng LAN hay WAN bùng nổ và ngày càng phổ biến. Các ứng dụng đó đảm
bảo tính truy nhập tương tác từ nhiều phía và tài nguyên chỉ đặt một nơi mà ta gọi là
server. Như thế các mạng sẽ mang lại cho chúng ta những lợi nhuận đáng kể. Và thực tế
đã chứng tỏ điều đó, các ứng dụng đều hướng tới mạng và Internet, từ kinh doanh trên
Internet, quảng cáo, hệ thống thư điện tử, cũng như thương mại điện tử. Các khái niệm đó
đang gần gũi với chúng ta hơn.
Bài viết giới thiệu với các bạn một số khái niệm có liên quan đến lập trình Web. Đó là
những khái niệm thường gặp khi làm việc với môi trường mạng và đó cũng là những nét
đặc trưng khác biệt mà các bạn ít gặp khi lập trình trên các ứng dụng đơn lẻ.
1. URL
URL (Uniform Resource Locator) dùng để chỉ tài nguyên trên Internet. Sức mạnh của
web là khả năng tạo ra những liên kết siêu văn bản đến các thông tin liên quan. Những
thông tin này có thì là những trang web khác, những hình ảnh, âm thanh Những liên kết
này thường được biểu diễn bầng những chữ màu xanh có gạch dưới được gọi là anchor.
Các URL có thể được truy xuất thông qua một trình duyệt (Browser) như IE hay
Netscape.
Ví dụ: Một URL có dạng />Trong đó: http: là giao thức
là địa chỉ máy chứa tài nguyên.
index.html là tên đường dẫn trên máy chứa tài nguyên.
Nhờ địa chỉ url mà ta có thể từ bất kỳ một máy nào trong mạng Internet truy nhập tới các
trang web ở các website khác nhau.
2.Web Server/mail Server và hoạt động của browser WWW (World Wide Web)
Hoạt động truy xuất WWW giữa máy khách và web server theo cơ chế sau:
Server ứng dụng cung cấp dữ liệu mà người sử dụng cần đến hoặc trao đổi. Chỉ những
người sử dụng đã đăng ký account mới được cấp web site chứa dữ liệu riêng của mình
trên server này, mọi người sử dụng đều có thể truy xuất các URL được phép dùng chung
trong server này.
Trước tiên trình duyệt thực hiện kết nối để nhận được program/server. Browser dùng địa
chỉ miền tên như số điện thoại hay địa chỉ để đạt tới server.
Browser tìm địa chỉ tên miền - thông tin đi ngay sau http:// như trong
ví dụ trên, trong đó là địa chỉ miền
tên (cũng là địa chỉ máy chứa tài nguyên).
Sau đó browser sẽ gửi request header sau tới miền xác định:
* Một request header xác định file hay dịch vụ đang được request.
* Các fields request header, xác định browser.
* Thông tin đặc biệt thêm vào request.
* Bất kỳ dữ liệu nào đi cùng với request.
Tất cả những thông tin đó được gọi là request header HTTP. Chúng xác định đối với
server thông tin căn bản mà client đang request và loại đáp ứng có thể được client chấp
nhận. Scrver cũng lấy tất cả các header do client gửi tới thông qua biến môi trường
(environments variables) để chương trình server xử lý. Server đáp ứng với response
header. Header đáp ứng đầu tiên là dòng trạng thái cho client biết kết quả của việc tìm
kiếm request url. Nếu trạng thái là thành công (Success) thì nội dung của request url được
gửi trả lại client/browser và hiển thị trên màn hình máy tính của client.
3. HTML và Web page
Ngôn ngữ siêu văn bản (Hyper Text Markup Language) là một ngôn ngữ dùng để tạo
trang web, chứa các trang văn bản và những tag (thẻ) định dạng báo cho web browser
biết làm thế nào thông dịch và thể hiện trang web trên màn hình.
Web page là trang văn bản thô (text only), nhưng về mặt ngữ nghĩa gồm 2 nội dung:
- Đoạn văn bản cụ thể.
- Các tag (trường văn bản được viết theo qui định) miêu tả một hành vi nào đó, thường là
một mối liên kết (hyperlink) đến trang web khác.
4. E-mail
- e-mail (electronic mail - thư điện tử) là hình thức gửi thông điệp (messages) ở dạng điện
tử từ máy này sang máy khác trong mạng.
- Format của một e-mail:
Dạng format một e-mail cơ bản gồm hai thành phần: header + body:
+ header: chứa các hàng text kiểm soát e-mail.
+ body: nội dung cụ thể của e-mail.
Phần header gồm các nội dung cụ thể sau:
To: địa chỉ người nhận e-mail
Cc: địa chỉ người nhận cộng thêm
Bcc: địa chỉ những người nhận cộng thêm
From: thông tin về người gửi e-mail (địa chỉ)
Sender: địa chỉ người trực tiếp gửi e-mail
Rcceived: danh sách các Mail- Server trung chuyển
Return path: đường dẫn ngược trở lại Received
Date: ngày giờ gửi nhận e-mail
Reply to: địa chỉ hồi âm
Message: chỉ số nhận dạng e- mail
In Reply to: chỉ số nhận dạng e-mail này quay trở lại
Referece: những chỉ số e-mail tham khảo khác
Keywords: các keywords chính về nội dung
Subject: chủ đề chính của e-mail.
- Để nới rộng thêm ra ngoài văn bản thô người ta thêm vào các field kiểm soát gọi là
MIME nới rộng sau:
Mime-Version: chỉ số version của MIME
Content-Description: chú thích về nội dung e-mail
Content-Id: chỉ số duy nhất
Content-Transfer-Encoding: cách thức mã hóa nội dung e-mail
Text: Text Only
Image : ảnh dạng .GIF, .JPEG
Audio: âm thanh WAVE
Video: Film Mfeg/chương trình bất kỳ (Octet-stream)
Application: Post Scripts chương trình dàn trang.
Chú ý: Các thông tin về phần header của e-mail trình bày ở đây rất cần để xử lý mail.
5. Lập trình CGI
- CGI (viết tắt của Common Gateway Interface) là một phương pháp cho phép giao tiếp
giữa server và chương trình nhờ các định dạng đặc tả thông tin.
- Lập trình CGI cho phép viết chương trình nhận lệnh khởi đầu từ trang web, trang web
dùng định dạng HTML để khởi tạo chương trình. Định dạng HTML trở thành phương
pháp được chọn để gửi dữ liệu qua mạng vì dễ thiết lập một giao diện người sử dụng
HTML định dạng và thẻ Input.
- Chương trình CGI chạy dưới biến môi trường duy nhất. Khi WWW khởi tạo chương
trình CGI nó tạo ra một số thông tin đặc biệt cho chương trình và đáp ứng trở lại từ
chương trình CGI. Trước khi chương trình CGI được khởi tạo, server WWW đã tạo ra
một môi trường xử lý đặc biệt, môi trường này chứa các dữ liệu từ HTTP request header
truyền đến. Sau đó server xác định loại file chương trình cần thực thi.
- Nói tóm lại lập trình CGI là viết chương trình nhận và truyền dữ liệu qua Internet tới
WWW server. Chương trình CGI sử dụng dữ liệu đó và gửi đáp ứng HTML trở lại máy
khách.
- Vai trò của HTML rất quan trọng trong lập trình CGI. Chương trình CGI được gọi qua
một tag định dạng HTML chẳng hạn:
trong thông qua tag chương trình index.cgi sẽ được thực hiện.
- Dùng thuộc tính HTML định dạng method:
Form tag bắt đầu với một thuộc tính Method để báo cho browser biết cách thức mã hoá
dữ liệu và nơi đặt dữ liệu chuyển tới server, nó được dùng để định nghĩa phần gì của file
HTML được sử dụng cho người sử dụng input.
Cú pháp:
Thêm vào input tag cho định dạng HTML này ta được một active form:
- Input tag:
Có thể tạo input text, radio buttons, check boxes và một số loại khác.
Cú pháp:
- Submit button:
Với tag _ dùng để kích khởi gửi dữ liệu.
CGI và tag FORM trong HTML phối hợp với nhau tạo ra submit button dùng để kích
hoạt chương trình CGI trên server cùng với các phương pháp.
- Method GET và POST:
Có 2 cách thức cho phép dữ liệu được chuyển tới chương trình CGI trên server.
GET gửi dữ liệu với mã URI header (Uniform Resource Identifier), dùng với HTML định
dạng tag ở dạng sau:
6. PERL - ngôn ngữ lập trình cho CGI
- Có thể dùng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau trên CGI:
Bourne shell; C shell; C/C++; Perl; Python; Visual basic; JavaScripts.
- Ngôn ngữ lập trình PERL (viết tắt của Practical Extraction and Report Languages) do
Larry Wall xây dựng được dùng là một công cụ lập trình trên web vì Perl có nhiều ưu
điểm:
+ Perl có sức mạnh và sự linh hoạt của ngôn ngữ lập trình cấp cao C.
+ Giống như các ngôn ngữ shell scripts, Perl không đòi hỏi biên dịch và link mã nguồn,
thay vào đó chỉ cần gọi Perl thực thi chương trình đó.
+ Chạy được trên nhiều platfrom: UNIX, DOS, WINDOWS.
+ Perl chuyên về xử lý text, có nhiều hàm build-in, thích hợp với xử lý trang web trong
thế giới WWW.
Ngoài ra Perl còn rất nhiều điểm mạnh như của các ngôn ngữ lập trình khác.
7. SQUID và WEBMIN
SQUID:
Squid là một proxy caching server cao cấp cho web máy khách, trợ giúp FTP, gopher,
HTTP dữ liệu objects. Không giống như các caching software khác, Squid xử lý mọi
request bằng quá trình đơn, non-blocking.
Squit chứa chương trình server chính là squid, một chương trình tìm kiếm hệ thống tên
miền dnsserver (DNS - Domain Name System), một số chương trình và công cụ quản lý
máy khách khác.
WEBMIN:
Webmin là một phần mềm quản trị trên UNIX thông qua web. Webmin có cấu trúc
module mở và được cài đặt trên máy có cấu hình thấp, biến nó thành miniserver rất hữu
dụng.
Webmin phát hành phiên bản đầu tiên (ver 0.1) ngày 05/10/1997 và phiên bản được sử
dụng ở đây là ver 0.72.
Webmin được thiết kế cho phép dễ dàng thêm vào các module mới mà không làm thay
đổi bất kỳ mã nguồn nào đã có.
8. Web Server Log Files và thông tin về người sử dụng dịch vụ web
Để quản lý các khách hàng trong dịch vụ của mình, người quản trị cần biết các thông tin
về người sử dụng đã sử dụng các dịch vụ Internet thế nào: Số lần request, khối lượng, loại
dịch vụ (HTTP, Email), thời gian sử dụng bao lâu và nhiều thông tin liên quan khác. Lấy
các thông tin này từ đâu và xử lý nó thế nào? WWW server sẽ ghi lại thông tin về request
của người sử dụng đó vào một file gọi là log file. Chẳng hạn như ta muốn tìm các thông
tin về những người tới site của mình, dịch vụ HTTP (Hyper Text Transfer Protocol) cho
phép giao tiếp giữa browser và web server qua một loạt các kết nối rời rạc để lấy text trên
web page và thể hiện chúng, mỗi một lần request được thực hiện thì một bản ghi cho lần
request đó được ghi vào một file log. Các request về web được http ghi vào file
access_log còn e-mail được ghi vào file syslog trên UNIX.
Tuỳ thuộc vào từng loại mạng và server mà cấu trúc file log có thể khác nhau ở một vài
điểm nhưng nhìn chung thông tin ghi lại đều phản ánh tên người sử dụng, ngày giờ sử
dụng dịch vụ, khối lượng request và nhiều thông tin khác.
Dựa vào các fields của file log này người quản trị có thể thực hiện các thao tác monitor
để quản lý khách hàng của mình.
( Tác giả Theo VNPT )