Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thuốc trừ sâu sinh học pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.9 KB, 3 trang )

Thuốc trừ sâu sinh học: Dùng trùng diệt sâu bệnh
Do các loại hoá chất bảo vệ thực vật truyền thống gây ô nhiễm môi
trường và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người nên nhiều nước trên thế
giới, trong đó có Việt Nam, đang chuyển dần sang sử dụng các biện
pháp phòng trừ sinh học. Một trong các phương pháp đó là tuyến trùng
ký sinh gây bệnh côn trùng.


[
]
Những chế phẩm như thế này nếu được bảo quản ở 10-15 độ C thì sẽ để
được 6 tháng, và 1-2 tháng nếu ở nhiệt độ phòng
Có thể nói Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật là đơn vị đầu tiên ở Việt
Nam nghiên cứu, phân lập tuyến trùng hữu ích và sử dụng những sinh vật
này để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp. Trong những năm qua, sau khi thử
nghiệm tại một số địa phương cho kết quả tốt, Viện đã bắt đầu chuyển gia
công nghệ sản xuất cho một số đơn vị. Để tìm hiểu kỹ hơn về loại thuốc trừ
sâu sinh học này, phóng viên VietNamNet đã có cuộc trao đổi với TS
Nguyễn Ngọc Châu, trưởng phòng tuyến trùng.
Được biết các chuyên gia tại Viện bắt đầu nghiên cứu tuyến trùng từ năm
1997, vậy cho tới nay đã phân lập được bao nhiêu loài tuyến trùng ở Việt
Nam?
Tuyến trùng - nematodes - là một nhóm động vật không xương sống, đa bào,
có kích thước hiển vi (mắt thường không thể nhìn thấy). Tuyến trùng rất đa
dạng về thành phần loài, hệ sinh thái cũng như số lượng cá thể. Cứ 10 động
vật đa bào thì có tới 8-9 là tuyến trùng.
Về hệ sinh thái, chiếm ưu thế là nhóm tuyến trùng sống tự do trong đất,
nước, đại dương. Chính vì vậy mà người ta dựa vào số lượng tuyến trùng để
đánh giá chất lượng môi trường đất và nước.
Ngoài ra, còn có tuyến trùng ký sinh ở động vật và thực vật. Trong số hàng
nghìn loài ký sinh ở côn trùng thì chỉ có một số loài thuộc 2 giống tuyến


trùng Steinernema và Heterorhabditis được coi là Entomopathogenic
nematodes (EPN), có khả năng vừa ký sinh vừa gây bệnh cho côn trùng.
-Trong số hàng nghìn loài tuyến trùng ký sinh ở côn trùng thì chỉ có nhóm
Entomopathogenic nematodes (EPN) có khả năng vừa ký sinh vừa gây bệnh
cho côn trùng (do vậy được gọi là tuyến trình ký sinh gây bệnh côn trùng).
Bình thường thì EPN sống tự do trong đất và mang theo vi khuẩn cộng sinh.
Khi tìm được vật chủ (sâu hại), tuyến trùng sẽ thâm nhập vào xoang máu
qua các lỗ mở tự nhiên hoặc trực tiếp qua lớp vỏ và giải phóng vi khuẩn. Vi
khuẩn sinh sôi, tiết protein độc, giết chết vật chủ trong vòng 24 - 48 giờ. Do
vậy, những tuyến trùng này được sử dụng làm tác nhân sinh học để sản xuất
thuốc sinh học tuyến trùng.
Cho tới nay, chúng tôi đã phân lập được 58 chủng tuyến trùng, trong đó đã
định loại được 16 loài, tất cả đều có tác dụng phòng trừ sinh học và không
độc hại đối với con người. Trong 16 loài này thì đã công bố 6 loài mới đối
với khoa học thế giới. 9 loài còn lại về mặt cơ sở phân tử cùng là những loài
mới và sắp công bố. Ở Việt Nam, do dùng thuốc hoá học nhiều nên hệ sinh
thái nông nghiệp bị suy giảm, mất cân bằng, giết chết các sinh vật hữu ích.
Do vậy, không thể tìm thấy tuyến trùng hữu ích trong đất nông nghiệp và
thậm chí là rừng tái sinh. Những tuyến trùng trên được tìm thấy trong rừng
già, các khu bảo tồn và đỉnh núi cao.
Ở nhiều nước, tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng đã được ứng dụng
rộng rãi trong phòng trừ sinh học sâu hại, còn tình hình ở Việt Nam?
-Các nước phát triển như Mỹ, Australia và châu Âu đã có hàng chục công ty
sản xuất tuyến trùng hữu ích và đã thương mại hoá chế phẩm sinh học. Tại
Đông Nam Á, Malaysia và Thái Lan cũng đang nghiên cứu theo hướng này,
trong đó Thái Lan đã thương mại hoá một số chế phẩm. Đặc biệt là Trung
Quốc đã thương mại hoá các chế phẩm sinh học tuyến trùng diệt sâu đục
thân hại táo, lê, đào. Hiện Trung Quốc có các nhà máy sản xuất lớn ở Quảng
Đông, Bắc Kinh
Tại Việt Nam, kể từ năm 1999, chúng tôi đã bắt đầu sản xuất chế phẩm sinh

học tuyến trùng. Cho tới nay, đã sản xuất được 7 chế phẩm trong đó 1 chế
phẩm được sản xuất từ tuyến trùng nhập nội và 6 chế phẩm sử dụng 6 chủng
tuyến trùng bản địa. Kết quả thử nghiệm cho thấy những chế phẩm này có
thể diệt được gần 30 loài sâu hại khác nhau. Thử nghiệm trên quy mô 1-2ha
cho thấy các chế phẩm diệt được sâu keo da láng hại nho ở Ninh Thuận (tỷ
lệ sâu chết là 70%), sâu xám hại thuốc lá ở Ba Vì (85-90%), bọ hung đen hai
mía ở Thanh Hoá (50-65%). Hiện chúng tôi đã chuyển giao công nghệ sản
xuất cho Ninh Thuận ở quy mô một xưởng sản xuất nhỏ và tiếp tục chuyển
gia cho một số nơi khác.
Các chuyên gia đã sử dụng phương pháp nào để sản xuất chế phẩm sinh
học tuyến trùng?
Nghiên cứu khoa học: Đừng sợ thất bại!
- Theo TS Phan Kế Long - nhà khoa học vừa được trao Giải thưởng "Hợp
tác phát triển'' năm 2004 của Bỉ, là một trong những nhà khoa học VN đã
tham gia nhiều nghiên cứu về tuyến trùng
-Chúng tôi sử dụng hai loại công nghệ là in vivo (dùng côn trùng sống, cụ
thể là ngài sáp, để nhân nuôi tuyến trùng hữu ích) và công nghệ in vitro
(dùng môi trường nhân tạo và thiết bị nhân nuôi). Công nghệ in vivo đơn
giản hơn nhưng mất nhiều thời gian hơn. Trong khi đó, công nghệ in
vitro thì lại nhanh hơn, có thể sản xuất một mẻ 45kg sinh khối mỗi tháng.
Nếu sử dụng hai loại công nghệ này thì khó có thể thương mại được do
tốc độ nhân nuôi chậm, giá thành cao. Chẳng hạn phải tốn 1,1 triệu
đồng/ha để diệt trừ bọ hung đen hại mía, so với 750.000 đồng đối với sử
dụng thuốc hoá học. Do vậy, hướng đi của chúng tôi trong thời gian tới là
áp dụng công nghệ cao, dùng thiết bị lên men tự động (bioreactor) để
nhân nuôi tuyến trùng. Công nghệ này sẽ tạo nhiều sinh khối hơn và giúp
hạ giá thành sản xuất.
Hạn chế lớn nhất của các chế phẩm tuyến trùng hiện nay là gì?
- Những tuyến trùng trên sống trong đất nên rất thích hợp cho việc diệt
sâu hại sống trong đất. Do vậy, khả năng diệt sâu hại sống trên lá vẫn còn

hạn chế. Chẳng hạn như để diệt sâu keo da láng hại nho ở Ninh Thuận,
chúng tôi phải phối chế tuyến trùng với gỉ đường để tạo môi trường sống
thuận lợi cho tuyến trùng, do vậy chúng mới diệt được sâu hại.

×