Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Marketing là gì? Tại sao marketing là thiết yếu đối với doanh nghiệp? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.96 KB, 7 trang )

Marketing là gì? Tại sao marketing là thiết yếu
đối với doanh nghiệp?
Kế họach thị trườngTrong thập niên qua, nền kinh tế
thế giới đã thay đổi một cách mạnh mẽ dưới sức ép
của tòan cầu hóa, sự phát triển vũ bão của công nghệ
và sự mở cửa của các thị trường mới.

Toàn cầu hóa là một cơ hội phát triển kinh doanh mà
các tập đòan lớn trên thế giới không thể bỏ qua, bởi
họ có lợi thế về nguồn lực và là người đi trước họ có
lợi thế thông qua việc đặt ra luật chơi.
Sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ
thông tin, đã xóa đi mọi rào cản về không gian và địa
lý. Khách hàng giờ đây có nhiều quyền hơn trước
đây. Nhờ vào công nghệ họ có thể tiếp cận thông tin
về sản phẩm tốt hơn, từ đó họ có nhiều sự lựa chọn
hơn.
Công nghệ cũng đã giúp rút ngăn thời gian mà một ý
tưởng cần có để thể trở thành một sản phẩm sẵn sàng
phục vụ người tiêu dùng. Trước đây trong một năm
các hãng xe hơi chỉ có thể đưa ra một kiểu mới. Ngày
nay họ có thể giới thiệu ra thị trường thậm chí 5,6
kiểu xe mới trong một năm. Mặt khác, công nghệ
cũng đã đặt ra một thách thức cho các doanh nghiệp:
tuổi thọ của sản phẩm trên thị trường bị rút ngắn. Nếu
trước đây người ta sử dụng một chiếc điện thọai di
động trong thời gian 2-3 năm là chuyện bình thường,
thì đối với giới trẻ ngày nay, nếu sau một năm mà
bạn không thay đổi điện thọai di động thì đó là
chuyện lạ.
Do thị trường Châu Âu, Mỹ đã phát triển đến giai


đọan bão hòa và ổn định, các tập đòan lớn cần phải
tìm kiếm thị trường mới để duy trì tốc độ phát triển
của mình. Việt Nam nằm trong số bốn nước được các
tập đòan lớn quan tâm: Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia và Việt Nam.
Từ chỗ sân ai nấy đá thành sân chung mà mọi người
ai muốn đá cũng vào đá được, tòan cầu hóa đã thay
đổi bản chất của họat động kinh doanh, từ chỗ tập
trung sản xuất ra sản phẩm tốt nhất, rẻ nhất có thể
được, doanh nghiệp đã phải dịch chuyển sự chú tâm
của mình ra thị trường. Đơn giản là vì họ muốn khách
hàng tin dùng và mua sản phẩm của họ hơn là của đối
thủ cạnh tranh. Và để làm được việc đó doanh nghiệp
cần phải hiểu nhu cầu của khách hàng tốt hơn, họ cần
truyền thông tốt hơn về sản phẩm của họ, và họ cần
xây dựng quan hệ gắn bó lâu dài giữa thương hiệu
với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. Chính vì
những lý do trên, marketing ngày càng trở nên một
chức năng quan trọng trong các doanh nghiệp.
Nhưng marketing không chỉ là một chức năng trong
hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn
bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện
ra, đáp ứng và làm thoả mãn cho nhu cầu của khách
hàng.
Doanh nghiệp cần phải biết làm thế nào để xác định
và phân khúc thị trường, xây dựng giải pháp hấp dẫn
để chào cho khách hàng, và xây dựng thương hiệu
với định vị mạnh. Họ phải biết làm thế nào để làm
giá cho giải pháp của mình một cách hấp dẫn và hợp
lý, và làm thế nào để chọn và quản trị kênh phân phối

để đưa sản phẩm của mình đến người tiêu dùng một
cách có hiệu quả. Họ cần phải biết làm thế nào để
quảng cáo và giới thiệu sản phẩm của mình, để khách
hàng biết và mua. Không chỉ thế, họ cần phải biết áp
dụng chiến lược thị trường và phương pháp quản trị
phù hợp với thực tế thị trường đầy kỹ thuật mới trong
xu hướng toàn cầu hoá.
Bộ phận chuyên trách marketing, có cần hay không?
Có người nói rằng không nhất thiết phải có một bộ
phận chuyên trách marketing để làm công việc phân
tích thị trường, lập kế hoạch và kiểm soát các khâu
liên quan. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ,
hoạt động không đa dạng nơi mà giám đốc đã có
nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về nhu cầu khách
hàng. Ngay cả đối với các công ty lớn, cũng không
cần phải có một phòng marketing, bởi vì sản phẩm
thì đã có các kỹ sư quản lý, giá cả thì phòng tài
chính-kế toán quản, việc phân phối hàng đã có nhân
viên chuyên trách lo, và việc bán hàng cũng như là
quản cáo đã có giám đốc bán hàng lo.
Cách tiếp cận như vậy thật là nguy hiểm. Các nhà kỹ
thuật thường chỉ chăm chút vào khía cạnh vật chất
của sản phẩm, các cô kế toán thường quan tâm đến
giá thành hơn là giá trị thị trường của sản phẩm, các
nhân viên giao hàng thường đặt ưu tiên tối ưu hoá
việc quản lý hàng hoá, trong khi lại không quan tâm
lắm về dịch vụ khách hàng vốn quan trọng hơn, và
việc bán hàng cũng như thúc đẩy bán hàng thường
được thực hiện không phải theo cách tốt nhất nhằm
đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Muốn hay không muốn, do số lượng sản phẩm và thị
trường của doanh nghiệp ngày càng phát triển, và do
áp lực cạnh tranh cũng như yếu tố bất ổn định của
môi trường kinh doanh ngày càng tăng, doanh nghiệp
cần phải tổ chức việc quản lý hoạt động marketing
tập trung, nếu không sẽ đi đến chỗ nguy hiểm là
doanh nghiệp sẽ sản xuất ra sản phẩm mà về góc độ
kỹ thuật thì tuyệt vời, nhưng lại là một tai hoạ về góc
độ thương mại.

×