Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

KHU ĐỀN THÁP MỸ SƠN (DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.33 KB, 5 trang )


KHU ĐỀN THÁP MỸ SƠN
(DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI)



Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách
thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về hướng tây nam, cách thành phố Hội An
khoảng 40km.
Khu đền tháp Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2km,
xung quanh là đồi, núi, trong mạch núi cao khoảng 100m đến 400m từ Đông
Trường Sơn qua Mỹ Sơn đến kinh đô Trà Kiệu.

Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chămpa. Mỗi vị vua, sau khi
lên ngôi, đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền
thờ. Mỹ Sơn là điểm duy nhất của nghệ thuật Chăm có quá trình phát triển liên
tục từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13. Vào đầu thế kỷ thứ 7, vua Sambhuvarman đã xây
dựng ngôi đền bằng những vật liệu rất bền vững, còn tồn tại đến ngày nay. Các
triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để dâng
lên các vị thần của họ.
Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần
Siva - Ðấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn
là Bhadrésvara, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào
cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần -
vua và tổ tiên hoàng tộc.

Vào năm 1885, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một học giả người Pháp tên là
M.C Paris. Vào những năm đầu thế kỷ 20, hai nhà nghiên cứu của Viễn thông
Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H.
Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu
khắc Chăm. Cho đến những năm 1903-1904 những tài liệu cơ bản nhất về bia


ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được L.Finot chính thức công bố.

Đền tháp ở Mỹ Sơn được chia thành nhiều cụm, xây dựng theo cùng một
nguyên tắc. Kết cấu mỗi cụm gồm có một ngôi đền thờ chính (Kalan), bao quanh
bằng những ngôi tháp nhỏ hoặc công trình phụ. Ngôi đền chính tượng trưng cho
núi Meru - trung tâm vũ trụ, là nơi hội tụ của thần linh và thờ thần Siva. Các đền
phụ (miếu phụ) thờ các vị thần trông coi hướng trời. Ngoài ra còn có những công
trình phụ là những ngôi tháp thường có mái lợp ngói, là nơi khách hành hương
sửa lễ, cất giữ đồ tế lễ. Đền thờ của người Chăm không có cửa sổ, chỉ các công
trình tháp phụ mới có cửa sổ.

Đền, tháp Chăm xây bằng gạch, ghép với những mảng trang trí bằng sa thạch.
Chúng được xếp khít với nhau và ngày nay chưa có công trình nghiên cứu nào
xác định được chất kết dính. Sau khi tường tháp được xây lên, những nhà điêu
khắc mới bắt đầu chạm trổ hoa lá, hình người, hình thú lên tháp. Kỹ thuật điêu
khắc trên gạch của người Chăm rất ít xuất hiện trong các nghệ thuật khác ở khu
vực.

Mỗi ngôi đền tháp ở Mỹ Sơn có 3 bộ phận chính: đế tháp, thân tháp và mái
tháp:Đế tháp: theo quan niệm của người Chămpa, đế tháp tượng trưng cho thế
giới trần tục, thường được xây trên nền hình vuông hoặc hình chữ nhật, bằng
gạch hoặc đá phiến to. Xung quanh đế được trang trí các môtip hoa văn, hình
con thú, hình người cầu nguyện đứng trong các vòm cuốn nhỏ…
Thân tháp: cũng theo quan niệm của người Chămpa, thân tháp tượng trưng cho
thế giới tâm linh, nơi con người gột rửa bụi trần được thoát tục để có thể tiếp xúc
với tổ tiên và hoà nhập với thần linh.
Mái tháp: mái tháp tượng trưng cho thần linh, thường có ba tầng càng lên cao
càng thu hẹp. Mỗi tầng lại mô phỏng đầy đủ cấu trúc cửa chính và cửa giả giống
tầng dưới và được trang trí những ngẫu tượng, vật cưỡi của các vị thần trong Ấn
Độ Giáo như: chim thần, ngỗng thần, bò thần, voi, sư tử Tầng một và hai ở mỗi

góc thường trang trí các tháp nhỏ.

Theo các nhà nghiên cứu tháp Chàm cổ, nghệ thuật kiến trúc tháp Chàm tại Mỹ
Sơn hội tụ được nhiều phong cách, mang tính liên tục từ phong cách cổ thế kỷ 7
đến thế kỷ 8, phong cách Hoà Lai thế kỷ 8 đến thế kỷ thứ 9, phong cách Ðồng
Dương từ giữa thế kỷ 9, phong cách Mỹ Sơn và chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn và
Bình Ðịnh, phong cách Bình Ðịnh
Lâu nay người ta vẫn gọi các đền tháp ở Mỹ Sơn theo vần A, A', B, C, D là
theo qui ước phân chia và đặt tên của Henri Parmentier. Ông đã dựa vào những
tường bao quanh cụm đền tháp để xếp chúng cùng nhóm mang một chữ cái.
Quan sát trực tiếp, người ta thấy rằng việc đánh số trong mỗi nhóm của ông
dường như dựa vào công năng của mỗi đền, tháp. Bắt đầu từ ngôi đền chính -
tháp quan trọng nhất của nhóm, mang số 1; tháp cổng số 2; các tháp còn lại tuỳ
theo chức năng trong nhóm được gán các số kế tiếp. Phương pháp đặt tên của
ông rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu và quản lý khu di sản Mỹ Sơn trong
nhiều năm qua.

Trong số 225 di tích Chăm được phát hiện tại Việt Nam, riêng Mỹ Sơn có khoảng
70 đền tháp, 32 bi ký tồn tại ở dạng này hay dạng khác. Những đền tháp ở đây
tuy không còn cái nào nguyên vẹn nhưng vẫn là những cứ liệu tốt nhất để tìm
hiểu quá trình phát triển của nghệ thuật Chăm. Nghệ thuật điêu khắc Chăm tiếp
nhận sâu sắc ảnh hưởng của Ấn Độ, nhưng trong quá trình phát triển tính bản
địa ngày càng đậm nét và tính dân tộc ngày càng khẳng định, tạo nên vẻ độc
đáo, sức hẫp dẫn kỳ lạ. Điêu khắc Chăm cũng có những hình ảnh thầy tu, vũ nữ
khắc kỷ và khoái lạc nhưng nổi bật lên là đặc điểm về sức sống mãnh liệt của
con người với nội tâm lúc bay bổng sảng khoái, lúc trầm tĩnh ưu tư, lúc trăn trở
day dứt

Tháng 12/1999, tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban Di sản thế giới được tổ chức ở
Marrakesh (Maroc), Khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong

các Di sản Văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn 2 như là một ví dụ điển hình về trao
đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn 3 như là bằng chứng duy nhất của một nền văn
minh châu Á đã biến mất.

ĐIỂM THĂM QUAN TIÊU BIỂU



Khu A












Hình ảnh một số điểm thăm quan khác của Thánh địa Mỹ Sơn












THÔNG TIN CẦN THIẾT:

Giá vé tham quan Thánh địa Mỹ Sơn: 30.000 đồng/người/lượt.

×