Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Cụm di tích chiến thắng Bạch Đằng ở Yên Giang – Quảng Ninh part 2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.24 KB, 10 trang )

này chỉ nằm cách mép nước biển chừng vài ba mét. Dân Lý Sơn gọi giếng nước
này là “giếng Gia Long”, cũng có người gọi đó là “giếng Vua”, nay còn gọi là
Giếng Xó La. Giếng nằm ở thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, được xây
bằng những viên đá cuội to xếp chồng lên nhau, với đường kính miệng giếng
khoảng hơn 1m, sâu chừng 6m. Sự ra đời và tên gọi của giếng nước này gắn
với nhiều huyền thoại.

Theo các cụ già trên đảo kể lại thì vua Gia Long bị quân Tây Sơn truy đuổi đã
chạy ra đảo Lý Sơn. Khi đó đảo đang bị nắng hạn, lương thảo và nguồn nước
ngọt của quân sĩ mang theo cũng đã cạn kiệt, vua Gia Long liền cho quân sĩ đào
giếng khắp đảo nhưng không có nước. Trong lúc nguy kịch thì ông nằm mơ thấy
có người mách cho nơi đào giếng. Giật mình tỉnh giấc, ông sai người đến đúng
vị trí đã được mách bảo và đào giếng. Quả nhiên, vừa đào xuống chừng vài mét
thì mạch nước ngọt đã phun trào. Trước khi rời đảo, vua Gia Long đã lệnh cho
người dân trên đảo phải giữ lại giếng này. Vâng lời vua, người dân nơi đây đã
bảo quản giếng đến ngày nay.

Một truyền thuyết khác là sau khi lên ngôi, trong một chuyến đi thăm các hòn đảo
ở dọc miền Trung và ghé vào đảo Lý Sơn đúng thời điểm hạn hán hoành hành,
vua Gia Long đã lập đàn tế trời cầu mưa. Đêm đó, khi nằm ngủ được báo mộng
địa điểm để đào giếng nên sáng hôm sau vua Gia Long cho người đến đào
giếng, giúp dân trên đảo vượt qua hoạn nạn. Nhớ ơn vua, người dân nơi đây
còn gọi nó là “giếng Gia Long” hay “Giếng Vua”.

Cũng có người thì kể rằng đảo Lý Sơn từng là nơi sinh sống của người Chăm
Pa, vốn rất giỏi về thuật phong thuỷ nên việc tìm được địa điểm đào giếng nước
ngọt, chọn loại đá và xây hệ thống tường bao bọc để chống lại sự xâm nhập
mặn là điều không quá khó.

Nước giếng cứu sinh người dân trên đảo


Nguồn gốc giếng có nhiều truyền thuyết nhưng có một sự thật không thể phủ
nhận là xưa nay giếng Xó La chưa bao giờ cạn hay bị nhiễm mặn. Trở lại với
“giếng Vua” ở Lý Sơn. Từ nhiều năm nay, cứ vào mùa nắng hạn, khi tất cả các
giếng nước trên đảo hoặc bị cạn kiệt nguồn nước hoặc bị nhiễm mặn thì “giếng
Vua” vẫn dồi dào nguồn nước. Hàng trăm gia đình ở đảo vẫn rồng rắn xếp hàng
để lấy nước ngọt từ giếng nước này nhưng giếng vẫn không cạn. “Giếng Vua”
như chiếc “phao cứu sinh” cho hàng ngàn người dân trên đảo Lý Sơn mỗi mùa
khô hạn. Thật khó tin rằng, một giếng nước chỉ cách biển chừng vài ba sải tay,
những tưởng nước mặn sẽ dễ dàng tràn vào, song nước trong giếng ấy thì vẫn
cứ trong xanh, vẫn cứ ngọt quanh năm suốt tháng

Ở Lý Sơn hiện có khá nhiều giếng nước ngọt, thế nhưng muốn pha được ấm trà
ngon thì không đâu bằng nước ở giếng Xó La. Anh Tạ Qui cán bộ của Sở
VHTTDL Quảng Ngãi cho biết . Vì vậy mà người nào trong xã “nghiện” ấm trà
ngon vào buổi sáng thì trong nhà đều có một xô, thùng, hay ang để chứa nước
lấy từ giếng này

Quảng bá di sản văn hóa và hình ảnh xứ Lạng



Nằm gọn ghẽ ngay lối vào danh thắng Nhị-Tam Thanh, một trong những thắng
cảnh nổi tiếng của Lạng Sơn là những gian hàng xinh xắn trưng bày, giới thiệu
về di sản văn hóa xứ Lạng. Từ những cuốn sách, tập tranh ảnh, cho đến bầu
rượu đặc sản truyền thống được trưng bày ở gian hàng này, Trung tâm Khai
thác dịch vụ di sản văn hóa (KTDVDSVH) đã và đang góp phần vào việc quảng
bá di sản văn hóa và hình ảnh của xứ Lạng đến với du khách thập phương.
Trung tâm Khai thác dịch vụ di sản văn hóa được thành lập từ năm 2002 thuộc
Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Lạng Sơn và nay là đơn vị trực thuộc Ban Quản lý di tích
tỉnh. Với nhiệm vụ khai thác các dịch vụ di sản nhằm giới thiệu, quảng bá di sản

văn hóa địa phương, những năm qua, bên cạnh việc tiếp đón, phục vụ hàng
trăm ngàn lượt du khách tham quan danh thắng Nhị-Tam Thanh, Trung tâm đã
chủ động phối hợp với các đơn vị xuất bản trưng bày, giới thiệu các ấn phẩm về
các di tích, danh thắng, về lịch sử, văn hóa, tiềm năng du lịch xứ Lạng. Trong đó,
nhiều ấn phẩm như sách “Lạng Sơn xưa và nay”, “Chào mừng quý khách đến
Lạng Sơn”; “Danh thắng Lạng Sơn”; tập ảnh về phong cảnh động Nhị-Tam
Thanh; đĩa hát then-đàn tính; tranh sơn mài Nàng Tô Thị được đông đảo du
khách quan tâm, tìm hiểu và sưu tầm. Từ những ấn phẩm này, hình ảnh về một
xứ Lạng nên thơ, với bề dày lịch sử, văn hóa đã trở nên gần gũi với du khách
gần xa.

Một trong những hoạt động của Trung tâm góp phần đáng kể vào công tác bảo
tồn di sản văn hóa và quảng bá du lịch Lạng Sơn phải kể đến việc khai thác đặc
sản rượu Mẫu Sơn. Được chưng cất theo phương pháp thủ công truyền thống
của dân tộc Dao sống tại vùng núi Mẫu Sơn với nguồn nước tinh khiết, gạo tẻ và
men lá chế suất từ các loại thảo dược, sản phẩm “rượu xứ Lạng” do Trung tâm
sản xuất đã góp phần làm phong phú thêm các đặc sản địa phương được giới
thiệu tại di tích, danh thắng. Và cùng với các mặt hàng thổ cẩm, đồ lưu niệm,
sản phẩm này tạo được ấn tượng khó quên trong lòng du khách về nét văn hóa
dân tộc đặc sắc của xứ Lạng.
Cùng với việc duy trì hoạt động của 4 gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn
hóa tại các điểm di tích, hàng năm, Trung tâm Khai thác dịch vụ di sản văn hóa
còn phối hợp với các đơn vị chuyên môn thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về văn hóa, du lịch Lạng Sơn tại
các sự kiện, các hoạt động văn hóa của tỉnh, của khu vực và toàn quốc. Năm
2010 vừa qua, Trung tâm đã phối hợp với Trung tâm xúc tiến du lịch đưa 3 gian
hàng đi giới thiệu tại lễ hội Đông Bắc (tổ chức tại Phú Thọ), hội chợ thương mại
(Ninh Bình) và Liên hoan du lịch Mẫu Sơn; đưa 1 gian hàng tham gia trưng bày
nhân dịp khai trương Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam hướng tới đại lễ
kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội tại Đồng Mô, Hà Nội. Qua đó, hình ảnh

về mảnh đất, con người xứ Lạng cũng như những tiềm năng du lịch của địa
phương đã được giới thiệu rộng rãi với bạn bè trong và ngoài nước.

Với bề dày lịch sử, văn hóa cùng những ưu đãi mà thiên nhiên ban tặng, Lạng
Sơn có một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đồ sộ. Trong bối cảnh
hội nhập, việc bảo tồn, phát huy những di sản ấy càng có ý nghĩa quan trọng
nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc. Qua gần 10 năm đi vào hoạt động, mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật
chất và nhân lực song Trung tâm Khai thác dịch vụ di sản văn hóa đã góp phần
đáng kể vào việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, quảng bá tiềm năng du lịch
xứ Lạng với nhân dân, du khách thập phương.
Thác Dơi (Lâm Đồng): Vẻ đẹp hoang sơ



Cách TP HCM 160km hướng về Đà Lạt, thị trấn Đạmri, huyện Đạ Huoai, tỉnh
Lâm Đồng được coi là trung tuyến của cung đường TP HCM - Đà Lạt. Như mọi
thị trấn miền núi khác, nơi đây sở hữu cái se lạnh của cao nguyên, những dãy
núi cao chập chùng, những dòng suối uốn lượn, ẩn hiện trong màu xanh của
cây, màu trắng của đá, những mái nhà thấp thoáng trong sương khiến lòng
người như nhẹ lại. Trong tiết trời ấy, trong cái mênh mang ấy, nhấp thêm ngụm
cà phê hay trà nóng được trồng, chế biến tại địa phương, bao đua tranh, phiền
muộn của cuộc sống như biến mất.
Không chỉ vậy, thiên nhiên còn ưu ái cho thị trấn nhỏ này hàng loạt những ngọn
thác hùng vĩ. Những ngọn thác có tên gọi xuất phát từ đặc điểm hay vị trí như
thác 31, thác 8 tầng, thác ngược, thác Dơi…. mỗi thác có một vẻ đẹp khác nhau
và đều hoang sơ, hùng vĩ nhưng do đường xá thuận tiện, địa hình đẹp, thế thác
phù hợp với việc cắm trại, nối kết mọi người nên thác Dơi không những thu hút
dân địa phương mà còn khiến khách phương xa xao lòng khi ghé thăm.
Khác với những ngọn thác khác là chỉ có thác duy nhất, thác Dơi là một chuỗi

liên hoàn của nhiều ngọn thác lớn nhỏ trải dài từ thượng nguồn. Dòng chảy cũng
thay đổi tùy theo lượng nước từng mùa trong năm khiến thác như luôn làm mới
mình, nên dù bạn có đi bao nhiêu lần, khám phá bao nhiêu lần, thác vẫn đẹp,
vẫn hoang sơ, hùng vĩ và lạ lẫm trong mắt mọi người.
Bên cạnh việc luôn biến đổi theo từng mùa, từng tháng trong năm, thác Dơi cũng
tự hoàn thiện mình hơn khi phình to thành một hồ nước lớn, nép mình dưới tảng
đá hình con cá khổng lồ. Ngoài việc khá rộng, thoải mái bơi lội, dòng nước còn
trong vắt, lạnh một cách kỳ lạ khiến du khách khi đắm mình vào dòng nước ấy,
cảm thấy bao mệt mỏi, lo lắng như được gột đi hoàn toàn. Song ấn tượng mạnh
nhất về dòng thác là màu xanh ngút ngàn của những cây cổ thụ vài trăm tuổi hay
những dòng chảy khi ẩn khi hiện trong màu xanh của núi rừng.
Có hai kiểu khám phá thác Dơi: Một là khi đến thác, mọi người sẽ vượt từng
ngọn thác, để đi đến thượng nguồn, vui chơi tại đó. Cách thứ hai là men theo
đường mòn lên thượng nguồn, ăn uống, vui chơi rồi theo dòng thác đi ngược
xuống. Hành trình như nhau, niềm vui như nhau điểm khác biệt là tùy theo lượng
thức ăn mang theo nhiều hay ít. Nói riêng về thức ăn thì vì đây là một ngọn thác
chưa được khai thác để du lịch nên trước khi đến thác, mọi người thường tạt
vào chợ mua đồ ăn và nước uống. Có thể mua thức ăn chế biến sẵn nhưng khi
đến thác, thức ăn nguội cùng cái lạnh của thác thì chẳng ai muốn ăn hay có ăn
cũng chẳng ngon lành gì. Vì thế, cách tốt nhất là mang thức ăn, nồi, gia vị để chế
biến tại thác.
Hiện thác Dơi hay các thác khác tại Đạmri đều chưa được đưa vào khai thác
nên rất ít người biết đến. Thị trấn cũng không có nhà nghỉ hay khách sạn, nên
khách đến đó thường là bạn của dân địa phương. Song bạn hoàn toàn có thể
đến và khám phá thiên nhiên tại đây bằng cách cắm trại tại thác (ở đây khá an
ninh) hay ở trọ tại khách sạn của khu du lịch rừng Madagui (cách thị trấn Đạmri 7
km). Để đến Đạmri, bạn có thể đi xe máy hay, bắt tuyến xe TP HCM - Bảo Lộc
với mức giá từ 80.000 tới 110.000/người ở bến xe Miền đông hoặc liên hệ với
các hãng xe chất lượng cao.
Núi Voi (Hải Phòng) - Điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách



Núi Voi là một quần thể thiên nhiên đa dạng, cách trung tâm thành phố Hải
Phòng 20km về phía Tây Nam.
Núi Voi là một ngọn núi cao nhất ở phía bắc Kiến An, bên bờ sông Lạch Tray.
Ngay dưới chân núi có động Long Tiên. Trong động thờ bà Lê Chân, một nữ
tướng của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, người đã lập ra làng An Biên, Hải
Phòng ngày nay.

Núi Voi có nhiều hang động đẹp: hang Họng Voi, hang Chiêng, hang Cá Chép,
hang Bể Phía nam núi Voi có động Nam Tào, phía bắc có động Bắc Đẩu.
Trong hang động có nhiều nhũ đá, măng đá với muôn hình kỳ lạ như rồng chầu,
hổ phục, đầu voi Trên đỉnh núi Voi có một khoảng đất tương đối bằng phẳng
gọi là bàn cờ cõi tiên. Trên núi còn nhiều dấu vết đền chùa và vết tích thành nhà
Mạc được xây dựng vào thế kỷ 16. Đặc biệt các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều
di vật của người xưa như rìu, đục bằng đá, đồng cách đây gần 3.000 năm.

Vãn cảnh chùa Hang – Kiên Giang



Chùa Hang hay còn gọi là Hải Sơn tự, là ngôi “Phật động” nổi tiếng, nằm trong
ruột núi đá thâm u, mờ ảo, tọa lạc tại xã An Bình, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên
Giang, nằm nơi chân núi An Hải Sơn. Vì là núi đá vôi bị xâm thực hàng ngàn
năm, nên phía sau chùa có một hang rộng ăn thông ra tới biển, nơi có hòn Phụ
Tử.
Hang động được khám phá vào XVIII do các nhà sư Thái Lan và ngư dân đến
đây khẩn hoang lập nghiệp, đã lập nên chùa và lúc đầu chùa chưa có tên. Năm
1771, quân Xiêm sang xâm lược nước Việt và rút quân về nước năm 1774, các
vị sư đành phải theo về. Thấy ngôi chùa bị bỏ hoang một thời gian dài, nhân dân

địa phương đã thỉnh nhà sư người Khmer đến trụ trì. Sau này, các vị sư Khmer
đã xây dựng thêm một cái am ở bên ngoài cách chùa cũ không xa và đặt tên là
chùa Thái Lùa (Prakchaokia) hay chùa Ba Trại. Năm 1800, ngôi chùa cũ được
trùng tu lại và đặt tên là Chùa Hang.

Cổng chùa được xây theo kiểu tam quan, với lối kiến trúc, hoa văn đẹp mắt và
lộng lẫy. Phía trong cổng là một khoảng sân rất rộng, phía sau chùa tựa lưng
vào núi. Trên nóc chùa được trang trí những hoa văn họa tiết theo truyền thống
của phật giáo Việt Nam. Bên hông chùa là một khoảng sân rộng ước chừng cả
ngàn mét vuông, với một vườn đàn Dược sư gồm 49 vị phật


Trước sân chùa thờ tượng Phật Di Lặc được làm bằng đá Non Nước, Đà Nẵng
nặng tới 22 tấn. Ngẩng nhìn lên không gian phía trên là vách núi có nhiều cây cổ
thụ đứng cheo leo, buông ra giữa khoảng không những chùm rễ dài lơ lửng.
Chánh điện nằm gọn trong lòng núi với một động đá vôi hai cửa chạy thẳng theo
trục Đông Bắc -Tây Nam chiều dài hơn 50m, cửa động sau nhìn thông ra biển.
Động có nhiều thạch nhũ muôn hình, muôn vẻ, khi ta gõ vào các thạch nhũ thì
âm thanh ngân lên như tiếng chuông, vì vậy người ta gọi là đá chuông. Động
sâu thăm thẳm, những tượng Phật lung linh ẩn hiện tạo nên cảm giác tôn
nghiêm huyền bí. Tượng thờ trong Chùa Hang có nhiều, với nhiều chất liệu khác
nhau. Đặc biệt có nhiều bức tượng quý như tượng Phật nghìn tay nghìn mắt ở
nơi chính điện, các tượng thờ ở đây thuộc hệ phái Nam Tông rõ nét.



Với một lối kiến trúc độc đáo, chùa Hang thật sự là một điểm tham quan lí tưởng
cho du khách gần xa. Du khách đến đây, không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp

×