Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.57 KB, 1 trang )
THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI
CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Tên đề tài: “Méo phi tuyến trong các hệ thống vô tuyến số M-QAM”
2. Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử Mã số: 62 52 70 01
3. Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thành Biên
4. Người hướng dẫn: 1. PGS. TS. Bùi Huy Hoàng
2. PGS. TS. Nguyễn Quốc Bình
5. Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học và công nghệ quân sự
Những kết luận mới của luận án
Luận án đã giải quyết được một số vấn đề liên quan tới việc đánh giá méo
phi tuyến gây bởi các bộ khuếch đại công suất (KĐCS) trong hệ thống đơn sóng
mang 256-QAM nói riêng và M-QAM nói chung:
1. Kết luận về khả năng sử dụng thông số dd khi đánh giá tác động của méo
phi tuyến gây bởi bộ KĐCS và xác định góc quay pha phụ tối ưu (OAPS)
trong các hệ thống 256-QAM
Khác với các hệ thống 16- và 64-QAM, trong hệ thống 256-QAM các
đường cong SNRD (Signal-to-Noise Ratio Degradation) gây bởi méo phi tuyến
và OAPS (Optimum Additional Phase Shift) theo dd không như nhau với các bộ
KĐCS khác nhau. Mặc dầu vậy, SNRD cũng như OAPS với mọi bộ KĐCS đã
kiểm tra đều có thể làm gần đúng bằng một đa thức bậc hai theo dd không có số
hạng bậc 0. Như vậy, dd vẫn có thể sử dụng được như một thông số đánh giá tác
động của méo phi tuyến gây bởi bộ KĐCS phát trong các hệ thống 256-QAM.
2. Thủ tục đánh giá một giới hạn chặn trên của tỷ lệ lỗi bít đối với hệ thống
M-QAM dưới tác động đồng thời của méo tuyến tính, méo phi tuyến gây
bởi bộ KĐCS, sai lệch đồng hồ và sai pha sóng mang
Đã đề xuất một thủ tục 5 bước đánh giá một giới hạn trên của tỷ lệ lỗi bít
đối với các hệ thống M-QAM có tính đến tất cả các tác động chính như méo
tuyến tính, méo phi tuyến, sai lệch đồng hồ và sai pha sóng mang. Đồng thời, đã
xác lập được các công thức kinh nghiệm tính độ lệch quân phương của các biến
ISI gây bởi sai lệch đồng hồ, cần thiết cho thủ tục 5 bước nói trên.
3. Số symbol cần sử dụng cho mô phỏng tựa giải tích hệ thống M-QAM có