Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phỏng vấn thành công - cách hữu dụng ngày nay pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.79 KB, 4 trang )

Phỏng vấn thành công - cách hữu dụng ngày nay
Một cuộc phỏng vấn thành công phụ thuộc vào khả năng của người
phỏng vấn trong việc thu thập tất cả các thông tin cần thiết từ ứng viên.
Kết quả cuối cùng của một đợt phỏng vấn là người phỏng vấn phải chọn
ra ứng viên xuất sắc nhất cho vị trí cần tuyển.

Vì thế, cả người phỏng vấn và ứng viên cần ý thức trong việc thiết lập
mối quan hệ hợp lý nhằm đem lại thành công cho cả hai.

Sau đây là một số bước cơ bản mà bạn có thể áp dụng trong và sau cuộc
phỏng vấn, để đảm bảo rằng bạn có cơ hội tốt nhất để đạt được mục đích
mà bạn đã đặt ra.

1. Hãy mạch lạc về những kinh nghiệm mà bạn đã có và chuẩn bị tốt để
nói về chúng. Những người phỏng vấn muốn biết tất cả về bạn và khả
năng của bạn. Vì vậy, hãy nói một cách mạch lạc về những lần bạn
thành công và lý do tại sao có được những thành công ấy. Trước cuộc
phỏng vấn, khi chuẩn bị cho bước này, bạn hãy liệt kê ra những giá trị
mà những thành công ấy mang lại cho bạn.

2. Nghĩ về những điều mà người phỏng vấn có thể sẽ hỏi bạn. Người
phỏng vấn muốn tìm hiểu về bạn, vì vậy hãy chuẩn bị tốt để đối phó với
sáu câu hỏi thường xuyên xuất hiện nhất trong các cuộc phỏng vấn.
Những câu hỏi này thường bắt đầu bằng “Ai”, “Điều gì”, “Ở đâu”, “Tại
sao” và “Như thế nào”, cũng đừng quên chuẩn bị để nói về sở thích của
mình, “Hãy cho tôi biết về….”

3. Bất kể bạn nghe thấy điều gì, bạn hãy thường xuyên sử dụng chủ ngữ
“Tôi” trong câu trả lời của mình. Điều này thể hiện bạn là người tự tin
và có bản lĩnh. Điều này cũng “vừa tai” đối với người phỏng vấn vì mục
đích của họ là tìm hiểu về bạn.



4. Hãy trả lời câu hỏi một cách ngắn gọn và thận trọng. Bạn có thể cảm
thấy hứng thú khi được hỏi một câu mà bạn có kiến thức. Tuy nhiên, hãy
trả lời một cách ngắn gọn và biết dừng ở điểm cần dừng. Người phỏng
vấn thường là những người giỏi nên nếu bạn trả lời dài dòng họ sẽ tìm
được sơ hở của bạn và có thể bạn sẽ bị “vặn.” Ngoài ra, các câu hỏi mà
người phỏng vấn đưa ra đôi khi cũng có chứa những ẩn ý. Vì vậy bạn
phải thận trọng.

5. Hãy dành một vài giây để suy nghĩ. Nếu bạn gặp một câu hỏi cần phải
cân nhắc, hãy dừng lại một chút để suy xét. Một chiến thuật hiệu quả mà
chúng tôi khuyên bạn đó là, bạn nên kết hợp giữa những câu trả lời
nhanh (trong trường hợp bạn muốn thể hiện bản lĩnh và sự nhanh nhạy
của mình) với những câu trả lời chậm (bạn muốn tỏ ra là người thận
trọng) và kết hợp với nét mặt biểu hiện sự suy tư, sự tự tin và bản lĩnh.

6. Xây dựng quan hệ với người phỏng vấn. Nếu bạn có thời gian trước
đó ( mời đi uống cafe và nói chuyện cũng là một cách thiết lập mối quan
hệ hiệu quả), hãy trao đổi một cách thân mật với người phỏng vấn và
những người quan trọng khác. Xây dựng mối quan hệ với người phỏng
vấn giúp bạn tìm hiểu thông tin về vị trí liên quan cần tuyển. Đừng bao
giờ ngồi một chỗ chờ cơ hội đến.

7. Hãy hỏi một vài câu hỏi. Sử dụng mối quan hệ và việc tiếp cận tự tin
của bạn cho thấy bạn có thiện chí thực sự cho công việc cần tuyển. Đó là
một dấu hiệu tốt cho thấy bạn cảm thấy thoải mái khi xin vào vị trí này,
và những câu hỏi hay cũng sẽ giúp bạn ghi điểm.

8. Dù bất kể kết quả thế nào, hãy tạo mối quan hệ thân thiện. Đôi khi
những hành động mang tính “hành lang” như vậy sẽ mang đến những

kết quả mà bạn không thể ngờ tới. Những giây phút bạn xuất hiện tại
cuộc phỏng vấn và thiết lập quan hệ sẽ tạo nên sự khác biệt lớn đối với
những giây phút mà bạn không có cơ hội chứng tỏ mình (sau cuộc
phỏng vấn, mọi người thường thảo luận và so sánh các ứng viên). Vì
vậy, hãy tận dụng tối đa những giây phút mà bạn có thể tương tác với
người phỏng vấn, thậm chí cả sau khi phỏng vấn.

9. Coi đó như một cuộc nói chuyện. Bạn càng coi cuộc phỏng vấn như
một cuộc nói chuyện phiếm với người hàng xóm của mình càng tốt.
Người phỏng vấn của bạn sẽ nắm bắt tốt hơn về bạn và bạn cũng cảm
thấy mọi việc nhẹ nhàng hơn, bởi vì phỏng vấn có nghĩa là bạn ở trong
một môi trường không dễ chịu chút nào. Tuy nhiên, cũng đừng nói là
bạn cảm thấy quá thoải mái – bạn đi phỏng vấn chứ không phải đi thư
giãn. Bằng cách thư giãn, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi diễn đạt mọi
điều với nhà tuyển dụng.

10. Xem trọng các cuộc phỏng vấn. Mặc dù có nhiều hoạt động khác
nhằm đánh giá bạn, phỏng vấn là một hoạt động đóng vai trò quyết định.
Vì vậy, vượt qua vòng phỏng vấn một cách suôn sẻ giúp bạn tự tin trong
toàn bộ hoạt động xin việc của mình, và điều này sẽ cho phép bạn thể
hiện được toàn bộ khả năng cũng như kỹ năng của mình.

Trên đây là các bước đơn giản trong việc tạo ra kết quả bạn muốn từ bất
kỳ cuộc phỏng vấn nào mà bạn tham gia. Thử thách lớn nhất là coi đó
như một kinh nghiệm thú vị. Với những ý tưởng này, bạn đừng ngạc
nhiên khi kết quả lớn đến từ những mẹo nhỏ.

Theo Kiem Viec


×