Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tâm lý sợ đám đông ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.7 KB, 4 trang )

Tâm lý sợ đám đông
Tâm lý sợ đám đông hoặc thể hiện mình trước đám đông là chuyện
thường gặp ở giới trẻ và chúng ta thử tìm hiểu xem nỗi sợ hãi này
đã chi phối chúng ta như thế nào.
1/Tâm lý sợ đám đông:
Bạn có sợ đám đông không? Và tại sao lại có nỗi sợ này?

Những biểu hiện của nỗi sợ hãi chúng ta thường gặp liên quan đến trạng
thái tâm lý mà chúng ta thường gọi là e thẹn, ngại ngùng hay nhút nhát:
 Sợ bị xa lạ (sợ ở giữa những người lạ). Thí dụ: Trong đám cưới,
bạn thường chọn những bàn có bạn bè, sợ bị xa lạ ở những đám đông
khác.
 Sợ bị phê bình, chỉ trích: Khi ta e ngại bị chỉ trích về ngoại hình,
quần áo, kiểu tóc, hay thái độ ứng xử với người khác
 Sợ bị chống đối: Khi ta đưa ý kiến, ta sợ bị đám đông chống đối vì
ta thường e ngại là ta thiếu kiến thức. Tiếng nói của ta không phải thể
hiện tiếng nói chung của đám đông. Thí dụ khi sống trong một chung
cư, nếu bạn muốn đề nghị người khác không xả rác cầu thang chung,
ta thường đắn đo không biết tiếng nói của ta có được ủng hộ không.
 Sợ không được công nhận: Trong một cuộc đi chơi, khi đưa ra ý
kiến ta thường sợ ý kiến của ta không được công nhận, không được
lắng nghe vì lúc đó mỗi người mỗi ý. Không ai thường công nhận ý
kiến của ai, đây là tình trạng vô chính phủ. Ta không công nhận ý kiến
của người khác và người khác cũng vậy.
 Sợ giới tính: Trong đoàn đại biểu khi phải phát biểu ý kiến gì đó
người ta thường xem sự cân bằng giữa hai phái. Thí dụ: Cân nhắc nên
chọn bạn trai hay bạn gái phát biểu.
2/Hiểu tâm lý sợ đám đông như thế nào
 Sợ bị xa lạ: Đây là tâm lý trẻ con khi còn sống dựa vào ba mẹ.
Tâm lý phát xuất từ sợ người xa lạ. Và vì sợ người xa lạ nên ta thường
e ngại bị bỏ rơi.


 Sợ bị phê bình, chỉ trích: Tâm lý xã hội vì trong quá trình khẳng
định giá trị bản thân, ta không biết người khác có tán thưởng hay
không. Thí dụ: Bạn e ngại khi để tóc nhuộm vàng khi người khác để
tóc đen. Bạn ngại kể một câu chuyện hài không biết khả năng đám
đông có tán thưởng không
 Sợ bị chống đối: Tâm lý e ngại, thiểu số và số đông. Trong đó ta là
thiểu số, dù tiếng nói là đúng nhưng cũng không dám nói ra để bảo vệ
quyền lợi. Thường tâm lý này xuất hiện trong một môi trường thiếu
dân chủ. Thí dụ: Trong lớp học ta muốn đưa câu hỏi nhưng vẫn e ngại
đám đông muốn được ra về sớm hoặc đa số muốn chuyển đề tài
khác
 Sợ không được công nhận: Đám đông thường chọn cho mình một
lãnh đạo, dù vô thức hay có ý thức, vì vậy ý kiến của một người khi
chưa được xác định vị trí là lãnh đạo hay không sẽ thường không được
công nhận. Do đó, đôi khi ta phải tuân thủ những quy tắc về bình bầu,
về quan hệ giữa thành viên và chủ tịch…
 Sợ về giới tính: Đây là tâm lý phụ thuộc của nữ giới, ở các nước
châu Á, vai trò đàn ông vẫn có ưu thế hơn phụ nữ do đó trong đám
đông, nếu có hai phái thì e ngại giới tính sẽ xuất hiện. Nữ giới sẽ
thường để cho nam giới quyết định một

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×