Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

phân phối chương trình và giáo án lớp 10 học kì 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.15 KB, 85 trang )

TRƯỜNG THPT NINH HẢI
Tổ Ngữ Văn


Giáo viên soạn: Hoàng V n Týă
NĂM HỌC 2006-2007
TRƯỜNG THPT NINH HẢI
Tổ Ngữ Văn


Giáo viên soạn: Hoàng V n Týă
NĂM HỌC 2006-2007
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN VĂN
Dành cho chương trình THPT năm 2006-2007
Học kì I
Tuần Tiết Phân môn Tên bài dạy
1
1,2 Đọc văn Tổng quan văn học Việt Nam
3 Tiếng Việt Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
2
4 Đọc văn Khái quát văn học dân gian Việt Nam
5,6 Tiếng Việt
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp)
- Văn bản
3
7 Làm văn Bài làm văn số 1
8,9 Đọc văn Chiến thắng Mơtao Mơxây (trích sử thi Đam San)
4
10 Tiếng Viêt Văn bản (tiếp)
11,12 Đọc văn Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
5


13 Làm văn Lập dàn ý bài văn tự sự
14,15 Đọc văn Uy li xơ trở về (trích Ôđixê)
6
16 Làm văn Trả bài làm văn số 1
17,18 Đọc văn Ra ma buộc tội (trích Ramayana)
7
19 Làm văn Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
20,21 Làm văn Bài làm văn số 2
8
22,23 Đọc văn Tấm Cám
24 Làm văn Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
9
25 Đọc văn
- Tam đại con gà
- Nhưng nó phải bằng hai mày
26,27 Đọc văn Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa
10
28 Tiếng Việt Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
29,30 Đọc văn
- Ca dao hài hước
- Đọc thêm Lời tiễn dặn …
11
31 Làm văn Luyện tập viết đoạn văn tự sự
32 Đọc văn Ôn tập VHDG Việt Nam
33 Làm văn
- Trả bài số 2
- Ra đề bài số 3 (hs làm ở nhà)
12
34,35 Đọc văn Khái quát VHVN từ X đến hết XIX
36 Tiếng Việt Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

13
37,38 Đọc văn
- Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)
- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
39 Làm văn Tóm tắt văn bản tự sự
14
40,41 Đọc văn
Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Độc Tiểu Thanh Kí (Nguyễn Du)
42 Tiếng Việt Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp)
15
43 Đọc văn
Đọc thêm: - Vận nước (Đỗ Pháp Thuận)
- Cáo bệnh bảo mọi người (Mãn Giác)
- Hứng trở về (Nguyễn Trung Ngạn)
44 Đọc văn Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
45 Tiếng Việt Thực hành tu từ ẩn dụ và hoán dụ
16
46 Làm văn Trả bài số 3
47,48 Đọc văn
- Cảm xúc mùa thu (Đổ Phủ)
- Đọc thêm - Lầu Hoàng Hạc (Thôi Hiệu)
- Nỗi oán của người phòng khuê (Vương Xương Linh).
- Khe chim kêu (Vương Duy)
17
49,50 Làm văn Bài làm văn số 4
51 Làm văn Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
18
52 Làm văn Lập dàn ý bài văn thuyết minh.
53 Đọc văn Đọc thêm Thơ hai cư – Ba Sô

54 Làm văn Trả bài làm văn số 4
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH BỔ TÚC THPT NĂM 2006-2007.
Thực hiện công văn hỏa tốc 9890/BGDDT-GDTX
V/v hướng dẫn tạm thời thựchiện phân phối chương trình lớp 10 Bổ túc THPT.
Tuần Tiết thứ Nội dung
1
1 – 2
3
• Đọc văn: Tổng quan văn học Việt Nam.
• Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
2
4
5
6
• Đọc văn: Khái quát Văn học dân gian Việt Nam.
• Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp)
• Tiếng Việt: Văn bản.
3
7 – 8
9
• Đọc văn: Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn)
• Tiếng Việt: Văn bản.
4
10 – 11
12
• Đọc văn: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
• Làm văn: Lập dàn ý bài văn tự sự.
Ra đề bài văn số 1 làm ở nhà.
Tuần 1/ HKI Giờ: Đọc văn
Tiết PPCT: 1 Bài: Tổng quan Văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử

Ngày soạn: 01/08/2006
I. Mục tiêu bài dạy.
* Nắm được một cách đại cương hai bộ phận lớn của VHVN: VHDG và VH viết.
* Nắm được một cách khái quát quá trình phát triển của VH viết Việt Nam.
* Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.
II. Phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
III. Cách thức tiến hành.
* Giáo viên tổ chức giời dạy theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, thảo luận nhóm,
gợi tìm, trả lời cậu hỏi.
* Lưu ý: HS chỉ nắm kiến thức trên bình diện khái quát. Giáo viên cho học sinh đọc và thảo luận
là chủ yếu.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định, kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học
sinh
Yêu cầu cần đạt
* Khái quát sự phân kì
VHVN.
- VH từ X -> hết XIX.
- VH đầu XIX -> XX
* Yêu cầu học sinh đọc
ngữ liệu sgk mục I.
* Yêu cầu học sinh đọc
ngữ liệu sgk mục II, phân
nhóm thảo luận.
* Đọc ngữ liệu SGK
mục I, thảo luận theo
gợi ý của giáo viên.

* Đọc ngữ liệu sgk mục
II, thảo luận theo nhóm.
* Nhóm 1: Phân kì văn
học và trình bày những
nét lớn mỗi thời kì.
* Nhóm 2: Phân tích sự
phong phú và cốt lỏi của
văn học trung đại.
* Nhóm 3: Những cái
mới khác biệt của vh
hiện đại so với văn học
trước đó.
I. Các bộ phận hợp thành của VHVN.
1. Văn học dân gian.
2. Văn học viết.
a. Chữ viết của VHVN.
* Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ.
b. Hệ thống thể loại của văn học viết.
* Từ X -> XIX.
* Từ đầu XX -> nay.
II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt
Nam.
1.Văn học trung đại (X đến hết XIX).
* Chữ viết: Hán, Nôm
* Chữ Hán: phương tiện để nhân dân ta tiếp
thu những học thuyết của Phương đông,
những quan niệm về triết học, chính trị, đạo
đức, thẫm mĩ… và thi pháp văn học cổ trung
đại T.Quốc.
* Chữ Nôm: Ảnh hưởng của VHDG, văn

Nôm gắn liền với những truyền thống lớn
nhất của VHTĐ như lòng yêu nước, tinh thần
nhân đạo, tính hiện thực, phản ánh quá trình
dân tộc hóa và dân chủ hóa của VHTĐ.
2.Văn học hiện đại ( đầu XX đến hết XX).
• Tác giả:
• Đời sống văn học.
• Thể loại.
• Thi pháp: lối viết hiện thực, đề
cao cá tính sáng tạo, cái tôi cá
nhân được khẳng định.
3 Hướng dẫn thực hiện phần hướng dẫn học bài, dặn dò.
* Bài tập 3 sgk. 13: Dùng hiểu biết …làm sáng tỏ nhận định “Văn học VN đã thể hiện tính
chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm con người VN trong nhiều mối quan hệ đa dạng”.
* Ghi nhớ sgk, Chuẩn bị tiếp phần III.
Tuần 2/ HKI Giờ: Đọc văn
Tiết PPCT: 2 Bài: Tổng quan Văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử
Ngày soạn: 01/08/2006 (tiếp theo)
I. Mục tiêu bài dạy.
* Nắm được một cách đại cương hai bộ phận lớn của VHVN: VHDG và VH viết.
* Nắm được một cách khái quát quá trình phát triển của VH viết Việt Nam.
* Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.
II. Phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
III. Cách thức tiến hành.
* Giáo viên tổ chức giời dạy theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, thảo luận nhóm,
gợi tìm, trả lời cậu hỏi.
* Lưu ý: HS chỉ nắm kiến thức trên bình diện khái quát. Giáo viên cho học sinh đọc và thảo luận
là chủ yếu.
IV. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định, kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu cần đạt
* Yêu cầu hs đọc ngữ liệu
sgk mục III.
* Phân nhóm thảo luận
thống nhất nội dung bài học.
* Giáo viên hỏi, gợi ý thêm
khi học sinh đứng trình bày
nội dung thảo luận của
nhóm.
* Thống nhất nội dung cần
đạt sau khi tập thể đã thống
nhất.
* HS chú nghe bạn mình
đọc ngữ liệu.
* Hình thành nhóm và thảo
luận theo nội dung gợi ý của
giáo viên.
* Nhóm 1: Vì sao nói văn
học là nhân học? Văn học là
nhân học thì văn học thể hiện
được những điều gì? Minh
họa?
* Nhóm 2: Những tư tưởng
tình cảm con người VN trong
quan hệ với tự nhiên và quan
hệ với quốc gia, dân tộc.
Minh họa.
* Nhóm 3: Con người VN

trong quan hệ xã hội. Liên hệ
thực tế địa phương anh chị.
* Nhóm 4: Trong vh, con
người VN thể hiện ý thức về
bản thân ntn? Ví dụ bằng tác
phẩm hoặc hình ảnh cụ thể.
III. Con người VN qua văn hoc.
* VH là nhân học. Con người là
đối tượng trung tâm của VH nên Vh
thể hiện đa dạng các quan hệ, tư
tưởng, tình cảm con người.
1. Con người VN trong quan hệ
với giới tự nhiên.
* Hình thành tình yêu thiên nhiên,
hình thành các hình tượng nghệ
thuật.
2. Con người VN trong quan hệ
quốc gia, dân tộc.
* Hình thành hệ thống tư tưởng
yêu nước và tư tưởng xã hội. Tư
tưởng đó chi phối đề tài, hình tượng,
nhân vật.
3. Con người VN trong quan hệ
xã hội.
* Mơ về một xã hội công bằng tốt
đẹp. Cảm hứng chủ đạo: chủ nghĩa
hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo.
4. Con người VN và ý thức về bản
thân.
* Hình thành con người cộng

đồng, con người xã hội gắn với lý
tưởng hy sinh, phục vụ; con người
cá nhân hướng đến quyền sống cá
nhân hạnh phúc, ý nghĩa của cuộc
sống trần thế.
3 Hướng dẫn thực hiện phần hướng dẫn học bài, dặn dò.
* Bài tập 3 sgk. 13: Dùng hiểu biết …làm sáng tỏ nhận định “Văn học VN đã thể hiện tính
chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm con người VN trong nhiều mối quan hệ đa dạng”.
* Ghi nhớ sgk.
Tuần 1/ HKI Giờ: Tiếng Việt
Tiết PPCT: 3 Bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Ngày soạn: 01/08/2006
I. Mục tiêu bài dạy.
* Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; nâng cao kĩ năng phân
tích, lĩnh hội tạo lập văn bản trong giao tiếp.
II. Phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
III. Cách thức tiến hành.
* Giáo viên tổ chức giời dạy theo cách quy nạp: từ ngữ liệu thực tế đi đến những nhận định
chung.
* Lưu ý: dành phần lớn thời lượng cho học sinh thực hành tự rút ra bài học.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định, kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1
* Yêu cầu hs tìm hiểu văn bản
1.
- a. diễn ra giữa vua Trần và
các bô lão. Hai bên có cương vị

khác nhau, quan hệ vua tôi nhưng
rất bình đẳng và tôn trọng.
- Hai bên lần lượt đổi vai khi
nhà vua nói các bô lão nghe và
ngược lại. Người nói và ngườ
nghe thực hiện những hành động
đồng tình hưởng ứng.
- Diễn ra trong hoàn cảnh 50
vạn quân Nguyên Mông sang
xâm lược nuớc ta.
- hoạt động hướng đến nội
dung hòa hay đánh, vận nước còn
hay mất.
- Mục đích lấy ý kiến mọi
người, thăm dò lòng dân …Giao
tiếp đạt mục đích.
* Yêu cầu hs chuẩn bị 1 văn
bản giao tiếp ngôn ngữ thường
gặp.
Hoạt động 2
* HDHS thực hiện phân
nhóm thảo luận ngữ liệu 2 sgk.
* Phân nhóm thảo luận
hướng hs nắm khái niệm và
các nhân tố của hoạt động giao
tiếp bằng ngôn ngữ.
* Đọc văn bản 1, tiến hành
thảo luận nhóm theo gợi ý
sgk.
Hoạt động 1

* Nhóm 1: Hoạt động giao
tiếp trên diễn ra giữa các
nhân vật nào? Quan hệ giữa
các nhân vật với nhau? Các
nhân vật tiến hành đổi vai
ntn? Người nói và người
nghe thực hiện những hành
động gì?
* Nhóm 2: Hoạt động trên
diễn ra trong hoàn cảnh
nào? Hoạt động trên hướng
đến nội dung gì? Mục đích
của hoạt động là gì? Cuộc
giao tiếp có đạt được mục
đích không?
* Nhóm 3: Tìm một hoạt
động giao tiếp ngôn ngữ
thường nhật và thảo luận để
tìm ra: HĐGT có mấy quá
trình và sự chi phối của các
nhân tố trong HĐGT.
Hoạt động 2
* HS thảo luận theo những
gợi ý sgk và rút ra kết luận
Thế nào là hoạt động giao
tiếp bằng ngôn ngữ, các
nhân tố chi phối hoạt động
giao tiếp bằng ngôn ngữ.
I. Thế nào là hoạt động giao tiếp
bằng ngôn ngữ.

1. Văn bản 1: Hội nghị Diên Hồng.
2. Văn bản giao tiếp thường gặp.
* Đơn từ, Công văn, Báo chí, Tác
phẩm văn chương…
3. Văn bản: Tổng quan Văn học
VN.
II. Kết luận.
* Hoạt động giao tiếp: hđ trao đổi
thông tin của con người, được tiến
hành bằng phương tiện ngôn ngữ,
nhằm thực hiện những mục đích: nhận
thức, tình cảm, hành động.
* Hoạt động có 2 qúa trình: tạo lập
và lĩnh hội. Hai quá trình này diễn ra
trong quan hệ tương tác.
* HĐGT có sự chi phối của các
nhân tố: nhân vật gt, nội dung, mục
đích, phương tiện, cách thức.
3 Hướng dẫn thực hiện phần hướng dẫn học bài, dặn dò.
* HS thực hiện bài tập 1,2 sgk – tg 20.
* Soạn bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam.
Tuần 2/ HKI Giờ: Đọc văn
Tiết PPCT: 4 Bài: Khái quát Văn học dân gian Việt Nam.
Ngày soạn: 08/09/2006
I. Mục tiêu bài dạy.
* Nắm được các đặc trưng cơ bản của VHDG và khái niệm về các thể loại của VHDG.
* Hiểu rõ vị trí, vai trò và những giá trị to lớn của VHDG Việt Nam trong mối quan hệ với văn
học viết và đời sống văn hóa dân tộc.
II. Phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.

III. Cách thức tiến hành.
* Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách xác định những mảng nội dung kiến thức, phân nhóm
thảo luận thống nhất ý kiến.
* Lưu ý: dành phần lớn thời lượng cho học sinh thực hành tự rút ra bài học.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định, kiểm tra bài cũ: Hãy vẽ sơ đồ các bộ phận của nền văn học Việt Nam.
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu cần đạt
* Hoạt động 1: Nhắc lại
khái niệm vhdg.
I. Khái niệm VHDG.
* Là tác phẩm nghệ thuật
ngôn từ truyền miệng, là sản
phẩm của quá trình sáng tác
tập thể nhằm mục đích phục
vụ trực tiếp cho các sinh hoạt
khác nhau trong đời sống
cộng đồng.
* Hoạt động 2: Yêu cầu hs
đọc và nắm nội dung kiến
thức mục I sgk.
Ví dụ một vài hình thức
diễn xướng. (dân ca, vè, cải
lương…)
* Đọc mục I sgk và trả lời
nội dung sau:
- Trình bày từng đặc từng
đặc trưng cơ bản của vhdg?
I. Đặc trưng cơ bản của VHDG.
1. VHDG là những tác phẩm nghệ

thuật ngôn từ truyền miệng (tính
truyền miệng).
* Ngôn từ VHDG có hình ảnh và
cảm xúc.
* VHDG tồn tại, phát triển nhờ
truyền miệng.
- Truyền miệng: ghi nhớ theo kiểu
nhập tâm và phổ biến bằng lời nói
hoặc bằng trình diễn. Nhờ tính
truyền miệng nên VHDG được sáng
tạo thêm.
- Truyền miệng theo không gian
nơi này sang nơi khác, thời gian đời
này qua đời khác, thời đại này qua
thời đại khác.
- Truyền miệng thông qua hình
thức diễn xướng: một người, hai
người, tập thể.
2. VHDG là sản phẩm của quá
trình sáng tác tập thể.
- Là một nhóm người, một cộng
đồng dân cư.
- Tác phẩm VHDG là của chung
nên ai cũng có thể tùy ý bổ sung nên
sau khi được sửa chữa thường hay
hơn, bổ sung phong phú hơn.
- Tập thể sáng tác VHDG và coi đó
là con đường, là cách thức duy nhất
để thõa mãn nhu cầu nhận thức và
sáng tạo nghệ thuật của mình. Vì vậy

nhân dân lao động là lực lượng chính
* Hoạt động 3: Yêu cầu hs
đọc và nắm nội dung kiến
thức mục II sgk.
* Hoạt động 4: Yêu cầu hs
đọc và nắm nội dung kiến
thức mục III sgk.
* Đọc mục II sgk và trả lời
nội dung sau:
- VHDG có những thể loại
chính nào? Hãy định nghĩa
ngắn gọn và nêu ví dụ?
* Đọc mục III sgk và trả
lời nội dung sau:
- Tóm tắt nội dung các giá
trị của vhdg?
sáng tạo ra kho tàng VHDG.
- VHDG gắn bó và phục vụ trực
tiếp cho các sinh hoạt khác nhau
trong cộng đồng.
* VHDG đóng vai trò phối hợp
theo nhịp điệu của hoạt động đó (hò
chèo thuyền, kéo pháo )
* VHDG kích thích, gợi cảm
hứng cho người trong cuộc. (cấy lúa,
cày đồng).
II. Hệ thống thể loại VHDG Việt
Nam. (sgk)
III. Những giá trị cơ bản của VHDG
Việt Nam.

1. VHDG là kho tri thức vô cùng
phong phú về đời sống các dân tộc:
tự nhiên, xã hội, con người, kinh
nghiệm dễ hiểu, thái độ, quan điểm
nhận thức…54 dân tộc nên vốn tri
thức là vô cùng.
2. VHDG có giá trị giáo dục sâu
sắc về đạo lý làm người: giáo dục
tinh thần nhân đạo và lạc quan, hình
thành nhân phẩm tốt đẹp…
3. VHDG có giá trị thẫm mĩ to
lớn,, góp phần quan trọng tạo nên
bản sắc riêng cho nền văn học dân
tộc: vì được chắt lọc nên khi VHDG
đến với chúng ta là những viên ngọc
sáng.
3 Hướng dẫn thực hiện phần hướng dẫn học bài, dặn dò.
* Hướng dẫn hs làm bài tập 3 sách bài tập, tr10.
* Học bài tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp)
Tuần 2/ HKI Giờ: Tiếng Việt
Tiết PPCT: 5 Bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp)
Ngày soạn: 10/09/2006
I. Mục tiêu bài dạy.
* Nắm được kiến thức thiết yếu về các loại văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến thức khái
quát về các loại văn bản xét theo phong cách chức năng.
II. Phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
III. Cách thức tiến hành.
* HDHS phân tích các ví dụ cũng cố thêm kiến thức.
* Lưu ý: dành phần lớn thời lượng cho học sinh thực hành tự rút ra bài học.

IV. Tiến trình dạy học.
3. Ổn định, kiểm tra bài cũ:
* Hoạt động giao tiếp là gì? Hoạt động giao tiếp có mấy quá trình? Các nhân tố trong
hoạt động giao tiếp.
4. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu cần đạt
* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu
bài tập 1 sgk. Tr20.
“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng.
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng”
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu
bài tập 2 sgk. Tr20.
- Đoạn đối thoại “em nhỏ A cổ
và ông già” “A Cổ sung sướng
chào:
- Cháu chào ông ạ!
Ông vui vẻ nói:
A Cổ hả? Lớn tướng rồi nhỉ? Bố
cháu có gửi pin đài lên cho ông
không?
- Thưa ông, có ạ! (Bùi Nguyên
Khuyết, Người du kích trên núi
chè tuyết)
* HS đọc ngữ liệu và
phân tích theo những gợi ý.
- Nhân vật giao tiếp ở đây là
những người như thế nào?
- Hoạt động giao tiếp diễn
ra trong h.cảnh nào?
- Nhân vật anh nói về điều

gì? Nhằm m.đích gì?
- Cách nói của Anh có phù
hợp với nội dung và mục
đích giao tiếp không?
* HS đọc ngữ liệu và phân
tích theo những gợi ý.
- Trong cuộc giao tiếp trên
đây, các nhân vật đã thực
hiện ngôn ngữ và hạnh
động nói cụ thể nào? Nhằm
mục đích gì?
- Cả 3 câu trong lời nói của
ông già đều có hình thức
của câu hỏi, nhưng các câu
đẻ hỏi có dùng để hỏi
1. Phân tích các nhân tố giao
tiếp thể hiện trong câu ca dao
sau.
“Đêm …nên chăng”.
* Nhân vật giao tiếp là chàng
trai, cô gái ở lứa tuổi yêu đương.
* Thời điểm giao tiếp: đêm
trăng sáng và thanh vắng. Hoàn
cảnh ấy phù hợp với câu chuyện
của những người yêu nhau.
* Nhân vật anh nói về chuyện
tre non đủ lá để tính chuyện đan
sàng. Ngụ ý của chàng trai là họ
đã đến tuổi trưởng thành nên
tính chuyện kết duyên. Mục đích

để tỏ tình.
* Cách nói phù hợp với mục
đích và hoàn cảnh (chuyện đôi
lứa tế nhị kín đáo)
2. Đọc đoạn đối thoại …
* Nhân vật đã thực hiện hành
động giao tiếp cụ thể là:
- Chào: Cháu chào ông ạ!
- Chào đáp lại: A Cổ hả?
- Khen: lớn tướng rồi nhỉ!
- Hỏi: Bố cháu có gửi…
- Trả lời: Thưa ông, có ạ!
* Cả 3 câu của ông gì chỉ có
một câu dùng để hỏi “Bố cháu
có … ông không”. Các câu còn
lại dùng để chào và khen.
* Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu
bài tập 3 sgk. Tr20.
Bánh trôi nước.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn.
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
không, hay thực hiện mục
đích giao tiếp khác. Nêu
mục đích giao tiếp của mỗi
câu.
- Lời nói của 2 nhân vật bộc
lộ thái độ, tình cảm và quan
hệ trong giao tiếp ntn?

- HXH giao tiếp với người
đọc về vấn đề gì? Nhằm
mục đích gì? Phương tiện từ
ngữ và hình ảnh ntn?
- Người đọc căn cứ vào đâu
để cảm nhận bài thơ?
* Bộc lộ tình cảm giữa ông và
cháu. Cháu tỏ thái độ kính mến
“thưa”, ông thì tình cảm trìu
mến với cháu.
3. Đọc bài thơ sau và trả lời câu
hỏi.
* Giao tiếp và giời thiệu với
mọi người về bánh trôi nước
nhưng mục đích là giới thiệu với
mọi người về hình ảnh người
phụ nữ quyến rũ nhưng có số
phận đầy bất hạnh, không chủ
động quyết định được hạnh
phúc. Song bất cứ hoàn cảnh
nào vẫn giữ được tấm lòng trong
trắng, phẩm chất cao quý. Từ
ngữ sử dụng giàu hình ảnh, cảm
xúc tha thiết (Thân em, trắng,
tron, rắn nát, nặn, lòng son…)
* Cuộc đời nữ sĩ Hồ Xuân
Hương. (có tài, có tình, 2 lần
lấy chồng không hạnh phúc “Cố
đấm ăn xôi, xôi lại hẩm”. Cuộc
đời lạnh tanh. Dù vậy nhưng nữ

sĩ vẫn cá tính, giữ phẩm chất).
- Từ ngữ giàu hình ảnh gợi
cảm, hình ảnh so sánh gần giũ,
dễ tưởng tượng.
3 Hướng dẫn thực hiện phần hướng dẫn học bài, dặn dò.
* Học bài tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp).
* Chuẩn bị kĩ lưỡng phần luyện tập câu 4,5 sgk, tr21 và phần bài tập sách bài tập.
Tuần 2/ HKI Giờ: Tiếng Việt
Tiết PPCT: 6 Bài: Văn bản.
Ngày soạn: 10/09/2006
I. Mục tiêu bài dạy.
* Nắm được kiến thức thiết yếu về văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến thức khái quát về các
loại văn bản xét theo phong cách chức năng.
* Nâng cao kĩ năng thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.
II. Phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
III. Cách thức tiến hành.
* HDHS phân tích các ví dụ cũng cố thêm kiến thức.
* Lưu ý: dành phần lớn thời lượng cho học sinh thực hành tự rút ra bài học.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định, kiểm tra bài cũ:
* Hoạt động giao tiếp là gì? Hoạt động giao tiếp có mấy quá trình? Các nhân tố trong
hoạt động giao tiếp.
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh
đọc và trả lời các câu hỏi gợi ý sgk.
H: Ở mỗi câu trả lời trên, em rút ra được
những kết luận gì?
Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh trả

lời các câu hỏi gợi ý sgk và những câu
I. Khái niệm, đặc điểm.
* Văn bản 1: tạo ra trong hoạt động giao tiếp chung
vì đây là kinh nghiệm của mọi người.
* Văn bản 2: tạo ra trog hoạt động giao tiếp và mọi
người vì đây là lời than thân.
* Văn bản 3: tạo ra hoạt động giao tiếp giữa chủ tịch
nước với toàn dân.
-> Văn bản là sản phẩn của hoạt động giao tiếp
bằng ngôn ngữ gồm 1 câu, nhiều câu, nhiều đoạn.
* Văn bản 1,2,3 đều đặt ra vấn đề cụ thể và triển khai
nhất quán trong từng văn bản.
-> Mỗi văn bản thể hiện một chủ đề và triển khai chủ
đề đó một cách trọn vẹn.
* Nội dung văn bản 2,3 được triển khai nhất quán, rõ
ràng, mạch lạc, chặt chẽ. Ở văn bản kết cấu 3 phần có
phần mở đầu, phân thân, phần kết.
-> Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, cả
văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
* Văn bản 3, dấu hiệu mở đầu và kết thúc rõ ràng, cô
đọng, dễ nhận biết.
-> Văn bản thường có tính hoàn chỉnh về nội dung
và hình thúc, thường có mở đầu bằng một nhan đề và
kết thúc bằng 1 hình thức phù hợp.
* Mỗi văn bản trên tạo ra nhắm mục đích:
+ Văn bản 1: kinh nghiệm sống
+ Văn bản 2: lời than thân và mong có sự cảm
thông.
+ Văn bản 3: kêu gọi, khích lệ mọi người quyết tâm
tham giá đánh Pháp.

* Kết luận: Văn bản là gì, các đặc điểm của văn bản
(ghi nhớ sgk)
II. Các loại văn bản.
* So sánh các văn bản trên về các phương diện:
hỏi mang tính chất kết luận của giáo viên.
H: Cả 3 văn bản trên khác nhau như thế
nào về nội dung, cách trình bày, mục
đích, phạm vi sử dụng.
H: Có mấy loại văn bản được đề cập
trong bài học này, phân biệt sự khác nhau
của mỗi loại văn bản.
+ Vấn đề được đề cập trong văn bản 1 là kinh
nghiệm sống của dân gian.
+ Vấn đề được đề cập trong văn bản 2 là lời tâm sự,
sẽ chia của người phụ nữ trong xã hội cũ.
+ Vấn đề được đề cập trong văn bản 3 là vấn đề
chính trị thời sự kêu gọi mọi người đánh Pháp.
+ Văn bản 1,2 thuộc lĩnh vực nghệ thuật, văn bản 3
thuộc lĩnh vực chính luận, thời sự.
* Từ ngữ được sử dụng trong mỗi loại văn bản thuộc
loại:
+ VB 1 thuộc ngôn ngữ sinh hoạt.
+ VB 2 thuộc ngôn ngữ nghệ thuật
+ VB 3 thuộc ngôn ngữ chính luận.
* Cách thể hiện nội dung:
+ VB 1: ngắn gọn, dễ hiểu.
+ VB 2: ngắn gọn, nhưng tha thiết, tình cảm than
thân.
+ VB 3: bố cục rõ ràng, lý lẽ đanh thép, lập luận
chặt chẽ, hùng hồn, có thức thuyết phục.

* Văn bản 2,3 khác với một bài học trong sgk vì sgk
là cách trình bày của phong cách ngôn ngữ khoa học,
rõ ràng, khách quan, khác với một đơn xin, hoặc một
giấy khai sinh ở chhỗ đây là một văn bản hành chính.
* Nhận xét: câu 2 a,b,c,d hoàn toàn khác nhau về từ
ngữ cách trình bày, mục đích sử dụng.
-> Kết luận: học ghi nhớ sgk.
3 Hướng dẫn thực hiện phần hướng dẫn học bài, dặn dò.
* Chuẩn bị phần luyện tập về văn bản trang 37 sgk.
* Chuẩn bị Bài viết số 1 tại lớp (1 tiết)
Tuần 3/ HKI Giờ: Làm văn
Tiết PPCT: 7 Bài: Bài làm văn số 1
Ngày soạn: 11/09/2006
I. Mục tiêu bài dạy.
* Viết được một bài văn bộc lộ những cảm nghĩ chân thực của bản thân về một đề tài gần gũi,
quen thuộc trong đòi sống, hoặc tác phẩm văn học.
II. Phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
III. Phương pháp và tiến trình tổ chức
1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị làm bài: GV để các em tự nhiên bày tỏ cảm xúc của mình,
cũng như những kĩ năng cần thiết khi làm văn.
2. Ra đề: Năm đầu ở bậc trung học phổ thông đối với các em.
3. Hướng dẫn học sinh viết bài:
• Các em xác định kĩ nội dung và yêu cầu của đề bài.
• Định hướng cho các em về nội dung được đề cập trong đề bài: trường lớp, thầy cô,
bạn bè, chương trình … mọi cái đề mới, bỡ ngỡ nhưng có niềm vui, thú vị riêng.
3. Yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
• Về kĩ năng: Đây là đề bài tự do nhằm mục đích phát hiện những cảm nhận riêng của
các em, yêu cầu các em có cách hành văn trôi chảy, có cảm xúc, bố cục rõ ràng, câu
văn mượt mà, ít mắc các loại lỗi chính tả thông thường.

• Về kiến thức: Đại ý các em nêu được những ý chính sau.
- Cảm nhận được đây là năm đầu cấp nên mọi thứ đều mới, bỡ ngỡ nhưng có
niềm vui và thú vị riêng.
- Các em đã có sự trưởng thành, đang dần hòa vào cuộc sống xã hội, các em
xác định cho mình một tương lai, một mơ ước.
- Tâm hồn, suy nghĩ của các em có sự chín chăn hơn, góp phần hình thành và
phát triển nhân cách của mình.
- Các em nỗ lực cố gắng vượt qua cái ngưỡng mới của cuộc đời.
4. Biểu điểm.
• Đây là đề bài có tình tự do nên những định hướng về ý của giáo viên không phải là
một đáp án bắt các em rập khuôn cứng nhắc, các em có thể có nhiều cách cảm nhận
khác nhau miễn là cảm nhận đúng nội dung của đề ra, văn viết trôi chảy thì cho điểm
khá tốt 9 -> 10.
• Những bài viết có cảm nhận nghèo hơn nhưng vẫn đảm bảo cách hiểu đúng, hành văn
gọn gàng, ít mắc các loại lỗi thông thường thì vẫn cho điểm trung bình khá từ 6.5 -> 8
điểm.
• Những bài có cảm nhận đúng nhưng nghèo ý, khoảng từ 6 đến 7 lỗi thông thường, có
bố cục 3 phần thì cho điểm từ 5 -> 6.
• Những bài dưới mức điểm 5 -> 6 thì cho từ 3 -> 4 điểm.
• Những bài cảm nhận có ý đúng nhưng hết sức sơ sài, hành văn yếu, nhiều lỗi chính tả
thì cho điểm 1 -> 2.
• Những bài không làm, bài viết vô nghĩa lý, cảm nhận sai nội dung so với đề thì cho
điểm 0.
5. Dặn dò học sinh.
• Về nhà xem và lại đề và kiểm tra lại những ý mình đã trình bày trong bài.
• Về nhà chuẩn bị trước bài: Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Đăm Săn – Sử
thi Tây Nguyên).
Tuần 3/ HKI Giờ: Đọc văn
Tiết PPCT: 8 Bài: Chiến thắng Mtao Mxây (Đăm Săn)
Ngày soạn: 12/09/2006

I. Mục tiêu bài dạy.
* Nắm được đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng “kiểu nhân vật anh hùng sử thi”,
về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ.
* Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy được giá trị của sử thi về nội dung và
nghệ thuật, đăc biệt là cách sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lý tưởng về cuộc
sống hòa bình hạnh phúc.
* Nhận thức được sự hi sinh của cá nhân vì hạnh phúc cộng đồng.
II. Phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
III. Cách thức tiến hành.
* Đọc, tóm tắt, thảo luận và rút ra ý kiến.
* Lưu ý: GV cho học sinh vừa thấy được giá trị riêng của một tác phẩm nổi tiếng của VHDG
vừa thấy được đặc trưng cơ bản của sử thi anh hùng Tây Nguyên.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định, kiểm tra bài cũ:
* Khái niệm về thể loại sử thi dân gian.
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: GV cho học sinh đọc tiểu
dẫn sách giáo khoa, tóm tắt sử thi.
H: Sử thi dân gian có những loại nào?
Sử thi Đăm Săn thuộc sử thi?
GV: Mời hs dựa vào sgk tóm tắt cốt
truyện sử thi Đăm Săn.
H: Vị trí đoạn trích?
Hoạt động 2: GV hướng dẫn đọc một số
đoạn tiêu biểu, thảo luận theo nhóm các
nội dung sau:
I. Tiểu dẫn.
* Kho tàng sử thi dân gian có giá trị đồ sộ, có hai loại sử

thi dân gian: Sử thi thần thoại và sử thi anh hùng.
* Tóm tắt sử thi Đăm Săn:
- Đăm Săn về làm chồng cho Hơ Nhị và Hơ Bhị và trở
nên một tù trưởng giàu có, hùng mạnh.
- Những chiến công của Đăm Săn đánh thắng các tù
trưởng độc ác: Kên Kên, Sắt, giành lại vợ đem lại sự giàu
có và uy danh cho mình và cộng đồng.
- Khát vọng chinh phục thiên nhiên, vượt qua mọi trở
ngại của tập tục xã hội: chặt cây thần, cầu hôn nữ thần mặt
trời. Không phải lúc nào Đăm Săn cũng chiến thắng, cũng
đạt được khát vọng. Trên đường nhà nữ thần mặt trời trở
về, chàng chết ngập nơi rừng Sáp Đen.
* Vị trí đoạn trích.
- Chiến thắng MTao MXây nằm phần nửa đầu tác
phảm kể về chuyện Đăm Săn đánh Mtao Mxây cứu vợ về.
II. Phân tích đoạn trích.
1. Diễn biến trận đánh, tài năng và phẩm chất của hai tù
trưởng.
H: Trận đánh diễn ra như thế nào? Có
mấy giai đoạn? Có mấy hiệp?
H: Hiệp 1 diễn ra như thế nào? Thái độ,
tài năng của Đăm Săn và Mtao Mxây?
Đăm Săn Mtao Mxây
* Trước
khi vào
cuộc
chiến.
* Vào
cuộc
chiến

* Khiêu chiến với thái
độ quyết liệt.
* Đáp lại với một thái độ
tuy có khiêu khích nhưng
đã tỏ ra run sợ: bị đâm
lén, trang bị đầy mình mà
đã tỏ ra tần ngần do dự,
đắn đo
* Thái độ bình tĩnh,
thản nhiên (ngươi múa
chơi đấy phải không…
* Múa khiên trước, lộ rõ
sự kém cõi nhưng vẫn nói
lời huênh hoang:( …múa
H: Hiệp 2 diễn ra ntn? Thái độ và tài
năng của từng người?
H: Hiệp 3 diễn ra ntn? Thái độ và tài
năng của từng người?
H: Hiệp 4 diễn ra ntn? Thái độ và tài
năng của từng người?
- Hiệp 1
- Hiệp 2
- Hiệp 3
- Hiệp 4
đâu có bác mà học
bác)
* Múa khiên trước (…
chàng vượt một đồi
tranh,…một đồi lồ
ồ…, đớp được miếng

trầu của Hơ Nhị sức
chàng tăng mạnh lên)
* Múa và đuổi theo
Mơtao Mơxây (…gió
như bão, gió như lốc,
núi ba lần rạn nứt, ba
đồi tranh bật rễ bay
tung, đâm vào người
Mơtao Mơxây nhưng
không lủng và đã
thấm mệt vừa đi vừa
ngủ …)
* Được thần linh giúp,
giết được kẻ thù (…
chộp chày cùn, ném
trúng vành tai …hắn
ngã lăn quay ra đất)
kêu lạch xạch như quả
mướp khô… học cậu, học
bác, học thần rồng, đi xéo
nát đất đai thiên hạ )
* Hoảng hốt trốn chạy
bước thấp, bước cao, chém
Đăm Săn nhưng trượt vội
cầu cứu Hơ Nhị quăng cho
miếng trầu.
* Bị đâm trúng nhưng áo
không lủng.
* Bị chết (…đâm phập
một cái, đầu bị bêu ngời

đường)
H: Như vậy cuộc chiến giữa Đăm Săn
và M tao M xây có phải chỉ là cuộc
chiến đòi lại vợ không hay vì lí do
khác? Lí do đó là gì?
* Cuộc chiến đòi lại vợ chỉ là cái cớ nảy sinh mâu thuẫn,
thắng hay bại của tù trưởng có ý nghĩa quyết định tất cả
vừa tăng thêm sức mạnh, uy tín cho mình và cộng đồng
của mình. Cho nên sử thi không nói nhiều về chết chóc mà
đề cao niềm vui ăn mừng chiến thắng.
3. Hướng dẫn học sinh luyện tập theo sgk.
* Chi tiết Đăm Săn gặp ông trời, được ông bày cho cách đánh Mtao Mxây. Anh chị nghĩ gì về
vai trò của thần linh và vai trò của người chiến đấu và chiến thắng?
* Nhận xét của em về tài năng và phẩm chất của hai tù trưởng qua cuộc chiến.
* Soạn phần còn lại.
Tuần 3/ HKI Giờ: Đọc văn
Tiết PPCT: 9 Bài: Chiến thắng Mtao Mxây (Đăm Săn)
Ngày soạn: 13/09/2006
I. Mục tiêu bài dạy.
* Nắm được đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng “kiểu nhân vật anh hùng sử
thi”, về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ.
* Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy được giá trị của sử thi về nội dung và
nghệ thuật, đăc biệt là cách sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lý tưởng về cuộc
sống hòa bình hạnh phúc.
* Nhận thức được sự hi sinh của cá nhân vì hạnh phúc cộng đồng.
II. Phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
III. Cách thức tiến hành.
* Đọc, tóm tắt, thảo luận và rút ra ý kiến.
* Lưu ý: GV cho học sinh vừa thấy được giá trị riêng của một tác phẩm nổi tiếng của VHDG

vừa thấy được đặc trưng cơ bản của sử thi anh hùng Tây Nguyên.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định, kiểm tra bài cũ:
* Cuộc chiến đấu của Đăm Săn giành lại hạnh phúc gia đình nhưng lại có ý nghĩa cộng
đồng ở chỗ nào?.
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh
đọc đoạn đối thoại giữa Đăm Săn với
dân làng Mtao Mxây, thảo luận những
nội dung sau.
H: Cuộc đối thoại diễn ra qua mấy làn
hỏi – đáp? Số lần đó cho thấy điều gì?
H: Lần thứ nhất, Đăm Săn nhận được
những câu trả lời ntn?
H: Lần thứ hai, Đăm Săn nhận được
những câu trả lời ntn?
H: Lần thứ ba, Đăm Săn nhận được
những câu trả lời ntn?
H: Qua 3 lần hỏi – đáp giữa dân làng
với Đăm Săn khẳng định ý nghĩa gì?
2. Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn với dân làng của Mtao
Mxây khi chàng đến từng nhà kêu gọi họ đi theo mình.
* Cuộc đối thoại gồm có 3 lần vừa Đăm Săn hỏi ý
kiến mọi người và mọi người đáp hưởng ứng. Con số 3
thể hiện cho số nhiều, nhiều tính không xuể.
* Qua số lần hỏi đáp cho thấy cuộc đối thoại có sức
cô đọng mà khái quát, tự nó cho thấy lòng mến phục,
thái độ hưởng ứng tuyệt đối mà mọi người dành cho
Đăm Săn. Họ đều nhất trí coi chàng là tù trưởng, là anh

hùng của họ.
- Lần gõ thứ nhất vào một nhà thì nhận được cau trả
lời: không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chết…
chúng tôi còn ở với ai?
- Lần thứ 2 gõ vào phên tất cả các nhà, Đăm Săn
nhận được câu trả lời: không đi sao được nhưng bác
chờ chúng tôi cho lợn ăn cái đã.
- Lần thú 3 gõ vào mỗi nhà trong làng, chàng nhận
được: không đi sao được …người nhà giàu cầm đầu
chúng tôi không còn nữa! và “đoàn người đông như
bầy cà tong.
-> Qua 3 lần hỏi – đáp, ý nghĩa khẳng định lòng
trung thành tuyệt đối của nô lệ với Đăm Săn: Đăm Săn
hô gọi mọi người cùng về và thế là diễn ra cảnh mọi
người cùng ra về đông và vui như đi hội. Điều này có ý
nghĩa:
+ Thể hiện sự thống nhất cao độ, giữa quyền lợi và
khát vọng của cộng đồng: người thắng, kẻ thua đều
cùng một tộc người, trước cuộc chiến, họ sống thành 2
H: Tóm lại anh, chị nhận xét ntn về sự
suy tôn người anh hùng trong sử thi?
Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh
đọc đoạn ăn mừng chiến thắng, thảo
luận và trả lời các câu hỏi sau.
H: Tuy tả về cuộc chiến nhưng điều thú
vị ở đây là gì?
H: Cảnh ăn mừng diễn ra ntn? Dẫn
chứng minh họa?
H: Hình tượng người thủ lĩnh có vai trò
ntn trong cảnh ăn mừng chiến thắng?

Hoạt động 3: GV hướng dẫn học sinh
tìm và phân tích những đặc sắc nghệ
thuật sử thi qua đoạn trích Chiến thắng
Mtao Mxây?
nhóm, nay hòa hợp cùng một nhóm, dông, giàu và
đoàn kết hơn.
+ Thể hiện lòng yêu mến, sự tuân phục của tập thể
đối với cá nhân anh hùng. Qua đó, sử thi muốn nói đến
ý chí thống nhất của toàn thể cộng đông Ê-đê – một
biểu hiện của ý thức dân tộc.
Tóm lại: Người anh hùng sử thi được toàn thể cộng
đồng suy tôn tuyệt đối. Qua chiến thắng của cá nhân
anh hùng, sử thi cho thấy sự vận động lịch sử của cả
một cộng đồng. Sự đánh giá về người anh hùng hoàn
toàn trùng khít với sự đánh giá của tập thể về anh ta.
3. Cảnh ăn mừng chiến thắng.
* Tuy kể và tả về cuộc chiến nhưng không hề có đổ
máu ghê gớm hay cảnh buôn làng tan tác sau cuộc
chiến.
* Cảnh ăn mừng: … hãy đi lấy rượu, bắt trâu…rượu
bảy ché, trâu bảy con … không lúc nào vắng bớt trên
giá treo chiêng, các chuỗi thịt trâu, thịt bò treo đên
đầy nhà, châụ thau, âu đồng nhiều không kể. … các
chàng trai đi lại ngực đụng ngực, các cô gái đi lại vú
đụng vú… tiệc tùng linh đình, ăn uống đông vui kéo
dài suốt cả mùa khô.
* Hình tượng người thủ lĩnh là trung tâm miêu tả của
bức tranh hoành tráng về lễ ăn mừng, sự lớn lao cả về
hình thể, tàm vóc lẫn chiến công của chàng bao trùm
lên toàn bộ buổi lễ, toàn bộ thiên nhiên và xã hội Ê đê.

4. Đặc sắc nghệ thuật sử thi.
* Biện pháp so sánh:
- So sánh tương đồng: như gió lốc lào, như những
vệt sao băng.
- So sánh tăng cấp: (cảnh đoàn người, cảnh Đăm
Săn ở đoạn cuối)
- So sánh tương phản: Mtao Mxây và Đăm Săn.
- So sánh đòn bẩy: miêu tả tài của kẻ thù tồi mới
miêu tả tài của anh hùng, để đề cao hơn về người anh
hùng.
* Hình ảnh đem ra để so sánh thường lấy từ thiên
nhiên, vũ trụ dùng để đo kích cỡ anh hùng. Nhân vật
được phóng đại. Đó là phong cách nghệ thuật của sử
thi.
3. Hướng dẫn học sinh luyện tập theo sgk.
* Chi tiết Đăm Săn gặp ông trời, được ông bày cho cách đánh Mtao Mxây. Anh chị nghĩ gì về
vai trò của thần linh và vai trò của người chiến đấu và chiến thắng?
* Gợi ý: Quan hệ giữa thần linh với con người gần giũ, mật thiết hơn, thậm chí bình đẳng, thân
tình hơn. Đó là dấu vết của tư duy thần thoại, là dấu vết của xã hội chưa có sự phân hóa giai cấp
rạch ròi.
- Thần linh chỉ đóng vai trò gợi ý, cố vấn chứ không quyết định kết quả cuộc chiến. Kết quả tùy
thuộc vào hành động của người anh hùng.
- Thần linh góp phần đề cao vai trò của người anh hùng sử thi.
* Soạn trước Phần III luyện tập về văn bản (tiếp)
Tuần 4/ HKI Giờ: Tiếng Việt
Tiết PPCT: 10 Bài: Văn bản (tiếp theo)
Ngày soạn: 14/09/2006
I. Mục tiêu bài dạy.
* Nắm được kiến thức thiết yếu về văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến thức khái quát về các
loại văn bản xét theo phong cách chức năng.

* Nâng cao kĩ năng thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.
II. Phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
III. Cách thức tiến hành.
* Đọc, tóm tắt, thảo luận và rút ra ý kiến.
* Lưu ý: GV cho học sinh thực hành cũng cố thêm lý thuyết.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định, kiểm tra bài cũ:
* Trình bày khái niệm và các đặc điểm của văn bản
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt
GV tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện
theo yêu cầu các bài tập sách giáo khoa.
Cách thức: Cho học sinh thảo luận nhóm,
đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác
nhận xét bổ sung và đi đến thống nhất.
1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu
nêu ở dưới.
a. Phân tích tính thống nhất về chủ đề cảu đoạn.
+ Đoạn văn có một chủ đề thống nhất, câu chủ đề
đứng ở đầu được làm rõ bằng các câu khác trong
đoạn.
b. Phân tích sự phát triển của chủ đề trong đoạn
văn.
(Chủ đề) môi trường có ảnh Đậu Hà Lan
hưởng tới mọi… lá mọc trong … điều đó
Cây mây
Cây xương rồng, cây lá bỏng.
c. Đặt nhan đề cho đoạn văn: Môi trường và cơ
thể; Vai trò, ảnh hưởng của môi trường.

2. Sắp xếp những câu sau thành một văn bản hoàn
chỉnh.
1 ->3 ->4 ->2 ->5; 1->3 ->5 ->2 ->4.
3. Viết một số câu khác…
* HS tự thực hiện.
4. Viết một lá đơn xin phép hoàn chỉnh đáp ứng
những gợi ý sgk.
- Đơn gửi cho ai? Người viết ở cương vị nào?
- Mục đích viết đơn.
- Nội dung cơ bản của đơn.
- Kết cấu của đơn: quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày
tháng năm, họ tên, người nhận, nội dung, kí tên.
3. Dặn dò học sinh.
* Xem lại toàn bộ kiến thức phần văn bản, thực hành thêm bằng những ví dụ, bài tập sách bài
tập.
* Soạn bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.
Tuần 4/ HKI Giờ: Đọc văn
Tiết PPCT: 11 Bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
Ngày soạn: 15/09/2006
I. Mục tiêu bài dạy.
* HS nắm được đặc trưng chủ yếu của truyền thuyết: hai yếu tố lịch sử và tưởng tượng kết hợp
nhuần nhuyễn; phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân vè các sự kiện lịch
sử.
* Nắm được giá trị, ý nghĩa của truyện. Từ bi kịch mất nước của cha, con ADV và bi kịch tình
yêu MC – TT, nhân dân muốn rút ra và truyền lại cho con cháu bài học lịch sử. Điều đáng lưu ý,
bài học đó được đặt trong bối cảnh hội nhập với thế giới.
* Rèn luyện kĩ năng phân tích truyện dân gian, hiểu đúng ý nghĩa của những hư cấu trong truyền
thuyết.
II. Phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.

III. Cách thức tiến hành.
* HS chuẩn bị bài ở nhà.
* Lưu ý: GV cho hs thống kê những chi tiết quan trọng liên quan đến từng nhân vật trong
truyện.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định, kiểm tra bài cũ:
• Đăm Săn chiến thắng kẻ thù mục đích là để làm gì?
• Những đặc sắc về nghệ thuật trong trích đoạn sử thi Đăm Săn?
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Giáo viên gọi học sinh đọc phần tiểu
dẫn sgk và để học sinh tự tóm tắt lại những ý
chính theo sgk.
Mỵ Châu
Lông ngổng trắng đường chạy nạn
Những chiếc lông không tự biết giấu mình.
Nước mắt thành mặt trái của lòng tin
Tình yêu đến cùng đường cùng cái chết
Nhưng người đẹp dẫu rơi đầu vẫn đẹp
Tình yêu bị dối lừa vẫn nguyên vẹn tình yêu
Giá như trên đời còn có một Mị Châu
Vừa say đắm yêu đương vừa luôn luôn cảnh giác
Không sơ hở chẳng mắc lừa mẹo giặc
Một Mị Châu như ta vẫn hằng mơ
Thì hẳn Mị Châu không sống đến bây giờ
Để chung thủy với tình yêu hai ngàn năm có lẻ
Như anh với em vẫn yêu nhau chung thủy
Đến bạc đầu bất quá chỉ trăm năm
Nên chúng ta dù rất đỗi đau lòng
Vẫn không thể cứu Mị Châu khỏichết

Lũ trai biển sẻ thay người nuôi tiếp
Giữ lòng mình viên ngọc của tình yêu
Vẫn còn đây pho tượng đá cụt đầu
Bởi đầu cụt nên tượng càng rất sống
Cái đầu cụt gợi nhớ dòng máu nóng
Hai ngàn năm dưới đá vẫn tuôn trào
Anh cũng như em muốn nhắc Mị Châu
Đời còn giặc xin đừng quên cảnh giác
Nhưng nhắc sao được hai ngàn năm trước
Nên em ơi ta đành tự nhắc mình. (Anh Ngọc)
Hoạt động 2: GV gọi học sinh tóm tắt nội dung
văn bản vì phần này đã yêu cầu học sinh chuẩn bị
bài trước ở nhà.
* Gợi ý: HS có thể tóm tắt theo những đoạn
trong văn bản.
* Đại ý HS nêu được những ý sau: (ghi bảng)
I. Giới thiệu xuất xứ của văn bản.
* Truyền thuyết phản ánh lịch sử một
cách độc đáo. Qua lời kể hình thành
những hình tượng nghệ thuật, tuy có
nhuốm màu thần kì nhưng thấm đẫm cảm
xúc đời thường.
* Cụm di tích lịch sử Cổ Loa (Đông Anh
– Hà Nội) gồm đền thờ ADV, am thờ công
chúa Mị Châu, giếng ngọc, bao quanh là
những đoạn vòng thành chạy dài trên cánh
đồng - di vết còn lại của thành Cổ Loa do
chính ADV xây nên.
* Cụm di tích là minh chứng lịch sử cho
sự sáng tạo và lưu truyền chuỗi truyền

thuyết về sự ra đời và suy vong của nhà
nước Âu Lạc.
* Văn bản được trích từ Truyện rùa
vàng trong Lĩnh Nam chích quái.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Tóm tắt nội dung văn bản (có 4 đoạn)
+ Đoạn 1: thuật lại quá trình xây thành
nhiều lần thất bại, nhờ có sự giúp sức của
rùa vàng, thành xây xong và được rùa
vàng cho móng dùng làm lẫy nỏ.
+ Đoạn 2: Thuật lại hành vi đánh cắp
Hoạt động 3: GV yêu cầu HS liệt kê những chi tiết
nghệ thuật quan trọng liên quan đến An Dương
Vương.
GV ghi vào bảng phụ những chi tiết liên quan
đến nhân vật ADV:
* …xây thành ở Việt Thường hễ đắp tới đâu là lở tới đấy.
* …có giặc ngoài thì lấy gì mà chống.
* …lấy nỏ thần ra bắn, quân Đà thua lớn.
* …Vua vô tình gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy…
trộm nỏ thần …nói dối là về phương Bắc thăm cha.
* …Vua cậy có nỏ thần, vẫn thản nhiên đánh cờ.
* …Vua cùng con gái chạy về phương Nam…tuốt gươm chém chết Mị
Châu.
GV dựa vào hướng dẫn học bài sgk, phân nhóm
thảo luận những nội dung sau:
H: Do đâu mà ADV được thần linh giúp đỡ? Tưởng
tượng ra có sự giúp đỡ của thần linh, nhân dân muốn
nói điều gì?
H: Sự mất cảnh giác của An Dương Vương được

biểu hiện như thế nào?
H: Những hư cấu: rùa vàng, nhà vua chém con gái
…, nhân dân muốn thể hiện điều gì?
lẫy nỏ thần của Trọng Thủy.
+ Đoạn 3: Thuật lại diễn biến của cuộc
chiến tranh lần 2 giữa hai nước, kết thúc bi
kịch đối với cha con ADV.
+ Đoạn 4: thuật lại kết cục đầy cay
đắng và nhục nhã đối với Trọng Thủy và
chi tiết ngọc trai – giếng nước có ý nghĩa
minh oan.
2. Tìm hiểu truyện về An Dương Vương.
+ An Dương Vương được thần linh giúp
đỡ là vì đã có ý thức đề cao cảnh giác, lo
xây thành, chuẩn bị vũ khi từ khi giặc
chưa đến. Việc tưởng tưởng có thần linh
giúp đỡ là cách để nhân dân ca ngợi nhà
vua, tự hào về chiến công xây thành, chế
nỏ chiến thắng ngoại xâm của dân tộc.
+ An Dương Vương sai lầm là đã mơ hồ
về bản chất ngoan cố của kẻ thù xâm lược,
đã mở đường cho con trai kẻ thù lọt vào
làm nội gián. Lúc giặc đến còn có thái độ
ỷ vào vũ khí mà không đề phòng.
+ Nghệ thuật: hư cấu (rùa vàng, nhà vua
tự tay chém chết con gái) là để nhân dân
gửi gắm lòng kính trọng đối với người anh
hùng dân tộc, phê phán thái độ mất cảnh
giác của Mị Châu, nhằm xoa dịu nỗi đau
mất nước.

3. Củng cố, dặn dò.
• Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy giải thích nguyên nhân gì? Bài
học mà nhân dân ta muốn gửi gắm là gì?
• Đọc lại bài, soạn tiếp các câu hỏi còn lại trong sgk và thực hiện hai bầi tập 2 và 3 sgk
trang 43.
Tuần 4/ HKI Giờ: Đọc văn
Tiết PPCT: 12 Bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
Ngày soạn: 17/09/2006
I. Mục tiêu bài dạy.
* HS nắm được đặc trưng chủ yếu của truyền thuyết: hai yếu tố lịch sử và tưởng tượng kết hợp
nhuần nhuyễn; phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân vè các sự kiện lịch
sử.
* Nắm được giá trị, ý nghĩa của truyện. Từ bi kịch mất nước của cha, con ADV và bi kịch tình
yêu MC – TT, nhân dân muốn rút ra và truyền lại cho con cháu bài học lịch sử. Điều đáng lưu ý,
bài học đó được đặt trong bối cảnh hội nhập với thế giới.
* Rèn luyện kĩ năng phân tích truyện dân gian, hiểu đúng ý nghĩa của những hư cấu trong truyền
thuyết.
II. Phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh ảnh, thiết kế bài học.
III. Cách thức tiến hành.
* HS chuẩn bị bài ở nhà.
* Lưu ý: GV cho hs thống kê những chi tiết quan trọng liên quan đến từng nhân vật trong
truyện.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định, kiểm tra bài cũ:
a. Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện như thế nào?
b. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy giải thích nguyên nhân gì? Bài
học mà nhân dân ta muốn gửi gắm là gì?
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt

* Hoạt động 1: GV để học sinh thảo
luận nhóm về chi tiết: Mị Châu lén
đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần dẫn
đến mất nước và đưa ra những đánh
giá về nhân vật này.
GV dự kiến tình huống:
+ Phê phán Mị Châu nhưng chưa đủ lí lẽ
phản bác.
+ Bênh vực Mị Châu nhưng chưa đủ lí lẽ
bênh vực.
+ Tán thành cách thứ nhất, phản bác cách
thứ hai nhưng không đủ lí lẽ lập luận.
+ Tán thành cách thứ 2 dựa trên lí lẽ của
chế độ phong kiến.
GV xác lập cơ sở lý luận và phương
pháp luận để hướng dẫn hs giải quyết vấn
đề.
* Truyền thuyết không phải là một bản sao
chép lịch sử mà là một sáng tạo nghệ thuật
nên việc phản ánh lịch sử không hề vô tư,
không hề cô lập. Truyền thuyết kể về lịch sử
và nhân vật lịch sử nhằm đề cao cái tốt, cái
tích cực, phê phán cái xấu, cái tiêu cực theo
quan niệm của nhân dân. Ở thế kỉ thứ XV,
khi hồi tượng lại lịch sử và đem hồi ức phổ
vào sáng tạo nghệ thuật, dân gian không thể
nào lại ca ngợi một công chúa con một nhà
vua đã có công đắp lũy, xây thành, chế nỏ lại
3. Tìm hiểu về nhân vật Mị Châu.
* Truyền thuyết không phải là một bản sao chép lịch sử mà

là một sáng tạo nghệ thuật. Chi tiết Mị Châu lén đưa cho
Trọng Thủy xem nỏ thần dẫn đến mất nước có thể đánh giá
nhân vật này như sau.
+ Ở thế kỉ thứ XV, khi hồi tượng lại lịch sử và đem
hồi ức phổ vào sáng tạo nghệ thuật, dân gian không thể nào
lại ca ngợi một công chúa con một nhà vua đã có công đắp
lũy, xây thành, chế nỏ lại nghe lời chồng mà không nghĩ gì
đến bổn phận của công dân với vận mệnh của tổ quốc. Nếu
ngoài đời thực có người công chúa khờ khạo, mất cảnh giác,
thiếu ý thức công dân đối với tổ quốc thì dân gian không thể
đề cao, ca ngợi. Như vậy chi tiết ấy có ý nghĩa để rút kinh
nghiệm, nhằm giáo dục lòng yêu nước, bồi dưỡng ý thức
công dân, đặt việc nước cao hơn tình nhà.
+ Nhân dân trong khi phê phán Mị Châu bằng án tử hình
một cách đích đáng lại cũng thấu hiểu rằng nàng mắc lỗi
không do chủ ý mà chỉ do vô tình, ngây thơ, nhẹ dạ. Bởi thế
truyền thuyết mới sáng tạo thêm là để máu nàng biến thành
ngọc trai đúng như lời nguyền của nàng để nói rằng người
VN không ai chịu bán nước, cùng lắm chỉ bị mắc lừa, bị lợi
dụng. Điều này nói lên truyền thống cư xử thấu tình đạt lý
của dân tộc ta.
nghe lời chồng – con trai kẻ thù của cha
mình mới hôm nào không nghĩ gì đến bổn
phận của công dân với vận mệnh của tổ
quốc. Nếu ngoài đời thực có người công
chúa khờ khạo, mất cảnh giác, thiếu ý thức
công dân đối với tổ quốc thì dân gian không
thể đề cao, ca ngợi. Truyền thuyết là thể loại
có nhiệm vụ hồi tưởng quá khứ lịch sử để rút
kinh nghiệm, nhằm giáo dục lòng yêu nước,

bồi dưỡng ý thức công dân, đặt việc nước
cao hơn tình nhà.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn học
sinh thảo luận chi tiết Mị Châu bị rùa
vàng kết tội là giặc, bị vua cha chém đầu
và chi tiết máu nàng hóa thành ngọc trai,
xác nàng hóa thành ngọc thạch.
* GV hướng dẫn hs thảo luận chi
tiết Mị Châu bị rùa vàng…
H: Với chi tiết này, nhân dân ta đã
thực thi điều gì? Cách kết thúc như
vậy xuất phát từ đâu?
* GV hướng dẫn hs thảo luận chi
tiết máu nàng hóa thành ngọc trai …
H: Hình ảnh Máu nàng hóa thành
… có ý nghĩa gì?
Hoạt động 3: GV hướng dẫn học
sinh đánh giá hình ảnh ngọc tai –
giếng nước xét về phương diện tổ
chức cốt truyện.
GV dự kiến tình huống.
+ HS sẽ nói nhân dân ta đưa ra hình
ảnh này để ca ngợi mối tình chung
thủy Mị Châu – Trọng Thủy.
-> GV lưu ý:
* Những người dân Âu Lạc không bao giờ
sáng tạo nghệ để ca ngợi những ai đưa họ đến bi
kịch mất nước.
* Hình ảnh ngọc trai – giếng nước là sáng tạo
nghệ thuật hoàn mĩ nhưng không thuộc về mối

tình Mị Châu Trọng Thủy mà thuộc về thái độ
vừa nghiêm khắc vừa nhân ái của nhân dân ta.
* Dẫn đến bị kịch mất nước có lỗi của An
Dương Vương.
Hoạt động 4: HDHS thấy cốt lõi
lịch sử trong truyện.
H: Hãy xác định đâu là cốt lõi lịch
sử và đâu là cái mà dân gian sáng tạo
thêm?
* Mị Châu bị thần rùa vàng kết tội là giặc, bị vua cha chém
đầu. Với chi tiết này, nhân dân ta đã thực thi bản án của lịch
sử. Cách kết thúc này xuất phát từ truyền thống yêu nước,
lòng tha thiết với độc lập tự do của người Việt cổ.
* Máu Mị Châu hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành
ngọc thạch. Chi tiết này có ý nghĩa.
+ Dân gian thường dùng hình thức hóa thân để kéo dài sự
sống cho nhân vật. Hình thức hóa thân có một không hai của
nàng Mị Châu vừa thể hiện sự bao dung, niềm cảm thông với
sự trong trắng thơ ngây của nàng vừa thể hiện bài học lịch sử
muốn truyền lại cho trai gái - nước Việt mai sau bài học về
mối quan hệ giữa nhà với nước, chung với riêng, công dân
với dân tộc.
4. Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”
* Đây là hình ảnh có giá trị thẫm mĩ cao, là tình tiết đắt giá
xét về phương diện tổ chức cốt truyện.
+ Ngọc trai: chứng thực cho tấm lòng trong sáng của công
chúa, chiêu tuyết cho danh dự của nàng.
+ Giếng nước: có hồn Trọng Thủy hòa cùng nỗi hối hận vô
hạn là chứng nhận cho mong muốn hóa giải tôi lỗi của hắn.
+ Ngọc trai đem rửa giếng ngọc càng sáng đẹp hơn minh

chứng cho sự hòa giải tình cảm Mị Châu Trọng Thủy ở thế
giới bên kia.
5. Cốt lõi lịch sử trong truyện.
* Nước Âu Lạc thời An Dương Vương đã dựng lên, có
thành cao, hào sâu, vũ khí đủ mạnh để chiến thắng cuộc xâm
lược của Triệu Đà nhưng về sau bị rơi vào tay kẻ thù
* Dân gian đã thần kì hóa câu chuyện là để khẳng định rằng
An Dương Vương và dân tộc Việt không do kém cỏi mà dẫn
đến mất nước mà do kẻ thù dùng thủ đoạn hèn hạ nhằm vào
người con gái thơ ngây cả tin, thủ đoạn đó còn vô nhân đạo
đến mức đê tiện ở chỗ lợi dụng ngay cả tình yêu vợ chồng.
Sự thần kì hóa nhằm tôn vinh dân tộc cùng đất nước, hạ thấp
kẻ thù.
3. Hướng dẫn học sinh luyện tập theo sgk.
* Bài tập 2 sgk. Tr43: cách xử lý này phù hợp với đạo lý truyền thống. Đó là sự bao dung của
nhân dân ta đối với những người con có lỗi lầm nhưng biết hối lỗi. Cách lập am thờ bên nhau để
nói rằng cha con hộ đã đoàn tụ ở thế giới bên kia.
* Bài tập 3 sgk. Tr43: GV gợi ý hs tìm hiều ở thơ Tố Hữu, Trần Đăng Khoa.
* Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự .
Tuần 5/ HKI Giờ: Làm văn
Tiết PPCT: 13 Bài: Lập dàn ý bài văn tự sự
Ngày soạn: 20/09/2006
I. Mục tiêu bài dạy.
* Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự.
* Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý bài văn tự sự.
* Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lập dàn ý để có thói quen lập dàn ý
trước khi viết văn hay trong nói chuyện …
II. Phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
III. Cách thức tiến hành.

* GV sử dụng kiến thức, kĩ năng ở bài viết số 1
* HS chuẩn bị bài ở nhà, suy nghĩ trước những câu hỏi sgk.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định, kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh phân
tích mục I và rút ra những kết luận sau khi
phân tích.
* HS thảo luận nội dung sau theo sgk.
Hoạt động 2: GV HDHS lập dàn ý cho 2 gợi ý
sau.
* HS thực hành trong 10 phút, sau đó GV
cho HS trình bày bài làm của mình truớc lớp.
* Gợi ý của GV.
Bố cục Đề bài 1 Đề bài 2
Mở
bài
Sau khi chạy khỏi nhà
tên quan cụ, chị Dậu
gặp một cán bộ cách
mạng.
Cuộc kháng chiến
chống TDP nổ ra. Tuy
làng Đông Xá bị dịch
chiếm nhưng hằng
đêm vẫn xuất hiện
một, hai cám bộ cách
mạng hoạt động bí
mật.

Thân
bài
- Cuộc tổng khởi
nghĩa tháng 8 nổ ra,
chị Dậu trở về làng.
- Khí thế cách mạng
sục sôi, chị Dậu dẫn
đầ đoàn biểu tình lên
huyện cướp chính
quyền, phá kho thóc
Nhật.
- Quân Pháp càn quét,
truy lùng cán bộ.
- Không khí trong làng
căng thẳng. Nhiều
người hoảng sợ. Chị
Dẫu vẫn bình tỉnh
hướng dẫn cán bộ
xuống hầm bí mật.
Kết
bài
- … - …
* Gợi ý: Dự kiến ý tưởng về các nhân vật và
cốt truyện, diễn biến câu chuyện. Dàn ý gồm
những phần nào? Nội dung mỗi phần.
I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện.
1. Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói
về: quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tạo truyện
ngắn Rừng Xà Nu. -> Người viết dự định mình sẻ
viết gì, kể gì.

2. Qua lời kể của nhà văn, chúng ta học được
những bài học sau:
* Để chuẩn bị viết bài văn tự sự, chúng ta cần hình
thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện (mở đầu, kết thúc),
sau đó suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật theo
những mối quan hệ nào đó và nêu lên những chi tiết,
sự việc đặc sắc tạo cốt truyện.
* Tiếp theo là bước lập ý. Dàn ý thường có 3 phần:
mở - thân - kết. -> Người viết hình thành được dàn ý,
xác định nhân vật, chon ci tiết, sự việc.
II. Lập dàn ý.
1. Lập dàn ý theo gợi ý 1 sgk, tr45 “Sau cái đêm
ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và đựoc
giác ngộ. Trong cuộc tổng khởi nghĩa, chị Dậu
dẫn đầu đoàn nông dân …chia cho dân nghèo”
2. Lập dàn ý theo gợi ý “Cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp nổ ra. Tuy sống trong vùng địch
hậu …nhiều lần đậy nắp hầm cho cán bộ…”
3. Anh, chị hãy trình bày cách lập dàn ý bài văn tự
sự theo sự tưởng tượng của anh chị.
III. Luyện tập.
1. bài tập 1 sgk, tr 46.
2. bài tập 2 sgk, tr 46.
3. Hướng dẫn học bài và dặn dò học sinh.
* Nắm kĩ phần Ghi nhớ sgk, soạn bài: Uy – Lít – Xơ trở về (trích Ôđixê – Sử thi HiLạp)
Tuần 5/ HKI Giờ: Đọc văn
Tiết PPCT: 14 Bài: Uy - Lít - Xơ trở về (trích Ô – Đi – Xê - sử thi Hy Lạp)
Ngày soạn: 25/09/2006
I. Mục tiêu bài dạy.
* Giúp HS cảm nhận:

- Vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hy Lạp thể hiện qua cảnh đoàn tụ vợ chồng sau 20 năm
xa cách.
- Biết phân tích tâm lý nhân vật qua các đối thoại để thấy được khát vọng hạnh phúc và vẻ đẹp
trí tuệ của họ.
- Nhận thức được sức mạng của tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình cao đẹp là động lực
giúp con người vượt qua mọi khó khăn.
II. Phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
III. Cách thức tiến hành.
* GV giới thiệu phần tiểu dẫn, cung cấp thêm những hiểu biết về sử thi và tác giả
Hômerơ.
* HS chuẩn bị bài ở nhà, tăng cường hoạt động đọc, thảo luận nhóm theo những gợi ý sgk.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định, kiểm tra bài cũ: Hãy xác định đâu là cốt lõi lịch sử và đâu là cái mà dân gian sáng
tạo thêm ở trong truyền thuyết An Dương Vương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy?
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh năm
kiến thức về tác giả, tác phẩm.
* Học sinh đọc phần tiểu dẫn và nắm được
những kiến thức sau.
+ Tác giả: Hômerơ.
+ Tóm tắt tác phẩm.
H: Chủ đề tác phẩm là gì?
I. Tiểu dẫn.
1. Tác giả Hô me rơ.
- nhà thơ mù của Hi Lạp sống vào thế kỉ IX-
VIII tcn. Ông sinh trong gia đình nghèo vùng
Mê lét. Ông là người đã tập hợp được rất nhiều
thần thoại và truyền thuyết để hoàn thành 2 bộ

sử thi đồ sộ Iliát và Ôđixê.
2. Tóm tắt cốt truyện.
- Ôđixê kể lại cuộc hành trình về quê của
Uylixơ sau khi hạ thành Tơ roa. Tác phẩm gồm
12110 câu thơ chia làm 24 khúc ca. Câu chuyện
bắt đầu từ thời điểm Uylixơ bị nữ thần Calipxô
cầm giữ. Calipxô danh linh đan để chàng
trường sinh bất tử cùng nàng. Các thần xin Dớt
và thần Dớt ra lệnh phải để chàng đi. Uylixơ
gặp bão do thần biển trả thù vì chàng đã đâm
thủng mắt Xiclốp - con trai thần biển. Uylixơ
trôi dạt vào xứ Ankôniốt. Biết chàng là người
làm nên chiến công con ngựa gỗ thành Tơ roa,
nhà vua yêu cầu chành kể lại cuộc hành trình từ
khúc ca I đến khúc ca XII. Được nhà vua
Ankôniốt giúp đỡ, Uylixơ đã trở về quê hương.
- Lúc này Pênêlốp vợ chàng ở nhà phải đối
mặt với 108 vị cầu hôn. Ôđixêuýt cùng con trai
và đám gia nhân trung thành lập mưu trừng trị
bọn chúng, gia đình Uylixơ được sum họp một
nhà.
3. Chủ đề: Thể hiện quá trình chinh phục

×