SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: THU THẬP BÀI THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH
LÀM TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO THƯ VIỆN
Người thực hiện: Ngô Thị Thanh Tuyết
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Văn Cừ -
Đa Tốn – Gia Lâm – Hà Nội
Hà nội, năm học 2013 - 2014
LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, trước xu thế toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới
và khu vực cũng như sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, đất nước ta
cũng đã có những biến chuyển biến nhằm hội nhập với khu vực và thế giới. Cùng
với sự phát triển của nền kinh tế, giáo dục Việt Nam cũng đang trên đà phát triển
đổi mới và hoàn thiện mình. Trong thế kỉ này với sự phát triển của khoa học kĩ
thuật đã dần tới sự bùng nổ về thông tin, công nghệ thông tin phát triển, ngày càng
đóng vai trò to lớn trong tất cả các lĩnh vực khoa học. Nhưng sách vẫn không thể
thiếu được trong thư viện trường học.
Trong mọi xã hội chúng ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của thư viện
trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và thúc đẩy xã
hội tiến lên, làm phong phú đời sống tinh thần của con người, nhằm thúc đẩy việc
phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính vì vậy trong một xã hội như hiện nay,
nhu cầu thông tin về mọi lĩnh vực, mọi cấp độ, mọi ngành nghề đang là một vấn đề
hết sức cần thiết và cập nhật, cùng với tốc độ tăng lên khổng lồ của các loại hình
tài liệu với đầy đủ các thể loại và hình thức phong phú khiến cho vai trò của thư
viện ngày càng được nâng cao.
Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung
tâm sinh hoạt văn hóa của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói
quen tự học cho học sinh. Vì vậy mà để phục vụ tốt quá trình cung cấp thông tin,
cũng như nhu cầu cần tài liệu của các thầy cô và các em học sinh thì thư viện phải
có một kho tài liệu phong phú vả về nội dung và hình thức, về thể loại và ngôn
ngữ. Để đạt được những yêu cầu đó thì công tác phát triển vốn tài liệu của thư viện
phải thật tốt cùng với những chính sách và kế hoạch thực hiện hết sức đúng đắn.
Chính vì điều đó mà công tác bổ sung vốn tài liệu là một trong những nhiệm
vụ quan trọng của thư viện, vì kho sách là cơ sở vật chất đảm bảo mọi hoạt động
của thư viện.
Hơn 30 năm qua (1977 – 2013) thư viện trường THPT Nguyễn Văn Cừ Gia
lâm – Hà Nội đã có sự thay đổi đáng kể về số lượng và chất lượng. Nhà trường
cũng đã bắt đầu quan tâm đến thư viện nhiều hơn Công tác bổ sung tài liệu cũng
được phát triển .
Xuất phát từ những suy nghĩ trên nên tôi chọn đề tài: “Thu thập bài thực
hành của học sinh làm tài liệu tham khảo cho thư viện” để viết lại những kinh
nghiệm của mình trong quá trình thực hiện vai trò của người cán bộ thư viện.
Mục đích của bài sáng kiến là tìm hiểu đánh giá thực trạng của công tác bổ
sung vốn tài liệu tại trường THPT Nguyễn Văn Cừ Gia lâm – Hà Nội.
Đối tượng và phạm vị nghiên cứu: “Công tác bổ sung vốn tài liệu” tại
trường THPT Nguyễn Văn Cừ Gia lâm – Hà Nội.
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, đánh giá và
tổng hợp về công tác bổ sung vốn tài liệu.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài viết gồm có 3 chương:
Chương I: Khái quát về thư viện trường THPT Nguyễn Văn Cừ Gia lâm –
Hà Nội.
Chương II: Nội dung của công tác bổ sung vốn tài liệu.
Chương III: Thực hiện công tác bổ sung vốn tài liệu.
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG THPT
NGUYỄN VĂN CỪ GIA LÂM – HÀ NỘI
1/1. Quá trình hình thành và phát triển.
Trường THPT Nguyễn Văn Cừ được thành lập từ năm 1977, ngày đầu thành
lập trường mang tên “trường cấp III vừa học vừa làm Gia Lâm – Hà Nội”. Với
tổng số học sinh là 200 học sinh. Với 10 thầy cô giáo (trong đó có 01 thầy là giám
hiệu phụ trách trường, 08 thầy cô và 01 nhân viên)
Những năm đầu thành lập, trường, lớp và các cơ sở vật chất phục vụ cho giảng
dạy và học tậy rất nghèo nàn, đơn sơ và thiếu thốn. Toàn bộ diện tích của nhà
trường rộng 37.000m
2
chỉ có 01 dãy nhà cấp 4 với 05 phòng học còn lại là những
gian nhà tre nứa, là cho hành chính, văn phòng và một phòng làm thư viện. Nói là
thư viện nhưng thực chất đó chỉ là cái kho đựng sách dùng chung cho học sinh và
giáo viên. Cán bộ thư viện chỉ là kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo nên sách nhập vào
thư viện không qua xử lí nghiệp vụ mà chỉ đóng dấu của trường. Sách được xếp giá
theo từng khối, lớp.
Hiện nay thư viện của trường THPT Nguyễn Văn Cừ khá khang trang sạch
đẹp, có 03 phòng (phòng đọc cho giáo viên, phòng đọc cho học sinh và kho đựng
sách) với tổng diên tích là 110m
2
. Vốn tài liệu là hơn 10.000 bản sách bao gồm
sách tham khảo, sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, tài liệu tra cứu và một số loại sách
khác, ngoài ra còn có 25 loại báo và tạp chí. Thư viện mở cửa phục vụ bạn đọc
theo giờ hành chính.
1/2. Chức năng, nhiệm vụ của thư viện trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia
Lâm – Hà Nội.
1.2.1. Chức năng:
Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu trung tâm
sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất
lượng giảng, dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thứ cơ bản về khoa học thư viện và
xây dựng thói quen tự học tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay
đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi
dưỡng tư tưởng chính trị và xậy dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên
của nhà trường…
Thu thập, bổ sung trao đổi các tài liệu phù hợp với cấp phổ thông.
Nâng cao nhu cầu, hứng thú tạo điều kiện cho bạn đọc trong nhà trường.
Bảo quản vốn tài liệu theo phương pháp truyền thống.
1.2.2. Nhiệm vụ:
Cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham
khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điểm để tra cứu và các sách
báo cần thiết khác.
Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những sách
báo cần thiết của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục và Đào tạo, phục vụ
giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ
môn khoa học, góp phần vào việc nâng cáo chất lượng giáo dục toàn diện.
Tổ chức thu hút toàn thể giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt thư viện
thông qua các hoạt động của nhà trường. Tìm hiểu nhu cầu của giáo viên và học
sinh, giúp họ chọn sách, đọc sách có hệ thống, biết sử dụng bộ máy tra cứu sách,
tra cứu thư mục nhằm sử dụng triệt để kho sách, nhất là các sách nghiệp vụ và sách
tham khảo.
Tổ chức quản lí theo đúng nghiệp vụ thư viện, có sổ sách quản lí chặt chẽ, bảo
quản giữ gìn sách báo tránh hư hỏng mất mát, thường xuyên thanh lọc sách báo cũ,
rách nát, lạc hậu, kịp thời bổ sung các loại sách, tài liệu, tư liệu mới; sử dụng chặt
chẽ kinh phí thư viện; có kế hoạch chủ động tiếp thu sự phát triển công nghệ thông
tin, dần đưa các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản lí và phục vụ bạn
đọc.
1/3. Đối tượng phục vụ của thư viện trường THPT Nguyễn Văn Cừ Gia lâm –
Hà Nội.
Gồm có cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường.
- Bạn đọc là cán bộ giáo viên: Tài liệu chủ yếu là sách giáo khoa, sách nghiệp
vụ, sách tham khảo, tài liệu tra cứu, báo và tạp chí,…
- Bạn đọc là nhân viên: Đây là thành phần bạn đọc ít có thời gian tra tìm tài liệu
cho nên cán bộ thư viện thường phải định hướng cho họ đọc khi họ tới thư viện.
Tài liệu họ đọc thường là các loại báo, tạp chí, một số tài liệu về chính sách, đường
lối, pháp luật của Đảng và Nhà nước…
- Bạn đọc là học sinh: Các em thường chủ yếu mượn sách về nhà vì thời gian
cách tiết học chỉ có 10 phút. Tài liệu các em thường đọc là sách tham khảo, sách
đạo đức, báo và tạp chí,…
1/4. Vốn tài liệu của Thư viện trường THPT Nguyễn Văn Cừ Gia lâm – Hà
Nội.
Với vốn tài liệu hơn 10 nghìn bản sách. Chủ yếu là sách tham khảo, sách giáo
khoa, sách nghiệp vụ, sách tra cứu, báo ,tạp chí…. Phục vụ thỏa mãn nhu cầu đọc
sách và nghiên cứu của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà
trường. Vốn tài liệu được bổ sung kịp thời theo sự chỉ đạo của Sở giáo dục và Đào
tạo và của nhà trường nên thư viện cũng đáp ứng được đa số nhu cầu của bạn đọc
trong trường.
CHƯƠNG II
NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC BỔ SUNG TÀI LIỆU
Bổ sung tài liệu là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của thư viện, vì
tài liệu là cơ sở đảm bảo cho mọi hoạt động nghiệp vụ thư viện. Các phương pháp
bổ sung tài liệu phải có cơ sở khoa học để thực hiện tốt công tác nhiệm vụ thư
viện, thỏa mãn được yêu cầu về tài liệu cho công tác giảng dạy và học tập phù hợp
với nội dung chương trình và trình độ của giáo viên và học sinh, đáp ứng được yêu
cầu giáo dục toàn diện của nhà trường và của ngành giáo dục.
Công tác bổ sung tài liệu là bổ sung vốn tài liệu trong quá trình sư tầm, nghiên
cứu và lựa chọn những tài liệu có nội dung tư tưởng tốt có giá trị khoa học, thực
tiễn, nghệ thật cao dể đáp ứng các nhu cầu đọc và thông tin của người dùng chính
thư viện đó và của xã hội.
Với vai trò chủ yếu của công tác bổ sung tài liệu là thỏa mãn nhu cầu về sách,
báo…. của giáo viên và học sinh trong nhà trường để phục vụ cho hoạt động giảng
dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều sử dụng công cụ là sách , báo… Đó là
yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong nhà trường.
Đối với nhà trường thư viện chẳng những là cơ sở vật chất trọng yếu nó còn
đảm bảo số lượng và chất lượng sách giáo khoa, sách tham khảo, sách giáo viên
mà còn là “trung tâm sinh hoạt văn hóa khoa học”, thư viện góp phần quyết định
chất lượng và không ngừng nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên, mở rộng
kiến thức và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh đồng thời tham
gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng “nếp sống văn hóa
mới” trong nhà trường. thư viện còn giúp các em học sinh xây dựng được phương
pháp học tập và phong cách làm việc khoa học, biết sử dụng sách báo, tạp chí của
thư viện
Bộ Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng đã có những chủ trương đúng đắn và
những biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng thư viện trong các nhà
trường.
Tiêu chuẩn thư viện trường học được thông qua nhiều tiêu chuẩn, quy chế,
thông tư cùng nhiều các văn bản, chỉ thị được ban hành, chẳng những đánh dấu sự
phát triển của sự nghiệp thư viện trong các trường học mà còn được khẳng định vị
trí quan trọng và có tác dụng lớn lao trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
Nhiệm vụ của thư viện trường học là phục vụ tốt cho việc giảng dạy và học
tập, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nó gắn liền với
chương trình, nội dung học tập của mỗi cấp học, đồng thời gắn liền với nội dung
đào tạo con người mới-con người toàn diện.
Thư viện còn có nhiệm vụ thu thập, bổ sung và xử lý nghiệp vụ vốn tài liệu
của thư viện, lưu trữ, bảo quản vốn tài liệu và thanh lọc ra khỏi thư viện các loại tài
liệu đã lạc hậu, lỗi thời.
CHƯƠNG III
THỰC HIỆN CÔNG TÁC BỔ SUNG TÀI LIỆU:
Đây là công việc thường xuyên của người làm công tác thư viện để giúp cho
những cán bộ giáo viên và học sinh có điều kiện tốt, kịp thời trong công tác giảng
dạy và học tập.
Thông qua ban lãnh đạo, các tổ chuyên môn của nhà trường được họp vào đầu
năm học và các buổi họp hàng tháng có kế hoạch và những yêu cầu việc bổ sung
thêm sách, tài liệu tham khảo. Để người cán bộ thư viện chuẩn bị được tốt cho việc
phục vụ, bổ sung kịp thời những sách , tài liệu tham khảo còn thiếu.
Trên cơ sở những cuốn Danh mục sách của nhà xuất bản Giáo dục được Sở
giáo dục và Công ty thiết bị trường học được đưa hàng năm. Trên cơ sở đó tôi ghi
chép lại những nội dung chính để những khi bổ sung thêm sách, tôi lại tìm kiếm
xem có những sách, tài liệu đó để bổ sung thêm vào nguồn sách của thư viện.
Hàng năm, thư viện nhà trường còn nhận được những danh mục giới thiệu sách
mới của các nhà xuất bản khác. Đây cũng là dịp để cán bộ thư viện trao đổi với các
thầy cô trong trường, từ đó biết được những sách cần thiết phục vụ cho việc dạy
tốt, học tốt của nhà trường mà từ đó mua về phục vụ nhà trường.
Giáo viên của nhà trường đã rất hoan nghênh, tiếp nhận, đọc và ghiên cứu, ứng
dụng vào trong quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh hay bồi dưỡng học sinh giỏi.
Tóm lại: Để làm tốtcông tác bổ sung tài liệu người cán bộ thư viên cần phải đáp
ứng những yêu cầu sau:
1. Nguyên tắc bổ sung tài liệu:
Nguyên tắc tính đảng là nguyên tắc đầu tiên cũng là nguyên tắc chỉ đạo trong
công tác bổ sung vốn tài liệu của Thư viện Việt Nam. Nguyên tắc tính Đảng đòi
hỏi các thư viện phải lựa chọn đưa vào vốn tài liệu của mình những tài liệu phù
hợp với quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đồng
thời nguyên tắc này cũng bắt buộc các Thư viện không được lưu hành những xuất
bản phẩm có hại đến an ninh Quốc gia, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Nội dung tư tưởng mỗi cuốn sách của Thư viện phải là một yếu tố đảm bảo cho
nhà trường là một trung tâm Văn hóa, Giáo dục của Đảng.
Tiến hành thường xuyên việc thanh lọc những sách có nội dung lạc hậu, cũ ra
khỏi kho sách thư viện.
Để bổ sung tốt cho các Thư viện cần xây dựng chính sách bổ sung hợp lí cho
mình.
2. Xây dựng chính sách bổ sung:
Là giai đoạn đầu tiên của quá trình bổ sung nhưng nó qui định chất lượng của
công tác bổ sung, nếu chính sách bổ sung được xây dựng một cách khoa học đúng
đắn thì sẽ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Thư viện.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách bổ sung:
Mỗi thư viện tồn tại đều được thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình,
do đó chính sách bổ sung phải phù hợp với thư viện của mình.
Vốn tài liệu hiện có trong thư viện sẽ ảnh hưởng đến chính sách bổ sung của
Thư viện.
Cơ sở trang thiết bị cũng quyết định chính sách bổ sung của Thư viện.
Bạn đọc chính là cái đích hướng tới của mọi hoạt động thư viện, khi xây dựng
chính sách bổ sung cần hướng tới yêu cầu tin của bạn đọc, trình độ văn hóa, nghề
nghiệp của bạn đọc, để từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ của thư viện mà
xác định chính sách bổ sung cho phù hợp.
Nhờ kinh phí được cấp cho thư viện, thư viện bổ sung được nhiều tài liệu với
nhiều nội dung và nhiều hình thức khác nhau.
Tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền, giới thiệu, trưng bày sách… cho
các bạn đọc, khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin. Tuyên truyền giáo
dục các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, chống mọi tàn dư văn hóa
tiêu cực xâm hại vào nhà trường.
Cán bộ Thư viện phải quản lí, bảo quản và sử dụng có hiệu quả thư viện được
giao: gồm trụ sở trang thiết bị và vốn tài liệu.
Người cán bộ thư viện như là “người thầy thứ hai” trong nhà trường.
4. Tìm và chọn tài liệu:
Có thể tìm tài liệu ở các Nhà xuất bản, Nhà in.
Các hiệu sách của Nhà nước, tư nhân cung cấp cho thư viện những tài liệu đã
được công bố.
Công ty phát hành sách và thiết bị trường học cung cấp cho thư viện những tài
liệu công bố thông qua các danh mục sách.
Các cơ quan của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, Chính phủ, Quốc
hội, các Bộ, Ban ngành như các văn bản pháp luật…
Chọn tài liệu là quá trình thẩm định giá trị nội dung của tài liệu. Thư viện phải
chọn những tài liệu thực sự cần và phù hợp, có giá trị sử dụng cao nhất.
Giá cả tài liệu cũng nói lên giá trị của tài liệu, khi đi lựa chọn tài liệu cần phải cân
đối giữa ngân sách được cấp cho việc bổ sung để đưa ra quyết định có hay không
bổ sung tài liệu đó.
Hình thức của tài liệu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình lựa chọn tài liệu.
5. Thu thập và theo dõi tài liệu:
Lập danh mục tài liệu bổ sung, tài liệu sau khi lựa chon sẽ được cán bộ thư viện
lập danh sách cần bổ sung, danh mục này được chuyển cho thủ trưởng cơ quan kí
duyệt. Nếu được đồng ý thì cán bộ thư viện tiến hành kí hợp đồng và mua nhận tài
liệu.
Theo dõi sử dụng tài liệu được coi là thước đo tiêu chuẩn để đánh giá chất
lượng công tác bổ sung, từ đó sẽ điều chỉnh chính sách bổ sung cho phù hợp.
- Thông qua sổ nhật kí thư viện
- Qua thẻ mượn của bạn đọc
- Qua các phiếu yêu cầu của bạn đọc. Được ghi lại những phiếu yêu cầu bị từ
chối để tìm nguyên nhân để đề ra phương hướng khắc phục và bổ sung.
6. Bổ sung tài liệu:
Công tác bổ sung tài liệu được thư viện tiến hành trong suốt quá trình hình
thành và phát triển của mình.
Bổ sung nhằm mục đích hoàn thiện vốn tài liệu Thư viện để đảm bảo cho thư
viện đủ tài liệu cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của bạn đọc ở mức độ cao
nhất.
* Những điều cần lưu ý khi bổ sung:
- Tìm ra những mảng tài liệu còn thiếu tránh bổ sung trùng lặp.
- Phải phân tích thống kê những số đăng kí và các tài liệu quản lí thư viện để
nắm được hiện trạng vốn tài liệu, về số lượng, chất lượng và loại hình để lập kế
hoạch bỏ sung.
- Phải nghiên cứu các loại thư mục để xác định chính xác các tài liệu còn thiếu
và bổ sung.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
Đối tượng phục vụ chính của Thư viện bao gồm tất cả mọi thành viên trong nhà
trường.
Giáo viên là người truyền đạt kiến thức cho học sinh, đào tạo nguồn nhân lực
cho xã hội. Tài liệu mà bạn đọc này cần là những tài liệu tra cứu, nghiên cứu, sách
giáo viên, sách nghiệp vụ,… Vì vậy việc tổ chức và phục vụ rất khoa học và chính
xác, kịp thời. Với 100 % giáo viên có đủ sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách
tham khảo…
Đối với học sinh, đây là nhóm bạn đọc lớn nhất của thư viện chiếm tới 75%
tổng số học sinh toàn trường, có nhu cầu về tài liệu rất đa dạng và phong phú. Học
sinh khối sáng mượn, đọc tài liệu vào buổi chiều và vào giờ nghỉ giữa các tiết học,
đồng thời được mượn về nhà. Ngược lại học sinh khối chiều mượn, đọc tài liệu
trong giờ nghỉ giữa các tiết học và vào các buổi sáng.
Thư viện là nơi gần gũi với học sinh, nơi cung cấp kiến thức bổ ích cho bài học
của các thầy cô giáo và các em học sinh.
Số liệu:
- Năm học 2012 – 2013 nhà trường đã bổ sung thêm được 392 cuốn sách tham
khảo.
- Thu thập bài thực hành của các em (đã chọn lọc những tài liệu có giá trị):
Môn văn được 25 tài liệu; Môn Địa Lí được 30 tài liệu; Môn Sinh Học được
40 tài liệu; Môn Tin học được 20 tài liệu; Môn Lịch sử được 10 tài liệu,…
Ví dụ:
Bài thực hành về môn Sinh học: Chủ đề: “Tìm hiểu về nấm men”…
Bài thực hành về môn Văn, các em sưu tầm tài liệu về “Văn học ca dao dân
ca Việt Nam”. Nội dung của những bài ca dao đó là những bài đồng dao như
câu:
Con kiến mày kiện củ khoai
Mày chê tao khó lấy ai cho giầu.
Nhà tao chín đụn mười trâu,
Lại thêm ao cá bắc cầu rửa chân.
Cầu này cầu ái cầu ân,
Một trăm con gái rửa chân cầu này….
hay nói về tình cảm gia đình:
Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra….
hay ca dao chống Mỹ cứu nước:
Thằng Mỹ đang bị sa lầy,
Cố rút chân nọ, chân này sa thêm.
Gần xa hãy đứng mà xem,
Bùn ngập tận cổ, bùn nhoèn tận râu.
Miệng gào, tay cấu trước sau,
Càng giãy, càng chóng ngập đầu cho coi.
Đánh thêm, đánh mạnh ta ơi!
Đánh cho Mỹ ngập cả đầu lẫn đuôi….vv
hay bài thực hành “Tìm hiểu về nhà văn Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết Số Đỏ”;
Tác phẩm: “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam;…vv
hay bài thực hành về đánh văn bản, chỉnh sửa của môn Tin học với chủ đề “Quà
tặng cuộc sống” với nhiều câu chuyện rất hay và có ý nghĩa với lời mở đầu là:
“Cuộc sống là một kho tàng kì bí và con người là một báu vật. Để tồn tại trong kho
tàng ấy con người cần rất nhiều yếu tố. Vậy đó là gì? Đó là niềm tin, là nghị lực, là
một tình yêu bao la rộng lớn vô điều kiện. Đó chính là quà tặng cuộc sống mang lại
cho chúng ta. Liệu đã ai từng nghĩ những việc đó có thể xảy ra xung quanh chúng
ta không? Câu trả lời là có. Để giúp cho các bạn thấy được giá trị đích thực của
cuộc sống này chúng tôi đã sưu tầm và biên soạn nên cuốn sách này. Các bạn hãy
đọc – suy ngẫm để rút ra cho mình những bài học đắt giá cho mình…….”(Trích từ
bài thực hành của các em)
hay bài thực hành về môn Địa: “Sự suy thoái môi trường do tác động của con
người và do sự biến đổi của thiên nhiên”,vv…
Đó là những bài thực hành của học sinh mà tôi đã thu thập được trong năm
học 2012 – 2013.
KIẾN NGHỊ:
Nhà trường xây dựng rõ ràng số kinh phí hàng năm cấp cho thư viện để cán bộ
thư viện có kế hoạch sắp xếp bổ sung sách theo từng học kì được thuận tiện hơn.
Tăng nguồn kinh phí cho thư viện nói chung và cho công tác bổ sung tài liệu
nói riêng.
Bổ sung thêm những tài liệu đắt tiền.
Nhà trường tạo điều kiện cho cán bộ thư viện được học tập nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ.
Thư viện luôn được cần sự quan tâm của các Sở, Ban, Ngành tới công tác hoạt
động của thư viện trường học…
KẾT LUẬN:
Để bổ sung tốt vốn tài liệu cho thư viện là một vấn đề mà bất cứ người làm
công tác thư viện nào cũng quan tâm đến. Bổ sung tài liệu không chỉ ở một mặt,
một lĩnh vực mà đòi hỏi người cán bộ thư viện phải chú ý đến nhiều mặt, nhiều
lĩnh vực để bổ sung được những tài liệu phù hợp với trình độ chuyên môn của nhà
trường.
Vì vậy mà người làm công tác thư viện phải là người có tinh thần trách nhiệm
với công việc và lòng yêu nghề, say mê với công việc của mình.
Chính những điều đó giúp người làm công tác thư viện phát hiện ra những sai
sót, những gì chưa hợp lí để tiếp tục tìm biện pháp khắc phục, giải quyết nhằm
giúp cho công tác bổ sung tài liệu ngày càng tốt hơn.
Trên đây là những kinh nghiệm và một số ý kiến trong quá trình làm công tác
bổ sung tài liệu tôi đa rút ra để phục vụ bạn đọc được tốt hơn, đồng thời thúc đẩy
công việc của tôi được tốt hơn nữa. Đó cũng là một phần nhỏ đóng góp của người
làm công tác thư viện vào sự nghiệp giáo dục trong nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Tuấn. Nghiệp vụ thư viện trường học/ Nguyễn Tiến Toàn. – H.:
Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2000. – 463tr.
2. Lê Văn Viết. Cẩm nang nghề thư viện H.: Văn hóa thông tin, 2000 630tr.