Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

B24- TU TRUONG CUA ONG DAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.38 KB, 2 trang )

BÀI 24 :
HỌ TÊN GV
- NGÔ THỊ XUÂN HỒNG
- HUỲNH CÔNG LOAN
TRƯỜNG :
THCS: PHẠM ĐÌNH HỔ
QUẬN 6:
I. MỤC TIÊU
1. KT: So sánh được từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của
thanh nam châm thẳng .
2. KN: Vẽ được đường sức từ biểu diễn từ trường ống dây
3. TĐ: Vận dụng quy tắc nắm tay phải để xác đònh chiều đường sức từ của ống
dây có dòng điện chạy qua khi biết chiều dòng điện
II. CHUẨN BỊ
- Với Giáo viên : Dụng cụ TN – hình vẽ 24.1 và 24.2, 24.3
- Với HS : (Nhóm )
• 1 tấm nhựa có luồn sẵn các vòng dây của một ống dây dẫn, 3 kim nam
châm có giá đỡ
• 1 nguồn điện 6 V
• Ít mạt sắt
• 1 công tắc
• 1 bút lông
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Từ phổ là gì ?
- Làm thế nào để thu được từ phổ của nam châm thẳng (HS làm lại TN đã học)
- Xác đònh chiều đường sức từ của nam châm thẳng
2. Bài mới :
- Từ trường có xung quanh nam châm và dây dẫn có dòng điện. Chúng ta đã biết từ
phổ và các đường sức từ biểu diễn của từ trường của nam châm thẳng. Vậy từ trường của
ống dây có dòng điện chạy qua thì được biểu diễn (thế nào)?


- Để rõ thêm, chúng ta nghiên cứu bài :
TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TR GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
- Hoạt động 1: (10 phút)
TN để quan sát từ phổ của ống dây có
dòng điện chạy qua
- Làm TN – quan sát -> trả lời C
1

- Vẽ một số đường sức từ của ống dây
ngay trên tấm nhựa. Trả lời câu C2
- Các nhóm HS nhận dụng cụ TN và yêu
cầu các nhóm tiến hành TN
- Hướng dẫn cho HS thảo luận nhóm sau
khi TN để trả lời C1
- Lưu ý HS quan sát từ phổ bên trong ống
dây .
- GV theo hình vẽ 24.1
- Đường sức từ của ống dây có dòng điện
chạy qua so với đường sức từ của nam
châm thẳng thì như thế nào ?
TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ
DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA
- Đặt các kim nam châm nối tiếp nhau,
trên 1 đường sức từ – vẽ mũi tên chỉ
chiều các đường sức từ ở ngoài và trong
lồng ống dây
- Cho thảo luận nhóm để nêu nhận xét trả
lời C3
- Hoạt động 2 (5 phút)

Rút ra kết luận
- Hoạt động 3 (10 phút)
Tìm hiểu quy tắc nắm tay phải
- Dự toán
- Làm TN kiểm tra dự toán
- Rút ra kết luận
- Làm việc cá nhân – áp dụng quy tắc
nắm tay phải để xác đònh theo hình vẽ
24.3
- Hoạt động 4 (10 phút )
Vận dụng :
+ Hoạt động cá nhân để thực hiện C4,
C5, C6
+ Phần phần có thể em chưa biết
- Hướng dẫn HS đặc các kim nam châm
nhỏ trên trục nối tiếp nhau trên một trong
các đường sức từ và gọi HS có nhận xét
về đường sức từ trong và ngoài ống dây
có dòng điện như thế nào ?
- Giáo viên theo hình vẽ 24.2
-> Từ những TN đã làm chúng ta rút ra
được kết luận gì về từ phổ, đường sức từ
và chiều cao của đường sức từ ở ống dây
có dòng điện chạy qua ?
- GV gợi ý nếu cần để HS rút ra được kết
luận.
* Như vậy có thể xem là ống dây có dòng
điện chạy qua như là một nam châm
thẳng. Vậy lúc đó đầu nào của ống dây là
Cực Bắc ? Cực Nam?

- Từ trường do dòng điện sinh ra, vậy
chiều đường mở thì có phụ thuộc vào
chiều dòng điện hay không?
- Cho HS làm thí nghiệm
- GV trình bày hình vẽ 24-3
- Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng
nắm tay phải
- Hướng dẫn HS xác đònh chiều đường sức
từ trong lồng ống dây và ngoài ống dây
như thế nào ?
- Yêu cầu HS sử dụng nắm tay phải để
giải quyết
- Có thể gọi vài em khá giỏi lên bảng vận
dụng giải thích để các bạn theo dõi .
3. Củng cố (4 phút)
- Từ phổ ở bên ngoài ống dây như thế nào với từ phổ ở bên ngoài thanh nam châm
- Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua, phụ thuộc yếu tố nào
- Phát biểu quy tắc nắm tay phải
4. Dặn dò – rút kinh nghiệm
- Nắm chắc phần ghi nhớ
- Làm các bài tập SBT

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×