Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Lâu đài Praha, viên ngọc quý của châu Âu potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.2 KB, 8 trang )

Lâu đài Praha, viên ngọc quý của
châu Âu
Tòa lâu đài ngàn tuổi này ẩn chứa vô số các bí mật hấp dẫn bao gồm cả
những báu vật mang theo lời nguyền nữa cơ!
Lâu đài Praha là một trong những lâu đài lớn nhất trên thế giới. Theo sách kỷ lục
Guinness thì nó là lâu đài cổ rộng nhất với chiều dài 570m và chiều rộng trung
bình khoảng 130m và đạt diện tích gần 70.000m2.
Đây là một quần thể các tòa nhà, cung điện, tháp canh, thánh đường trùng trùng
điệp điệp và được xem là biểu tượng của cộng hòa Séc.

Toàn cảnh lâu đài Praha.
Lịch sử lâu đài bắt nguồn từ thế kỷ thứ 9. Nó nhiều lần được mở rộng, xây dựng
lại và hoàn thiện cho tới nửa sau thế kỷ 18. Đây là nơi các vị vua Séc, các Hoàng
đế của Đế Quốc La Mã Thần thánh và cả các vị tổng thống sau này ngự trị.

Tòa lâu đài rực sáng trong đêm.
Lâu đài Praha là một cuốn sách về lịch sử kiến trúc hơn 1.000 năm qua. Tất cả các
phong cách kiến trúc lớn của châu Âu từ thế kỷ 19 đều hiện diện tại đây. Đó có thể
là đại thánh đường St. Vitus với phong cách Gothic, tòa nhà đã được xây dựng
nhiều lần trong 6 thế kỷ và nội thất ngày nay là một điển hình của kiến trúc La Mã
cổ.

Đó cũng có thể là các công trình mang phong cách Phục hưng do các vị vua triều
Habsburgs dựng lên từ sau thế kỷ 16.

Lối vào lâu đài với 2 người lính gác nghiêm trang.

Một ví dụ điển hình cho sự tinh tế của kiến trúc tòa lâu đài. Trong hình là một
đường ống dẫn nước mưa được chạm trổ hình rồng rất đẹp!
Vương miện Bohemia, lễ phục dát vàng, thánh giá và thanh gươm nạm đá quý của
các vị vua ngày xưa cũng được đặt tại cung điện này. Vương miện Bohemia là một


linh vật của đất nước này.
Khi Tiệp Khắc (tiền thân của hai quốc gia Séc và Slovakia) bị quân phát xít chiếm
đóng trong Thế chiến thứ 2, một sĩ quan Đức Quốc xã đã đội vương miện này lên
đầu mình. Truyền thuyết nói rằng kẻ tiếm quyền nào đội vương miện sẽ chết trong
vòng 1 năm. Quả nhiên, tên sĩ quan phát xít đã bị ám sát không lâu sau đó.

Các báu vật đã trải qua biết bao thăng trầm lịch sử của đất nước.
Ngày nay, nơi đây không chỉ là một lâu đài cổ, nó còn là nơi đặt rất nhiều bảo tàng
và phòng tranh. Phòng trưng bày quốc gia của Cộng hòa Séc, bảo tàng đồ chơi và
nơi trưng bày bộ sưu tập của vua Rudolph II đều nằm trong khuôn viên lâu đài.
Festival Shakespeare Mùa hè, lễ hội sân khấu ngoài trời lớn nhất và cổ nhất châu
Âu cũng thường xuyên diễn ra trong khuôn viên lâu đài Praha.

Đại thánh đường St. Vitus ngày nay, một vẻ đẹp cổ kính và cổ điển.
Đại thánh đường St. Vitus được xây vào nửa đầu thế kỷ thứ 10. Tới thế kỷ 14, trên
nền mái vòm và đại thánh đường này, người ta xây một nhà thờ phong cách
Gothic rất lớn mà phải mất tới 6 thế kỷ mới hoàn thiện xong.

Một bức tượng thánh George bên trong lâu đài. Đây là vị thánh rất quan trọng
trong văn hóa của nhiều quốc gia phương Tây.
Đại thánh đường St. George là công trình cổ nhất. Nó được xây từ năm 920 và
được phục dựng sau trận hỏa hoạn lớn vào thế kỷ 12. Ngày nay, nó được dùng làm
nơi biểu diễn hòa nhạc và cũng là nơi chứa đựng bộ sưu tập nghệ thuật Bohemia
nổi tiếng.

Đại thánh đường St. George nhìn từ trên cao.
Sảnh Vladislav khổng lồ được thêm vào cung điện hoàng gia vào thế kỷ 16. Hiện
tại, nó là sảnh đường lớn nhất của khu vực Trung Âu, dài 60m và rộng 16m với
trần nhà cao 12m. Các sự kiện trọng đại như bầu cử tổng thống hay trao tặng các
giải thưởng quốc gia được tổ chức trong căn phòng lớn này.


Sảnh Vladislav, căn phòng quan trọng nhất của tòa lâu đài.
Vào thế kỷ 16, vua Ferdinand I đã cho xây dựng Belvedere, một cung điện mùa hè
xinh đẹp cho vợ mình. Sau gần 500 năm, tòa nhà và khu vườn vẫn giữ được vẻ
đẹp của mình, bất chấp những biến động lịch sử và sức tàn phá của thời gian.

Cung điện Belvedere.
Con đường vàng là một di tích rất độc đáo nằm gọn trong lòng lâu đài Praha. Các
ngôi nhà ở đây rất nhỏ bé, xinh xắn và thậm chí còn giống với các ngôi nhà cho
người lùn trong truyện cổ tích.
Cái tên Con đường vàng xuất phát từ câu chuyện kể về các nhà giả kim sống tại
đây và tìm cách chế tạo vàng cho nhà vua năm xưa. Tuy vậy, khu vực này vốn là
nơi ở của các binh sĩ canh gác hoàng cung và để tiết kiệm diện tích, người ta đã
xây nên những ngôi nhà thật nhỏ bé cho họ.

Con đường vàng xinh xắn và độc đáo.

×