Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CS GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.33 KB, 24 trang )





PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN
TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN
KiỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
KiỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành
Chỉ thị số 46/2008/CT-BGD&ĐT ngày 05/8/2008 về việc
Chỉ thị số 46/2008/CT-BGD&ĐT ngày 05/8/2008 về việc
tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng
tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng
giáo dục.
giáo dục.
I. MỤC ĐÍCH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (KĐCLCSGDPT)
1. Xác định mức độ đáp ứng mục tiêu trong từng giai
đoạn của cơ sở giáo dục phổ thông nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục.
2. Thông báo công khai với các cơ quan quản lý Nhà
nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục.
3. Để các cơ quan chức năng đánh giá và công nhận
cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng
giáo dục.



II. CHU KỲ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CƠ
SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục:
1. Trường Tiểu học: Chu kỳ KĐCLGD là 5
năm/lần.
2. Trường THCS: Chu kỳ KĐCLGD là 4
năm/lần.

III. QUY TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Quy trình tự đánh giá gồm có:
1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá
2. Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá
3. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá
4. Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh
chứng
5. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí
6. Viết báo cáo tự đánh giá
7. Công bố báo cáo tự đánh giá


Nội dung mỗi phần cụ thể như sau:
1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá: Có ít nhất 07
thành viên (Phụ lục 1):
+ Chủ tịch Hội đồng: Hiệu trưởng.
+ Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó Hiệu trưởng.
+ Thư ký Hội đồng: Thư ký Hội đồng trường hoặc
giáo viên có uy tín.
+ Các thành viên: Đại diện Hội đồng trường, tổ

trưởng tổ chuyên môn, giáo viên có uy tín, tổ
trưởng tổ văn phòng, đại diện các tổ chức đoàn
thể.
+ Nhóm thư ký: Có từ 2 đến 3 người. Nhóm trưởng là
một thành viên trong Hội đồng tự đánh giá.
+ Các nhóm công tác: Mỗi nhóm có từ 2 đến 4 người.
Nhóm trưởng là một thành viên trong Hội đồng tự
đánh giá.

2. Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá
+ Mục đích: Nhằm không ngừng cải tiến, nâng cao
chất lượng để đáp ứng các tiêu chuẩn chất
lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành và để
đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục.
+ Phạm vi của tự đánh giá: Toàn bộ các hoạt
động giáo dục của nhà trường theo từng tiêu chí
qui định.

3. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá (Phụ lục 2)
+ Mục đích và phạm vi tự đánh giá
+ Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên
+ Dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động
+ Xác định công cụ đánh giá:
- Đối với trường tiểu học: Tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục trường tiểu học (Quyết định số
04/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/02/2008).
- Đối với trường trung học cơ sở: Tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở
(Thông tư số 12/2009/QĐ-BGD&ĐT ngày
12/5/2009).

+ Dự kiến các thông tin và minh chứng cần thu thập
cho từng tiêu chí
+ Xác định thời gian biểu cho từng hoạt động (bao
gồm thời gian cần thiết để triển khai tự đánh giá và
lịch trình thực hiện các hoạt động cụ thể)

4. Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh
chứng (Phụ lục 3)
+ Căn cứ các tiêu chí của tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành, nhà trường
tiến hành thu thập thông tin và minh chứng.
- Thông tin là những tư liệu được sử dụng để hỗ
trợ và minh hoạ cho các phân tích, giải thích, nhận
định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá.
- Minh chứng là những thông tin gắn với các chỉ
số để xác định từng chỉ số đạt hay không đạt. Các
minh chứng được sử dụng làm căn cứ để đưa ra các
phân tích, giải thích, nhận định, kết luận trong báo
cáo tự đánh giá.
+ Trong trường hợp không thể tìm được thông tin, minh
chứng cho một tiêu chí nào đó, Hội đồng tự đánh giá
phải làm rõ lý do trong báo cáo.

5. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu
chí (Phụ lục 4)
+ Phiếu đánh giá tiêu chí là tài liệu ghi nhận kết
quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm công tác
theo từng tiêu chí và là cơ sở để tổng hợp thành
báo cáo tự đánh giá.
+ Tiêu chí được xác định là đạt khi tất cả các chỉ

số của tiêu chí đều đạt.
Chỉ số được đánh giá là đạt khi đạt tất cả các
yêu cầu của chỉ số.

6. Viết báo cáo tự đánh giá (Phụ lục 5)
+ Kết quả đánh giá từng tiêu chí được tổng hợp vào
Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá.
+ Cấu trúc báo cáo tự đánh giá được trình bày theo
thứ tự sau:
- Trang bìa chính và trang bìa phụ
- Danh sách và chữ ký thành viên Hội đồng tự đánh
giá
- Mục lục
- Danh mục các chữ viết tắt (nếu có)
- Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá của nhà
trường
- Phần I: Cở sở dữ liệu của nhà trường
- Phần II: Tự đánh giá
- Phần III: Phụ lục

+ Nội dung chính của Báo cáo tự đánh giá gồm:
Phần 1: Cơ sở dữ liệu của nhà trường
Phần này cung cấp các thông tin khái quát về
trường dưới dạng một bản báo cáo điều tra thực
trạng (gồm chủ yếu là các thông tin định lượng)
với các nội dung chủ yếu sau:
a) Thông tin chung của nhà trường.
b) Cơ sở vật chất, thư viện, tài chính của nhà
trường.


Phần 2: Tự đánh giá
+ Đặt vấn đề
Đây là phần tóm tắt giúp người đọc có cái nhìn
tổng thể về nhà trường trước khi đọc báo cáo chi
tiết. Phần Đặt vấn đề cần thể hiện rõ:
-
Bối cảnh chung của nhà trường (thông tin về cơ sở
vật chất, vấn đề quản lý chất lượng giáo dục, tài
chính, vv ).
-
Mục đích, lý do tự đánh giá, quy trình tự đánh giá,
phương pháp và công cụ đánh giá.
- Kết quả của quá trình tự đánh giá, những vấn đề
nổi bật trong báo cáo tự đánh giá.

+ Tự đánh giá
- Mô tả hiện trạng:
Mô tả, phân tích, đánh giá hiện trạng của nhà
trường theo nội hàm của từng chỉ số trong tiêu
chí; so sánh đối chiếu với mặt bằng chung của
huyện, tỉnh (hoặc với các tỉnh khác), hoặc với
chính nhà trường trong các năm trước và với
các quy định hiện hành. Việc mô tả và phân tích
phải đi kèm với các minh chứng (đã được mã
hoá).
- Điểm mạnh:
Nêu những điểm mạnh nổi bật của nhà trường
trong việc đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của
từng chỉ số trong mỗi tiêu chí. Những điểm
mạnh đó phải được khái quát trên cơ sở nội

dung của phần Mô tả hiện trạng.

-
Điểm yếu:
Nêu những điểm yếu nổi bật của nhà trường trong
việc đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của từng chỉ
số trong mỗi tiêu chí, đồng thời giải thích rõ nguyên
nhân của những điểm yếu đó. Những điểm yếu này
phải được khái quát trên cơ sở nội dung của phần
Mô tả hiện trạng.
-
Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Kế hoạch cải tiến chất lượng phải thể hiện rõ việc
phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.
Kế hoạch phải cụ thể và có tính khả thi, tránh chung
chung (cần có các giải pháp cụ thể, thời gian phải
hoàn thành và các biện pháp giám sát). Kế hoạch
phải thể hiện quyết tâm cải tiến, nâng cao chất
lượng giáo dục của nhà trường.
- Tự đánh giá: Đạt hoặc không đạt

+ Kết luận
Phần Kết luận được trình bày ngắn gọn nhưng
phải nêu đủ những thông tin sau:
-
Số lượng và tỉ lệ % các chỉ số đạt và không đạt.
-
Số lượng và tỉ lệ % các tiêu chí đạt và không đạt.
-
Các kết luận khác (nếu có).

Phần 3. Phụ lục
Đây là phần cuối của báo cáo tự đánh giá, tập hợp
toàn bộ các số liệu của bản báo cáo (các bảng
biểu tổng hợp, thống kê; danh mục mã hoá các
minh chứng, các hình vẽ, bản đồ, ).

7. Công bố báo cáo tự đánh giá
+ Nhà trường công bố công khai, rộng rãi báo cáo tự
đánh giá. Báo cáo tự đánh giá, các thông tin và
minh chứng được lưu trữ đầy đủ trong ít nhất là
một chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục.
+ Nếu có đủ điều kiện theo quy định thì nhà trường
đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục.
Nếu nhà trường chưa có đủ điều kiện thì gửi báo
cáo tự đánh giá cho cơ quan chủ quản để báo cáo
và có kế hoạch cam kết phấn đấu nâng cao chất
lượng để đạt tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo
dục.

IV. ĐĂNG KÝ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
1. Hồ sơ và thời gian đăng ký:
+ Hồ sơ đăng ký:
- Bản đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục
(Phụ lục 2);
- Báo cáo tự đánh giá (03 bản) và các văn bản, tài
liệu, thông tin, minh chứng kèm theo.
+ Thời gian đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục
của cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện
trong tháng 3 hoặc tháng 11 hằng năm.


2. Quy trình tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký:

Đối với Phòng GD&ĐT:
a) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng các cơ sở
giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý;
b) Kiểm tra báo cáo tự đánh giá theo quy định của Bộ GD&ĐT.
-
Thông báo cho cơ sở giáo dục phổ thông biết hồ sơ được
chấp nhận để đánh giá ngoài hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn
thiện;
-
Gửi công văn (kèm theo hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng
giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông) đề nghị Giám đốc Sở
GD&ĐT tổ chức đánh giá ngoài và thông báo cho cơ sở giáo
dục phổ thông thuộc quyền quản lý được đánh giá ngoài biết;
- Tháng 01 và tháng 5 hằng năm, báo cáo Chủ tịch UBND cấp
huyện và Giám đốc Sở GD&ĐT về danh sách các cơ sở giáo
dục phổ thông thuộc quyền quản lý hoàn thành báo cáo tự
đánh giá được chấp nhận đánh giá ngoài.

V. ĐÁNH GIÁ NGOÀI VÀ ĐÁNH GIÁ LẠI CƠ SỞ
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
1. Đánh giá ngoài:
1.1. Cơ cấu tổ chức đoàn đánh giá ngoài: có 5 đến 7
thành viên, do Giám đốc Sở GD&ĐT quyết định
thành lập, bao gồm:
a) Trưởng đoàn, thư ký:
- Trưởng đoàn là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu
trưởng (hoặc nguyên là Hiệu trưởng, Phó Hiệu

trưởng) tương ứng với cơ sở giáo dục phổ thông
được đánh giá ngoài hoặc Trưởng phòng, Phó
Trưởng phòng GD&ĐT, Trưởng phòng, Phó
Trưởng phòng các phòng chức năng của Sở
GD&ĐT hoặc chuyên viên chính công tác trong
ngành giáo dục và đào tạo;
- Thư ký phải tốt nghiệp đại học trở lên.

b) Các thành viên còn lại là:
- Chuyên gia có chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm
định chất lượng giáo dục; đại diện nhà giáo, cán bộ
quản lý giáo dục ở các cơ sở giáo dục phổ thông,
Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT; đại diện UBND cấp
tỉnh, các Bộ, ngành liên quan;
- Chuyên gia kiểm định chất lượng giáo dục phải tốt
nghiệp đại học trở lên, có kinh nghiệm triển khai
đánh giá chất lượng giáo dục.
1.2. Nhiệm vụ của đoàn đánh giá ngoài:
- Khảo sát, đánh giá và xác định mức độ cơ sở
giáo dục phổ thông đáp ứng các tiêu chí trong tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT
ban hành.
- Qua đó đề nghị công nhận hoặc không công nhận
cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất
lượng giáo dục.

2. Đánh giá lại kết quả đánh giá ngoài
-
Kết quả đánh giá ngoài được đánh giá lại khi cơ sở
giáo dục phổ thông không nhất trí với báo cáo đánh

giá ngoài và có công văn khiếu nại gửi sở giáo dục
và đào tạo.
-
Đoàn đánh giá lại kết quả đánh giá ngoài có ít nhất
05 thành viên do Giám đốc Sở GD&ĐT quyết định
thành lập gồm đại diện phòng Khảo thí và Quản lý
chất lượng giáo dục, Thanh tra và các đơn vị chức
năng của Sở GD&ĐT; chuyên gia am hiểu về kiểm
định chất lượng giáo dục.
Các thành viên đoàn đánh giá ngoài không tham
gia đoàn đánh giá lại.
- Kết quả đánh giá lại có giá trị thay thế kết quả đánh
giá ngoài.

VI. CÔNG NHẬN CSGDPT ĐẠT TIÊU CHUẨN CHẤT
LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
- Cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng
giáo dục cấp độ 1 (có từ 50% đến dưới 65% số tiêu
chí đạt yêu cầu) và cấp độ 2 (có từ 65% đến dưới
80% số tiêu chí đạt yêu cầu), Giám đốc Sở GD&ĐT
ra quyết định tạm thời công nhận cơ sở giáo dục
phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục ở cấp
độ 1 hoặc cấp độ 2.
- Cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng
giáo dục cấp độ 3 (có từ 80% trở lên số tiêu chí đạt
yêu cầu), Giám đốc Sở GD&ĐT trình Chủ tịch UBND
cấp tỉnh ra quyết định công nhận cơ sở giáo dục phổ
thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục (giấy
chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục có giá trị

5 năm đối với trường tiểu học, 4 năm đối với trường
trung học cơ sở).


Lưu ý cơ sở giáo dục phổ thông:
-
Có số tiêu chí chỉ đạt yêu cầu dưới 50% của tổng
số tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
giáo dục, thì sau 4 học kỳ (1 năm học tương đương
với 2 học kỳ) nhưng không quá 5 học kỳ được đăng
ký kiểm định chất lượng giáo dục.
-
Đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục cấp
độ 1 thì sau 3 học kỳ nhưng không quá 4 học kỳ
được đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục.
- Đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ
2 thì sau 2 học kỳ nhưng không quá 3 học kỳ được
đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục.


XIN CẢM ƠN
VÀ CHÚC SỨC KHỎE!

×