Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

10 bí mật để trở thành một doanh nhân thành đạt pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.22 KB, 4 trang )

10 bí mật để trở thành một doanh nhân thành đạt
Muốn trở thành một doanh nhân thành đạt, đứng được trên đôi chân của mình
cần phải có lòng can đảm, sự cương quyết và khả năng nhìn xa trông rộng.
Không có một công thức nào cho thành công, tuy nhiên hầu hết các doanh nhân
thành đạt đều đồng ý với 10 đặc tính sau đây:
1. Nghĩ tới thành công
Để tiến tới thành công như mong muốn, bạn cần phải có những hoài bão lớn.
Mọi câu chuyện thành công đều bắt đầu từ những hoài bão, mơ ước lớn đó. Bạn
cần có tầm nhìn rõ ràng về những điều bạn muốn đạt được. Nhưng nếu chỉ mơ
ước thôi thì không đủ. Bạn nên hình dung cụ thể thành công đó trong tâm trí
mình để bạn có thể cảm nhận được nó và luôn giữ nó trong tầm tay của bạn. Và
trong mọi lúc, mọi thời điểm bạn đều phải luôn nghĩ tới, hướng tới thành công.
Một doanh nhân đã từng nói về việc luôn nghĩ tới thành công của mình: "Mỗi
khi leo lên cầu thang, ở các bậc tôi lại nhẩm lại mục tiêu mình đã đặt ra. Cách
này đã giúp tôi luôn giữ được những mục tiêu đã đề ra tận trong ý thức.
2. Hứng thú với những gì mình làm
Mọi thành công sẽ đến dễ dàng với bạn nếu bạn luôn thích thú với tất cả những
gì mình đã làm. Bởi vì nếu bạn ưa thích công việc kinh doanh hiện tại, chắc
chắn bạn sẽ kiên quyết theo đuổi nó đến cùng. Nếu bạn chán ghét, liệu bạn có
thể đạt được thành công không? Chắc chắn là không, cho dù bạn có đầy đủ khả
năng và trình độ để đạt được điều đó. Bạn sẽ đạt hiệu suất cao nhất và làm tất cả
những gì bạn phải làm để tiến tới thành công chỉ khi bạn luôn thích thú và quan
tâm đến công việc kinh doanh của mình. Các doanh nhân thành đạt có thể bỏ ra
từ 15h đến 18h một ngày tập trung vào kinh doanh mà không thấy mệt mỏi là
bởi vì họ hoàn toàn yêu thích công việc đó.
3. Tập trung vào sức mạnh của bạn
Con người không một ai là toàn diện đến mức hoàn hảo. Bất kỳ ai cũng có
những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Vì vậy bạn cần phải nhận biết được điểm
mạnh của mình và tập trung vào đó. Cơ hội thành công của bạn sẽ lớn hơn nếu
bạn có thể hướng nỗ lực của mình vào những lĩnh vực mình mạnh nhất. Ví dụ,
nếu bạn nhận thấy mình tài năng trong lĩnh vực marketing thì hãy khai thác, tận


dụng tối đa điều đó. Tìm kiếm sự hỗ trợ ở những mặt bạn còn yếu. Muốn biến
điểm yếu thành sức mạnh, cần phải chú ý rèn luyện, khắc phục điểm yếu đó.
4. Đừng bao giờ bận tâm đến khả năng bị thất bại
Là một doanh nhân, bạn cần phải tin tưởng hoàn toàn vào mục tiêu đã đề ra và
khả năng có thể đạt được những mục tiêu đó. Bạn nên có một niềm tin mãnh liệt
vào chính mình, vào khả năng đạt được thành công. Niềm tin càng lớn, bạn
càng nhanh chóng đi đến thành công. Tuy nhiên, bạn cần phải cân bằng giữa
niềm tin đó với sự dự tính trước những rủi ro có thể xảy đến khi bạn đạt được
những thành công lớn hơn. Những doanh nhân thành đạt luôn là những người
biết phân tích và tối thiểu hóa rủi ro khi theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Họ luôn
luôn nói "Không có can đảm, không có vinh quang.
5. Lập kế hoạch phù hợp
Muốn đạt thành công, bạn cần phải cụ thể hoá các mục tiêu để hình thành bàn
đạp hướng tới thành công đó. Bạn cần phải lập kế hoạch sao cho mọi hoạt động
trong từng ngày đều nhằm hướng tới thành công dự tính trước. Một kỹ năng để
thành công chính là việc lập ra các mục tiêu và các kế hoạch để hoàn thành
những mục tiêu đó. Bạn hãy luôn nhớ rằng không có kế hoạch rõ ràng thì thất
bại là điều hoàn toàn chắc chắn.
6. Làm việc chăm chỉ
Mọi sự thành đạt trong kinh doanh đều cần sự làm việc tận tụy, chăm chỉ, cần
mẫn hết mình. Một doanh nhân đã từng nói "Bạn làm việc 8h một ngày là để tồn
tại; còn làm việc hơn 8h một ngày là để đạt được thành công". Khi bạn hỏi bất
kỳ một doanh nhân thành đạt nào về thời gian làm việc lúc khởi nghiệp, họ sẽ
trả lời ngay với bạn rằng họ phải làm việc hơn 60 giờ một tuần. Bạn cần phải
chấp nhận từ bỏ những thói quen như đi uống nước sau khi tan sở hàng ngày
hay các kỳ nghỉ cuối tuần. Nếu bạn đang trong thời kỳ tạo dựng, bạn cần phải
"sống", "ăn", "uống" với công việc kinh doanh cho đến khi đứng vững được.
7. Tận dụng, tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài
Công việc kinh doanh luôn đòi hỏi những sự trợ giúp cần thiết. Nhiều khi một
người phụ nữ bạn gặp ở một tổ chức thương mại có thể cung cấp cho bạn những

nguồn tài chính đảm bảo hay một người đàn ông bạn gặp ở một cuộc họp có thể
chia sẻ với bạn những kinh nghiệm quản lý quý báu. Điều quan trọng là bạn nên
thiết lập sự hợp tác với những người có thể giúp đỡ bạn hoặc ngược lại. Để
thành công, bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt và sự nhanh nhạy mở rộng các
mối quan hệ.
8. Sẵn sàng học hỏi
Không phải có bằng MBA hay Master là đảm bảo được sự thành công trong
kinh doanh. Thực tế có rất nhiều những doanh nhân thậm chí không tốt nghiệp
cả bậc trung học. Một cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết các triệu phú đi
lên từ hai bàn tay trắng đều có chỉ số thông minh ở mức trung bình. Tuy vậy,
những người này vẫn đạt được những mục tiêu trong kinh doanh với tất cả khả
năng của mình bởi vì họ luôn sẵn sàng học hỏi. Muốn thành công, bạn phải luôn
biết học hỏi, lắng nghe, tiếp nhận những kiến thức mới nhất là trong thời kỳ
công nghệ và cách thức kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng ngày nay.
9. Giữ vững niềm tin
Con đường đi đến thành công không bao giờ là dễ dàng cả. Ngay cả khi bạn có
định hướng đúng và làm việc cần mẫn thì đôi khi vẫn gặp thất bại. Một vài
doanh nhân đã từng gặp phải khó khăn, thất bại thậm chí là phá sản nhưng đã
nhanh chóng đứng dậy và đạt được thành công đáng kinh ngạc. Sự kiên cường
trong khó khăn và khả năng hồi phục sau những thất bại trước mắt sẽ đảm bảo
cho thành công của bạn. Bạn cần phải học cách tự đứng dậy và làm lại từ đầu.
Tính bền bỉ chính là thước đo niềm tin của bạn. Hãy nhớ rằng, nếu bạn kiên
định, thì không một cái gì có thể cản trở được bạn
10. Tự kỷ luật
Có người từng nói "Hãy làm những gì bạn nên làm vào thời điểm cần phải làm
cho dù bạn có thích hay không". Tự kỷ luật chính là chìa khoá của thành công.
Nếu muốn thành công, bạn phải biết chấp nhận trả giá. Bạn phải làm những điều
mà người khác không thích làm, biết đi xa hơn và phải đấu tranh với chính bản
thân để rèn tính tự kỷ luật.

×