Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thuốc thường dùng chữa các bệnh do amip pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.98 KB, 6 trang )

Thuốc thường dùng chữa các
bệnh do amip

Đơn bào amip, có tên là Entamoeba histolytica, vào cơ thể sẽ gây ra
các tổn thương ở ruột (lỵ amip) hoặc các tổn thương ngoài ruột như gan,
não, da
Đơn bào amip, có tên là Entamoeba histolytica, vào cơ thể sẽ gây ra
các tổn thương ở ruột (lỵ amip) hoặc các tổn thương ngoài ruột như gan,
não, da Người ta thấy rằng hầu hết các trường hợp nhiễm amip đều không
có triệu chứng, chính vì vậy người bệnh thường ít khi tự phát hiện mình bị
bệnh, nên bệnh có xu hướng chuyển thành mạn tính và kéo dài. Thông
thường nhiễm amip tại ruột dễ phát hiện hơn, còn đa số nhiễm amip ngoài
ruột chỉ được phát hiện khi tổn thương do amip đã ở mức độ trầm trọng (áp-
xe gan do amip, áp-xe não do amip ), khiến việc điều trị gặp không ít khó
khăn. Việc dùng thuốc điều trị bệnh do amip như thế nào cho hiệu quả? Đó
cũng là những thông tin chúng tôi sẽ chuyển tải tới bạn đọc trong bài viết
này, khi mùa nóng đang tới, mùa được coi là thuận lợi cho đơn bào amip
xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Vài nét về bệnh do amip
Bệnh amip tại ruột (lỵ amip): Lỵ amip được chia thành 2 thể: cấp tính
và mạn tính. Đối với lỵ amip cấp tính giai đoạn toàn phát, tổn thương do
amip biểu hiện rõ bởi các triệu chứng như đau quặn bụng từng cơn ở vùng
hố chậu phải (vùng hồi manh tràng), nếu bệnh kéo dài có thể đau cả hố chậu
phải do tổn thương đại trực tràng; mót rặn và đi ngoài giả (mót đi ngoài
nhưng không đi ngoài được); đi ngoài nhiều lần (thường từ 4-10 lần mỗi
ngày), phân nhày máu những ngày đầu, những ngày sau thường chỉ có nhày
giống như nhựa chuối, nếu có máu thì máu và nhày riêng rẽ chứ không hòa
lẫn vào nhau như bệnh lỵ trực khuẩn. Ngoài tổn thương ở ruột gây ra hội
chứng lỵ như đã nêu ở trên, các cơ quan khác hầu như không biến đổi, toàn
trạng bệnh nhân không thay đổi nhiều. Nếu lỵ amip cấp tính kéo dài 4 – 6
tuần mà không được chữa trị hoặc chữa trị không đúng, không dứt điểm,


bệnh sẽ chuyển thành mạn tính. Lỵ amip mạn tính diễn biến kéo dài, thỉnh
thoảng xen kẽ một đợt cấp tính (như đã nêu ở phần trên), và có thể kéo dài
hàng chục năm. Điều đáng ngại đối với bệnh lỵ amip là có thể gây biến
chứng như viêm phúc mạc do thủng ruột; chảy máu ruột; polip đại tràng; sa
niêm mạc trực tràng (hiếm gặp) hoặc viêm ruột thừa.
Bệnh amip ngoài ruột: Bệnh amip ngoài ruột thường gặp nhất là viêm
gan do amip. Viêm gan cấp tính do amip thường xảy ra ở người bệnh có tiền
sử nhiễm amip. Bệnh nhân cảm thấy đau tức mạng sườn bên phải, sốt nhẹ
hoặc vừa, một số ít trường hợp có kèm theo vàng da. Viêm gan do amip nếu
không được điều trị đúng và kịp thời, sẽ chuyển thành áp-xe gan do amip.
Các triệu chứng của áp-xe gan do amip khá rầm rộ, bệnh nhân đột nhiên sốt
cao, rét run, vã mồ hôi, dấu hiệu nhiễm độc rất rõ (mệt mỏi, phờ phạc, da
xanh tái, mặt hốc hác ). Trong một số trường hợp, bệnh nhân áp-xe gan do
amip có thể có triệu chứng vàng da, bụng trướng Ở bệnh nhân bị áp-xe gan
do amip, thường gặp các dấu hiệu chỉ điểm như: đau tăng khi hít thở sâu
hoặc khi nằm nghiêng về phía bên phải. Ngoài ra amip có thể tới phổi theo
đường máu, hoặc do các ổ áp-xe gan vỡ gây thủng cơ hoành, mủ tràn lên
phổi gây viêm phổi, màng phổi do amip. Triệu chứng thường gặp là bệnh
nhân đau ngực, ho, đờm đặc có màu nâu sẫm; có thể sốt nhẹ. Viêm phổi do
amip rất dễ chuyển thành áp-xe phổi do amip nếu không được điều trị kịp
thời. Áp-xe phổi do amip thường tiến triển mạn tính và rất dễ dẫn tới viêm
mủ màng phổi hoặc rò thông gan phổi. Amip có thể gây áp-xe não. Kén
amip vào vòng tuần hoàn lớn tới não gây ra các ổ áp-xe ở bán cầu đại não.
Lúc này bệnh nhân có dấu hiệu đau đầu dữ dội, sốt dao động, nôn và buồn
nôn Những dấu hiệu thần kinh có thể xuất hiện rõ rệt hoặc mờ nhạt tùy
thuộc vào vị trí tổn thương ở não. Amip cũng có thể gây tổn thương ở da,
thường gặp là vùng quanh hậu môn, các vết mổ áp-xe gan, áp-xe phổi. Ban
đầu tổn thương là những đám đỏ, sau trở thành những vết loét. Ngoài ra
amip cũng có thể gây bệnh ở các cơ quan khác như áp-xe lách, áp-xe thận,
nhưng hiếm gặp.

Một số loại thuốc diệt amip thường dùng
Thuốc diệt amip có nhiều loại như metronidazol, secnidazol, di-
iodohydroxyquinolin, tinidazol
Đối với thể amip tại ruột, người ta thường dùng thuốc secnidazol liều
duy nhất 2 viên, mỗi viên 500mg, đối với người lớn; với trẻ em thì dùng liều
30mg/1kg cân nặng, dùng liều duy nhất. Thuốc này không được dùng cho
phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc trong thời kỳ cho con bú. Lưu ý khi sử dụng
thuốc có thể gặp phản ứng phụ như chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau vùng
thượng vị, nổi mày đay các dấu hiệu này thường nhẹ và hết sau khi cơ thể
đào thải hết thuốc. Cũng có thể sử dụng metronidazol, viên 250mg, người
lớn dùng 2 viên/lần, 3 lần/ngày, uống liên tục trong 7 ngày; trẻ em dùng liều
30-40mg/1kg cân nặng/1 ngày, chia 3 lần/ngày, uống liên tục trong 7 ngày.
Loại thuốc này có ưu điểm diệt được cả thể kén và thể đơn bào amip, nhưng
khi dùng thuốc kéo dài cần lưu ý vì có thể gặp tác dụng phụ như rối loạn tiêu
hóa, phản ứng ở da, niêm mạc Đặc biệt đối với bệnh nhân có tiền sử rối
loạn huyết động học khi sử dụng dài ngày loại thuốc này nhất thiết phải
được thầy thuốc theo dõi công thức bạch cầu. Ngoài ra có thể dùng di-
iodohydroxyquinolin dạng viên nén hàm lượng 210mg; liều dùng cho người
lớn: 2-3 viên/lần, uống 3 lần mỗi ngày, liên tục trong 20 ngày. Thuốc này
không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ còn bú, bệnh nhân cường giáp. Tác dụng
phụ có thể gặp là buồn nôn, đau dạ dày, dị ứng da, có thể gây rối loạn chức
năng tuyến giáp.
Đối với thể amip ngoài ruột, thuốc được chọn thường là tinidazol. Với
người lớn bị amip ở gan có thể dùng tinidazol dạng viên 500mg, dùng 3-4
viên/1 lần/ngày, dùng liên tục trong 4-6 ngày; với bệnh nhi dùng liều 50-
60mg/1kg cân nặng trong 1 ngày, dùng liên tục trong 5 ngày. Loại thuốc này
không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người có tiền sử
rối loạn tạo máu. Khi dùng thuốc có thể xuất hiện dấu hiệu rối loạn tiêu hóa,
chán ăn, các dấu hiệu khác như nhức đầu, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu ít
gặp hơn.

Đặc biệt lưu ý khi dùng thuốc diệt amip, bệnh nhân không được uống
bia, rượu. Để điều trị bệnh do amip đạt hiệu quả cao, việc chọn lựa loại
thuốc gì, hàm lượng cụ thể như thế nào nhất thiết phải do thầy thuốc chỉ định
cụ thể, người bệnh không được tự ý dùng thuốc để tránh những tác dụng
không mong muốn của các loại thuốc diệt amip.

×