Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

GỢI Ý VĂN CAO ĐẲNG KHỐI D 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.75 KB, 4 trang )

1
GỢI Ý VĂN CAO ĐẲNG KHỐI D 2010
PHẦN CHUNG:
Câu I. Cái tôi trữ tình trong Vội Vàng Xuân Diệu:
Nói đến Xuân Diệu, cái tôi cá nhân thực sự được giải phóng. Nhà thơ phát biểu hết sức
chân thành những cảm xúc thiết tha, mãnh liệt của trái tim tràn đầy, cháy bỏng:
Cảm nhận thiên nhiên: cái tôi say sưa cảm nhận vẻ đẹp mơn mởn của đất trời bằng “cặp
mắt xanh non biếc rờn”. Nhà thơ như một người tình của mùa xuân, đứng giữa đất trời,
dang tay đón lấy cảnh sắc tháng giêng ngọt ngào, tràn trề sức sống.
Cảm nhận về thời gian: Chính vì yêu đời, say đời mà nhà thơ luôn tiếc thời gian. Cái tôi
nhà thơ khao khát chặn lại bước đi của tháng năm để giữ gìn mùa xuân tuổi trẻ. “Tắt
nắng”, “buộc gió” là khát vọng phi thường của một thi sĩ mến yêu cuộc sống đến mức
khác thường. Trong nhà thơ luôn tồn tại hai tâm trạng “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng
một nửa”
Câu II. MQH giữa tài và đức:
* Tài: Tài là sáng sạo, là mưu lược, những người văn hay, chữ tốt, những người giỏi
(chuyên gia hàng đầu) trên từng lĩnh vực và trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, kể cả
lĩnh vưc quản lý xã hội và lĩnh vực dùng người.
* Đức: đạo có nghĩa là “đạo lý”. Khi “đạo” trở thành “đạo đức”, thì nó lại là một trong
những hình thái ý thức xã hội, một chế định xã hội, thực hiện chức năng điều chỉnh hành
vi của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
* Mối quan hệ giữa tài và đức, đức và tài, là mối quan hệ tác động qua lại, bổ sung cho
nhau, làm phong phú lẫn nhau, không thể tách rời. Đó là biện chứng của mối quan hệ
giữa tài và đức, đức và tài.
PHẦN RIÊNG:
Câu III.a: Nét mới trong cảm nhận về đất nước trong đoạn thơ trên trong
Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Phân tích đề
- Đề yêu cầu phân tích tư tưởng “đất nước của tình yêu lứa đôi và cội nguồn dân tộc”
trong đoạn trích Đất nước.
- Về thể loại, đây là kiểu phân tích một vấn đề nội dung (tư tưởng) trong một tác phẩm


văn học cụ thể.
Cần lưu ý, cũng là kiểu bài phân tích ở một tác phẩm thơ trữ tình, nhưng không phải là:
phân tích thơ, phân tích nhân vật, hoặc phân tích hình tượng, tâm trạng Phân tích một
2
bài thơ bao giờ cũng để tìm thấy những giá trị tư tưởng – thẩm mĩ, hoặc chủ đề. Nhưng ở
đây, chủ đề bài thơ gần như có sẵn. Do đó, phân tích là để làm sáng tỏ vấn đề đó.
- Đất nước là một phần của chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng. Chương V
là chương hay nhất, thể hiện tập trung tư tưởng – thẩm mĩ của nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm ở bản trường ca. Vì thế, có thể mở rộng liên hệ với toàn bộ tác phẩm.
Mặt khác, Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. Cùng thời,
có khá nhiều nhà thơ từng suy ngẫm và bộc lộ tình cảm của mình về đất nước. Liên hệ, so
sánh để thấy những khám phá riêng của tác giả, nhưng không vì thế mà suy diễn lan man.
* Phân tích cụ thể:
Thơ ca giai đoạn 1945-1975 có nhiều sáng tác đặc sắc về đề tài đất nước, ví dụ :Nguyễn
Đình Thi (Đất nước), Xuân Diệu ( Mũi Cà Mau), Chế Lan Viên (Tổ quốc bao giờ đẹp thế
này chăng?),Trần Vàng Sao (Bài thơ của một người yêu nước mình)
Các sáng tác kể trên đều có sức sống lâu bền qua nhiều thế hệ những người yêu thơ bởi
những đóng góp riêng độc đáo. Đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm cũng có
một đóng góp riêng đặc sắc. Đó là ở cái nhìn mới mẻ của tác giả về đất nước qua những
vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện : lịch sử - địa lí - văn hoá
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nươc là nơi em đánh rơi chiếc
khăn trong nỗi nhớ thầm .
Đất nước không chỉ được cảm nhận bởi không gian địa lí mênh mông từ rừng đến bể mà
còn được cảm nhận bởi không gian sinh hoạt bình thường của mỗi người, không gian của
tình yêu đôi lứa, không gian của nỗi nhớ thương . Ý nịêm về đất nước được gợi ra từ việc
chia tách hai yếu tố hợp thành là đất và nước với những liên tưởng gợi ra từ đó . Sử dụng
lỗi chiết tự mà vẫn không ngô nghê, mà vẫn thật duyên dáng và ý nhị, có thể gợi ra cho

thấy một quan niệm mang những đặc điểm riêng của dân tộc ta về khái niệm đất nước,
mà tư duy thơ có thể tách ra, nhấn mạnh .
Đất mở ra cho anh một chân trời kiến thức, nước gột rửa tâm hồn em trong sáng dịu hiền.
Cùng với thời gian lớn lên đất nước trở thành nơi anh và em hò hẹn . Không những thế,
đất nước còn người bạn chia sẻ những tình cảm nhớ mong của những người đang yêu .
Đất và nước tách rời khi anh và em đang là hai cá thể, còn hòa hợp khi anh và em kết lại
thành ta . Chiếc khăn - biểu tượng của nỗi nhớ thương - đã từng làm bao trái tim tuổi trẻ
bâng khuâng : “Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất …”, một lần nữa lại khiến lòng
người xúc động, bồi hồi trước tình cảm chân thành của những tâm hồn yêu thương say
đắm.
Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"
3
Thời gian đằng đẵng
Không gian mệnh mông
Đất Nước còn là nơi trở về của những tâm hồn thiết tha với quê hương . Hình ảnh con
chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc, con cá ngư ông móng nước biển khơi mang
phong cách dân ca miền Trung, thẫm đẫm lòng yêu quê hương cả tác giả . Đất Nước
mình bình dị, quen thuộc nhưng đôi khi cũng lớn rộng, tráng lệ và kì vĩ vô cùng, nhất là
đối với những người đi xa . Dù chim ham trái chín ăn xa, thì cũng giật mình nhớ gốc cây
đa lại về . Gia đình Việt Nam là như thế, lúc nào cũng hướng về quê hương, hướng về cội
nguồn .
Đất Nước là nơi dân mình đàon tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Đất Nước trường tồn trong không gian và thời gian : Thời gian đằng đẵng, không gian
mênh mông để mãi mãi là nơi dân mình đoàn tụ, là không gian sinh tồn của cộng đồng
Việt Nam qua bao thế hệ . Nguyễn Khoa Điềm gợi lại truyền thuyết Lạc Long Quân và

Âu Cơ , về truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ tổ . Nhắc lại Lạc Long Quân và Âu
Cơ, nhắc đến ngày giỗ tổ, Nguyễn Khoa Điềm muốn nhắc nhở mọi người nhớ về cội
nguồn của dân tộc . Dù bôn ba chốn nào, người dân Việt Nam cũng đều hướng về đất tổ,
nhớ đến dòng giống Rồng Tiên của mình .
Câu III.b Nét đẹp nhân cách trong nhân vật bà Hiền trong “Một người Hà Nội”
Nguyễn Khải
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật:
− Nguyễn Khải là một nhà văn có nhiều gắn bó với Hà Nội. Ông yêu mến và nghĩ nhiều
về vẻ đẹp của đất kinh kỳ.
− "Một người Hà Nội" là khám phá của Nguyễn Khải về vẻ đẹp Hà Nội được thể hiện
qua nhân vật bà Hiền − "hạt bụi vàng của Hà Nội"
2. Bà Hiền là kết tinh của vẻ đẹp người Hà Nội truyền thống và Hà Nội hôm nay.
Điều đó được thể hiện trong hành động và lời nói của nhân vật.
− Bà Hiền là một người phụ nữ xinh đẹp, có phong cách sang trọng, quí phái.
− Có suy nghĩ sâu xa khi xây dựng gia đình.
− Có quan niệm sống và giáo dục con cái một cách đúng đắn, sâu sắc.
4
− Có niềm tin vào giá trị, sức mạnh của những truyền thống văn hóa tốt đẹp.
− Giữa thời Hà Nội sống trong kinh tế thị trường, bà vẫn giữ cái phong cách của người
Hà Nội: phong lưu, nề nếp, văn hóa.
3. Nét đẹp nhân cách trong nhân vật bà Hiền thể hiện trong lời bình luận trên
Bà Hiền là “hạt bụi vàng của Hà Nội”:
− Nguyễn Khải muốn ca ngợi vẻ đẹp của người Hà Nội hào hoa, lịch lãm, truyền thống,
tiêu biểu cho nét đẹp văn hóa toàn diện của đất kinh kỳ.
− Hình ảnh bà Hiền đối lập với hình ảnh một số người Hà Nội hôm nay. Qua sự đối lập
đó, Nguyễn Khải cũng thể hiện những trăn trở, ưu tư về cách sống, phẩm chất con người
Hà Nội trong thời kinh tế thị trường.
− Cùng với hình ảnh "cây si bị đổ", nhà văn bày tỏ niềm tin vào sức sống đẹp đẽ, trường
tồn của người Hà Nội.



×