Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Điều quan tâm khi tiếp cận nhà nhập khẩu Mỹ ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.86 KB, 4 trang )


Điều quan tâm khi tiếp cận nhà
nhập khẩu Mỹ

79% nhà nhập khẩu (NNK) Mỹ sẵn sàng mua hàng của Việt Nam. Đây là
những điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp (DN) Việt Nam đẩy mạnh xuất
khẩu vào thị trường Mỹ. Ông Phillip W.Buyd, Tổng Giám đốc Hiệp hội
các NNK Hoa Kỳ (AIA) đã chia sẻ kinh nghiệm để DN có thể tiếp cận với
các NNK Mỹ.
Nên
97% thư chào hàng gởi qua mạng đều bị bỏ vào sọt rác. Làm thế nào để
thư của DN mình lọt vào 3% được đọc, trong khi người đọc chỉ có 7 giây
để đọc một email? Để gây sự chú ý, DN phải cho người đọc thấy được giá
trị của sản phẩm muốn giới thiệu.
Một thư được ưa thích nhất là thư có 4 đoạn, thông thường người đọc chỉ
đọc nội dung ở đoạn 1 và 4 để biết sản phẩm chào bán và địa chỉ liên lạc,
các nội dung khác liên quan đến việc quảng cáo sản phẩm nằm ở đoạn 2-3
không quan trọng nên người đọc bỏ qua.


Trong đoạn 1, nên thu hút sự chú ý người đọc bằng cách giới thiệu về sản
phẩm của công ty. Đoạn 4 luôn luôn phải có địa chỉ trang web của công
ty, để người đọc thuận tiện xem thông tin. Ông Phillip W.Buyd cho biết,
trong 10 thư gởi đến NNK Mỹ, có 2 thư mang yếu tố “lừa đảo”, vì vậy
DN phải tạo ấn tượng trung thực ngay từ đầu trong email.
Trong thư không nên cố tình ép người mua, hãy cho người đọc biết, họ sẽ
được lợi gì nếu mua hàng của DN. Đây là điều mà tập đoàn bán lẻ hàng
đầu thế giới Walmart (Mỹ) đã rất thành công. NNK Mỹ quan tâm lá thư
có nội dung “Công ty chúng tôi có sản phẩm A, B…, bạn mua rất dễ và
bạn có thể giàu nhờ vào sản phẩm này”.
Tuy nhiên, 85% NNK Mỹ vẫn thích nhận được thư trực tiếp, việc này hơi


tốn kém, mất thời gian nhưng lại hiệu quả, vì người nhận sẽ đọc được thư,
dù công việc bận rộn nhưng chắc chắn họ sẽ đọc lúc rảnh.
Không nên
Các NNK Mỹ không muốn đọc thư có 5 đoạn vì quá dài. Điều tối kỵ,
người viết đừng bao giờ xưng “tôi”, ví dụ “Tôi xin giới thiệu…”. Điều
này bị xem là “tự sát kinh doanh” vì nó không phù hợp với suy nghĩ của
người Mỹ, một cá nhân không thể đại diện cho một công ty lớn. Đừng gởi
nhiều brochure kèm với email. Thay vì gởi brochure, hãy cho NNK biết
trang web của DN. Không nên dùng địa chỉ email miễn phí như yahoo,
gmail, hotmail để gởi vì sẽ không tạo được độ tin tưởng cao.


Ở Việt Nam, nên chọn địa chỉ email có doc.vn. Không nên sử dụng địa chỉ
email cá nhân dùng làm liên lạc cho công ty. Và một trong những điều tối
kỵ với các NNK Mỹ là liên lạc bằng fax, điện thoại để bán hàng, điều này
sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống, kinh doanh của họ. Ở Mỹ, gởi fax bán
hàng là “bất hợp pháp”, dễ gây bực bội, dẫn đến việc không mua hàng.
Tiếp cận như thế nào?
Khi đã có địa chỉ email của các đối tác tiềm năng, đều đặn trong khoảng
thời gian 2 tháng, DN nên gởi thư thông báo sự kiện mới ở công ty (không
phải thư quảng cáo), các sản phẩm mới, thư chúc mừng những ngày lễ lớn
ở Mỹ… Việc này sẽ tạo được niềm tin tưởng lẫn nhau và sẽ có nhiều cơ
hội bán hàng. Muốn đạt được điều này, trang web phải được thiết kế ấn
tượng, đơn giản, không màu mè. Trang chủ phải cho thấy được ảnh chụp
văn phòng, nhà máy sản xuất, địa chỉ, điện thoại, fax liên lạc. Bên cạnh,
DN nên liệt kê tất cả các tổ chức, hiệp hội mà DN đã tham gia để tăng tính
thuyết phục khách hàng.
Giới thiệu về sản phẩm, DN nên đưa ra hình ảnh, chi tiết về sản phẩm.
Tuy nhiên, không nên nói tất cả mọi điều, chỉ đưa ra thông tin thu hút, nếu
nói hết khách hàng sẽ không cần tiếp xúc sau khi xem. Nếu kinh doanh

trong lĩnh vực thực phẩm, thức uống, trên website phải có trang kiểm tra
chất lượng, hình ảnh về khu vực kiểm tra chất lượng, chân dung người
phụ trách chính. Ông Phillip W.Buyd cũng khuyên rằng, vì tâm lý người


mua luôn muốn hạ giá, do vậy các DN nên đưa ra mức giá để có thể
thương thuyết, khi hạ giá bán, người mua sẽ có cảm giác mình đã mua
được giá rẻ, điều này có lợi cho DN.
Để có được kinh nghiệm trong bán hàng qua mạng cũng như tìm hiểu kỹ
càng về đối tác sắp bán hàng, DN Việt Nam có thể tham khảo website
www.alibaba.com, www.worldbid.com hoặc www.dnb.com để rút kinh
nghiệm, đưa ra những quyết định đúng trước khi bán hàng. DN quan tâm
đến AIA có thể tìm hiểu ở www.americanimporters.org.
(Đảng Cộng sản Việt Nam)


×