Tải bản đầy đủ (.ppt) (45 trang)

Cụm danh từ tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.93 KB, 45 trang )


Bài thuyết trình
CỤM DANH TỪ TIẾNG VIỆT
GVHD: TS Trần Hoàng
Nhóm thực hiện: Nhóm 3

DÀN Ý
1.Giới thuyết chung-Mô hình cấu tạo tổng quát của cụm
danh từ( CDT) trong tiếng Việt:
1.1 Khái niệm CDT tiếng Việt
1.2 Mô hình cấu tạo tổng quát CDT tiếng Việt
1.3 Ý nghĩa khái quát của từng vị trí trong CDT tiếng Việt
2.Thành tố trung tâm( TTTT) của CDT tiếng Việt:
2.1 Những quan niệm khác nhau về TTTT của CDT tiếng Việt
2.2 Các kiểu cấu tạo khác nhau của TTTT trong CDT tiếng Việt
3. Các loại thành tố phụ ( TTP) đứng trước TTTT trong
CDT tiếng Việt:
3.1 Phụ tố chỉ xuất
3.2 Phụ tố chỉ số lượng
3.3 Phụ tố chỉ tổng thể
4. Các loại TTP đứng sau TTTT trong CDT:
4.1 Phụ tố miêu tả/hạn định
4.2 Phụ tố chỉ định

1.Giới thuyết chung-Mô hình cấu tạo
tổng quát của CDT trong tiếng Việt:

1.1 Khái niệm CDT tiếng Việt

Nguyễn Tài Cẩn ( Ngữ pháp tiếng Việt.Tiếng-Từ ghép-
Đoản ngữ,NXB ĐH và THCN,1997):


Loại đoản ngữ có danh từ làm trung tâm gọi là CDT, gọi tắt là danh
ngữ.

Diệp Quang Ban ( Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, NXB Giáo
dục,2007; Ngữ pháp Việt Nam, NXB Giáo dục,2009):
CDT là tổ hợp tự do không có kết từ đứng đầu, có quan hệ chính phụ
giữa thành tố chính với TTP, và thành tố chính là danh từ.

Ủy ban KH-XH Việt Nam ( Ngữ pháp tiếng Việt, NXB
KHXH,1983):
CDT là tổ hợp từ tự do không có quan hệ từ đứng đầu, có quan hệ
chính phụ giữa thành tố chính với TTP,và thành tố chính là danh từ.


Mai Ngọc Chừ-Vũ Đức Nghiệu-Hoàng Trọng Phiến( Cơ
sở ngôn ngữ học,NXB Giáo dục,2007):
Danh ngữ là đoản ngữ có danh từ làm thành tố chính.

Lê Cận-Phan Thiều-Diệp Quang Ban-Hoàng Văn Thung(
Ngữ pháp tiếng Việt,NXB Giáo dục,1983):
CDT là 1 tổ hợp từ tự do có quan hệ chính phụ,trong đó có danh từ
làm thành tố chính.

Đề xuất:
CDT là tổ hợp từ tự do trong đó các thành tố cấu thành liên kết với
nhau theo quan hệ chính phụ, và thành tố chính là danh từ hoặc tổ
hợp tương đương với danh từ.

1.2 Mô hình CT tổng quát CDT tiếng Việt


Nguyễn Tài Cẩn(Ngữ pháp tiếng Việt.Tiếng-Từ ghép-Đoản
ngữ,NXB ĐH và THCN,1997):
Định tố
Danh từ Đoản ngữ
VD: Ba người này
Tất cả những cái chủ trương chính xác đó
Phần đầu Phần trung tâm Phần cuối


Diệp Quang Ban( Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2,NXB Giáo
dục,2007):
Danh từ/Ngữ danh từ
VD: Tất cả những cái con mèo đen ấy
-3 -2 -1 0 1 2
Mối liên hệ giữa các TTP trước và TTP sau khá chặt chẽ.
VD: Những con mèo ấy đều đẹp ( + )
Những con mèo đều đẹp ( - )
Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau
DT chỉ loại DT chỉ sự vật/Động từ/Tính từ


Ủy ban KH-XH Việt Nam(Ngữ pháp tiếng Việt, NXB
KHXH,1983):
VD: Tất cả những cái cuốn sách mới ấy

Mai Ngọc Chừ-Vũ Đức Nghiệu-Hoàng Trọng Phiến( Cơ
sở ngôn ngữ học,NXB Giáo dục,2007):
VD:
Tất cả những cái con mèo đen ấy
-3 -2 -1 TTC 1 2

Thành tố phụ Thành tố chính
Thành tố phụ
Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau


Dư Ngọc Ngân ( Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt,ĐHSP
TP.HCM,2005):
3’ 2’ 1’

0 1

2
D1 D2
Phụ tố
chỉ tổng
thể
Phụ tố
chỉ số
lượng
Phụ tố
chỉ xuất
Danh
từ chỉ
đơn vị
Danh từ chỉ
chất
liệu,chủng
loại,sự vật
Phụ tố
miêu

tả,hạn
định
Phụ tố
chỉ
định
Tất cả
Toàn bộ
Tất cả
Tất cả
những
hai trăm
những
những
cái
cái
cái
cái
ngôi
bức
nhà
tranh
người
quan điểm
mới xây
bị mất cắp
kỳ lạ
hẹp hòi
ấy
đó
ấy

này


Các mô hình CDT dạng khuyết:
VD: mười chai ; hai ly…
VD: áo này ; ly nước màu xanh kia…
VD: hai đen, ba tái…
Thành tố phụ trước Thành tố trung tâm
Thành tố trung tâm Thành tố phụ sau
Thành tố phụ trước Thành tố phụ sau


Phân biệt TTP trước và TTP sau:
Thành tố phụ trước Thành tố phụ sau
Về từ loại
Phần lớn do hư từ đảm
nhiệm
Phần lớn do thực từ
đảm nhiệm
Về số lượng
Có số lượng hạn chế Có số lượng rất lớn
Về tổ chức
Hầu hết xuất hiện dưới
hình thức 1 từ
Có thể đi kèm với nhiều
thành phần khác để bổ
sung ý nghĩa cho thành
tố chính
Về ý nghĩa
Không ảnh hưởng nhiều

đến ý nghĩa của TTTT
Có ảnh hưởng nhất
định đến ý nghĩa của
TTTT

1.3 Ý nghĩa khái quát của từng vị trí trong
CDT tiếng Việt

Thành tố trung tâm:
Thường là danh từ đơn vị hoặc danh từ chỉ sự vật,hoặc 1 ngữ gồm
danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
Trực tiếp định danh đối tượng, chỉ ra đối tượng cần miêu tả,hạn định.
Có kí hiệu quy ước là 0 trong CDT
VD: Con mèo đen

Phần phụ trước:

Phụ tố chỉ xuất: Do hư từ “ cái” đảm nhiệm, có tác dụng nhấn
mạnh,làm nổi bật sự vật được đề cập ở TTTT với 1 sắc thái biểu
cảm nhất định,thường là hàm ý mỉa mai,châm biếm.Vị trí trong CDT
là -1 hay 1’.
VD: Cái con người kỳ cục ấy

Phụ tố chỉ số lượng: Do số từ xác định và không xác định hoặc các
phụ từ đảm nhiệm.Vị trí trong CDT là -2 hay 2’.
VD: Những bạn học sinh ấy


Phụ tố chỉ tổng thể: Do những đại từ chỉ tổng thể như: tất cả, toàn
bộ, cả thảy, hết thảy…đảm nhiệm, có tác dụng chỉ ý nghĩa toàn bộ

sự vật hoặc toàn bộ số lượng sự vật.Vị trí trong CDT là -3 hay 3’.
VD: Tất cả những sinh viên trường đại học Sư phạm

Phần phụ sau:

Phụ tố miêu tả/hạn định: Nêu đặc điểm bên ngoài hoặc bên trong
của sự vật.Vị trí trong CDT là 1.
VD: Chiếc áo màu xanh ngọc bích

Phụ tố chỉ định: Do đại từ chỉ định tạo thành như: này, nọ, kia, ấy…,
làm thành điểm kết thúc của CDT.Vị trí trong CDT là 2.
VD: Cô gái kia

2. Thành tố trung tâm của cụm danh từ
trong tiếng Việt:

2.1 Những quan niệm khác nhau về TTTT
của CDT tiếng Việt

Nguyễn Tài Cẩn(Ngữ pháp tiếng Việt.Tiếng-Từ ghép-Đoản
ngữ,NXB ĐH và THCN,1986):
Đưa ra 2 giải pháp trong việc xác định TTTT
VD: ba anh sinh viên ấy
cuốn sách mới này
VD: Một đoàn sinh viên khoa Văn
Phần đầu T1 T2 Phần cuối
Thành tố trung tâm
T1
T2


Với 2 vị trí T1 và T2, bộ phận trung tâm xuất hiện dưới các
dạng sau:
Dạng đầy đủ: T1 và T2
Dạng thiếu T1: _ T2
Dạng thiếu T2: T1_
T1 T2
Trung tâm chỉ về đơn
vị đo lường
Trung tâm chủ thể
được đem ra đo lường
Trung tâm về mặt ngữ
pháp
Trung tâm về mặt từ
vựng
Danh từ chỉ đơn vị Danh từ chỉ sự vật


Diệp Quang Ban ( Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo
dục,2005):
TTTT của CDT là 1 danh từ hoặc 1 ngữ danh từ.
Ngữ danh từ gồm 1 danh từ chỉ đơn vị đứng trước và 1 danh từ chỉ sự
vật hay 1 động từ, tính từ chỉ hoạt động,trạng thái đứng sau và cả 2
cùng gộp lại để chỉ sự vật.

Trung tâm KHXH và NV quốc gia( Ngữ pháp tiếng
Việt,NXB KHXH,2000):
Chính tố của CDT là danh từ đơn thể, danh từ tổng thể, danh từ trừu
tượng hay danh từ vị trí.
Chính tố thuộc tiểu loại danh từ nào thì điều đó quyết định việc dùng
các phụ tố trước và sau chính tố.



Đinh Văn Đức ( Ngữ pháp tiếng Việt-phần Từ loại,NXB
ĐH Quốc gia Hà Nội,2000):
Các từ đứng trước danh từ ( T1) chưa chắc đã là hư từ,mà đã là hư từ
thì nó phải là từ phụ.
Các từ chỉ đơn vị quy ước ( cân,thước,tấc…) có nhiều đặc điểm của
thực từ và có khi nó được tính là danh từ chỉ đơn vị
Các từ chỉ đơn vị tự nhiên là 1 tập hợp không thuần nhất
Danh từ ở T2 được xem là trung tâm từ vựng nhưng có lúc chỉ là trung
tâm ngữ pháp
Đưa ra giả thuyết coi vị trí T1 là trung tâm danh ngữ
Đây là 1 đề xuất mạnh dạn nhưng chưa hoàn toàn thuyết
phục, còn chứa mâu thuẫn và xa rời với ngữ pháp truyền thống

Trần Đại Nghĩa (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống,số
11,2003):
Tổ hợp như: “ ba con mèo” không phải là danh ngữ mà là số ngữ.

Ý kiến về TTTT của chúng tôi:
Thành tố trung tâm của CDT gồm có 2 dạng sau:

Thành tố trung tâm chỉ có 1 danh từ: danh từ chỉ đơn vị hoặc danh
từ chỉ sự vật

Thành tố trung tâm là 1 tổ hợp từ:
tổ hợp 2 danh từ
tổ hợp gồm 1 danh từ và 1 động từ/tính từ

2.2 Các kiểu cấu tạo khác nhau của TTTT

trong CDT tiếng Việt:
2.2.1 TTTT chỉ có 1 danh từ:

TTTT là danh từ chỉ đơn vị:

Phân loại:

Danh từ chỉ đơn vị quy ước:
Danh từ chỉ đơn vị chính xác: lít, thước,tấc,cân…
Danh từ chỉ đơn vị không chính xác: thìa,ly cốc,gói,xâu…

Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên:
Nhóm chỉ đơn vị cá thể: cái,con,vị,đức,bậc, thằng, ông…
Nhóm chỉ đơn vị tập hợp: bầy,đàn,nhóm,lũ,đoàn…

Khả năng kết hợp:
Kết hợp trực tiếp với phụ tố chỉ xuất,chỉ lượng,nhất là những từ chỉ
lượng chính xác
Kết hợp hạn chế với phụ tố chỉ tổng thể,cần có phụ tố chỉ số lượng đi
kèm
Phải có phụ tố chỉ định ở phía sau mới xác định được sự vật.


TTTT là danh từ chỉ sự vật:

Phân loại:

Nhóm chỉ sự vật khối:
Nhóm chỉ chất liệu: nước, đất, đá, vàng, muối…
Nhóm chỉ chủng loại sự vật: gà,mèo…(động vật); bàn,ghế…

( đồ vật); núi, sông…( hiện tượng tự nhiên); tinh thần,tình cảm…
( khái niệm trừu tượng)
Nhóm chỉ sự vật cá thể: nơi, chỗ, phòng,lớp, tỉnh…

Khả năng kết hợp:
DT chỉ sự vật khối kết hợp hạn chế với phụ tố chỉ xuất và không kết
hợp được với phần lớn phụ tố chỉ lượng, kết hợp hạn chế với phụ
tố chỉ tổng thể
DT chỉ sự vật khối không đòi hỏi phải có phụ tố chỉ định
DT chỉ sự vật cá thể kết hợp được với phụ tố chỉ xuất,phụ tố chỉ số
lượng, kể cả số từ,kết hợp hạn chế với phụ tố chỉ tổng thể,kết hợp
dễ dàng với các phụ tố sau.

2.2.2 TTTT là 1 tổ hợp từ:

Tổ hợp gồm 2 danh từ ( DT đơn vị + DT sự vật):

Cấu tạo: Có 2 ý kiến:
T2 là thành tố chính
T1 là thành tố chính
Giải pháp trung hòa: Cho cả T1 và T2 là 1 trung tâm duy nhất
và không phân xuất thêm.

Khả năng kết hợp:

Kết hợp với nhau trong tổ hợp:
DT chỉ chủng loại sự vật có thể kết hợp với DT chỉ đơn vị quy ước
và DT chỉ đơn vị tự nhiên.
VD: một mẩu bánh , hai quyển vở….
DT chỉ chất liệu chỉ kết hợp được với DT chỉ đơn vị quy ước,chứ

không kết hợp được với DT chỉ đơn vị tự nhiên
VD: ba lít rượu , mấy mét vải….


Kết hợp với các thành tố phụ:
Có thể kết hợp trực tiếp với phụ tố chỉ xuất khi muốn nhấn mạnh.
VD: cái bức tranh ấy , cái ngôi nhà này….
Có thể kết hợp trực tiếp với phụ từ chỉ lượng, nhất là nhóm từ chỉ
số lượng chính xác.
VD: một quyển sách , hai cái áo…
Kết hợp hạn chế với phụ từ chỉ tổng thể,thường đòi hỏi có nhóm từ
chỉ số lượng ở giữa
VD: tất cả những bức tranh kia , cả bốn con người này…
Thường kết hợp với phụ tố chỉ định: này,nọ, kia,ấy… và các phụ tố
miêu tả/hạn định.
VD: con người này, cục đá màu xanh….


Tổ hợp gồm 1 danh từ + 1 động từ/tính từ:

Cấu tạo:
Gồm 1 DT ( thường là DT chỉ đơn vị sự vật trừu tượng) kết hợp với 1
động từ hay tính từ ở phía sau 1 ngữ đóng vai trò thành tố
chính trong CDT
Được tạo nên từ những trường hợp từ ghép hóa với những kết hợp
hạn chế.
VD: sự sống, niềm vui, nỗi buồn,sự hy sinh…

Khả năng kết hợp:
Có thể kết hợp trực tiếp với phụ tố chỉ xuất khi muốn nhấn mạnh

Kết hợp trực tiếp với phụ từ chỉ lượng, nhất là nhóm từ chỉ số lượng
chính xác
Kết hợp hạn chế với phụ từ chỉ tổng thể, thường yêu cầu có nhóm từ
chỉ số lượng ở giữa
Kết hợp dễ dàng với những phụ tố sau.

3. Các loại TTP đứng trước TTTT trong
CDT tiếng Việt:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×