Tải bản đầy đủ (.ppt) (13 trang)

Ma tuy va Phong tranh xam hai.ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.28 KB, 13 trang )

1
1
Tập huấn sử dụng tài liệu
GD SKSS và phòng chống HIV
cho HS THCS qua HĐ GDNGLL
2

Các chất gây nghiện (lớp 6)

Phòng tránh xâm hại tình dục
trẻ em (lớp 7)

Từ chối sử dụng ma tuý
(lớp 8)
Các chủ đề
3
3
Chủ đề: Các chất gây nghiện
(lớp 6)

Nhiệm vụ: Nhóm 6
1. Nghiên cứu chủ đề Các chất gây nghiện
trang 60.
2. Thời gian: 15 phút.
3. Viết câu hỏi thắc mắc (nếu có) ra thẻ
màu.
4. Chuẩn bị 1 hoạt động thực hành dạy thử
4
4
Chủ đề: Phòng tránh xâm hại tình
dục trẻ em (lớp 7)



Nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu chủ đề Phòng tránh xâm hại
tình dục trẻ em trang 88.
2. Thời gian: 15 phút.
3. Viết câu hỏi thắc mắc (nếu có) ra thẻ
màu.
4. Chuẩn bị 1 hoạt động thực hành dạy thử
5
Đụng chạm an toàn là những loại đụng
chạm làm cho người khác (đối tượng
nhận sự động chạm) cảm nhận được sự
tôn trọng, chú ý, quan tâm, và cảm thấy
vui vẻ, thoải mái. Những động chạm này
không hạ thấp danh dự, nhân phẩm của
người khác. Mọi người đều cần những
loại đụng chạm này.
6
Động chạm gây khó xử là những loại đụng
chạm làm cho người khác cảm thấy không
thoải mái, không vui, bối rối hoặc lúng
túng. Những loại đụng chạm này không
giống với những đụng chạm thể hiện sự
chú ý, quan tâm mà trẻ em thường nhận
được từ người khác. Sự đụng chạm gây
khó xử xảy ra khi người nhận sự động
chạm không hiểu động cơ của người gây
ra đụng chạm.
7
Đụng chạm không an toàn là những hành

động làm cho người khác bị đau đớn, tổn
thương và/hoặc khiến họ cảm thấy bị hạ
thấp, coi thường.
8
Kết luận của Hoạt động 1:
Xâm hại tình dục trẻ em xảy ra khi một người lớn sử dụng
quyền lực và sức mạnh để lợi dụng lòng tin, vị trí của trẻ
em để ép buộc các em tham gia vào hoạt động tình dục.
Xâm hại tình dục có thể có nhiều dạng – hành động thân
thể, bằng lời hoặc mang tính chất tâm lý. Các hành động
xâm hại tình dục bao gồm đụng chạm, sờ mó vuốt ve,
cưỡng ép quan hệ tình dục (hiếp dâm), dẫn dắt vào các
tình huống tình dục, cho xem tranh ảnh khiêu dâm hoặc
mua bán tình dục. Việc xâm hại tạo ra sự sợ hãi, xấu hổ,
giận dữ và gây tổn thương cho trẻ. Xâm hại tình dục có
thể xảy ra với bất kỳ ai: nam hay nữ, giàu hay nghèo; có
thể xảy ra bất kỳ lúc nào và ở đâu.
9
Xâm hại tình dục gây ra nhiều hậu quả đối
với trẻ em, bao gồm cả các tác động về
mặt thể chất như thương tích, có thai,
NKLQDTD, HIV, và các tác động về tâm lý
do hành vi bạo lực, sự mất kiểm soát và
bất an, sự xấu hổ, lo lắng. Các tác động
này còn bao gồm cả cảm giác tội lỗi, sợ
hãi, trầm cảm, có ý định tự tử, tự gây
thương tích, và giận dữ.
10
Kết luận HĐ2


Xâm hại tình dục là sự vi phạm quyền con người, và là một tội ác trong luật
pháp. Mọi người đều có quyền được toàn vẹn về thân thể. Điều này có
nghĩa là chúng ta có quyền quyết định ai, khi nào và ở mức độ nào một ai
đó có thể đụng chạm đến thân thể mình.

Trẻ em có quyền cảm thấy an toàn và được bảo vệ khỏi xâm hại tình dục.

Trẻ em có quyền được giúp đỡ, hỗ trợ và bảo vệ khỏi xâm hại tình dục.

Trẻ em không có lỗi khi các em bị xâm hại tình dục.

Hoạt động tình dục giữa hai người cần sự đồng thuận . Điều này có nghĩa
là trước khi nó xảy ra, cả hai cần đồng ý thực hiện hành vi này - đó là đối
với người lớn. Cần biết rằng, bất kỳ ai đó có một ý định hay sự tiếp xúc
nào về tình dục đối với trẻ em đều là vi phạm pháp luật.

Xâm hại tình dục là vi phạm luật pháp và các quyền con người, quyền trẻ
em. Do đó, kẻ xâm hại là người có tội và trẻ em không bao giờ bị đổ lỗi.

Báo cáo về việc bị xâm hại hoặc nguy cơ bị xâm hại tình dục với người có
thẩm quyền một cách kịp thời có thể giúp bảo vệ trẻ em và phòng tránh sự
xâm hại tiếp theo.
11
11
Chủ đề: Từ chối sử dụng ma tuý
(lớp 8)

Nhiệm vụ: Nhóm 8
1. Nghiên cứu chủ đề Từ chối sử dụng ma
tuý trang 130 .

2. Thời gian: 15 phút.
3. Viết câu hỏi thắc mắc (nếu có) ra thẻ
màu.
4. Chuẩn bị 1 hoạt động thực hành dạy thử
12
4 bước từ chối

1. Nói "không"

2. Thể hiện quan điểm hoặc ý kiến của bản
thân mình (Tôi không dùng ma tuý; Tôi đã quyết
định không sử dụng ma tuý hôm nay; Tôi không
thể làm điều đó với gia đình của mình, hoặc ý
kiến khác.

3. Nếu áp lực vẫn tiếp tục, thay đổi chủ đề
của cuộc nói chuyện và gợi ý các hoạt động
khác. Ví dụ: Cậu có thích chơi bóng bây giờ
không?

4. Nếu cần thiết hãy thoát khỏi tình huống.
13
Các cách từ chối khác

Nêu ra các câu hỏi để hiểu rõ hơn lời đề
nghị.

Xác định tình huống rắc rối.

Nêu ra các hậu quả


Đưa ra các lựa chọn khác

Bỏ đi

×