Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thuốc chữa viêm xoang ở phụ nữ cho con bú potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.49 KB, 6 trang )

Thuốc chữa viêm xoang ở
phụ nữ cho con bú




Viêm mũi xoang là bệnh phổ biến ở Việt Nam và có xu hướng ngày càng
tăng. Theo thống kê, 70% phụ nữ có thai bị ngạt tắc mũi và có thể dẫn tới
viêm xoang nếu không được điều trị thích hợp. Viêm xoang vẫn có thể tồn
tại ngay cả khi đang mang thai hoặc bà mẹ mắc phải sau sinh.
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú thường có tâm lý ngại sử dụng
thuốc, chính vì thế mà họ cố chịu đựng cho tới khi không thể. Lúc này bệnh
lý xoang thường đã nặng và đã có biến chứng, hay gặp nhất là viêm thanh
quản, viêm phế quản.
Viêm xoang là hiện tượng bít tắc các lỗ thông từ xoang đổ ra mũi gây
ra hiện tượng ứ trệ dịch trong xoang, làm vi khuẩn phát triển và gây nên quá
trình viêm. Sự bít tắc các lỗ thông của xoang có thể gây ra do rất nhiều
nguyên nhân nhưng thường là do viêm nhiễm từ mũi.
Mục đích khi điều trị là trả lại sự thông thoáng cho hệ thống lỗ thông
của mũi xoang. Điều trị viêm mũi xoang đặc biệt là viêm mũi xoang mạn
tính gặp rất nhiều khó khăn vì cấu tạo của hệ thống mũi xoang rất phức tạp
nên bệnh hay tái phát, đồng thời quan niệm chưa đúng đắn của bệnh nhân
trong quá trình điều trị làm giảm tỷ lệ thành công khi chữa viêm mũi xoang.
Thuốc chữa viêm mũi xoang là những thuốc có thể can thiệp để giải
phóng tình trạng tắc nghẽn của lỗ thông mũi xoang. Các thuốc này phải
được phối hợp đồng bộ dưới sự theo dõi chặt chẽ của các thầy thuốc tai mũi
họng. Tùy theo giai đoạn của viêm mũi xoang, loại viêm mũi xoang (viêm
mũi xoang mủ, viêm mũi xoang dị ứng, viêm xoang do nấm…) mà thầy
thuốc ra quyết định sử dụng thuốc như thế nào.
Thuốc toàn thân
- Kháng sinh uống hoặc tiêm: Ở phụ nữ đang cho con bú thường sử


dụng nhóm ß lactam.
- Thuốc chống viêm, giảm phù nề để giải phóng lỗ thông mũi xoang.
Thuốc hay sử dụng là kháng viêm nhóm steroid và non steroid như
prednisolone, medrol, medexa, celestene… Nhóm thuốc này có rất nhiều tác
dụng phụ như loét, thủng dạ dày, loãng xương, tăng huyết áp, rối loạn mỡ
máu, tăng đường huyết, suy tuyến thượng thận… Chính vì thế các thuốc này
thường được dùng trong thời gian ngắn (dưới 1 tuần ở giai đoạn cấp) và phải
được thầy thuốc chỉ định mới dùng.
Nhóm thuốc chống viêm do các men đảm nhận để chống phù nề như
alphachymotrypsine choay uống hoặc ngậm.
- Thuốc giảm đau như paracetamol.
- Thuốc long đờm: acetylcysteine, ambroxol, carbocisteine.
- Thuốc chống dị ứng: telfast, clarytine…
Thuốc tại chỗ
Là phươmg pháp điều trị hữu hiệu nhất với viêm mũi xoang cho các
phụ nữ nuôi con bú.
Thuốc chống viêm, chống xung huyết mũi, thuốc co mạch.
Nhóm thuốc nhỏ mũi thường phải phối hợp giữa kháng sinh với một
số thành phần chống viêm, giảm phù nề, giảm xung huyết mới có hiệu quả.
Kháng sinh nhóm moxifloxacine hydrochloride, tobramycine thường
được sử dụng để bào chế làm thành phần của thuốc nhỏ mũi. Lý do chính là
qua nghiên cứu người ta nhận thấy khả năng thấm qua máu thấp dưới 2%,
đồng thời thuốc lại không bị hấp thu qua đường tiêu hoá nên khá an toàn khi
sử dụng. Tuy nhiên khi dùng kéo dài thuốc nhỏ mũi chứa kháng sinh thì khả
năng tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, bao gồm cả nấm có thể xảy ra.
Nếu bội nhiễm xuất hiện phải ngưng thuốc và chuyển sang phương pháp
điều trị thích hợp khác.
Thuốc co mạch - chống ngạt là loại thuốc hiện nay đang được sử dụng
rộng rãi. Thuốc có tác dụng thu nhỏ tổ chức cương ở cuốn mũi dưới, chống
xung huyết niêm mạc. Thuốc tác dụng nhanh trong vài phút và duy trì trong

nhiều giờ sau đó. Thuốc nhỏ mũi có khả năng gây các phản ứng dị ứng tại
chỗ như cảm giác ngứa mũi, sưng mũi, đỏ cánh mũi, đau nhức dọc theo sống
mũi… tuy không xảy ra tới 3% các trường hợp dùng thuốc.
Một số bệnh nhân gặp phản ứng không dung nạp thuốc. Tại niêm mạc
hốc mũi biểu hiện có cảm giác như kim châm, hiếm gặp phản ứng dị ứng
toàn thân như phù da, niêm mạc vùng mặt, ngoại lệ có thể gây phù Quincke.
Trong trường hợp này phải ngưng dùng thuốc ngay và trao đổi trực tiếp với
bác sĩ điều trị.
Thuốc nên sử dụng trong 7 – 10 ngày. Không nên điều trị kéo dài nếu
không có chỉ định và theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng.
Các thuốc chống viêm có corticoid dạng nhỏ như polydexa,
collydexa… dạng xịt phun sương. Thuốc corticoid tại chỗ tuy chỉ có khoảng
2 % hấp thu vào máu nhưng nếu không được điều trị đúng cách cũng sẽ gây
một số biến chứng của corticoid nói chung như ức chế vỏ thượng thận tiết
hormon làm tuyến vỏ thượng thận bị teo. Gây hội chứng biến dưỡng hậu quả
từ việc tăng giữ muối, nước gây hiện tượng béo giả, ứ đọng mỡ ở một số bộ
phận như mặt, gây tăng đường huyết – nguy cơ của đái tháo đường bên cạnh
đó làm tăng huyết áp, giảm kali máu kết hợp rối loạn cân bằng muối - nước
gây nhiều bất lợi cho người bị bệnh tim mạch, người glaucoma… Rối loạn
quá trình tái tạo xương, biến dưỡng cơ dẫn đến loãng xương và teo cơ. Giảm
sức đề kháng chung của cơ thể nên rất dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm đặc
biệt là ở hệ thống mũi xoang. Một số trường hợp xuất hiện rối loạn kinh
nguyệt hoặc chảy máu mũi. Những thuốc này cũng bài tiết qua sữa nên cần
cân nhắc trước khi dùng.
Phòng bệnh
Viêm mũi xoang là loại bệnh có thể phòng tránh được nếu bạn có chế
độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh như ở những người có cơ địa dị ứng cần
tự tìm hiểu xem mình có thể bị dị ứng với loại thức ăn nào để phòng tránh.
Ví dụ, nếu bạn ăn tôm mà xuất hiện hắt hơi nhiều, ngứa mũi thì nên dừng
ngay loại thức ăn đó. Đeo khẩu trang khi đi ở những nơi nhiều bụi bẩn…

Nếu xuất hiện tình trạng ngạt mũi tăng cần phải sử dụng thuốc để điều trị
ngay, tránh việc lỗ thông mũi xoang bị tắc. Trong trường hợp cần sử dụng
thuốc phải được đi khám và điều trị tại cơ sở chuyên khoa để an toàn và hiệu
quả.

×