Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

BAI 13 DAI CUONG VE POLIME...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 5 trang )

CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
Đơn vị : THPT TT Nguyễn Bỉnh Khiêm & TT GDTX Q.Bình Thủy.
Tiết
Bài 13: ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- HS biết: Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo của polime.
- HS hiểu: Phản ứng trùng hợp, phản ứng trùng ngưng.
2. Về kĩ năng:
- Phân loại, gọi tên polime.
- So sánh phản ứng trùng hợp, phản ứng trùng ngưng.
- Viết PTHH tổng hợp các polime.
3. Về tình cảm, thái độ:
- Một số hợp chất polime là những vật liệu gần gũi trong đời sống, sản xuất, HS cần biết tầm
quan trọng của các polime và phương pháp tổng hợp ra chúng, từ đó HS hứng thú hơn trong
học tập.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Tranh ảnh, hình vẽ, tư liệu liên quan.
- HS: Xem bài trước ở nhà để vào lớp đóng góp ý kiến xây dựng bài.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Ổn định lớp
2. Giảng bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG
HĐ1: GV yêu cầu HS tìm hiểu
SGK, cho biết
Định nghĩa polime, cho thí dụ?
- HS tự cho thí dụ và gọi tên.
- GV: Cho biết một số thuật ngữ
monome, n (hệ số polime hóa).
I – KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP
1. Khái niệm: Polime là những hợp chất có phân tử khối rất


lớn do nhiều đơn vị cơ sở (mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.
TD:
Polipropilen
n
CHCH
2
CH
3

Teflon
n
F
2
CF
2
C

Poli(vinyl clorua)
n
CHCH
2
Cl

Xenlulozơ
C
6
H
10
O
5

n
CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
Đơn vị : THPT TT Nguyễn Bỉnh Khiêm & TT GDTX Q.Bình Thủy.

Cách phân loại polime? Bản chất
của sự phân loại:
- HS tham khảo SGK và trả lời.

- GV Đưa thêm vài polime thông
dụng và giới thiệu cách gọi tên
một số polime cụ thể?
HĐ2: GV treo hình 4.1: Các kiểu
mạch polime và yêu cầu HS cho
biết đặc điểm cấu trúc của phân
tử polime?
- HS trả lời.
- GV cung cấp thêm TD, cho HS
quan sát hình vẽ SGK.
Tơ sợi
HĐ3: GV cho HS quan sát một số
tranh ảnh vè các vật liệu polime,
2. Phân loại:
- Theo nguồn gốc, có 3 loại
+ Polime tổng hợp.
+ Polime thiên nhiên.
+ Polime bán tổng hợp (polime thiên nhiên được chế biến
một phần).
- Theo cách tổng hợp, có 2 loại
+ Polime trùng hợp.
+ Polime trùng ngưng.

- Theo cấu trúc, có 3 loại
+ Polime mạch không nhánh.
+ Polime mạch phân nhánh.
+ Polime mạch mạng lưới không gian.
3. Danh pháp
+ Tên của polime xuất phát từ tên của monome + tiền tố
poli.
+ Nếu tên của monome gồm từ 2 từ trở lên hoặc từ 2
monome tạo nên thì tên monome phải để trong dấu ngoặc
đơn.
TD: Poli(butađien-stiren), poli(vinyl clorua), …
+ Một số polime có tên riêng.
TD: Teflon, xenlulozơ,
II – CẤU TRÚC
- Các dạng cấu trúc của polime:
+ Polime mạch không nhánh. (TD Amilozơ, )
+ Polime mạch phân nhánh. (TD Amilopectin, glicogen )
+ Polime mạch mạng lưới không gian. (TD Nhựa bakelit,
cao su lưu hóa, )
- Cấu tạo điều hòa và không điều hòa:
+ Các mắt xích nối với nhau theo một trật tự nhất định,
polime có cấu tạo điều hòa.
TD: (SGK)
+ Các mắt xích nối với nhau không theo một trật tự nhất
định, polime có cấu tạo không điều hòa.
TD: (SGK)
III – TÍNH CHẤT
1. Tính chất vật lý
- Các polime hầu hết là chất rắn, không bay hơi, không có
nhiệt độ nóng chảy xác định. Polime khi nóng chảy cho chất

lỏng nhớt, để nguội sẽ rắn lại gọi là chất nhiệt dẻo. Polime
không nóng chảy khi đun bị phân hủy gọi là chất nhiệt rắn.
- Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường.
- Nhiều polime có tính dẻo, tính đàn hồi, một số có thể kéo
thành sợi, có polime trong suốt không giòn, nhiều polime có
tính cách điện, cách nhiệt hoặc tính bán dẫn.
CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
Đơn vị : THPT TT Nguyễn Bỉnh Khiêm & TT GDTX Q.Bình Thủy.
yêu cầu HS cho biết những tính
chất vật lý đặc trưng của phân tử
polime?
Bao nilon
Nhựa PE
- HS lấy TD từ những sản phẩm
polime trong đời sống và sản xuất
mà mình biết để chứng minh cho
nhứng tính chất vật lý đó.
GV diễn giảng: polime có các
phản ứng: giữ nguyên mạch
polime, phân cắt mạch polime và
tăng mạch polime và giới thiêu
PTHH minh họa.
- HS nghe giảng và tham khảo
thêm SGK.
2. Tính chất hóa học
a). Phản ứng giữ nguyên mạch polime
- Các nhóm thế gắn vào mạch polime hoặc các liên kết đôi
trong mạch polime có thể tham gia phản ứng mà không làm
thay đổi mạch polime.
TD:

n
+
n NaOH
CH
2
CH
OCOCH
3
CH
2
CH
OH
n
+
n CH
3
COONa
t
0
b). Phản ứng phân cắt mạch polime
- Polime có nhóm chức trong mạch dễ bị thủy phân cắt mạch.
TD:
n
[CH
2
]
5
NH CO
+
n H

2
O
t
0
,xt
COOH
H
2
N [CH
2
]
5
n
- Polime trùng hợp bị nhiệt phân thành các đoạn ngắn và cuối
cùng thành monome ban đầu gọi là phản ứng giải trùng hợp
(đepolime hóa)
c). Phản ứng tăng mạch polime (Phản ứng khâu mạch
polime)
- Ở điều kiện thích hợp, các mạch polime có thể nối với nhau
CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
Đơn vị : THPT TT Nguyễn Bỉnh Khiêm & TT GDTX Q.Bình Thủy.
HĐ4: GV: Yêu cầu HS nghiên cứu
SGK và cho biết
Khái niệm về phản ứng trùng
hợp, phản ứng trùng ngưng? Cho
TD.
Điều kiện để monome tham gia
phản ứng?
- HS trả lời.
- GV cùng cả lớp nhận xét, rút ra

kêt luận.
- GV cung cấp thêm phản ứng
minh họa.

tạo thành mạch dài hơn hoặc thành mạng lưới không gian.
TD: GV treo sơ đồ phản ứng tạo rezit đã chuẩn bị sẵn trên
giấy khổ lớn.
Rezol
0
150 C
→
Rezit
Nhựa rezit
IV – ĐIỀU CHẾ
1. Phản ứng trùng hợp
- Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome)
giống nhau hoặc tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime).
- Điều kiện: Monome tham gia phản ứng trùng hợp phải có
liên kết bội hoặc là vòng kém bền có thể mở ra.
TD: Phản ứng tạo PVC, tơ capron, cao su buna-S, …
2. Phản ứng trùng ngưng
- Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ
(monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng
những phân tử nhỏ khác (H
2
O, ).
- Điều kiện: Monome tham gia phản ứng trùng ngưng phải có
ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo liên kết với
nhau.
TD: Phản ứng tạo nilon-6; nilon-6,6; poli(etylen terephtalat),


3. Củng cố
- Gọi học sinh nhắc lại định nghĩa, đặc điểm cấu tạo của polime, phản ứng trùng hợp, phản ứng
trùng ngưng,…
CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
Đơn vị : THPT TT Nguyễn Bỉnh Khiêm & TT GDTX Q.Bình Thủy.
- Học sinh giải bài tập 1, 2, 3, 4 SGK.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh các bài tập 5, 6, học sinh về nhà làm.
4. Dặn dò
- Nhắc nhỡ học sinh về nhà học bài, làm bài tập còn lại trong SBT.
- Xem trước nội dung bài 14 chuẩn bị cho tiết học sau.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×