Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đặt tên doanh nghiệp: Bấp bênh giới hạn của sự độc đáo ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.68 KB, 5 trang )


Đặt tên doanh nghiệp: Bấp bênh
giới hạn của sự độc đáo

Một trong những vấn đề mới nổi lên gây tranh luận, đang làm đau đầu
các nhà quản lý, những người làm đăng ký kinh doanh là vấn đề đặt
tên cho DN. Chỉ là một chuyện đặt tên trùng, đặt tên quá dài, quá khó
hiểu đã gây ra bao phiền phức, kiện cáo tranh chấp thương hiệu, tên
gọi và nhiều chuyện tế nhị khác
1001 chuyện cười quanh việc chọn, đặt tên
Ông Phạm Huy Cường, Trưởng phòng đăng ký kinh doanh TP.HCM cho
biết, mặc dù hiện nay có một số quy định trong Luật DN, Luật Dân sự về
việc đặt tên cho DN nhưng chưa đầy đủ, chỉ mang tính nguyên tắc, thiếu
văn bản hướng dẫn nên nhiều khi "không giải thích, không thuyết phục
được doanh nghiệp" trong việc đặt tên. Ví dụ như quy định đặt tên DN
không được "trùng hoặc gây nhầm lẫn" với tên các DN khác đã đăng ký
kinh doanh thì hiện nay chưa có quy định thế nào là trùng, thế nào là gây
nhầm lẫn, gây nhiều vướng mắc trong việc đăng ký kinh doanh.


Thống kê sơ bộ cho thấy, ít nhất có 12 Công ty TNHH Bình Minh và 7 DN
tư nhân Bình Minh ở các tỉnh thành. Các công ty mang tên Thăng Long,
Đại Việt, Hồng Hà, Đông Á thậm chí là tên của anh hùng dân tộc như
Trần Hưng Đạo, Hoàng Diệu thì cũng có
tới hàng chục.
Sự phiền toái ở chỗ: có khi nó gây nên
tranh chấp về thương hiệu khiến DN
phải lôi nhau ra toà; có khi gây hiểu
nhầm, điều tra nhầm ngay cả khi không
hoàn toàn trùng tên mà chỉ khác nhau
vài chữ trong tên gọi (Công ty TNHH


Xây dựng Long Sơn trốn thuế, lừa đảo
thì Công an TP.HCM và Công an Đồng
Nai lại đề nghị phòng đăng ký kinh
doanh cung cấp thông tin về Công ty
TNHH Long Sơn, là một DN khác)
Việc nhầm lẫn giữa Công ty cổ phần
Kính Nam Việt Nam với Công ty cổ
phần Kính Việt Nam được coi là nguyên
nhân chính gây chậm trễ tiến độ đầu tư
xây dựng nhà máy của Công ty cổ phần Kính Nam Việt Nam.
Còn rất nhiều trường hợp đặt t
ên
mà phòng
đăng ký kinh doanh
tỉnh này thì cho phép còn t
ỉnh
khác lại không, như đặt t
ên
không có nghĩa: Công ty Ba L
ê
Đ
ế Ly, Công ty Mynh Phong;
đặt tên b
ằng các mẫu tự, nếu bỏ
dấu chấm thành tên nước ngo
ài
như: K.Q.N.I.C.A (có thể
gây
tranh chấp về thương hi
ệu), đặt

tên lấy địa danh như Vi
ệt Nam,
Sài Gòn (gây nh
ầm lẫn rất nhiều
như
ở TP.HCM có 752 DN trong
tên gọi có từ Sài Gòn và 413
đơn
vị có cụm từ Việt Nam)


Công ty TNHH "Em yêu"?
Quy định về việc đặt tên DN "không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá
đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc" cũng gặp nhiều phiền phức.
Tại TP.HCM khi có DN đề nghị tên riêng là "Trà sữa tình nhân", "Cà phê
tình yêu", thậm chí "Em yêu" thì cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ biết
thuyết phục họ đặt tên khác chứ "không có cơ sở để không cấp đăng ký
kinh doanh".
Nhưng có rất nhiều trường hợp tên DN rất chướng hoặc gây phản cảm đã
được cơ quan đăng ký kinh doanh chấp nhận, như DN tư nhân Trần Văn
Cu (Tây Ninh), Công ty TNHH Ái Ân (Thừa Thiên - Huế)
Về trường hợp các công ty đặt tên có chữ An Nam, nhiều người cho rằng
như thế là vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá của dân tộc vì chữ "An
Nam" là cách gọi của phong kiến phương Bắc và thực dân Pháp ngày xưa
đối với nước ta, nhưng qua thống kê, hiện nay cũng có ít nhất 7 công ty,
DN có tên này.
Giải pháp?
Trước tình trạng lộn xộn như vậy, các nhà nghiên cứu, quản lý kinh tế
cũng thiếu thống nhất khi đưa ra các giải pháp. Có ý kiến thì đề nghị hạn
chế đặt tên bằng tên nước ngoài, không đặt tên vừa có số, vừa có chữ (ví

dụ như 3A) Cũng có nhiều ý kiến khác nhau về việc đặt tên sao cho


không trái thuần phong mỹ tục, không sử dụng tên lãnh tụ, danh nhân văn
hoá, anh hùng dân tộc.
Tuy nhiên có một điểm thống nhất chung trong các ý kiến tại hội nghị là
các bộ, ngành liên quan phải làm việc để sớm thống nhất quy định về việc
đặt tên của DN, ít nhất là một nghị định quy định về việc đặt tên có những
hướng dẫn chi tiết để các phòng đăng ký kinh doanh thực hiện.
Được nhiều người đồng tình nhất là ý kiến của bà Phạm Chi Lan, thành
viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng. Bà Lan nói: "Việc đặt tên cho doanh
nghiệp làm sao phải thống nhất cho các loại hình DN, kể cả DN có vốn
nước ngoài chứ không chỉ áp dụng cho DN đăng ký kinh doanh theo Luật
DN hiện nay. Quy định về việc đặt tên phải chi tiết, cụ thể, có những chế
tài cho việc giải quyết tranh chấp".
Ông Lê Đăng Doanh, cố vấn cao cấp của Bộ KH & ĐT cho rằng các DN
nên được quyền đặt tên bằng tiếng nước ngoài vì đây là điều sẽ phổ biến và
cần thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Theo ông Doanh có thể thoáng
trong cách đặt tên nhưng riêng các tên mà DN đăng ký vi phạm về quyền
bảo hộ, quá chướng tai thì nhất định không nên cho đăng ký vì "cần phải
phân biệt giữa tự do và sự ngang bướng".
(Theo Thanh Niên)





×