Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Giáo trình:Linh kiện điện tử ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 139 trang )

Giáo trình Linh kiện Điện Tử Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Trường………………………………
Khoa…………………………………
GIÁO TRÌNH
LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
Phạm Thị Thanh Huyền- Phạm Thị Quỳnh Trang- Nguyễn Thị Kim Ngân
1
Giáo trình Linh kiện Điện Tử Đại học Công Nghiệp Hà Nội
CHƯƠNG 1: VẬT LIỆU LINH KIỆN
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1 Cấu trúc nguyên tử
Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của một nguyên tố và mang các đặc điểm của
nguyên tố đó. Nguyên tử gồm có một hạt nhân ở giữa và bao xung quanh là
các quỹ đạo điện tử. Hạt nhân gồm có các hạt tích điện dương gọi là proton và
các hạt không tích điện gọi là notron. Điện tử là các hạt mang điện tích âm.
Số proton và điện tử của mỗi nguyên tử phụ thuộc vào từng nguyên tố. Ví dụ,
nguyên tử đơn giản nhất là hyđrô chỉ có một proton và một điện tử. Nguyên
tử khác là helium có 2 proton và 2 notron trong hạt nhân và 2 điện tử quay
xung quanh.
1.1.2 Trọng lượng và số nguyên tử.
Các nguyên tố sắp xếp trong bảng hệ thống tuần hoàn theo số nguyên tử của
chúng, tức là số điện tử trong nguyên tử ở trạng thái trung hoà về điện. Các
nguyên tố cũng có thể được sắp xếp theo trọng lượng nguyên tử của chúng,
trọng lượng nguyên tử xấp xỉ bằng số proton cộng với số notronỉtong hạt
nhân. Ví dụ hidro có số nguyên tử là 1 và trọng lượng nguyên tử là 1,0079. Số
nguyên tử cảu helium là 2 và trọng lượng nguyên tử là 4,00260. Ở trạng thái
trung hoà nguyên tử có số điện tử bằng số proton nên nguyên tử mang điện
tích bằng không.
1.1.3 Quỹ đạo và các lớp điện tử.
Điện tử quay xung quanh hạt nhân theo một quỹ đạo nhất định. Các điện tử
gần hạt nhân có năng lượng ít hơn so với các điện tử có quỹ đạo xa hạt nhân


hơn. Quỹ đạo của các điện tử quanh hạt nhân tương ứng với các mức năng
lượng khác nhau. Trong nguyên tử, các quỹ đạo được nhóm thành các dải
năng lượng và được gọi là các lớp. Mỗi nguyên tử có một số lớp nhất định,
mỗi lớp quy định số điện tử lớn nhất ở các quỹ đạo. Sự chênh lệch các mức
năng lượng trong một lớp là thấp hơn so với sự chênh lệch các mức năng
lượng giữa các lớp. Các lớp được gọi là lớp K,L,M,N… . với lớp K là lớp gần
hạt nhân nhất.
1.1.4 Các điện tử hoá trị
Phạm Thị Thanh Huyền- Phạm Thị Quỳnh Trang- Nguyễn Thị Kim Ngân
2
Giáo trình Linh kiện Điện Tử Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Các điện tử có quỹ đạo xa hạt nhân thì có năng lượng cao hơn và liên kết yếu
với hạt nhân hơn so với các quỹ đạo của các điện tử có quỹ đạo gần hạt nhân
hơn. Các điện tử nằm ở lớp ngoài cùng có mức năng lượng cao nhất và liên
kết yếu với hạt nhân. Lớp ngoài cùng gọi là lớp hoá trị và các điện tử ở lớp đó
gọi là điện tử hoá trị. Các điện tử hoá trị này có ảnh hưởng tới tính chất và
liên kết trong cấu trúc và xác định tích dẫn điện của vật chất.
1.1.5 Sự ion hoá.
Khi các nguyên tử hấp thu năng lượng (nhiệt hay ánh sáng), sẽ làm tăng các
mức năng lượng của các điện tử. Khi các điện tử được tăng năng lượng nó sẽ
di chuyền ở các quỹ đạo xa hạt nhân hơn. Do đó các điện tử hoá trị có năng
lượng cao hơn và liên kết yếu với hạt nhân hơn so với các điện tử lớp trong,
chúng có thể nhảy lên các quỹ đạo cao hơn trong lớp hoá trị một cách dễ dàng
khi năng lượng ngoài được hấp thu.
Nếu các điện tử hoá trị thu được đủ năng lượng nó có thể nhảy ra khỏi lớp
ngoài cùng. Sự di chuyển của các điện tử hoá trị làm cho nguyên tử mất cân
bằng về điện và trở thành tích điện dương (số proton lớn hơn số điện tử), quá
trình mất điện tử hoá trị gọi là sự ion hóa và kết quả là nguyên tử tích điện
dương gọi là ion dương. Các điện tử hoá trị trở thành điện tử tự do. Khi các
điện tử tự do bị hút vào lớp ngoài cùng thì nguyên tử trở nên tích điện âm và

gọi là ion âm.
1.1.6 Số điện tử trong một lớp.
Số điện tử lớn nhất (N
e
) có thể có trong mỗi lớp của nguyên tử được tính theo
công thức:

2
e
n2N =
ở đây n là số của lớp. Lớp trong cùng K có số là 1, lớp L là số 2, lớp M là số
3,…
Ví dụ số điện tử lớn nhất có thể có trong lớp K là:
21.2n2N
22
e
===
Tất cả các lớp trong nguyên tử phải điền đủ số điện tử trừ lớp ngoài cùng.
1.2 CHẤT BÁN DẪN, CHẤT DẪN ĐIỆN, CHẤT ĐIỆN MÔI
Chất dẫn điện là chất dễ dàng dẫn dòng điện. Chất dẫn điện tốt nhất là các
đơn chất ví dụ như đồng, bạc, vàng, nhôm, là các chất mà trong nguyên tử chỉ
Phạm Thị Thanh Huyền- Phạm Thị Quỳnh Trang- Nguyễn Thị Kim Ngân
3
Giáo trình Linh kiện Điện Tử Đại học Công Nghiệp Hà Nội
có duy nhất một điện tử hoá trị liên kết yếu với hạt nhân. Điện tử hoá trị này
liên kết yếu với hạt nhân nên đễ dàng tách ra khỏi nguyên tử và tạo thành điện
tử tự do. Do đó các chất dẫn điện có nhiều điện tử tự do và khi đặt trong một
điện trường thì tạo nên dòng điện.
Chất cách điện là các chất không dẫn dòng điện ở điều kiện thường. Phần lớn
các chất cách điện tốt là các hợp chất có nhiều hơn một chất. Các điện tử hoá

trị liên kết chặt chẽ với hạt nhân, do đó có rất ít điện tử tự do trong chất cách
điện.
Chất bán dẫn là chất nằm giữa chất dẫn điện và chất cách điện về khả năng
dẫn dòng điện. Chất bán dẫn đơn chất phổ biến nhất là Silicon, Germanium và
Carbon. Chất bán dẫn phổ biến như là gali arsen cũng được sử dụng phổ biến.
Các chất bán dẫn đơn chất được tạo thành từ các nguyên tử có 4 điện tử hoá
trị.
1.2.1 Các vùng năng lượng.
Lớp hoá trị của một nguyên tử được thay thế bởi một vùng các mức năng
lượng và các điện tử hoá trị bị giới hạn trong vùng đó. Nếu điện tử hấp thu đủ
năng lượng ngoài thì nó rời khỏi lớp hoá trị và trở thành điện tử tự do và tồn
tại trong vùng gọi là vùng dẫn.
Sự chênh lệch năng lượng giữa vùng hoá trị và vùng dẫn gọi là vùng cấm.
Đây là phần năng lượng mà điện tử hoá trị phải có để nhảy từ vùng hoá trị lên
vùng dẫn. Hình 1-1 chỉ ra cấu trúc vùng năng lượng của 3 chất bán dẫn, dẫn
điện và cách điện. Đối với chất cách điện là rất lớn, các điện tử hoá trị không
nhảy được lên vùng dẫn trừ trường hợp bị đánh thủng khi có điện áp vô cùng
lớn được đặt lên. Đối với chất bán dẫn vùng cấm hẹp hơn, do đó cho phép các
điện tử hoá trị nhảy lên vùng dẫn và trở thành điện tử tự do. Đối với chất dẫn
điện các vùng năng lượng bị chồng lên nhau, do đó luôn luôn có một số lớn
điện tử tự do.
Phạm Thị Thanh Huyền- Phạm Thị Quỳnh Trang- Nguyễn Thị Kim Ngân
4
Giáo trình Linh kiện Điện Tử Đại học Công Nghiệp Hà Nội
1.2.2 Chất điện môi
1.2.2.1 Khái niệm
Chất điện môi (hay cong gọi là chất cách điện) là chất dẫn điện kém. Chất
điện môi là chất có điện trở suất cao, khoảng 10
7
÷ 10

17
Ωm ở nhiệt độ bình
thường ( khoảng 25
o
C).
Chất cách điện gồm phần lớn các vật liệu vô cơ cũng như hữu cơ.
1.2.2.2 Một số tính chất của chất điện môi
• Hằng số điện môi (còn gọi là độ thẩm thấu điện tương đối)
Hằng số điện môi là tham số biểu thị khă năng phân cực của chất điện môi.
Trạng thái phân cực của chất điện môi là trường hợp một số phần thể tích của
chất điện môi có các mô men điện khác không. Mức độ phân cực của chất
điện môi được đánh giá bằng sự thay đổi điện dung của tụ điện khi thay chân
không hoặc không khí giữa hai bản cực của tụ bằng vật liệu chất điện môi. Trị
số này được gọi là độ thẩm thấu điện tương đối của chất điện môi hay hằng số
điện môi, kí hiệu là ε và được xác định bằng biểu thức:
0
C
C
d
=
ε

Phạm Thị Thanh Huyền- Phạm Thị Quỳnh Trang- Nguyễn Thị Kim Ngân
5
Vùng dẫn
Vùng hoá trị
Vùng cấm
Mức năng lượng
0
Vùng dẫn

Vùng hoá trị
Vùng cấm
Mức năng lượng
0
Vùng dẫn
Vùng hoá trị
Mức năng lượng
0
Bị chồng
Chất cách điện Chất bán dẫn Chất dẫn điện
Hình 1.1. Cấu trúc vùng năng lượng của chất cách điện , chất bán dẫn và chất dẫn điện.
Giáo trình Linh kiện Điện Tử Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Trong đó :
C
d
: là điện dung của tụ điện sử dụng chất điện môi
C
0
: là điện dung của tụ điện sử dụng chất điện môi là không khí hoặc chân
không.
• Độ tổn hao điện môi P
a
Là công suất điện chi phí để làm nóng chất điện môi khi đặt nó trong điện
trường. Độ tổn hao năng lượng này được nghiên cứu đối với điện áp xoay
chiểu và điện áp môộtchiều khi trong nó xuất hiện dòng điện dò.
Độ tổn hao điện môi được đặc trưng bằng công toả ra trên một đơn vị thể tích
điện môi gọi là tổn hao điện môi. Đế đặc trưng cho khả năng toả nhiệt của
chất điện môi khi đặt nó trong điện trường người ta sử dụng tham số góc tổn
hao điện môi(tgδ, δ là góc tổn hao). Hình 1.6(trnag 25 sach linh kien bưu
chính) là sơ đồ tương đương của tụ điện khi có tổn hao.

c
a
c
a
U
U
I
I
tg ==
δ
Độ tổn hao điện môi P
a
=U
2
ωCtgδ
Trong đó :
P
a
: công suất điện làm nóng chất điêện môi
U: điện áp dặt lên tụ điện.
C: điện dung tụ
Ω: tần số góc (rad/s)
Tgδ: góc tổn hao điện môi.
Nhận xét: Chất điện môi có tham số góc tổn hao điện môi càng nhỏ thì độ tổn
hao điện môi của nó càng thấp.
Khi một tụ điện làm việc ở dải tần rộn, chỉ có dòng điện dò thì độ tổn hao
điện môi được tính theo công thức: P
a
=U2/R với R là nội trở của tụ điện.
Nếu tổn hao điện môi trong tụ điện là do điện trở của các bản cực, dây dẫn và

tiếp giáp thì tổn hao điện môi sẽ tăng tỉ lệ với bình phương tần số:
P
a
=U
2
ωC
2
R
2
.
Trên thực tế các tụ điện làm việc ở tần số cao thường có các bản cực, dây dẫn,
tiếp giáp được tráng bạc để giảm nhỏ điện trở của chúng.
• Độ bền về nhiệt của chất điện môi.Eđt
Phạm Thị Thanh Huyền- Phạm Thị Quỳnh Trang- Nguyễn Thị Kim Ngân
6
Giáo trình Linh kiện Điện Tử Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Hiện tượng đánh thủng chất điện môi: Nếu đặt một chất điện môi vào trong
một điện trường và tăng cường độ điện trường lên quá một giá trị giới hạn thì
chất điện môi mất đi khả năng cách điện, đó gọi là hiện tượng đánh thủng chất
điện môi. Giá trị điện áp mà tại đó xảy ra hiênj tượng đánh thủng gọi là điện
áp đánh thủng, U
dt

d
U
E
dt
dt
=
(KV/cm)

U
dt
: là điện áp đánh thủng chất điện môi
d: độ dày của lớp điện mối bị đánh thủng.
1.2.2.3 Dòng điện trong chất điện môi
Dòng điên jtrong chất điện môi gồm có 2 thành phần: dòng điện dịch và dòng
điện rò.
Dòng điện dịch(Dòng điện cảm ứng): Quá trình chuyển dịch phân cực của các
điện tích liên kết trong chất điện môi xảy ra cho tới khi đạt đến trang jthái cân
bằng sẽ tạo nên dòng điện phân cực hay là dòng điện dịch. Khi ở điện áp xoay
chiều dòng điện dịch tồn tại trong suốt thời gian chất điện môi nằm trong điện
trường. Khi ở điện áp một chiều dòng điện chuyển dịch chỉ tồn tại ở thời điểm
đóng, ngắt điện áp.
Dòng điện rò: Là dòng điện được tạo ra do các điện tíchtwj do và điện tử phát
xạ chuyển động dưới tác dụng của điện trường. Nếu dòng ro lớn sẽ làm mất
tính chất cách điện của chất điện môi.
Vậy dòng điện trong chất điện môi là: I=I
dịch
+I

Sau khi quá trình phân cực kết thúc thì qua chất điện môi chỉ còn dòng điện
rò.
1.2.2.4 Độ dẫn điện của chất điện môi
Điện trở của chất điện môi ở giữa hai bản cực khi đặt một điện áp một chiều
lên chúng thì giống như điện trở cách điện của chúng. Điêệntrở cách điện
đựpc tính thồng qua dòng điện rò:
CM
cd
II
U

R
∑−
=
Trong đó:
CM
I∑
: tổng các thành phần dòng điện phân cực.
I: Dòng điện nghiên cứu.
Phạm Thị Thanh Huyền- Phạm Thị Quỳnh Trang- Nguyễn Thị Kim Ngân
7
Giáo trình Linh kiện Điện Tử Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Ngoài ra để đánh giá độ dẫn điện của chất điện môi người ta còn sử dụng
tham số điện trở suất khối:
d
S
R=
ρ

Trong đó:
R: điện trở khối thể tích chất điện môi
S: diện tích
d: độ dày của mẫu chất điện môi
1.2.2.5 Một số chất điện môi thường dùng
Chất điện môi được chia làm hai loại là chất điện môi thụ động và chất điện
môi tích cực.
• Chất điện môi thụ động
* Mica: Vật liệu này có tinh chịu nhiệt cao, bền về điện, E

=50 ÷


200KV/mm,
nhiệt độ chịu đừng cao đến 600
0
C, hằng số điện môi ε= 6 ÷ 8; góc tổn hao
nhỏ tgδ=0,0004; điện trở suất ρ=10
7
Ωm. Mi ca thường được dùng làm tụ mi
ca, làm khuôn mẫu cho các chi tiết của linh kiện điện tử, làm cuộn cảm, ống
đãn sóng, biến áp, làm chất cách điện trong các dụng cụ thiết bị điện tử bị
nung nóng. . .
* Sứ: độ bền về điện, E

=15 ÷

30KV/mm, hằng số điện môi ε= 6,3 ÷ 7,5, điện
trở suất ρ=3. 10
14
Ωm. Sứ được dùng làm giá đỡ cách điện, làm tụ điện, làm
đế đèn. .
* Gốm: là đất nung, chịu nhiệt tốt, dễ thay đổi được hình dạng. Gốm được sử
dụng chủ yếu làm tụ điện.
Gốm có hằng số điện môi ε= 1700 ÷ 4500; góc tổn hao nhỏ tgδ=0,02 ÷ 0,03,
tỷ trọng 4Mg/m
3
. Gốm vừa là chất điện môi thấp tần vừa là chất điện môi cao
tần
* Chất dẻo, nhựa tổn hợp(Bakelit): thường có độ bền cơ học rất cao, chịu
được nhiệt độ cao, 300
0
C, E


=10 ÷

40KV/mm, hằng số điện môi ε= 4 ÷ 4,6 ,
góc tổn hao điện môi nhỏ tgδ=0,05÷0,12. Bakelit thường được dùng làm
khuôn mẫu để chế tạo linh kiện, chế tạo vỏ máy TV, các thiết bị đo. . .
Phạm Thị Thanh Huyền- Phạm Thị Quỳnh Trang- Nguyễn Thị Kim Ngân
8
Giáo trình Linh kiện Điện Tử Đại học Công Nghiệp Hà Nội
* Giấy làm tụ điện: Tụ giấy thường dùng ở nơi có nhiệt độ cao(70÷100
o
C),
giấy có độ bền về điện khá caoE=30KV/mm, hằng số điện môi khá nhỏ ε=3÷
4 . . .
• Chất điện môi tích cực
* Thạch anh áp điện(SiO
2
):tồn tại ở dạng tinh thể, không màu, trong suốt, còn
gọi là phalê thiên nhiên hay là thạch anh màu. Tinh thể thạch anh áp điện có
thể kéo dài bằng phương pháp nhân tạo, khi đó tính chất của nó gần giống
tính chất của các tinh thể thiên nhiên. Trong các thiết bị sử dụng các tấm
thạch anh được tạo ra sao cho tương tự một đơn tinh thể không đẳng hướng
và các tính chất của nó trong các hướng khác nhau sẽ khác nhau. Thạch anh
thường được dùng để chế tạo các bộ dao động, cộng hưởng thạch anh.
* Xây nhét điện: Đây là hiện tượng phân cực tự phát trong muối xây nhet. Khi
đặt một điện trường ngoài lên xây nhet thì nó bị phân cực. Sau khi điện
trường ngừng tác dụng trong xây nhét vẫn tiếp tục điễn ra hiện tượng phân
cực. Độ thẩm thấu điện của xây nhét điện diễn ra rất mạnh nó phụ thuộc vào
cường độ điện trường tác dụng.
* Chất khí: không khí có độ thẩm thấu điện ε

o
=8,85pF/m; ở nhiệt độ thấp và
điện trường thấp không khí không dẫn điện.
* CHất lỏng: Dầu: dầu thường được dùng để tạo chất cách điện bằng cách
thay thế không khi trong một số hệ thống hoặc dùng để tẩm các chất cách điện
xốp. Độ bền về điện của dầu phuụthuộc vào độ thinh khiết của nó.
1.3 Chất dẫn điện
1.3.1 Khái niệm
Chất dẫn điện là vật liệu có độ dẫn điện cao. Trị số điện trở suất thấp khoảng
10
-8
đến 10
-5
Ωm.
Trong tự nhiên chất dẫn điện tồn tại ở cả 3 thể rắn, lỏng và khí (hoặc hơi kim
loại).
Chất rắn: là kim loại, được chia thành 2 loại:
- Kim loại có độ dẫn điện cao, thường được sử dụng để chế tạo dây dẫn,
cáp, biến áp, ống dẫn sóng, chân các linh kiện điện tử. . .
- Kim loại và hợp chất kim loại có điện trở suất cao dùng để chế tạo các
dụng cụ nung nóng như dây mayso, sợi tóc bóng đèn, điện trở. . .
Phạm Thị Thanh Huyền- Phạm Thị Quỳnh Trang- Nguyễn Thị Kim Ngân
9
Giáo trình Linh kiện Điện Tử Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Chất lỏng: gồm các kim loại nóng chảy và các dung dịch điện phân, thông
thường là các dung dịch kiềm, dung dịch axit hoặc dung dịch muối. Trong các
chất điện phân các hạt tích điện là ion dương và ion âm. Khi có dòng điện
chạy qua chất điện phân các điện tích sẽ chuyển động dẫn đến thành phần của
chất điện phân thay đổi và trên các điện cực sẽ xuất hiện kết quả của quá trình
điện phân.

Chất khí và hơi kim loại: Trong môi trường có cường độ điện trường thấp
chất khi và hơi kim loại không dẫn điện. Khi cường độ điện trường cao hơn
đến mức xảy ra sự ion hoá do va chạm và quang học thì chất khí mới dẫn
điện. Độ dẫn điện do ion và điện tử tự do quyết định.
1.3.2 Một số đặc tính của chất dẫn điện
1.3.2.1 Điện trở suất
.m]][.[ ΩΩ=
µρ
mm
S
l
R
Trong đó:
S: tiết diện của dây dẫn.
L: chiều dài dây dẫn.
R: điện trở của dây dẫn.
Điện trở suất của chất dẫn điện nằm trong khoảng từ 0,016μΩ.m (Ag) đến
10μΩ.m (hợp kim sắt- crôm- nhôm). Chất có điện trở suất thấp nhất thường
được dùng làm dây dẫn như:
Đồng đỏ (Cu) : ρ= 0, 017μΩ.m
Nhôm(Al) : ρ= 0, 028μΩ.m
Vàng (Au) : ρ= 0, 055μΩ.m
Volfram(W) : ρ= 0, 024μΩ.m
Molipden(Mo) : ρ= 0, 057μΩ.m
1.3.2.2 Hệ số nhiệt của điện trở suất (α)
Hệ số nhiệt của điện trở suất biểu thị sự thay đổi của điện trở suất khi nhiệt độ
thay đổi 1
0
C.
Khi nhiệt độ tăng điện trở suất tăng theo quy luật:

ρ
t

0
(1+αt)
Trong đó :
Phạm Thị Thanh Huyền- Phạm Thị Quỳnh Trang- Nguyễn Thị Kim Ngân
10
Giáo trình Linh kiện Điện Tử Đại học Công Nghiệp Hà Nội
ρ
t
: điện trở suất tại nhiệt độ t
ρ
0
: điện trở suất tại nhiệt độ 0
0
C
α: hệ số nhiệt của điện trở suất [K
-1
]
Nếu kim loại là nguyên chất thì hệ số nhiệt của chúng đều như nhau và có giá
trị α=1/273,15K
-1
=0,004K
-1
1.3.3.3 Hệ số dẫn nhiệt λ
Hệ số dẫn nhiệt là lương jnhiệt truyền qua một đơn vị điện tích trong một đơn
vị thời gian khi gradien nhiệt độ bằng đơn vị
Đơn vị của hệ số dẫn nhiệt là W/m.K
Sự dẫn nhiệt là quá trình truyền nhiệt bằng sự chuyển động hỗn loạn của các

nguyên tử. Lượng nhiệt truyền qua diện tích bề mặt S trong thời gian t là:
St
l
t
Q


=
λ
Trong đó:
λ: hệ số dẫn nhiệt
t

: Lượng chênh lệch nhiệt độ tại hai thời điểm cách nhau một khoảng
l


S: diện tích bề mặt
T: thời gian
1.3.3.4 Công thoát điện tử trong kim loại
Ở 0
0
K điện tử không thể thoát khỏi bề mặt kim loại vì năng lượng cần thiết để
thoát khỏi bề mặt kim loại là E
B
, mà năng lượng lớn nhất điện tử có thể đạt
được là E
p
. Năng lượng cần thiết để cấp thêm cho điện tử để nó có thể thoát
khỏi bề mặt kim loại là Ew=E

B
-E
P
gọi là công thoát của kim loại. Như vậy,
công thoát của kim loại biểu thị năng lượng tối thiểu cần cung cấp cho điện tử
chuyển động nhanh nhất ở 0
o
K để điện tử này có thể thoát ra khỏi bề mặt kim
loại.
Phát xạ nhiệt điện tử: Giả sử nung nóng một sợi dây kim loại, nhiệt năng được
cấp cho điện tử trong mạng tinh thể và sự phân bố năng lượng của điện tử sẽ
bị thay đổi. Một số điêệntử sẽ có khả năng bứt ra khỏi mạng tinh thể trở thành
điện tử tự do(thoát khỏi bề mặt kim loại)
1.3.3.5 Điện thế tiếp xúc
Hiệu điện thế tiếp xúc giữa hai kim loại được xác định như hiệu điện thế giữa
hai điểm A, B. Nguyên nhân tồn tại hiệu điện thế là do hai kim loại tiếp xúc
Phạm Thị Thanh Huyền- Phạm Thị Quỳnh Trang- Nguyễn Thị Kim Ngân
11
Giáo trình Linh kiện Điện Tử Đại học Công Nghiệp Hà Nội
nhau tạiđiểm C, các điện tử sẽ chảy từ kim loại có công thoát thấp hơn tới kim
loại có côngthoát cao hơn. Dòng chảy điện tử này sẽtiếp tục đến khi hai kim
loại đạt được nhiều điêệntích âm tới mức một trường cản lại được hình thành,
trường này sẽ đẩy bất kỳ một điệntử nào khác. Sự chênh lệch thế năng E
AB
giữa hai điểm A, B được tính theo công thức: E
AB
=Ew
2
-Ew
1

.
Điều này nghĩa là sự chênh lệch tiếp xúc giữa hai kim loại là hiệu hai công
thoát của chúng. Tương ứng với thế năng E
AB
là điện thế tiếp xúc V
AB
. nếu hai
kim loại là giống nhau thì điện thế tiếp xúc của chúng là bằng 0. Nếu hai kim
loại là khác nhau thì kim loại nào có công thoát lớn hơn sẽ trở thành điện tích
âm ngược lại kim loại nào có công thoát nhỏ hơn sẽ trở thành điện tích
dương.
1.3.4 Một số loại vật liệu dẫn điện thường dùng
1.3.4.1 Chất dẫn điện có điện trở suất thấp
* Bạc: là chất có độ dẫn điện cao nhất, ρ= 0, 0165μΩ.m, tuy nhiên Bạc là
linh kiện quý hiếm nên chỉ được dùng làm điện cực cho các linh kiện đòi hỏi
độ chính xác cao như chân các bộ vi xử lí của máy tính.
* Đồng nguyên chất(Cu): có điện trở suất đứng sau Bạc. Đồng có độ bền cơ
học cao, dễ dàng kéo sợi, dát mỏng với các kích thược khác nhau, dễ hàn.
Đồng có độ bền chống ăn mòn cao nhờ lớp oxit trên bề mặt. Đây là vật liệu
được sử dụng rất phổ biến. Đồng thường được sử dụng làm tiếp điểm mạ bạc
để chống oxi hoá. Đồng nguyên chất được sử dụng làm dây dẫn, các chi tiết
của các đèn điện tử, đầu ra côgn suất của các thiết bị điện tử siêu cao tần. . .
Ngoài ra các hợp chất của Đồng cũng được sử dụng rất nhiều do chúng có độ
bền cơ học rất cao
- Đồng thau (còn gọi là Latun, là hợp kim của Đồng và Kẽm):
(65÷70)%Cu+(35÷30)%Zn
Đồng thau có độ bền cơ học rất cao. Thường được dùng làm các đầu nối dây,
các lá tiếp xúc.
- Đồng Bronda chứa: 95,5%Cu+2,5%Al+2%Zn. Đồng Bronda thường
được dùng làm lò so dẫn điện.

- Đồng phốt pho chứa: 98,7%Cu+0,13%Sn. Đồng phốt pho thường được
sử dụng khi cần độ chống ăn mòn ở các tiếp điểm điện.
Phạm Thị Thanh Huyền- Phạm Thị Quỳnh Trang- Nguyễn Thị Kim Ngân
12
Giáo trình Linh kiện Điện Tử Đại học Công Nghiệp Hà Nội
- Đồng trắng(Nikel- Silver) chứa: 55%Cu+27%Zn+18%Ni. Đồng trắng
được dùng cho các thiết bị điện thoại, dây điện trở và các tiếp điểm.
Tổng quan, các hợpchất của đồng có một số tham số sau:
ρ= 0, 03 ÷ 0,06μΩ.m; α=0,002K
-1
; t
nc
=900
o
C
* Nhôm (Al): là chất dẫn điện tốt thứ hai, đứng sau đồng. Nhôm có một số
tham số sau:
ρ= 0, 0267μΩ.m; α=0,0045K
-1
; t
nc
=660
o
C
Nhôm rất dẻo, chắc chắn so với trọng lượng có hệ số phản xạ cao, chống
ăn mòn tốt. Nhôm dễ bị oxy hoá mặt ngoài, chống ăn mồn tốt nhưng lại
làm cho Nhôm rất khó hàn so với Đồng. Để tải cùng công suất điện thì dây
nhôm cần có tiết diện lớn hơn dây đồng. Cáp nhôm thường có lõi thép gia
cố ở giữa. Nhôm dưới dạng màng mỏng thường được sử dụng nhiều trong
công nghiệp vi điện tử. Nhôm dễ dát mỏng nên thường được dùng để làm

tụ điện, làm cánh toả nhiệt, các lớp phủ phản xạ. . .
* Thiếc(Sn): ρ= 0, 115μΩ.m; α=0,0042K
-1
; t
nc
=230
o
C. Thiếc thường sử
dụng để hàn dây dẫn và các linh kiện điện tử.
* Chì(Pb): ρ= 0, 21μΩ.m; α=0,004K
-1
; t
nc
=330
o
C. Chì thường được dùng
làm cầu chì, vỏ bọc cáp chôn dưới đất, chế tạo acqui axít.
* Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao (Volfram, Niken, Molipden): thường
được sử dụng làm sợi nung, làm tiếp điểm, công tắc, các điện cực của các
đèn điện tử chân không. . .
* Các kim loại quý hiếm(Vàng, Bạc, Bạch kim): được sử dùng rất rộng rãi.
Đây là các kim loại bền vững có thể nhận được với độ tinh khiết cao
99,99%.
- Bạc (Ag): dẫn điện tốt, chống ăn mòn nhưng hay bị xỉn. Bạc thường được
dung để mạ các bề mặt đòi hỏi độ dẫn điện tốt (Các ống siêu cao tần), các
công tắc, bản cực của các bình điện phân. Hợp kim của bạc cũng được dùng
nhiều. Hợp kim của bạc có ưu điểm cứng hơn bạc nguyên chất nhưng chịu ăn
mòn kém.
- Vàng (Au): có độ dẫn điện rất cao, có tính chống ăn mòn, chống oxy hóa
rất tốt. Vàng thường được dùng để làm dây dẫn cao tần, làm vật liệu tiếp

xúc, phủ chống ăn mòn, tráng ở mặt trong của các ống dẫn sóng, làm chân
của các linh kiện bán dẫn đòi hỏi có độ nhạy, độ bền và khả năng dẫn điện
Phạm Thị Thanh Huyền- Phạm Thị Quỳnh Trang- Nguyễn Thị Kim Ngân
13
Giáo trình Linh kiện Điện Tử Đại học Công Nghiệp Hà Nội
cao( chân các bộ vi xử lý, bo mạch in của máy tính . . . ). Vàng và hỗn hợp
nấu với thuỷ tinh được dùng như dây dẫn ở các mạch lai màng dày. Vàng
dùng làm vật liệu dẫn điện trong các mạch lai màng mỏng và các IC có
nhiều đầu ra. Hợp kim vàng được dùng để chế tạo công tắc xoay, rơ le
điện thoại.
- Bạch kim(Pt): Là loại kim loại quý hiếm, có tinh chống ăn mòn tốt, có
nhiệt độ nóng chảy cao. Bạch kim dẻo, dễ tạo hình nên dễ dàng kéo sợi
nhỏ mảnh, thường dùng trong các thiết bị đo có độ nhạy cao, dùng để mạ
tiếp điện hoặc chân các điẹn cực. Bạch kim được dùng làm các nhiệt kế
điện, các cặp nhiệt điện làm việc ở nhiệt độ cao lên tới 1600
0
C. Sợi chỉ
bạch kim có đường kính 0,001nm dùng để treo các hệ thống di động của
đồng hồ đo điện và các dụng cụ có độ nhạy cao.
- Pladi là kim loại quý hiếmcó tính chống ăn mòn cao, nhiệt độ nóng chảy
cao. Pladi dễ tạo hình (giống như bạch kim) và mạ điện được. Bề ngoại
Pladi giống như bạch kim. Pladi được dùng để mạ các tiếp điểm, chân linh
kiện, làm rơle điện thoại. Dùng pladi kinh tế hơn bạch kim.
1.3.4.2. Chất dẫn điện có điện trở suất cao.
Các hợp kim có điện trở suất cao dùng để chế tạo các dụng cụ đo điện, các
điện trở, biến trở, dây mayso, các thiết bị nung nóng bằng nhiệt. Các hợp kim
thường dùng yêu cầu phải có hệ số nhiệt α nhỏ. Thông thường, các hợp kim
được sử dụng phổ biến là hợp kim của đồng.
- Hợp kim Manganin ( 86%Cu + 40%Mn + 2%Ni). Hợp kim này có điện
trở suất ρ=(0,42÷0,52)μΩ.m, hệ số nhiệt α = -0,00005K

-1
, nhiệt độ nóng
chảy t
0
=1200
0
C, tỷ trọng 8,4.10
3
kg/m
3
. Maganin có sắc vàng, có thể dễ
dàng kéo sợi, dát mỏng đến 0,1mm. Maganin dùng trong các dụng cụ
đo điện, các điện trở mẫu.
- Hợp kim Constantan (60%Cu + 40%Ni + 1%Mn) . Hợp kim này có
điện trở suất ρ=(0,48÷0,52)μΩ.m, hệ số nhiệt α = -0,00005K
-1
, nhiệt độ
nóng chảy t
0
=1270
0
C, tỷ trọng 8,9.10
3
kg/m
3
. Constantan có thể kéo sợi
nhỏ, mảnh, và dát mỏng như Manganin. Costantan được dùng để chế
tạo điện trở, biến trở, các thiết bị đốt nóng bằng điện khi nhiệt độ nhỏ
hơn 500
o

C
Phạm Thị Thanh Huyền- Phạm Thị Quỳnh Trang- Nguyễn Thị Kim Ngân
14
Giáo trình Linh kiện Điện Tử Đại học Công Nghiệp Hà Nội
- Cacbon(C): có hai loại kết tinh là graphit và kim cương. Graphit(than
chì) có dạng bền ở nhịêt độ phòng. Than chị tự nhiên có điện trở suất
cao dùng để chế tạo điện trở, biến trở. Bột than chì được dùng làm điện
trở thay đổi áp lực âm thanh, làm bộ phóng điện cho các mạng lưới
điện thoại. . .
1.4 Chất bán dẫn
1.4.1 Khái niệm
Chất bán dẫn là vật chất có điện trở suất nằm giữa trị số điện trở suất của chất
dẫn điện và chất điện môi khi ở nhiệt độ phòng. Điện trở suất của chất bán
dẫn nằm trong khoảng ρ= 10
-6
÷ 10
8
μΩ.m
Trong tự nhiên chất bán dẫn có khá nhiều. Theo bảng hệ thống tuần hoàn của
Mendeleep có: Bo, Indi, Gali ở nhóm 3, Silic, Gemarni ở nhóm 4, Selen, Lưu
huỳnh ở nhóm 6, Asen ở nhóm 5. . .
Trong kỹ thuật điện tử chỉ sử dụng một số chất bán dẫn có cấu trúc đơn tinh
thể. Đặc điểm của cấu trúc mạng tinh thể bán dẫn là độ dẫn điện của nó rất
nhỏ khi ở nhiệt độ thấp và tăng theo quy luật luỹ thừa với sự tăng của nhiệt độ
và tăng gấp bội khi có trộn thêm tạp chất. Đặc điểm cơ bản của chất bán dẫn
là độ dẫn điện phụ thuộc vào nhiệt độ moi trường, nồng độ tạp chất, ngoài ra
cong phụ thuộc vào ánh sáng, bức xạ ion hoá. .
Phổ biến và quan trọng nhất là hai chất Silic và Germani còn các chất như
Bo, Nhôm Phốt pho, Asen chỉ dùng pha tạp thêm vào chất bán dẫn chính tạo
nên bán dẫn pha tạp.

1.4.2. So sánh nguyên tử chất dẫn điện và chất bán dẫn.
Trong cấu trúc của nguyên tử silic, lõi của nguyên tử silic mang điện tích +4
(14 proton và 10 điện tử), còn trong cấu trúc của nguyên tử đồng, lõi của
nguyên tử đồng mang điện tích +1 (29 proton và 28 điện tử). Điện tử hoá trị
của nguyên tử đồng chịu một lực hút +1và điện tử hoá trị của nguyên tử silic
chịu một lực hút +4. Hơn nữa, điện tử hoá trị của nguyên tử đồng ở lớp thứ tư
còn điện tử hoá trị của nguyên tử silic ở lớp thứ ba. Do đó điện tử hoá trị
trong nguyên tử đồng có năng lượng lớn hơn các đó điện tử hoá trị trong
Phạm Thị Thanh Huyền- Phạm Thị Quỳnh Trang- Nguyễn Thị Kim Ngân
15
Giáo trình Linh kiện Điện Tử Đại học Công Nghiệp Hà Nội
nguyên tử silic. Điều đó có nghĩa là điện tử hoá trị của nguyên tử đồng dễ
dàng nhận năng lượng ngoài để trở thành điện tử tự do hơn điện tử hoá trị của
nguyên tử silic Trong thực tế, một lượng lớn điện tử hoá trị của nguyên tử
đồng đã đủ năng lượng để trở thành điện tử tự do được thể hiện ở đoạn chồng
nhau của vùng hoá trị và vùng dẫn trong đồ thị cấu trúc vùng năng lượng.
1.4.3 Silic và Gemani.
Hình 1-2 là cấu trúc nguyên tử của Silic và Gemani. Silic và Gemani đều có
4 điện tử hoá trị. Silic là vật liệu được sử dụng rộng rãi để chế tạo nên diode,
transisto, mạch tích hợp và các linh kiện bán dẫn khác.
Các điện tử hoá trị trong nguyên tử gemani ở lớp thứ tư còn điện tử hoá trị
của nguyên tử silic ở lớp thứ ba, gần hạt nhân hơn. Có nghĩa là các điện tử
hoá trị trong nguyên tử gemani có mức năng lượng cao hơn trong nguyên tử
silic, do đó chỉ cần một năng lượng nhỏ thì điện tử hoá trị của nguyên tử
gemani sẽ trở thành điện tử tự do. Điều này làm cho gemani không ổn định ở
nhiệt độ cao, đây là lý do tại sao silic là vật liệu bán dẫn được sử dụng rộng
rãi.
1.4.4 Liên kết cộng hoá trị.
Silic và gemani có cấu trúc mạng tinh thể, nghĩa là mỗi nguyên tử silic (hoặc
gemani) liên kết với bốn nguyên tử xung quanh theo liên kết cộng hoá trị.

Phạm Thị Thanh Huyền- Phạm Thị Quỳnh Trang- Nguyễn Thị Kim Ngân
16
Hình 1.2. Cấu trúc nguyên tử của Silic và Gemani
Giáo trình Linh kiện Điện Tử Đại học Công Nghiệp Hà Nội
1.4.5 Tính dẫn điện trong các chất bán dẫn.
1.4.5.1 Lỗ trống và điện tử dẫn điện
Tính thể silic thuần(tinh khiết) ở nhiệt độ phòng nhận được một năng lượng
(nhiệt, ánh sáng) từ môi trường ngoài, làm cho một số điện tử hoá trị được
tăng năng lượng và nhảy mức từ vùng hoá trị lên vùng dẫn, trở thành điện tử
tự do và gọi là điện tử dẫn điện. Khi điện tử nhảy lên vùng dẫn để lại một
khoảng trống ở vùng hoá trị và gọi là lỗ trống. Do đó khi có năng lượng ngoài
kích thích thì tạo nên một cặp điện tử-lỗ trống. Sự tái hợp xuất hiện khi điện
tử ở vùng dẫn bị mất năng lượng và quay trở về lỗ trống trong vùng hoá trị.
1.4.5.2 Dòng lỗ trống và điện tử.
Khi có một điện áp đặt vào mảnh silic thuần, thì các điện tử tự do sẽ chuyển
động về phía cực dương của nguồn, và được gọi là dòng điện tử.
Phạm Thị Thanh Huyền- Phạm Thị Quỳnh Trang- Nguyễn Thị Kim Ngân
17
các electron góp
chung
Hình 1.3. Cấu trúc mạng tinh thể và liên kết cộng hoá trị trong Si.
lỗ trống
điện tử
tự do
vùng dẫn
vùng hoá trị
Hình 1.4. Quá trình tạo ra cặp điện tử tự do - lỗ trống trên đồ thị vùng năng lượng.
Giáo trình Linh kiện Điện Tử Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Một dòng khác xuất hiện ở vùng hoá trị đó là dòng lỗ trống. Các electron còn
lại trong vùng hoá trị vẫn liên kết với hạt nhân không tự do di chuyển trong

tinh thể như các electron tự do. Tuy nhiên, một electron hoá trị có thể di
chuyển đến một lỗ trống gần đó với sự thay đổi mức năng lượng nhỏ và nó để
lại một lỗ trống mới. Thực tế, lỗ trống có thể di chuyển trong cấu trúc tinh thể
và gọi là dòng lỗ trống.
1.4.6 Chất bán dẫn loại P và loại N
Độ dẫn điện của Silic và Gemani có thể tăng mạnh bằng cách thêm tạp chất
vào vật liệu bán dẫn thuần, tức là làm tăng số hạt dẫn điện (điện tử hoặc lỗ
trống) và vì vậy tăng độ dẫn điện. Có hai chất bán dẫn tạp chất đó là loại N và
loại P.
1.4.6.1 Chất bán dẫn loại N.
Để tăng số electron ở vùng dẫn trong tinh thể silic thuần người ta thêm các
nguyên tử có hoá trị V, tức là có 5 điện tử hoá trị. Ví dụ như các nguyên tử
As(asen), P(photpho), Bi(bitmut), Sb(antimon).
Phạm Thị Thanh Huyền- Phạm Thị Quỳnh Trang- Nguyễn Thị Kim Ngân
18
Hình 1.5. Dòng điện tử và dòng lỗ trống.
dòng lỗ
trống
dòng
điện tử
I
Giáo trình Linh kiện Điện Tử Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Như minh hoạ ở hình 1-6 mỗi nguyên tử tạp chất (ví dụ là Sb) liên kết cộng
hoá trị với 4 nguyên tử silic xung quanh. Bốn electron hoá trị của nguyên tử
Sb tham gia vào liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử Silic còn một electron
không tham gia vào liên kết. Electron này trở thành electron dẫn điện bởi vì
nó không gắn với nguyên tử nào. Nguyên tử tạp chất cho electron nên gọi là
nguyên tử đono. Số lượng electron dẫn điện có thể thay đổi được bằng cách
thay đổi số nguyên tử tạp chất pha tạp vào. Electron dẫn điện được tạo ra do
sự pha tạp nhưng lại không tạo tạo ra lỗ trống ở vùng hoá trị.

Việc làm sai hỏng mạng tinh thể chất bán dẫn thuần bằng tạp chất đono tương
ứng với việc làm xuất hiện trong vùng cấm của bán dẫn này những mức năng
lượng cục bộ nằm sát đáy vùng dẫn. Những mức năng lượng này gọi là những
mức đôno. Khoảng cách từ đáy vùng dẫn đến mức đono nhỏ hơn nhiều độ
rộng vùng cấm, bởi vậy năng lượng cần thiết để điện tử nhảy từ mức đôno lên
vùng dẫn (năng lượng ion hoá) nhỏ hơn nhiều năng lượng cần thiết để đưa
điện tử từ vùng hoá trị lên vùng dẫn. Điều này một lần nữa giải thích tại sao
trong chất bán dẫn loại N thành phần dòng điện chủ yếu là điện tử.
Trong chất bán dẫn N dòng điện được tạo ra do phần lớn các electron nên các
electron được gọi là hạt đa số. Nhưng cũng có một số các lỗ trống tham gia
vào quá trình dẫn điện khi cặp điện tử- lỗ trống được tạo ra do hiện tượng
nhiệt (các lỗ trống này không được tạo ra do sự pha tạp). Các lỗ trống này
được gọi là hạt thiểu số.
1.4.6.2 Chất bán dẫn loại P
Phạm Thị Thanh Huyền- Phạm Thị Quỳnh Trang- Nguyễn Thị Kim Ngân
19
Vùng hoá trị
Vùng dẫn
Mức năng
lượng tạp
chất
Electron tự
do từ nguyên
tử Sb
Hình 1.6. Đồ thị vùng năng lượng và cấu trúc mạng tinh thể của chất
bán dẫn loại N.
Giáo trình Linh kiện Điện Tử Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Để tăng số lỗ trống trong tinh thể silic thuần người ta thêm các nguyên tử có
hoá trị III, tức là có 3 điện tử hoá trị. Ví dụ như các nguyên tử Al(nhôm),
B(Bo), In(Indi), Ga(Gali).

Như minh hoạ ở hình 1-7 mỗi nguyên tử tạp chất (ví dụ là B) liên kết cộng
hoá trị với 4 nguyên tử silic xung quanh. Ba electron hoá trị của nguyên tử B
tham gia vào liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử Silic mà do cần bốn
electron hoá trị nên một lỗ trống được tạo ra. Bởi vì nguyên tử tạp chất có thể
nhận electron nên gọi là nguyên tử acceptor. Số lượng lỗ trống có thể thay đổi
được bằng cách thay đổi số nguyên tử tạp chất pha tạp vào. Lỗ trống được tạo
ra do sự pha tạp không phụ thuộc vào điện tử tự do.
Tương tự như chất bán dẫn loại N, trong chất bán dẫn loại P việc làm sai hỏng
mạng tinh thể chất bán dẫn thuần bằng tạp chất acceptor tương ứng với việc
làm xuất hiện trong vùng cấm của bán dẫn này những mức năng lượng cục bộ
nằm sát đỉnh vùng hoá trị. Những mức năng lượng này gọi là những mức
acceptor. Bởi vậy chỉ cần một năng lượng nhỏ (năng lượng ion hoá)cũng có
thể làm cho điện tử nhảy vùng hoá trị lên các mức acceptor, làm cho nguyên
tử tạp chất ion hoá trở thành ion âm đồng thời làm xuất hiện các lỗ trống
trong vùng hoá trị.
Phạm Thị Thanh Huyền- Phạm Thị Quỳnh Trang- Nguyễn Thị Kim Ngân
20
lỗ trống từ
nguyên tử B
Vùng dẫn
Vùng hoá trị
Mức năng
lượng tạp
chất
Hình 1.7. Đồ thị vùng năng lượng và cấu trúc mạng tinh thể của chất
bán dẫn loại P.
Giáo trình Linh kiện Điện Tử Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Trong chất bán dẫn P dòng điện được tạo ra do phần lớn các lỗ trống nên các
lỗ trống được gọi là hạt đa số. Nhưng cũng có một số các electron tham gia
vào quá trình dẫn điện khi cặp điện tử- lỗ trống được tạo ra do hiện tượng

nhiệt (các electron này không được tạo ra do sự pha tạp). Các electron này
được gọi là hạt thiểu số.
1.4.7 Dòng điện trong chất bán dẫn
Trong chất bán dẫn có hai thành phần dòng điện là dòng điện khuếch tán và
dòng điện trôi.
1.4.7.1 Dòng điện khuếch tán
Nếu nồng độ hạt dẫn trong các vùng khác nhau của chất bán dẫn không đồng
đều thì nồng độ lỗ trống sẽ thay đổi khoảng cách x trong chất bán dẫn và ở đó
tồn tại một gradient nồng độ hạt dẫn dp/dx. Sự tồn tại gradient này có nghĩa là
mật độ lỗ trống tức thời ở một phía của bề mặt lơớnhơn nhiều sơ với mật độ ở
phía bên kia của mặt tiếp xúc. Các lỗ trống sẽ đi qua bề mặt đó từ phía có
nồng độ cao hơn sang phía có nồngđộ thấp hơn. Sự vận chuyển điện tích
nàyqua một bề mặt tạo nên một dòng điện chạy trong chất bán dẫn, gọi laà
dòng điện khuếch tán. Sự vận chuyển điện tích này không phải là kết quả của
sự đẩy nhau của các điện tích cùng dấu mà nó giống như kết quả của hiện
trương jthống kê. Hiện tượng khuếch tán tạo nên mật độ dòng lỗ trống
J
p
(ampe/m
2
) tỷ lệ thuận với gradient nồng độ của nó.
J
p
=-eD
n
dn/dx
Trong đó D
n
là hệ số khuếch tán của điện tử
Hiện tượng khuếch tán và di chuyển (hiện tượng trôi) đều là các hiện tượng

nhiệt thống kê.
4.7.1 Dòng điện trôi
Là dòng di chuyển của các hạt dẫn dưới tác dụng của điện trường :
J=σE =q(nμ
n
+pμ
p
)E
Vậy, trong chất bán dẫn tồn tại hai thành phần dòng điện là dòng khuếch tán
được tạo nên do sự tồn tại các gradient nồng độ hạt dẫn đa số và dòng điện
trôi được tạo nên do hiện tượng chuyển dịch các hạt dẫn dưới sự tác dụng của
điện trường.
Phạm Thị Thanh Huyền- Phạm Thị Quỳnh Trang- Nguyễn Thị Kim Ngân
21
Giáo trình Linh kiện Điện Tử Đại học Công Nghiệp Hà Nội
1.4.8 Đặc điểm của vật liệu quang bán dẫn
Chất bán đãn được dùng để tạo nguồn ánh sáng cần phải có vùng cấm tái hợp
trực tiếp. Trong chất bán dẫn các điện tử và lỗ trống có thể tái hợp trực tiếp
với nhau qua vùng cấm mà không cần một hạt thứ 3 nào để bảo toàn xung
lượng. Chỉ trong các vật liệu có vùng cấm trực tiếp, hiện tượng tái hợp bức
xạ mới có hiệu suất cao để tạo ra một mức độ phát xạ quang thích hợp. Mặc
dù không có một đơn tinh thể bán dẫn nào có vùng dẫn tái hợp trực tiếp
nhưng các hợp chất của các chất thuộc nhóm 3 và nhóm 5 có thể cho ra vật
liệu có vùng cấm tái hợp trực tiếp. Đây là các vật liệu được tạo nên từ sự liên
kết của các nguyên tố nhóm 3 và các nguyên tố nhóm 5. sự liên kết này tạo ra
các vật liệu thích hợp cho các nguồn sáng.
Phạm Thị Thanh Huyền- Phạm Thị Quỳnh Trang- Nguyễn Thị Kim Ngân
22
Giỏo trỡnh Linh kin in T i hc Cụng Nghip H Ni
CH NG 2: LINH KI N TH NG

2.1 Điện trở.
2.1.1 Khái niệm
Điện trở là linh kiện dùng để ngăn cản dòng điện trong mạch.
- Ký hiệu trong mạch:
- Đơn vị đo điện trở: Để đặc trng khả năng cản trở dòng điện nhiều hay ít, ngời ta dùng
đơn vị đo điện trở là (Ôm), K (Kilô Ôm), M (Mêga Ôm)
1M = 10
3
K = 10
6

* Các tham số kỹ thuật đặc trng của điện trở.
Để đánh giá và lựa chọn điện trở ta phải dựa vào các tham số của nó. Các tham số
gồm có:
- Trị số điện trở và dung sai
+ Trị số của điện trở là tham số cơ bản, và yêu cầu trị số điện trở phải ổn định,
ít thay đổi theo nhiện độ, độ ẩm, v.v Trị số của điện trở phụ thuộc vào vật liệu cản
điện, vào kích thớc của điện trở và nhiệt độ môi trờng.
Trị số của điện trở đo bằng đơn vị Ôm và các bội số của nó. Giá trị của điện trở
thờng đo ở dòng điện một chiều hoặc tần số thấp.
+ Dung sai hay sai số của điện trở: Dung sai biểu thị mức độ chênh lệch của trị
số thực tế của điện trở so với trị số danh định và đợc tính theo %.
Dung sai đợc tính theo công thức:
100
.

dd
ddtt
R
RR

%
Trong đó: R
t.t
: Trị số thực tế của điện trở.
R
d.d
: Trị số danh định của điện trở.
Dựa vào dung sai ta chia điện trở ở 5 cấp chính xác:
Cấp 005 : có sai số 0,5%
Cấp 01 : có sai số 1%
Cấp I : có sai số 5%
Cấp II : có sai số 10%
Cấp III : có sai số 20%
Phm Th Thanh Huyn- Phm Th Qunh Trang- Nguyn Th Kim Ngõn
23
R R
Giỏo trỡnh Linh kin in T i hc Cụng Nghip H Ni
Trong các mạch điện yêu cầu độ chính xác cao thờng dùng điện trở cấp 005 và
01. Còn trong điện tử thông dụng ngời ta dùng các loại điện trở từ cấp I đến cấp III.
Các điện trở có độ chính xác càng cao càng có giá thành cao.
- Công suất tiêu tán cho phép: (P
ttmax
)
Khi có dòng điện chạy qua, điện trở tiêu tán năng lợng điện dới dạng nhiệt một công
suất là:
]W [.
2
2
R
U

IRP
tt
==
Công suất tiêu tán cho phép của điện trở P
ttmax
:là công suất điện cao nhất mà điện
trở có thể chịu đựng đợc, nếu quá mức đó điện trở sẽ nóng cháy và không dùng đợc.
]W [.
max
2
max
2
max
R
U
IRP
tt
==
Với yêu cầu điều kiện đảm bảo cho điện trở làm việc bình thờng thì P
tt
< P
ttmax
.
Qua công thức trên ta thấy công suất tiêu tán cho phép hạn chế giá trị điện áp cực đại
và giá trị dòng điện cực đại. Do đó tuỳ theo điện áp và dòng điện qua điện trở lớn hay
nhỏ mà sử dụng điện trở có công suất tiêu tán cho phép lớn hay nhỏ.
- Hệ số nhiệt của điện trở ( TCR)
Hệ số nhiệt của điện trở biểu thị sự
thay đổi trị số của điện trở theo nhiệt độ môi
trờng và đợc tính theo công thức:

]/[10
1
6
cppm
T
R
R
TCR
o


=
Trong đó: R- là trị số của điện trở
R: là đại lợng thay đổi của trị số
điện trở khi nhiệt độ thay đổi một lợng là
T.
TCR: là trị số biến đổi tơng đối
tính theo phần triệu của điện trở trên 1
o
C
(viết tắt là ppm/
o
C).
2.1.2 Phân loại
a. Phân loại theo cấu tạo.
- Điện trở thông thờng (không dây quấn
Phm Th Thanh Huyn- Phm Th Qunh Trang- Nguyn Th Kim Ngõn
24
Hình1.1 Định luật ôm áp dụng cho đIện trở
Giỏo trỡnh Linh kin in T i hc Cụng Nghip H Ni

- Điện trở dây quấn làm bằng dây côngtantan (điện trở thấp) hay nicrôm (điện trở
cao)
b. Phân loại theo cấp sai số.
- Loại một có sai số cho phép là 5% đợc dùng ở những mạch cần nâng cao
độ chính xác của chế độ công tác.
- Loại hai có sai số cho phép là 10%.
- Loại ba có sai số cho phép là 20% dùng ở những nơi ít ảnh hởng đến chế
độ công tác nh các mạch ghép.
Trong thực tế chỉ sản xuất một số loại điện trở nhất định, khi yêu cầu các điện
trở khác nhau cần ghép song song hay nối tiếp các điện trở.
Khi có hai hay nhiều điện trở R
1
, R
2
, R
n
mắc nối tiếp nhau thì điện trở tơng đ-
ơng R bằng tổng các điện trở riêng rẽ.

=
=+++=
n
1i
in21
RR RRR

Khi có hai hay nhiều điện trở R
1
, R
2

, R
n
mắc song song nhau thì điện trở tơng
đơng của chúng đợc tính:

=
=+++=
n
1i
in21
R
1
R
1

R
1
R
1
R
1
2.1.3 Cấu tạo điện trở
Điện trở thông thờng (không dây quấn): thờng đợc làm bằng than hay các chất
đặc biệt khác dẫn điện. Các chất dẫn điện này bao bọc bên ngoài một lõi bằng sứ,
hoặc lớp bọc bị xẻ theo đờng r nh xoắn ốc xung quanh lõi (điện trở mặt), hoặc chúngã
đợc ép lại thành điện trở (điện trở khối). Loại này có kích thớc bé, điện cảm và điện
dung tạp tán nhỏ, giá thành rẻ nhng độ ổn định kém và công suất tiêu thụ nhỏ.
T trờn xu ng
1/8W
1/4W

Rough size
Rating power
(W)
Thickness
(mm)
Length
(mm)
1/8 2 3
1/4 2 6
1/2 3 9
Phm Th Thanh Huyn- Phm Th Qunh Trang- Nguyn Th Kim Ngõn
25

×