Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

3 lầm tưởng phổ biến về cuộc phỏng vấn xin việc pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.4 KB, 3 trang )

3 lầm tưởng phổ biến về cuộc phỏng vấn xin việc
Bạn nghĩ rằng mình biết tất cả mọi thứ về cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, theo
chuyên gia nghề nghiệp David Couper, có nhiều thông tin bất ngờ xung quanh
cuộc phỏng vấn.
Trong cuốn sách của mình “Outsiders on the Inside”, Couper liệt kê một vài lầm
tưởng mà có thể lâu nay bạn vẫn coi là sự thật hiển nhiên. Nếu bạn tin chúng,
chúng có thể cản trở bạn đạt được công việc.
Dưới đây là 3 lầm tưởng phổ biến cũng như một vài lời khuyên của các chuyên
gia giúp bạn vượt qua cuộc phỏng vấn thành công:
Lầm tưởng 1: Người phỏng vấn luôn có sự chuẩn bị đầy đủ
Bạn nghĩ người phỏng vấn sẽ nghiên cứu kĩ lưỡng thông tin về ứng viên trước
cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào cũng vậy. “ Người
phỏng vấn đôi khi làm việc quá sức và căng thẳng vì áp lực công việc. Điều đó
dẫn tới sự qua loa khi xem xét ứng viên và nhiều người thậm chí chỉ liếc nhìn
vào sơ yếu lí lịch không quá 5 giây”, Couper cho biết.
Bạn có thể làm gì? Bạn phải có một sơ yếu lí lịch thật hấp dẫn để thu hút sự chú
ý của người phỏng vấn và chuẩn bị mọi thứ một cách hoàn hảo. Hãy xác định
điều công ty tìm kiếm từ ứng viên trong thông báo tuyển dụng ( nếu nó không
đề cập tới, bạn có thể tìm hiểu một chút về công ty và lĩnh vực ). Sau đó lập kế
hoạch về cách bạn đáp ứng chúng ra sao. Ví dụ, nếu một yêu cầu cơ bản của
công việc là “ viết thông báo truyền thông”, điều đó có nghĩa vấn đề nhà tuyển
dụng đang gặp phải là thiếu những thông báo truyền thông hiệu quả. Do đó,
trong cuộc phỏng vấn, bạn có thể kể về những kết quả cụ thể bạn đạt được với
những thông báo bạn viết. Hãy chứng tỏ rằng bạn có thể giải quyết vấn đề của
nhà tuyển dụng.
Lầm tưởng 2: Người phỏng vấn luôn đặt ra những câu hỏi khó
Couper chia sẻ: “ Nhiều người phỏng vấn không chuẩn bị câu hỏi gì ngoài “Bạn
hãy giới thiệu bản thân mình”. Và trong một vài trường hợp, bạn có thể phỏng
vấn với người đại diện phòng nhân sự hoặc một quản lí cấp cao, những người
không biết nhiều thông tin cụ thể về trách nhiệm công việc”.
Bạn có thể làm gì? Hãy chuẩn bị một vài tuyên bố gây ấn tượng mạnh, trọng


tâm vào những thành công và kĩ năng của bạn. Những câu đó phải ngắn gọn
nhưng không quá chi tiết, phải bắt tai và dễ nhớ. Ví dụ như “ Tôi là nhân viên
bán hàng đứng đầu công ty trong 8 tháng đầu năm 2010”.
Thư giới thiệu cũng có thể được sử dụng để gây ấn tượng. Nếu người quản lí
nhận xét điều gì đó tuyệt vời ở bạn, hãy trích dẫn. Ví dụ, “Giám đốc công ty A
nói rằng tôi là người chu đáo và chuẩn bị dự án tốt nhất mà cô ấy từng làm việc
cùng. Và khả năng lập kế hoạch cho bất cứ vấn đề nào đó là điều tôi tự hào về
bản thân mình”
Lầm tưởng 3: Chỉ những người có trình độ tốt nhất mới được tuyển dụng
Điều này có thể đúng trong quá khứ nhưng hiện tại thì chưa chắc. Như Couper
nói: “ Những người có trình độ thấp hơn nhưng là ứng viên năng động, cởi mở
hơn sẽ chiến thắng trái tim người phỏng vấn.”
Bạn có thể làm gì? Nếu bạn là người nhút nhát, luyện tập trước cuộc phỏng vấn
là chìa khóa giải quyết vấn đề. Hãy luyện tập phỏng vấn với bạn bè hoặc người
thân cho tới khi bạn hài lòng với câu trả lời. Bạn không nên chỉ trả lời ngắn gọn
có hoặc không, hãy chuẩn bị phần giải thích và ví dụ để thảo luận với người
phỏng vấn.
Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu thông tin về người phỏng vấn từ trước, như tìm hồ sơ
của anh/ cô ấy trên mạng hoặc tìm những thông tin mới nhất về công ty. Hãy
tìm ra một lí do để ca tụng anh/ cô ấy ( vể thành công nghề nghiệp chẳng hạn )
hoặc thành công của công ty. Giọng nói thân thiện, tinh thần thoải mái. Đừng
quên mỉm cười và liên lạc qua ánh mắt với người phỏng vấn. Và cuối cùng, nhớ
rằng vẻ ngoài đóng vai trò rất quan trọng: bạn nên ăn mặc chuyên nghiệp và ấn
tượng.
Bảo Nguyên

×