Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SÂU BỆNH TRÊN CÂY MÈ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.84 KB, 5 trang )

1
Cần Thơ, 4/2011
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BÀI BÁO CÁO CÂY HẰNG NIÊN
CHUYÊN ĐỀ : SÂU BỆNH TRÊN CÂY MÈ
Cán bộ giảng dạy: Sinh viên thực hiện:
Lê Vĩnh Thúc Huỳnh Minh Triều 3083684
Từ Ngọc Bích Quyên 3083671
Nguyễn Thị Thu Ba 3083625
Thạch Thị Kiều 3083647
Bùi Thị Trúc Mai 3083654
Nguyễn Hiền Phúc 3083668
Lê Hoàng Sơn 3083673
Bùi Kiều Khai 3083643
Trương Hoàng Long 3083582


2
Mở đầu
Mè là một trong những loại cây công nghiệp ngắn ngày tương đối dễ trồng, cho năng suất
ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng dù có dễ dàng canh tác hay khó canh tác thì
một loài cây trồng nào cũng không tránh khỏi việc bị sâu bệnh tấn công. Và cây mè cũng vậy,
thế nên ta cần tìm hiểu xem mè thường bị những loại sâu bệnh nào tấn công để có cách phòng
trị thích hợp giúp cho việc giảm thiệt thiệt hại năng suất tới mức thấp nhất.
1. Sâu hại thường gặp trên mè và cách phòng trừ:

1.1Sâu khoang:
- Đặc điểm: sâu non có màu nâu đen, đốt bụng thứ nhất có một vết đen to bao quanh.
Sâu ăn trụi lá, cắn đứt ngang cây. Thời kỳ ra hoa làm quả thì làm rụng hoa, đục khoét quả
làm ảnh hưởng tới năng suất.


-Biện pháp phòng trừ:
+ Trước khi làm đất phải kiểm tra mật độ sâu khoang trong đất, nếu
cao thì dùng Basudin trộn với đất bột rải đều trên ruộng và bừa 1-2 lần để diệt sâu.
+ Khi sâu gây hại cây con nên huy động nông dân bắt diệt bằng thủ công vào chiều tối và
sáng sớm.
+ Thời kỳ ra hoa làm quả: thường xuyên thăm đồng để phát hiện ổ trứng và cắt bỏ, đem
đốt. Khi phát hiện sâu non còn nhỏ tuổi dùng các loại thuốc sau để diệt trừ: Match 50ND,
Polytrin 440ND, Sumicidin 20 EC liều dùng theo khuyến cáo trên nhãn mác.
1.2 Sâu cuốn lá

- Đặc điểm: Sâu thường tập trung ở trên lá ngọn và nhả tơ cuốn hai mép lá
vừng vào nhau để sinh sống, sâu ăn biểu bì làm hỏng lá, ảnh hưởng đến quang
hợp của cây, làm giảm năng suất.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Thăm đồng thường xuyên và phát hiện sớm, khi mật độ còn thấp thì kết hợp lúc làm cỏ
dùng tay bắt diệt sâu.
+ Khi sâu ở mật độ cao, dùng các loại thuốc sau để diệt trừ: Match 50ND, Polytrin 440ND,
Sherpa 25EC… liều dùng theo khuyến cáo trên nhãn mác.
1.3 Sâu ăn trái:
- Đục vào trái làm cho trái bị hư. Tạo điều kiện cho các loại nấm khác tấn công làm
hư hạt, mật số cao chủ yếu vào giai đoạn mè trên 1 tháng.
- Có thể xử lý bằng các loại thuốc sâu thông thường DDVB, Thiodan, để đạt hiệu quả
trừ sâu cao, cần phun khi sâu còn nhỏ.
3
1.4 Rệp hại mè:
- Đặc điểm: Rệp sống tập trung từng đàn trên thân, lá ở phần ngọn, quả non. Rệp
chích hút nhựa cây làm cho cây kém phát triển, lá ngọn xoắn lại, hoa ít, quả nhỏ ảnh hưởng
tới năng suất.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Gieo trồng đúng kỹ thuật, đảm bảo mật độ, bón phân cân đối.

+ Khi mật độ rệp cao dùng các loại thuốc sau để diệt trừ:
Regent 800WG, Actara 25EC, Bi 58 50ND, Karate 2,5EC, Oncol.
1.5 Bọ xít xanh:
- Đặc điểm: chích hút trên lá, thành trùng thường hoạt động vào ban ngày, di động khá
nhanh từ mặt trên xuống mặt dưới lá và có tính lẩn tránh. Ấu trùng tuổi 1– 2 sống tập trung,
ít di chuyển. Cả trưởng thành và ấu trùng chích hút nhựa lá và trái non làm cây, trái phát
triển kém, hạt lép, lửng, giảm năng suất.
- Khi cây mè có trái non, nếu mật số bọ xít cao, có thể sử dụng các
loại thuốc như: Actara 25 WG, Bulldock 025 EC, Cymbush 5 EC
1.6 Cào cào: Xuất hiện rải rác ăn lá, làm cây giảm quan hợp. Ảnh
hưởng đến năng suất, chủ yếu bắt bằng tay
1.7 Bọ trĩ:
- Đặc điểm: xuất hiện từ lúc cây mè còn nhỏ (10- 15 ngày sau gieo). Bọ trĩ
có kích thước rất nhỏ, còn non màu trắng sữa, di chuyển rất nhanh, thường
ở dưới mặt lá non, chích hút nhựa lá làm lá bị vàng, cây cằn cỗi, kém phát
triển, ngoài ra còn có khả năng truyền virus cho cây.
- Khi mật số cao có thể phun xịt thuốc như: Actara 25 WG, Admire 050 EC, Confidor
100SL.
1.8 Nhện đỏ:
- Đặc điểm: thường tập trung ở mặt dưới lá, chích hút nhựa làm lá vàng, rụng sớm, cây
kém phát triển, rụng hoa, trái, thường phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô,
phá hại nặng từ khi cây có hoa, trái non.
- Khi cần thiết có thể sử dụng thuốc trừ nhện như: Ortus 5 SC, Comite 73 EC, Tập kỳ
1,8 EC, Vertimec 1,8 EC.
2.Bệnh thường gặp trên mè và cách phòng trị :
2.1 Bệnh héo tươi:
Bệnh phát sinh mạnh ở nhiệt độ 25-35oC khi trời có mưa nắng xen kẽ, ẩm độ đất cao,
ruộng thoát nước chậm.
4
- Tác nhân do nấm Rhizoctonia sp, Pythium sp, Fusarium sp đây là bệnh hại chủ yếu trên

mè. Triệu chứng: Bệnh hại chủ yếu ở giai đoạn cây con, phần thân cây tiếp giáp mặt đất, có
vết xanh tái sau lan rộng, vết bệnh chuyển sang màu nâu mọng nước cuối cùng khô và teo
lại, phía trên cây héo, lá vẫn còn xanh nhưng cây con chết hàng loạt.
 Phòng trừ: thu dọn tàn dư cây bệnh, bón vôi, phơi đất, không chọn rơm rạ bị nhiễm bệnh
đốm vằn để tủ. Có thể sử dụng các loại thuốc hóa học sau: Validacine, Anvil
- Do vi khuẩn Pseudomonas Solanacerum gây ra. Bệnh gây hại từ lúc cây con đến khi thu
hoạch: chết cây con, làm cho mè bị héo xanh đột ngột, lá vẫn giữ màu xanh, cắt ngang cây
thấy bó mạch có màu nâu sẫm, rễ bị đen và thối, bóp nhẹ chỗ bị thối có dịch nhầy trắng tiết
ra. vi khuẩn thường ký chủ trên nhiều loại cây nhất là cây họ đậu, họ cà.
Phòng trừ: do đó phải xử lý hạt trước khi gieo trồng bằng CuSO4 hoặc Copper-zin nồng
độ 2% nếu trị bệnh dùng Copper-B để trị
2.2 Bệnh đốm lá :
Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas sesami tấn công làm cho lá có những đốm trắng viền
vàng, sau đó bị thủng lá bị rụng. Dùng Copper-B để trị
2.3 Đốm phấn (phấn trắng):
- Do nấm Oidium sp gây nên lan truyền rất nhanh. Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá, lúc đầu
là những đốm nhỏ màu vàng nhạt, về sau lan rộng không có hình dạng rõ rệt, trên vết bệnh
có lớp phấn màu trắng, sau chuyển vàng, có các chấm đen nhỏ là các ổ bào tử. Lá bị nặng
có màu vàng và khô, cây sinh trưởng kém, hoa rụng, trái ít. Bệnh phát sinh nhiều trong điều
kiện thời tiết nóng, mưa nhiều.
- Phòng trừ: cần bón phân, tưới nước đầy đủ. Dùng các loại thuốc như: Carbenzim, Viben-
C, Kumulus 80FD, Bemyl 50 WP: 20-25g/bình 8l, Sumi Eight 12.5 WP, Afugan 30 EC để
trị.
2.4 Bệnh khảm:
-Đặc điểm: đây là bệnh quan trọng khi trồng me, do rầy xanh truyền các virus gây ra xoắn
lá. Bệnh không trị được do đó cần phải diệt tác nhâm truyền bệnh là rầy xanh.
- Phòng: sử dụng các loại thuốc trừ rầy.
2.5 Bệnh thán thư:
- Đặc điểm: Bệnh gây héo lá nhưng không đột ngột, khi bị nặng làm cho cây mè bị khô, các
bó mạch và phần trong thân không chuyển màu nâu, bóp cây không có dịch nhầy. Bệnh

phát triển mạnh ở những ruộng bón phân không cân đối, độ ẩm đất cao.
-Phòng trừ: Bón phân cân đối, gieo đúng mật độ. Khi vừng bị bệnh dùng các loại thuốc sau:
Dacanil 75WP; Anvil 55C, liều dùng theo khuyến cáo.
2.6 Bệnh lở cổ rễ (chết cây con):
- Do các loại nấm trong đất như Phytophthora sp., Pythium sp., Rhizoctonia solani và
Sclerotium sp
5
- Triệu chứng : Vết bệnh thường xuất hiện ở phần gốc thân gần mặt đất. Phần mô bị bệnh
ban đầu hơi chuyển màu xậm hơn sau hóa màu đen và hơi lõm vào làm cho phần vỏ thân dễ
bị tuột ra. Khi vết bệnh lan rộng cây bị ngã rạp. Bộ rễ cây thường bị thối đen. Trên líp ươm
bệnh thường xuất hiện thành từng cụm sau đó lan rất nhanh.
Nấm bệnh phát triển nhanh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, nhất là các liếp ươm bị
đọng nước.
- Biện pháp phòng trừ
+ Đất gieo trồng phải được xử lý trước với một trong những loại thuốc sau: Ridomil
Gold, Mancozeb, Zineb hoặc
+ Sử dụng môi trường là phân hữu cơ hoai mục kết hợp với nấm đối kháng
Trichoderma.
+ Hạt trước khi gieo cũng nên được xử lý nhiệt 52-55oC trong 10 đến 15phút, hoặc xử
lý bằng các loại thuốc như Zineb, Benomyl, Mancozeb hay Rovral, cũng có thể kết hợp xử
lý nhiệt và thuốc, hiệu quả sẽ cao hơn.
+ Cần phải gieo trồng với mật độ thích hợp, nên kiểm soát chặt chẽ nguồn nước tưới,
không để bầu

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×