Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Mua máy ảnh, điện thoại đừng quá coi trọng chỉ số Megapixel! potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.72 KB, 12 trang )

Mua máy ảnh, điện thoại đừng quá coi trọng chỉ
số Megapixel!
Có một sự thật là chỉ số được nhiều người dùng
phổ thông quan tâm nhất khi mua máy ảnh lại
không mấy quan trọng với nhu cầu của họ.
Với những người không có nhiều kiến thức về máy
ảnh hoặc mới bắt đầu tìm hiểu về máy ảnh, chỉ
số thường được liệt vào dạng quan
tâm hàng đầu chính là megapixel. Đại đa số đều
"thích" chỉ số này thật cao và sử dụng nó làm thước
đo để so sánh chất lượng của máy. Nếu để ý chúng ta
có thể dễ dàng thấy các câu hỏi kiểu: "máy ảnh mày
máy chấm?", hay "máy con A nhiều chấm hơn con
B nên máy của nó xịn hơn ".

Điều đang nói ở đây là việc một số người thậm chí
còn không biết chính xác chỉ số này có ý nghĩa gì.
Hơn nữa, chính các nhà sản xuất máy ảnh cũng tận
dụng điều này để "đánh lừa người dùng" bằng việc
tung ra các phiên bản máy ảnh có số chấm cao và
dùng nó làm yếu tố để quảng cáo.



Tất nhiên, tôi cũng không phản đối máy ảnh có số
chấm cao. Đúng là một máy có số chấm cao sẽ có
khả năng đem lại hình ảnh đẹp hơn, chất lượng hơn
nhưng đó chỉ là một phần, thậm chí, đôi khi số chấm
quá cao lại là một bất lợi cho bạn. Bởi vậy, trong
khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng phân tích kỹ
vấn đề xung quanh chỉ số Megapixel của máy ảnh và


cả các thiết bị có tích hợp máy ảnh.

Megapixel là gì? Nó có quan trọng hay không?

Để biết được tại sao không nên quá quan tâm đến số
chấm ta phải hiểu được nó là gì. Megapixel thật ra
không phải là một khái niệm mà chính xác nó là đơn
vị tính của độ phân giải của thiết bị quang học (ở đây
là máy ảnh). Nó được tính bằng số lượng điểm ảnh
trong bức ảnh đó. Mỗi Megapixel tương đương với 1
triệu điểm ảnh.

Chỉ số này quyết được độ mượt của bức ảnh, mật độ
ảnh càng nhiều, tấm ảnh sẽ càng mượt và sẽ đẹp hơn
ở một khía cạnh nào đó. Tuy nhiên, nó chỉ là thứ yếu.
Các yếu tố các của máy ảnh quan trọng hơn trong
việc quyết định chất lượng của bức ảnh. Cụ thể đó là
sensor (cảm biến), lens (ống kính).



Không nên quả quan tâm đến số chấm của máy bởi
vì:

Chỉ số càng to, giá cả càng đắt, hiệu quả không
tăng

Rõ ràng, cùng các yếu tố khác (thiết kế, ống kính,
cảm biến, zoom) thì máy ảnh càng nhiều "chấm"
càng đắt và khó sản xuất. Đặc biệt khi lên đến mức

cao như trên 14 "chấm" chẳng hạn, giá cả sẽ tăng
chóng mặt. Các máy ảnh phổ thông hiện nay đều có
số chấm trên 5 và con số này tôi cho là đủ với các
nhu cầu phổ thông. Với các nhu cầu thông thường,
tăng chấm không đồng nghĩa với tăng chất lượng.



Trực quan hơn, để các bạn biết mình cần bao nhiều
"chấm" cho công việc của mình hãy cùng xem số
chấm cần thiết để in ảnh, đây là chỉ số mà tăng lên
nữa, chất lượng ảnh không thay đổi hoặc thay đổi ở
giới hạn mà mắt thường không nhận ra.

Ảnh 9x12 (lưu niệm thông thường):
khoảng 1.3 MPX

Ảnh 10x15 (postcard hay tặng kèm
trong truyện tranh): 2MPX.

Ảnh in trên giấy A4: 6MPX

Khung hình trong film full HD: 2
MPX

Màn hình TV: 2MPX

Còn với các tấm ảnh post lên mạng làm ảnh lưu niệm
hay avatar, các loại ảnh hay có ở Facebook, Camera
cỡ 2 MPX là quá đủ để đạt chất lượng cao nhất.


Số chấm càng to càng tốn dung lượng

Rõ ràng, một tấm ảnh càng nhiều chấm dung lượng
sẽ càng lớn. Nếu như một bức ảnh thông thường chỉ
khoảng vài ba trăm KB còn các bức ảnh chụp với
camera có số chấm lên đến 12 hay 14 nó sẽ vào
khoảng từ 6 ~ 10MB. Như đã nói ở trên, trừ khi dùng
vào mục đích in ảnh với khổ to, chất lượng các bức
ảnh không có sự khác biệt.



Tính sơ qua, một thẻ nhớ 1GB sẽ chứa được cả ngàn
tấm ảnh chụp từ camera 2 MPX nhưng nếu lên 12
chấm, số ảnh chỉ còn khoảng 100. Như vậy, với các
máy ảnh có số chấm cao, bạn sẽ chụp được ít hơn
hoặc tốn tiền nhiều hơn cho thẻ nhớ.

Và đôi khi có hại

Số chấm to trong đa phần các trường hợp là có lợi
nhưng đôi khi nó lại rất có hại cho bức ảnh/công việc
chụp ảnh của bạn. Ngoài lý do tốn dung lượng như ở
trên, số "chấm" to còn mang đến nhiều bất lợi cho
người chụp.

Đầu tiên, số chấm lớn làm giảm khả năng chụp liên
tục (nếu có của máy ảnh). Lý do là bộ nhớ đệm của
máy có hạn (đây là yếu tố quyết định tốc độ chụp liên

tục của máy ảnh), ảnh có "chấm" càng to, dung lượng
càng lớn và số ảnh lưu trọng bộ nhớ đệm sẽ ít và bạn
sẽ chụp liên tục được ít hơn.

Thứ hai, số chấm càng lớn ánh sáng một điểm ảnh
nhận được nhỏ (điều này càng đúng khi mà máy ảnh
PnS có sensor rất nhỏ) khiến cho khả năng chụp
trong điều kiện thiếu sáng kém hơn hẳn. Ngoài ra,
tăng số chấm đồng thời cũng tăng độ noise (nhiễu)
của tấm ảnh.

Thứ ba: việc nhồi nhét nhiều "chấm" sẽ khiến cho độ
trung thực của màu sắc giảm, dynamic range giảm

Và thực tế

Nếu các bạn chưa tin vào những điều trên hãy nhìn
lại thực tế của thế giới nhiếp ảnh để thấy rằng số
MPX nhiều chỉ là cách để các NSX kích thích tiêu
dùng.



Các máy ảnh gia đình có cảm biến rất nhỏ (như trong
điện thoại và máy PNS dùng cảm biến 1/3") thường
lên tới 12MPX. Trong khi máy ảnh D700 (một trong
những máy ảnh chuyên nghiệp được yêu thích nhất
và có chất lượng tốt nhất) của Nikon cũng chỉ có 12
chấm trong khi sensor của nó to gấp khoảng hơn 20
lần của máy PNS. Điều này có nghĩa là mật độ điểm

ảnh trên Sensor của D700 chỉ bằng khoảng 1/20 lần
của các máy PNS 12 "chấm". Hay thậm chí một trong
những máy DSLR đắt tiền nhất của Nikon (hiện tại)
là D3S (có giá khoảng 100 triệu đồng cho
riêng body) cũng chỉ có 12 "chấm". Gần đây, Nokia
có tung ra mẫu N8 với camera 12 chấm nhưng rõ
ràng chất lượng của nó chỉ tương đương (có thể là
thấp hơn iP4 với 5 chấm).

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã phần nào hiểu được
ý nghĩa và tầm quan trọng của chỉ số Megapixel
trong việc chọn lựa một chiếc máy ảnh cho riêng
mình!

×