Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn dạy học tiếp cận chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong truyện ngắn “rừng xà nu” của nguyễn trung thành và “những đứa con trong gia đình” của nguyễn thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.48 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT BỈM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC TIẾP CẬN
CHỦ NGHĨA ANH HÙNG CÁCH MẠNG TRONG TRUYỆN
NGẮN “RỪNG XÀ NU” CỦA NGUYỄN TRUNG THÀNH VÀ
“NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH” CỦA NGUYỄN THI
Người thực hiện: Trần Thị Vân
Chức vụ: Giáo viên
SKKN môn: Ngữ Văn
Đơn vị công tác: Trường THPT Bỉm Sơn


THANH HÓA: 2013
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta sống trong một không gian địa lý đặc biệt: lưng tựa vào dải
Trường Sơn hùng vĩ, mặt hướng ra biển Đông bốn mùa sóng vỗ, lại trải qua bốn
ngàn năm lịch sử, dân tộc ta liên tục phải đương đầu với đủ mọi loại ngoại xâm:
Từ Bắc xuống, từ Nam lên, từ Tây sang, từ Đông vào Cho nên, cùng với
những trang sử vàng lưu dấu bao chiến công hiển hách là những áng văn chương
kiệt tác ngợi ca lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam anh hùng. Là âm điệu hào
hùng của hào khí Đông A khi đất nước chống ngoại xâm, đề cao ý thức độc lập
tự chủ, tự cường tự tôn dân tộc (Thơ Thần, Đại Cáo Bình Ngô), là lòng căm thù
tột độ với ý chí quyết chiến quyết thắng giặc thù (Hịch Tướng Sĩ), là giọng điệu
thiết tha khi đất nước thịnh trị thái bình và cũng là âm hưởng bi tráng lúc mất
nước nhà tan (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) hay còn là nền văn học cách mạng
phản ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ tràn đầy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa
anh hùng cách mạng của thế kỷ XX.
V¨n hµo £renbua cã nãi: “Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm


thường nhất, yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị
thơm chua chát của trái lê mùa thu, hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.
Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ thanh tú chốn quê
hương. Người vùng Bắc nghĩ đến những cánh rừng bên sông Vina, người xứ
Ucơren nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường ”. Như dòng suối đổ vào sông,
con sông đổ ra bể, lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở thành tình yêu
Tổ quốc. Cuộc kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ vĩ đại đã khiến cho mỗi
người Việt Nam càng yêu thêm quý quê hương đất nước mình. Lịch sử dân tộc
đã trải qua những khúc quanh đau đớn. Khi đất nước lâm nguy cũng là khi lòng
dân chia lìa, ngoại bang đô hộ, trăm họ lầm than. Dân tộc Việt Nam hiểu hơn ai
hết giá trị của độc lập, hòa bình, tự chủ đã được tạo dựng bằng máu và nước mắt
của lớp lớp con dân nước Việt. Lòng yêu nước Việt Nam mang khí phách, tâm
hồn dân tộc với ý chí đấu tranh bất khuất kiên cường. Khi lòng yêu nước rực
cháy trong mỗi người dân, lớp lớp cha anh kế tiếp nhau đập tan mọi cuồng vọng
của kẻ thù, tạo nên sức sống kỳ diệu của dân tộc, chi phối đời sống tinh thần,
làm nền tảng hun đúc tâm hồn, trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam. Ta từng tự hào
trước những tấm gương lịch sử anh hùng như chị Ngô Thị Tuyển tải đạn băng
băng vượt qua mưa bom bão đạn mặc máy bay quần đảo trên bầu trời. Hay anh
Nguyễn Viết Xuân dù bị thương nặng ở cả hai chân vẫn hiên ngang phất cờ hiệu
“nhằm thẳng quân thù mà bắn”. Trước thực tế nhân dân anh hùng ấy, những
công dân nhạy cảm nhất đã phản ánh tình yêu quê hương đất nước, chủ nghĩa
anh hùng cách mạng trong những áng văn chương bất hủ. Tiêu biểu cho những
2
bản anh hùng ca thời chống Mỹ đó là: Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành,
Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Nguyễn Trung Thành - nhà văn của đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ đã đem
đến cho văn học Việt Nam những trang viết đậm đà chất Tây Nguyên. Với tâm
niệm viết một bài Hịch thời chống Mỹ, nhà văn đã khơi dậy mạch ngầm đầy
năng lượng tuôn chảy suốt trong chiều dài lịch sử của xứ sở cồng chiêng về tinh
thần đấu tranh bất khuất, kiên cường trong phong trào Đồng Khởi chống Mỹ -

Diệm của buôn làng Xô Man. Nguyễn Thi - nhà văn của người nông dân mảnh
đất Thành Đồng Tổ quốc lại làm giàu có thêm cho văn học cách mạng qua việc
ngợi ca dòng sông truyền thống của một gia đình nông dân Nam Bộ nhiều đau
thương mất mát đã biến thù nhà nợ nước làm lẽ sống của cuộc đời. Cả hai tác
phẩm đều xứng đáng được gọi là những bản anh hùng ca bất diệt của văn học
thời chống Mỹ được tuyển chọn đưa vào giảng dạy ở chương trình Ngữ văn 12
THPT.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng
nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta”. Trong hoàn cảnh hội
nhập toàn cầu hiện nay, Việt Nam càng phải giữ vững truyền thống qúy báu đó.
Đặc biệt là trước sự xâm phạm địa giới của Trung Quốc ở Hoàng Sa Việt Nam
thì việc giảng dạy tích hợp truyền bá kiến thức và giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh là thiết yếu. Qua giờ học các em không chỉ có thêm kiến thức và tình
yêu đối với mỗi trang văn mà còn bồi dưỡng cả hiểu biết về những trang sử hào
hùng, hun đúc tình cảm yêu quê hương đất nước, cảm thụ được vẻ đẹp bản lĩnh,
khí phách con người Việt Nam anh dũng đã làm nên nhân tố quyết định thắng
lợi cũng như phong cách thời đại anh hùng. Rừng xà nu và Những đứa con
trong gia đình tuy là hai tác phẩm quen thuộc của chương trình nhưng phần
đông học sinh vẫn còn bỡ ngỡ trước khái niệm chủ nghĩa anh hùng cách mạng
đã dẫn đến những khó khăn nhất định cho cả giáo viên và học sinh khi tiếp cận
văn bản.
Vì những lý do thiết thực trên, tôi quan tâm đến đề tài có ý nghĩa này:
“Dạy học tiếp cận chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua truyện ngắn Rừng xà
nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn
Thi”. Lựa chọn đề tài này nhằm giúp học sinh cảm thụ được giá trị tác phẩm
không chỉ ở góc độ văn học mà cả văn hóa, lịch sử dân tộc trong quá trình dựng,
giữ nước của cả hai bản anh hùng ca thời chống Mỹ hào hùng.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:
3

Để học sinh không bị lúng túng, hiểu sâu nắm vững, có cơ sở lý luận chặt
chẽ và vận dụng được vào bài kiểm tra, biến kiến thức chung của khoa học
thành trí tuệ riêng của bản thân mình, khi giảng dạy văn bản truyện tôi đã:
Trước tiên giúp học sinh nắm vững đặc trưng thi pháp của thể loại truyện
ngắn: Là thể văn xuôi tự sự có qui mô nhỏ, thường có cốt truyện, nhân vật, lời
kể. Truyện ngắn là một lát cắt của đời sống nhưng lại có khả năng bao trùm
được cả hiện thực rộng lớn của xã hội, đi sâu vào những mảnh nhỏ của cuộc đời
và diễn tả được diễn biến cảm xúc tinh tế trong hồn người. Nguyễn Minh Châu
tâm sự: “Tôi thường hình dung thể loại truyện ngắn như một mặt cắt giữa một
thân cây cổ thụ: chỉ liếc qua những đường vân trên cái khoang gỗ tròn tròn kia,
dù sau trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mộc”. Bởi vậy SGK văn 12 tập
1 đã viết về truyện ngắn thời kỳ 1965 - 1975: Văn xuôi chặng đường này phản
ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, đã khắc họa thành công hình ảnh con
người Việt Nam anh dũng kiên cường ( ). Từ tiền tuyến lớn, những tác phẩm
truyện viết trong máu lửa chiến tranh đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc
chiến đấu của quân dân Miền Nam anh dũng.
Bên cạnh đó yêu cầu học sinh đọc kỹ truyện để tiếp cận hiệu quả văn bản
qua con đường đọc - hiểu. Giáo viên phải định hướng học sinh giọng đọc, tìm
hiểu ý nghĩa nhan đề, nắm vững bối cảnh xã hội ra đời, đặc điểm tình huống
truyện, hình tượng nghệ thuật, chủ đề tư tưởng, chủ nghĩa anh hùng cách mạng,
hiểu được ý nghĩa xã hội rộng lớn “tái hiện lại lịch sử đời sống cũng như hành
trình đi tìm con người trong con người” (M. Ba - khtin) do truyện đảm nhận.
II. Thực trạng vấn đề tìm hiểu:
1. Thực trạng:
1.1. Thuận lợi:
- Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy - học của ngành giáo
dục nói chung, sự quan tâm của các cấp ngành, sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ
thông tin trong các giờ học cũng như hướng dẫn soạn giảng ở sách giáo viên và
kinh nghiệm giảng dạy của bản thân người thầy giáo, giờ học đã thu được những
thành công nhất định.

- Thể loại truyện ngắn là thể văn xuôi quen thuộc trong nhà trường mà
học sinh dễ tiếp cận. Đã vậy cả hai tác phẩm đều ra đời trong bối cảnh trọng đại
của lịch sử giữ nước với nhiều tấm gương anh dũng đã đi vào huyền thoại đẹp
đẽ mà gần gũi vô cùng trong tâm thức người dân đất Việt.
- Về phía học sinh đã phát huy được vai trò chủ động sáng tạo trong quá
trình học. Giờ học Ngữ văn các em đã hứng thú say sưa và có tình yêu đối với
bộ môn khoa học này.
Tuy vậy do những yếu tố khách quan lẫn chủ quan khiến việc thấm nhuần
vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng vẫn đang còn là một vấn đề đáng nói.
4
1.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nói trên vẫn còn tồn tại một số những khó
khăn gây ảnh hưởng đến hiệu quả giờ học. Đó là:
- Xu thế xã hội trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão đã
tác động đến tâm lý học sinh chỉ chú trọng các môn khoa học tự nhiên hơn khoa
học xã hội. Tồn tại cách học thụ động đọc chép, chưa hiểu được học văn là cả
một quá trình cảm thụ nghệ thuật đầy sáng tạo.
- Một phần học sinh còn mờ nhạt trong kiến thức về thể loại truyện ngắn.
Văn bản tự sự đòi hỏi người học phải hiểu rõ đặc trưng thể loại cũng như nét
phong cách nhà văn. Đọc - hiểu văn bản truyện yêu cầu học sinh phải có thời
gian, trải qua nhiều công đoạn: tóm tắt cốt truyện, cảm nhận ý nghĩa nhan đề,
tình huống truyện, phân tích nhân vật, rút ra ý nghĩa giá trị nội dung và nghệ
thuật Vì thế, học sinh phải có thái độ học tập chăm chỉ, đầu tư thời gian nhưng
các em thường có tâm lý ngại học, lười chuẩn bị bài nên khó tiếp cận .
- Học sinh còn chưa nắm vững các phương diện biểu hiện cơ bản của cảm
hứng yêu nước, chưa hiểu được thực chất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng có
nguồn mạch từ chủ nghĩa yêu nước khi nó được phát huy ở mọi nhà, mọi giới,
mọi lớp và đạt đến đỉnh cao khi đất nước có ngoại xâm.
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện đề tài “Dạy học tiếp cận chủ nghĩa anh
hùng cách mạng qua truyện ngắn Rừng xà nu và Những đứa con trong gia

đình”.
1. Các giải pháp thực hiện:
1.1 Các giải pháp cụ thể: Để học sinh nắm vững đặc điểm của chủ nghĩa anh
hùng cách mạng tôi đã định hướng cho học sinh nắm được kiến thức cần thiết :
+ Giúp học sinh hiểu thế nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng
trong văn học
+ Tìm hiểu nét phong cách nổi bật của hai nhà văn- chiến sĩ anh hùng.
+ Tìm hiểu bối cảnh xã hội mà tác phẩm ra đời.
+ Đặc điểm của hình tượng những nhân vật anh hùng.
+ Chất sử thi cũng góp phần thể hiện thành công chủ nghĩa anh hùng
trong 2 tác phẩm
1.2. Các phương pháp thích hợp để tổ chức thực hiện giờ học.
1.2.1. Đọc tìm hiểu kĩ phần tiểu dẫn và tóm tắt hai truyện ngắn, nêu vị trí đoạn
trích:
Thông thường mỗi giờ học văn bản truyện học sinh chỉ được đọc phần
trích đoạn trong SGK, ít được đọc cả truyện. Vì vậy, để học sinh nắm được một
cách bao quát, giáo viên cần cho các em:
+ Đọc tìm hiểu kĩ phần tiễu dẫn
+Tóm tắt cốt truyện, để học sinh tiện theo dõi giáo viên có thể trình bày
bản tóm tắt hoàn chỉnh trên máy chiếu.
+ Nêu vị trí đoạn trích trong tác phẩm.
5
1.2.2.Chia nhóm thảo luận nhằm phát huy tính tích cực của chủ thể học sinh:
Đối tượng khai thác là văn bản truyện với nhiều nhân vật, những mảnh
đời riêng, tình huống cụ thể nhiêu chi tiết, hình ảnh sự kiện đặc sắc nên cần có
sự phối hợp làm việc chung của nhiều người trong giờ học sẽ hiệu quả hơn.
Tùy theo đơn vị kiến thức, giáo viên có thể lựa chọn cách thức phù hợp
để tổ chức lớp học thành nhóm học tập, giao việc cho từng nhóm theo những nội
dung giống hoặc khác nhau.
Học sinh thảo luận, thuyết trình tại chỗ, lên bảng, trên máy chiếu hắt…

Giáo viên gọi vài nhóm khác nhận xét, thẩm định lại, cho điểm nếu làm tốt.
1.2.3. Tổ chức hoạt động liên môn cho học sinh để tích cực hóa tri thức về chủ
nghĩa anh hùng cách mạng:
Văn bản truyện là một bộ môn khoa học, một mặt có sự phân hóa rất sâu,
mặt khác lại có xu hướng thâm nhập vào các bộ môn khoa học khác. Mỗi môn
học trong nhà trường cũng vậy, đều có những ưu thế riêng, song không thể đảm
đương một nhiệm vụ và thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu đào tạo, do đó phải liên
kết bộ môn khi dạy học tiếp cận chủ nghĩa anh hùng cách mạng như sau:
(1). Hoạt động liên môn trong giờ học
- Cho học sinh xem một vài hình ảnh tư liệu: Ảnh chân dung Nguyễn
Trung Thành, ảnh cây xà nu Tây Nguyên; ảnh chân dung Nguyễn Thi và ảnh tư
liệu lịch sử Quân Giải phóng dũng mãnh truy kích địch ( theo SGK 12 nâng cao,
tập 2), xem ảnh và nêu gương chiến sĩ anh hùng trong kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ như Ngô Thị Tuyển, Nguyễn Viết Xuân, Lê Anh Xuân…
(2). Hoạt động liên môn ngoài giờ học.
- Tổ chức ngoại khóa văn học: cho học sinh xem trực tiếp bộ phim “ Đất
nước đứng lên” được giải nhất hội Văn nghệ Việt Nam 1954- 1955 qua băng đĩa
nếu nhà trường có điều kiện.
- Tổ chức cho học sinh tập diễn xuất vài trích đoạn tiêu biểu trong hai
truyện ngắn theo tổ nhóm, lớp hoặc chọn học sinh có năng khiếu đóng phim.
- Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm, tự luận theo đơn vị lớp.
+ Trắc nghiệm: Những bài tập trắc nghiệm không chỉ giúp học sinh ghi
nhớ nhanh, nhiều kiến thức mà còn hỗ trợ việc dạy- học theo phương pháp mới.
Vì vậy tôi đã chú trọng thêm khâu ra bài tập trắc nghiệm vào các buổi bồi dưỡng
ngoại khóa như sau.
Câu 1: Tác phẩm Rừng xà nu được sáng tác trong bối cảnh lịch sử:
a. Chống Mĩ, đấu tranh giành độc lập tự do, thống nhất nước nhà.
b. Chống chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam.
c. Chống chiến phá hoại ở miền bắc.
d. Chống chiến tranh xâm lược của Mỹ ở miền Nam.

Câu 2. Truyện ngắn Rừng xà nu được mệnh danh là gì:
a Bài kịch thời chống Mỹ. b. Lời kêu gọi đánh Mĩ.
6
c. Tuyên ngôn thời đánh Mĩ. d. Tiếng kèn xung trận đánh Mĩ.
Câu 3. Để tạo màu sắc Tây Nguyên cho tác phẩm Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn
Trung Thành đã đổi tên người nào dưới đây thành tên Tnú:
a. Núp c. Xút
b. Đề d. Brôi
Câu 4. Cụ Mết là gìa làng Xô Man và cũng là một nhân vật biểu tượng cho:
a. Truyền thống yêu nước anh hùng của dân làng Xô Man, Tây Nguyên.
b. Truyền thống yêu thương đoàn kết của dân làng Xô Man, Tây Nguyên
c. Truyền thống lao động cần cù của dân làng Xô Man, Tây Nguyên
d. Truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân làng Xô Man, Tây Nguyên
Câu 5: Hình tượng nhân vật Tnú là một con người anh hùng có tính chất sử thi
vì: a. Kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng
b. Đại diện cho phẩm chất và ý chí sức mạnh của cả cộng đồng
c. Tinh thần chiến đấu ngoan cường khi bị kẻ thù đốt cháy 10 đầu ngón
tay
d. Với anh thằng giặc nào cũng là thằng Dục cả
Câu 6: Chi tiết ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn nói lên điều
gì về con người Tnú: a. Yêu thương vợ con và sục sôi căm hận kẻ thù
b. Bất lực không cứu được vợ con
c. Không thể đứng ngoài nhìn cảnh vợ con bị kẻ thù hành hạ
d. Vì anh là một người chồng, người cha tốt.
Câu 7: Nội dung truyện ngắn Những đứa con trong gia đình được kể lại thông
qua: a. Cuốn sổ gia đình mà chú Năm cất giữ
b. Lời kể của chị Chiến
c. Lời kể của chú Năm
d. Dòng hồi ức đứt nối của Việt khi bị thương ở chiến trường
Câu 8: Hình tượng nhân vật Việt là một điển hình của người con Nam Bộ anh

hùng vì: a. Hồn nhiên vô tư, tính tình rộng mở phóng khoáng
b. Giàu tình yêu thương sâu sắc
c. Luôn trong tư thế đi tìm giặc
d. Tinh thần chiến đấu ngoan cường quả cảm luôn trong tư thế đi tìm
giặc dù đã bị thương nặng.
+ Tự luận:
Câu 1: Vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú và Việt hoặc cụ Mết và chú Năm.
Câu 2: Vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm Rừng xà nu
Câu 3: Vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm Những đứa
con trong gia đình.
Câu 4: Cảm nhận của em về sự tương đồng và khác biệt của chủ nghĩa anh
hùng cách mạng trong tác Những đứa con trong gia đình và Rừng xà nu.
7
2. Minh họa cụ thể qua hai truyện ngắn:
2.1. Hướng dẫn học sinh nắm được nội hàm khái niệm về chủ nghĩa anh
hùng cách mạng:
“Cảm hứng yêu nước là một trong hai dòng chủ lưu quán thông kim cổ
của văn học Việt Nam”(Trần Văn Giàu). Lịch sử dân tộc liên tục trải qua những
thử thách khốc liệt của những cuộc chiến tranh vệ quốc, bởi vậy Nguyễn Trung
Thành đã phát biểu: “ Nếu phải minh hoạ cho lịch sử Việt Nam thì không một
trang nào không phải vẽ một thanh gươm tự vệ và tô đậm bằng một màu máu”.
Với truyền thống yêu nước quí báu, dân tộc Việt Nam trên dưới một lòng “ dù
có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết tâm giành lại độc lập tự do cho
đất nước”. Lịch sử Việt Nam 1945-1975 là lịch sử của cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mĩ cứu nước. Khuôn mặt đất nước giai đoạn này mang những nét
đau thương nhưng vẫn rạng ngời vẻ đẹp anh hùng của dòng dõi Tiên Rồng. Vậy
chủ nghĩa anh hùng cách mạng là gì?
Giáo viên có thể định hướng về nội hàm khái niệm như sau: Anh hùng là
khái niệm chỉ những người có hành động dũng cảm xuất sắc vì chính nghĩa, lí
tưởng được mọi người khâm phục. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn

học là sự phát triển lên đến đỉnh cao của chủ nghĩa yêu nước được biểu hiện nổi
bật trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh, thử thách lớn lao, khắc nghiệt. Đó
chính là biểu hiện của lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, tinh thần
chiến đấu bất khuất kiên cường chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ Tổ quốc
của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, là lòng
trung thành tuyệt đối với lý tưởng cách mạng được kiểm nghiệm trong những
bối cảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹp của phẩm chất người anh hùng có
tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc.
2.2 Phong cách nghệ thuật của hai “ nhà văn – chiến sĩ” anh hùng:
“ Phong cách nghệ thuật là cái tạng riêng của người nghệ sĩ, như một thứ
tố chất riêng, một thứ nam châm riêng để bắt lấy những gì thích hợp” ( Nguyễn
Đăng Mạnh).Để học sinh nắm vững vấn đề, cần định hướng về nét phong cách
nổi bật của hai tác giả là:
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh “Văn hóa nghệ thuật
cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Cả hai nhà văn
Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi đều thuộc thế hệ “nhà văn- chiến sĩ” có sự
gắn bó mật thiết với cuộc chiến đấu chống Pháp và chống Mĩ tại chiến trường
Tây Nguyên và Nam Bộ. Năm 1962 khi đang tập kết ngoài Bắc, họ tình nguyện
quay trở lại chiến trường miền Nam vào lúc cuộc chiến đang ở thời kì ác liệt và
trở thành những cây bút hàng đầu của nền Văn nghệ Giải phóng miền Nam ở
tuyến đầu máu lửa.
8
“Cánh cửa mở vào Tây Nguyên của chúng ta được bắt đầu bằng Nguyễn
Trung Thành” (Đỗ Kim Hồi). Nguyễn Trung Thành được mệnh danh là nhà văn
của mảnh đất Tây Nguyên. Ngòi bút tác giả đặc biệt thành công về đề tài cách
mạng và miền núi, người sớm mở cánh cửa vào mảnh đất cao nguyên rừng rú
hoang dại, linh thiêng bí ẩn để xây nên những lâu đài nghệ thuật nguy nga tráng
lệ. Diện mạo văn chương của nhà văn xứ Quảng này được nuôi dưỡng từ những
sự kiện mang tính trọng đại của lịch sử đất nước, dân tộc. Từ đó xây dựng được
những hình tượng anh hùng về con người và đất nước mang vẻ đẹp của thời đại

với nhiều tác phẩm đạt đến tầm vóc của “những khúc sử thi hào hùng mà vẫn
rất nhiều vẻ đẹp trữ tình và lãng mạn”.
Nguyễn Thi (1928-1968), nhà văn của mảnh đất Thành Nam có sự gắn bó
sâu nặng với mảnh đất Thành Đồng Tổ quốc và thực sự đã trở thành nhà văn
của người nông dân Nam Bộ. Với những tác phẩm giàu màu sắc Nam Bộ,
Nguyễn Thi đã ghi lại hơi thở nóng hổi của cuộc chiến đấu với những điển hình
nhân vật sinh động đẹp đẽ kết tinh vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng
như bước thẳng từ thực tế chiến đấu vào văn học. Với năng lực sở trường phân
tích tâm lí, lại sở hữu vốn ngôn ngữ phong phú giàu chất Nam Bộ, tuy người
chiến sĩ ấy đã dũng cảm hi sinh tại chiến trường Sài Gòn khi tuổi đời còn rất trẻ
(1968) và để lại cho đời những trang văn đi cùng năm tháng. Tác phẩm của
Nguyễn Thi có sự kết hợp giữa chất hiện thực đồ sộ và chất trữ tình đằm thắm.
Như vậy cả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi hoàn toàn xứng đáng
với danh hiệu cao quý: nhà văn – chiến sĩ của thời đại anh hùng.
2.3 Bối cảnh lịch sử hào hùng của dân tộc lúc hai tác phẩm ra đời:
“Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại”(Ban dắc), văn học là
tấm gương phản ánh hiện thực đời sống. Truyện ngắn “ Rừng xà nu” (1965), “
Những đứa con trong gia đình” (1966) đều ra đời trong giai đoạn lịch sử nóng
bỏng của cuộc chiến đấu chống Mĩ, đều ghi lại bối cảnh lịch sử hào hùng.
Rừng xà nu được viết ra vào giữa năm 1965 tại chiến trường miền Trung
Trung Bộ, trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh cục bộ của đế quốc Mĩ
khi hàng chục vạn quân viễn chinh Mĩ đổ bộ ào ạt vào miền Nam. “ Đó là
những ngày sôi sục, nghiêm trang, nghiêm trọng, lo lắng, quyết liệt, hào hùng:
dân tộc ta bước vào cuộc chạm trán một mất một còn trực tiếp với đế quốc Mĩ”.
Tuy kể lại sự kiện Đồng Khởi đã xảy ra trước đó mấy năm nhưng truyện ngắn
này đã tiếp được hơi thở hào hùng của thời đại và mô tả hiện thực mang đậm ý
nghĩa phổ quát. Chuyện làng Xô Man trở thành chuyện của cả “ Đất nước đứng
lên” trong cuộc đối đầu lịch sử. Tác phẩm là bản anh hùng ca tráng lệ, thông
qua những nhân vật anh hùng, dũng cảm, Nguyễn Trung Thành đã lưu lại dấu ấn
sâu đậm trong tâm trí người đọc một Tây Nguyên với thiên nhiên và con người

có sức sống bất diệt trong hủy diệt bạo tàn.
9
“ Những đứa con trong gia đình ra đời năm 1966 trong không khí của
những ngày Nam Bộ kháng chiến chống Mĩ quyết liệt hào hùng. Cây bút hàng
đầu của văn nghệ Giải phóng miền Nam đã kể về những đứa con của một gia
đình nông dân Nam Bộ giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Với lối kết
cấu linh hoạt không tuân theo trật tự thời gian mà theo dòng hồi tưởng miên man
đứt nối của Việt lúc bị thương nằm ở chiến trường, nhà văn tài năng đã làm sống
lại cuộc sống chiến đấu của người nông dân anh hùng, đã khoác lên một màu sắc
địa phương cho tác phẩm. “Đọc Nguyễn Thi thấy tác phẩm của ông nồng nàn
hơi thở thô phác, ấm áp và mạnh mẽ của đất đai, những nhân vật của ông cắm
chắc vào cuộc sống, luôn luôn lăn lội những gian nguy vất vả, da dẻ cứ đỏ au
lên vì nắng gió, khẩu súng lúc nào cũng ấm trong tay người và áo quần dường
như vẫn đẫm chất mồ hôi mặn mòi khét cháy” (Đỗ Kim Hồi)
2.4. Hình tượng nhân vật anh hùng của hai truyện ngắn:
Nhân vật là trụ cột của sáng tác, là bản lề khép mở nội dung tư tưởng và
nghệ thuật của nhà văn gửi vào trong tác phẩm. Những nhân vật cụ thể sống
động trong Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình đều tỏa sáng vẻ đẹp
anh hùng.Vì vậy tôi đã định hướng cho học sinh như sau:
2.4.1. Hình tượng tập thể anh hùng:
Chủ nghĩa anh hùng cách mạng phát triển đến đỉnh cao ở mọi giới, mọi
nhà, mọi vùng miền đã tạo nên gương mặt chung của con người Việt Nam trong
kháng chiến chống Mĩ và được hai nhà văn –chiến sĩ anh hùng khắc họa thành
công trong hai tác phẩm. Nhà thơ Lê Anh Xuân từng ca ngợi:
“Ôi kể làm sao hết được,
Những anh hùng đánh Mĩ hôm nay.
Như Cửu Long mênh mông sóng nước,
Như Trường Sơn thăm thẳm rừng cây”
2.4.1.1. Truyện ngắn “ Rừng xà nu”
Nhà văn Nguyễn Trung Thành tạm biệt quê hương vùng đất Quảng mặn

mòi để lên đến mảnh đất cao nguyên đầy nắng gió đã phác họa thành công hình
tượng tập thể anh hùng mà mỗi nhân vật đều kết tinh phẩm chất của cả cộng
đồng.
Mảnh đất Tây Nguyên nơi quê hương của văn hóa cồng chiêng với những
bản trường ca hùng tráng về người anh hùng Đam San dũng mãnh dám táo bạo
đi bắt nữ thần Mặt Trời về làm vợ, Chàng Xinh Nhã hiếu thảo kiên trì, quyết trí
báo thù cho cha và cứu mẹ về… Tây Nguyên hùng mạnh tất yếu sẽ sinh ra
những người con ưu tú như anh hùng Núp mà Nguyên Ngọc đã xây dựng thành
công trong “ Đất nước đứng lên” thời kì chống Pháp; đến thời chống Mĩ họ là
những con người chan chứa nhiệt tình cách mạng trung thành với lí tưởng Đảng,
10
Bác Hồ tựa như cây xà nu luôn hướng về ánh sáng của bầu trời tự do mênh
mông khoáng đạt.
Hình ảnh cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, Heng như một biểu tượng chung cho
phẩm chất Tây Nguyên anh hùng. Cũng giống như những cánh rừng quê hương,
những con người nơi đây luôn ý thức được rằng:
“Gươm nào ngăn được dòng Bến Hải
Lửa nào thiêu được dãy Trường Sơn.
Căm hờn lại giục căm hờn,
Máu kêu trả máu, đầu van trả đầu”
Truyện đã dày công xây dựng chân dung cả một tập thể anh hùng, thế hệ
tiếp nối thế hệ, truyền thống nối tiếp truyền thống. Ánh sáng niềm tin “Đảng
còn, núi nước này còn” đã soi đường chỉ lối cho những bước chân đến với cách
mạng. Bà Nhan, anh Xút ngã xuống đã có Tnú, Mai thay thế. Còn Dít, Heng như
những cây xà nu non mới lớn càng về sau càng trưởng thành mau lẹ đang hứa
hẹn một tương lai tươi sáng của cách mạng. Họ là cụ Mết râu dài quắc thước, là
cụ già Pâng lụm khụm bò lên từng bậc cầu thang, hay anh Brôi, chị Blom và bao
nhiêu người không tên khác nữa…Tất cả những con người Tây Nguyên ấy mỗi
người một nét nhưng đều là hiện thân của một Tây Nguyên bất khuất trung kiên,
của những tâm hồn cao nguyên đẹp đẽ đang thay nhau giữ vững ngọn lửa truyền

thống cao nguyên, thay nhau giữ vững ý chí đấu tranh, giữ màu xanh cao
nguyên, màu xanh đất nước.
2.4.1.2.Những đứa con trong gia đình.
Nếu những nhân vật tập thể anh hùng của buôn làng Xô Man, Tây
Nguyên đầy sức mạnh hùng tráng như âm vang của rừng xà nu luôn xào xạc thì
những người người nông dân của tập thể anh hùng ở miền đồng bằng Đông Nam
Bộ cũng tập hợp lại một dòng chảy viên miễn bất tận trong dòng sông truyền
thống mà khúc sông sau đã đi xa hơn khúc sông trước. Đó là ba, má, chú Năm,
Chiến, Việt, những người đã dày công tạo dựng và nối tiếp xuất sắc truyền
thống yêu nước, cách mạng vẻ vang của mảnh đất Thành đồng Tổ Quốc.
Chủ nghĩa anh hùng cách mạng được bắt nguồn từ mối thù nhà nợ nước,
là sự hòa quyện giữa truyền thống gia đình, quê hương, dân tộc. Chúng ta đều
hiểu rằng: anh hùng là sản phẩm sinh ra từ thời đại. Nhưng đọc Nguyễn Thi ta
còn hiểu thêm nữa: người anh hùng đó không chỉ là sản phẩm của thời đại khốc
liệt, mà phẩm chất anh hùng còn là sự tiếp nối của một nếp nhà, một nguồn cội,
còn phải được xem như một truyền thống, một di sản thiêng liêng mà cha ông đã
bàn giao lại cho con cháu.
Bởi vậy, Nguyễn Thi trong tác phẩm đã tiếp cận truyền thống từ góc độ
lịch sử, từ truyền thống gia đình và dân tộc. Qua việc ngợi ca dòng sông truyền
thống của một gia đình nhỏ “con sông nào của nước ta cũng đẹp, cũng lắm
11
nước bạc, nhiều phù sa” để biểu dương truyền thống của đại gia đình dân tộc,
gia đình cách mạng Việt Nam “trăm sông cùng đổ vào một biển, mà biển thì
rộng lắm, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”.
Như vậy, dù ở miền xuôi hay miền ngược, đồng bằng hay núi cao, họ đều
là những con người tha thiết gắn bó với gia đình, buôn làng, giàu tình yêu quê
hương đất nước. Tình yêu Tổ quốc của họ được bắt nguồn từ tình cảm mộc mạc
bình dị ấy nên càng bền bỉ, càng có sức mạnh để trỗi dậy lớn lao trở thành phẩm
chất anh hùng cách mạng khiến kẻ thù khiếp sợ. Thế hệ nối tiếp thế hệ, khuôn
mặt con người Việt Nam giai đoạn này tuy mang vẻ đau thương nhưng đã rạng

ngời nét đẹp anh hùng của con Lạc cháu Hồng:
“Một người ngã xuống rừng cây lại mọc
Người tiếp người đã mấy vạn mùa xuân’’
( Nguyễn Trung Thành)
2.4.2 Hình tượng cá nhân mang phẩm chất anh hùng:
Trong số đông của tập thể anh hùng, hai nhà văn tài năng đã làm nổi bật
lên một cách đầy ấn tượng những gương mặt cá nhân tiêu biểu, họ đều là những
người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình buôn làng quê
hương, đất nước. Họ tiêu biểu chung cho những đau thương mất mát của cả dân
tộc do kẻ thù gây nên . Và họ đều mang trong mình dòng máu anh hùng với
phẩm chất kiên cường bất khuất. Cụ thể trong hai bản anh hùng ca đó là:
2.4.2.1. Dòng máu anh hùng của những người con được sinh ra từ truyền thống
bất khuất của gia đình, của buôn làng, quê hương, đất nước:
2.4.2.1.a.Hình tượng Tnú:
Rừng xà nu không chỉ là câu chuyện về làng Xô Man đánh giặc mà là
chuyện về cuộc đời bi tráng của nhân vật người anh hùng Tnú. Chuyện về cuộc
đời Tnú được tái hiện trên bức phông nền chính của thiên nhiên đại ngàn rừng
xà nu hùng vĩ hoang dại, của con người cao nguyên mạnh mẽ can trường. Nhà
văn đã đem đến chất Tây Nguyên đậm đà hấp dẫn, đã đưa Tây Nguyên hoang dã
xa xôi của núi rừng trở nên gần gũi gắn bó với tất cả mọi người.
Nếu Nguyễn Tuân suốt đời đi tìm cái đẹp thì Nguyên Ngọc - Nguyễn
Trung Thành suốt đời đi tìm cái hùng. “Không phải vì văn chương mà anh tìm
đến những người anh hùng, mà vì anh hùng nên anh thấy cần đến văn chương”
(Nguyễn Đăng Mạnh). Phải chăng đây là cách làm ý nghĩa nhất để bất tử hóa
những con người mà anh gọi là “đẹp như ánh mặt trời, sáng như những ngôi
sao của thời đại” ? Và ngôi sao ấy chính là Tnú?.
Tnú là người con anh hùng của buôn làng Xô Man anh dũng. Mồ côi từ
nhỏ, Tnú lớn khôn nhờ tình yêu thương đùm bọc của người dân Strá, Tnú trưởng
thành nhờ cội nguồn hùng mạnh của truyền thống Tây Nguyên bất khuất. Ngay
từ ấu thơ, Tnú đã được cụ Mết truyền cho niềm tin sắt đá và hun đúc lý tưởng

12
trung thành tuyệt đối với Đảng, cách mạng: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi
nước này còn”. Tnú sớm bộc lộ nét tính cách gan góc, dũng cảm, mưu trí của
những người anh hùng Tây Nguyên trong truyền thống. Bất chấp cái chết của bà
Nhan bị treo cổ, anh Xút bị chặt đầu và sự truy lùng khủng bố gắt gao của Mỹ
Diệm Tnú vẫn không hề run sợ, vẫn cùng Mai giấu vài lon gạo nơi bìa rừng để
tiếp tế nuôi cán bộ Quyết. Chú bé ấy có cái đầu sáng lạ lùng bao nhiêu khi đi
liên lạc cứ xé rừng mà đi, lựa chỗ thác mạnh mà cưỡi băng băng như con cá
kình; vậy mà khi học chữ lại chậm bấy nhiêu. Những chữ “o” có móc, chữ “b”
có cái bụng to cứ nhảy múa rối tung trong đầu. Học chữ thua Mai Tnú nóng
nảy đập bể bảng nứa, tự lấy đá đập đầu cho chảy máu ròng ròng. Hành động ấy
tuy có phần nóng nảy cực đoan nhưng vừa biểu lộ rõ một cá tính mạnh mẽ, gan
góc, ngay thẳng, quen thuộc của con người Tây Nguyên; vừa hé lộ phẩm chất
anh hùng cách mạng ở con người thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh. Tnú dám
nghĩ, dám làm, đám chịu, dám quyết tâm đến cùng vượt lên thất bại của chính
bản thân. Qua hành động này ta thấy, Tnú không chỉ bản lĩnh gan góc mà còn
đầy khao khát học cái chữ giỏi để thành cán bộ như anh Quyết, sau này lãnh đạo
giải phóng buôn làng. Bất chấp bom đạn kẻ thù, Tnú như cây xà nu khỏe mạnh
hùng tráng cứ lao thẳng lên bầu trời tự do, không chấp nhận cúi mình nô lệ, luôn
hướng tới ánh sáng lý tưởng Đảng, cách mạng, Bác Hồ bằng khát vọng của con
tim.
Tnú xứng đáng với cội nguồn Tây Nguyên truyền thống, với mạch ngầm
đầy năng lượng của Tây Nguyên thời “Đất nước đứng lên”. Một chú bé vô cùng
gan góc, can trường, mạnh mẽ, cá tính đã trở thành người anh hùng nơi đại ngàn
Tây Nguyên hùng vĩ.
2.4.1.2.b. Hình tượng Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình:
Câu chuyện kể về Việt và Chiến, hai chị em ruột sinh ra trong một gia
đình cách mạng, giàu truyền thống yêu nước, anh hùng. Đọc tác phẩm hẳn
chúng ta đều không quên được câu nói của chú Năm: “Chuyện gia đình cũng
dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc”. Khúc thượng nguồn của dòng

sông chính là thế hệ ông bà, cha chú. Ông nội dũng cảm đi mò súng dưới tàu
chìm, bà nội kiên quyết không khai chú Năm dù bị quân lính đe dọa, bao nhà,
quận Sơn đánh đập. Cha là người cán bộ kiên trung của cách mạng, má là người
phụ nữ Nam Bộ kiên cường trong tranh đấu. Ông bà cha mẹ đều chết do mũi
súng tàn bạo của kẻ thù. Ba má qua đời để lại chỗ dựa cho con trẻ là người chú
ruột. Giờ đây, khúc thượng nguồn của dòng sông trong hiện tại hiện ra thấp
thoáng qua hình tượng chú Năm. Nhắc đến chú Năm là nhắc đến cuốn sổ gia
đình. Gọi là cuốn sổ nhưng nó thực sự là một thứ biên niên sử được viết ra từ
một ngòi bút bình dân, lời lẽ mộc mạc trong nét “chữ viết lòng còng” ghi lại
từng chi tiết nhỏ: Thím Năm bị bắn bể xuống khi đi rọc lá chuối “chết còn mặc
13
cái quần mới, trong túi có hai đồng bạc”, “ông nội ra nắm giàm bò bị lính Tổng
phòng bắn bể bụng”. Những sự kiện đáng nhớ của gia đình từ chuyện người nào
bị giặc giết vào ngày nào đến chuyện ai bị chúng nhục mạ ra sao, nhất là chuyện
những chiến công đánh giặc của từng thành viên là được chú ghi chép tỉ mỉ nhất.
Đó là chiến công đầu tiên ở vết đạn bắn tàu Mỹ trên sông Định Thủy, là chuyện
hai chị em dũng cảm theo má đi đòi đầu ba nhưng “đầu ba không liệng, cứ đè
chân thằng liệng đầu ba mà đá” Chính những sự kể lể dài dòng, chính cái chất
thô mộc vụng về như không hề biết đến thanh nhã chau chuốt ấy lại là những
bằng chứng nóng hổi về nợ máu kẻ thù, về truyền thống anh hùng bất khuất của
dòng họ. Nguyễn Thi đã trao cho tính cách mộc mạc ở nhân vật này thực hiện
vai trò của một thứ gia phả sống, một con người luôn hướng về truyền thống,
sống cùng truyền thống và lưu giữ truyền thống để nhắn nhủ đến cháu con tự
hào kế tiếp. Vì vậy, hai chị em chiến sĩ giải phóng quân cùng xung phong ra trận
một ngày và nhanh chóng trở thành những tân binh xuất sắc. Họ như hai giọt
nước góp nên dòng Cửu Long Giang mênh mông cuộn sóng của đất trời phương
Nam. Họ chính là tinh hoa, là bản sắc có tự ngàn đời nay của dân tộc. Họ là
người viết tiếp những trang sử mới vẻ vang cho truyền thống gia đình, dân tộc.
2.4.2.2. Họ có số phận phải chịu nhiều đau thương mất mát do kẻ thù gây ra, số
phận đau thương ấy tiêu biểu cho nỗi đau chung của toàn dân tộc:

2.4.2.2.a. Số phận đau thương của con người trong Rừng xà nu.
Tnú khi còn nhỏ đi liên lạc đã không thoát khỏi sự tra tấn dã man của kẻ
thù. Trước hành động của người thiếu niên quả cảm dám dũng cảm đặt tay lên
bụng mình dõng dạc nói “Cộng sản ở đây này” mà Tnú đã phải oằn tấm lưng bé
nhỏ gánh chịu những vết dao chém dọc ngang, đã bị đầy vào ngục tù Kon Tum
suốt ba năm dài thơ ấu.
Lúc trưởng thành, Tnú lại phải gánh chịu bi kịch đau thương. Sau khi
vượt ngục Kon Tum trở về, Mai - người bạn thiếu thời đã từng cùng Tnú nếm
trải gian khổ của chiến tranh nay thành bạn đời tri kỷ. Vậy mà tổ ấm gia đình,
người bạn đời và con thơ của Tnú đã bị kẻ thù tra tấn hành hạ cho đến chết.
“Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả lúc nào mà không hay” vì đắm chìm trong nỗi
đau. Một tiếng hét dữ dội Tnú nhảy bổ ra, hai tay giang rộng như hai cánh lim,
để che chở vợ con. Căm thù rừng rực đốt cháy trong đôi mắt “Hai mắt anh bây
giờ chỉ còn là hai cục lửa lớn”. Tnú đã không cứu được vợ con, dù bản thân anh
bị tra tấn, nhưng kẻ thù thâm hiểm không làm lung lay được ý chí đấu tranh
chưa bao giờ lùi bước ở con người này. Giặc dùng giẻ tẩm nhựa xà nu và châm
lửa mười đầu ngón tay của Tnú. Chúng định dùng lửa để răn đe, thiêu rụi ý chí
đấu tranh của dân làng. Nhưng chúng đã nhầm, chính chúng đã vô tình thắp lên
ngọn lửa căm thù ở người dân. Một ngón, hai ngón, ba ngón tay của Tnú bốc
cháy, mười ngón tay nhanh chóng trở thành mười ngọn đuốc sống. Nhưng Tnú
14
vẫn bình thản. Kỳ lạ thay, người cộng sản ấy không thèm kêu van dù anh nghe
lửa cháy trong lồng ngực, răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Hình ảnh Tnú hiện
lên như một biểu tượng bi thương mà rất đỗi hào hùng.
Như vậy Rừng xà nu là chuyện cuộc đời bi tráng của người anh hùng Tnú,
của buôn làng Xô Man. Và những đau thương mất mát của Tnú điển hình cho
nỗi đau chung của dân làng. Cuộc đời anh đã phải trải qua ba nỗi đau, ba bi kịch
lớn: bi kịch riêng của bản thân anh, bi kịch của cả gia đình và bi kịch chung của
quê hương làng bản. Nỗi đau thương mất mát của anh cũng là nỗi đau của bà
Nhan, anh Xút, của mọi người. Hình tượng Tnú còn điển hình cho con đường

đấu tranh đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, làm sáng tỏ chân lý
của thời đại đánh Mỹ: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo, cầm mác”.
Bi kịch của Tnú khi chưa cầm vũ khí cũng là bi kịch của người Strá khi chưa
giác ngộ chân lý. Tnú chỉ được cứu sống khi dân làng cầm vũ khí đứng lên như
một minh chứng hùng hồn cho chân lý về con đường bạo lực cách mạng. Con
đường đấu tranh từ tự phát đến tự giác cũng chính là con đường đấu tranh đến
với cách mạng của làng Xô Man, của người dân Tây Nguyên đi từ thất bại đau
đớn đã quật khởi vùng lên và giành chiến thắng.
2.4.2.2.b. Số phận đau thương trong truyện Những đứa con trong gia đình:
Truyện Những đứa con trong gia đình không chỉ là câu chuyện về miền
Nam anh dũng mà còn là chuyện của miền Nam đau thương. Việt và Chiến là
hai mái đầu thơ trẻ sớm phải lớn lên trong cảnh mồ côi. Kẻ thù tàn bạo đã cướp
đi cả cha lẫn mẹ. Cha là cán bộ Việt Minh bị Pháp chặt đầu chết tức tưởi, má
chết vì trúng đạn của giặc Mỹ ngay con mương đầu nhà khi đi đấu tranh ở Mỏ
Cày về. Ông nội nghe súng nổ, sợ bò đứt dây ra nắm giàm bò bị bắn bể bụng.
Còm Thím Năm đi bơi xuống, dọc lá chuối bị ca - nông Mỏ Cày bắn bể xuống
chết Số phận đau thương do tội ác kẻ thù của gia đình họ có ý nghĩa điển hình
cho số phận chung của gia đình cách mạng miền Nam, của dân tộc Việt Nam
trong kháng chiến chống Mĩ.
Đau khổ chồng chất, mối thù nặng vai cần được trả. Chính những đau
thương mất mát ấy đã thổi bùng lên trong hai tác phẩm ngọn lửa căm hờn, hun
đúc tinh thần vùng lên chiến đấu can trường, quả cảm, thà “chết vinh còn hơn
sống nhục” chứ nhất định không chịu sống quỳ.
2.4.2.3. Họ mang phẩm chất của người anh hùng Việt Nam trong chiến đấu
chống kẻ thù xâm lược: tinh thần quả cảm, kiên trung, bất khuất:
2.4.2.3.a. Truyện Rừng xà nu:
Nhân vật cụ Mết: Là biểu tượng của tinh thần đấu tranh bất khuất kiên
cường của Tây Nguyên trong truyền thống, là hiện thân của Tây Nguyên từ thời
“Đất nước đứng lên”. Song hành hô ứng với hình tượng cây xà nu cổ thụ, cụ
Mết như một cây xà nu đại thụ vượt qua bão táp của cuộc đời, là chỗ dựa tinh

15
thần vững chãi cho cả buôn làng. Lời cụ Mết ồ ồ dội vang trong lồng ngực là lời
của sấm truyền, mang âm vang của đại ngàn hùng vĩ, là tiếng nói hội tụ sức
mạnh truyền thống của Tây Nguyên từ nguồn cội xa xưa. Bên trong dáng vẻ đạo
mạo uy nghiêm “râu dài tới ngực mà đen bóng, ngực căng như một cây xà nu
lớn” là một tinh thần thép của vị già làng trong vai trò lãnh đạo buôn làng đánh
Mỹ. Người tộc trưởng giàu kinh nghiệm ấy có tầm nhìn chiến lược “đánh Mỹ
phải đánh dài, phải dự trữ lương thực trong ba năm”; cụ có trí tuệ tỉnh táo sáng
suốt đã nhanh chóng tìm ra con đường đúng đắn nhất trong cái đêm bi hùng ấy:
cứu Tnú, lãnh đạo dân làng đồng khởi đấu tranh tiêu diệt tiểu đội thằng Dục. Là
người đúc kết bài học lịch sử về chân lý cách mạng của thời đại qua một câu nói
ngắn gọn được nhắc đi nhắc lại tới bốn lần: “Nhớ lấy, ghi lấy…Chúng nó cầm
súng, mình phải cầm giáo, cầm mác”. Đây là bài học không chỉ của một đời,
một thời, mà là của muôn đời sau. Là “đường chúng ta đi”.
Điển hình nhất cho vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong Rừng
xà nu là Tnú. Tnú toát lên vẻ đẹp quen thuộc của người anh hùng sử thi Tây
Nguyên và cả vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời chống Mỹ.
Anh tương ứng với thế hệ xà nu trưởng thành, luôn trẻ khỏe, hiên ngang, kiên
cường bất khuất, bất chấp sức mạnh hủy diệt tàn bạo của chiến tranh. Sau ba
năm anh vượt ngục Kon Tum trở về, không hề thoái chí, vẫn gắn bó trung thành
với cách mạng. Tnú thay anh Quyết lãnh đạo thanh niên Xô Man lên núi Ngọc
Linh gùi đá mài về chuẩn bị vũ khí đánh giặc. Bằng chứng sống động ấn tượng
nhất của phẩm chất anh hùng chính là hình ảnh bàn tay Tnú. Nếu ai đã từng đọc
Rừng xà nu hẳn không quên được chi tiết này, đôi bàn tay ấy không chỉ là ngoại
hình, mà còn là tính cách, số phận cuộc đời của nhân vật. Đôi bàn tay tín nghĩa
không hề biết đến bội phản khi còn lành lặn; là đôi bàn tay yêu thương lúc
trưởng thành nắm chặt tay Mai nơi đầu rừng lách lúc vượt ngục trở về; đó còn là
đôi bàn tay quả cảm kiêu hùng của người con anh dũng khi bị tra tấn. Mặc cho
bọn thằng Dục thâm hiểm châm lửa lên mười điểm chót vót của hệ thần kinh
hòng nhấm nháp cái thích thú của kẻ đao phủ ghê rợn, Tnú vẫn không thèm kêu

van. Cái hùng xen lẫn cái bi đã tỏa sáng rạng ngời vẻ đẹp bi tráng của người anh
hùng. Hình ảnh anh hiện lên sừng sững, lồng lộng, kiêu hùng, thách thức kẻ thù
là một kiểu “uy vũ bất năng khuất”. Khác nào người con gái anh hùng Trần Thị
Lý đã đi vào huyền thoại bất tử: “Điện giật, dùi đâm, dao cứa, lửa nung
Không giết nổi em người con gái anh hùng”
2.4.2.3.b. Truyện Những đứa con trong gia đình:
Ra đời trong không khí nóng bỏng của Nam Bộ những ngày đầu chống
Mỹ, những người con trong gia đình nông dân Nam Bộ mà nói rộng ra là gia
đình lớn của cách mạng đã phát huy truyền thống bất khuất trong đấu tranh của
mảnh đất “Miền Nam đi trước về sau”.
16
Việt là một chàng tân binh trẻ, ngay lần đầu tiên ra trận đã lập được công
lớn. Phẩm chất anh hùng của Việt thời thơ ấu biểu hiện dưới hình thức ban đầu
là lòng căm thù giặc chảy từ trong huyết quản nên lúc trưởng thành Việt đã
nhanh chóng trở thành người dũng sĩ anh hùng. Trước mối thù, dù chưa đủ tuổi
nhưng Việt vẫn nằng nặc đòi tòng quân để trả thù nhà đền nợ nước. Ra chiến
trường vào sinh ra tử, cậu bé hồn nhiên vô tư ấy bỗng vụt lớn lên thành người
dũng sĩ anh hùng. Kỳ tích đầu tiên của Việt là chiến công hiển hách, tuy bị
thương nặng vẫn ráng sức dùng thủ pháo, chia lửa với đồng đội để tiêu diệt được
một xe tăng bọc thép của địch. Dù bị lạc đồng đội, toàn thân đau nhức, mắt
không mở ra được nhưng ngón cái vẫn đặt trên cò súng trong tư thế sẵn sàng nhả
đạn. Rõ ràng Việt đã đi xa hơn dòng sông truyền thống, quyết tâm sống mái với
kẻ thù, luôn ở trong tư thế đi tìm giặc: “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”.
Trong dòng hồi ức miên man đứt nối, Việt luôn tâm niệm “Trên trời có mày,
dưới đất có tao, mày chỉ giỏi giết gia đình tao. Còn đối với tao mày là thằng
chạy ”. Điều ấy đã khẳng định Việt chính là hiện thân của tuổi trẻ tiến công, là
một người dũng sĩ đã nối tiếp xuất sắc truyền thống dũng sĩ của gia đình:
“Lớp cha trước, lớp anh sau.
Đã thành đồng chí chung câu quân hành”
Chiến là người con gái trẻ sinh ra không chỉ để làm đẹp cho đời, mà còn

để cầm súng giết giặc, để thay ba má gánh vác và chống chọi cuộc sống trong
thời điểm đau thương. Người con gái ấy là hiện thân đầy đủ của huyết thống và
truyền thống gia đình. Ở Chiến có nét chung giống má ở tính cách gan góc, rắn
rỏi, ở thân hình tròn lẳn, chắc khỏe về thể chất, mạnh mẽ về tinh thần nhưng
cũng mang cá tính riêng trẻ trung của người thiếu nữ đang tuổi làm duyên làm
dáng. Sinh ra từ truyền thống gia đình, lại có mối thù không đội trời chung với
giặc, lớn lên gặp lúc đất nước đau thương khiến người con gái Thành đồng ấy
khao khát được cầm súng giết giặc. Giống như em, cha mẹ là dũng sĩ nên chị
Chiến cũng trở thành người dũng sĩ anh hùng, Chiến coi đánh giặc là niềm say
mê, là lẽ sống của đời mình. Ở Chiến mang phẩm chất Út Tịch, câu nói: “Làm
thân con gái ra đi kỳ này thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất. Vậy
à!” mang dáng dấp của một lời thề sinh tử như dao chém đá của cả thế hệ trẻ
Việt Nam thời chống Mỹ: “Ra đi chỉ một câu thề
Chưa diệt giặc Mỹ chưa về quê hương”
2.4.2.4. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng còn biểu hiện ở con người có những
trái tim sôi sục căm thù và cũng rất giàu tình cảm yêu thương:
Những nhân vật trong hai tác phẩm có lòng căm thù giặc sâu sắc của con
người Việt Nam biến đau thương thành hành động chiến đấu “không chịu sống
quỳ” chính là biểu hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Tnú vẫn lên đường đi
lực lượng Giải Phóng Quân Miền Nam dù mỗi ngón tay bị mất đi một đốt.
17
Chiến, Việt vẫn đảm đang thu vén việc nhà, vẫn xung phong tòng quân, coi việc
trả thù nhà đền nợ nước là lẽ sống. Họ luôn tâm niệm mối thù không đội trời
chung ngay cả khi bị thương, đắm chìm trong dòng hồi ức đứt nối miên man vẫn
“ tao sẽ tìm mày” sẽ “tìm Mỹ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt”.
Không chỉ có lòng căm thù, trái tim họ còn nóng bỏng yêu thương. Tnú
yêu và gắn bó máu thịt với buôn làng, với vợ con. Vượt ngục Kon Tum trở về,
gạp Mai nơi đầu rừng lách, anh đã nắm chặt tay Mai để trao nỗi nhớ thương, để
Mai òa khóc không phải như hồi nhỏ mà vì xấu hổ và yêu thương. Chứng kiến
cảnh vợ con bị tra tấn, Tnú bất chấp tính mạng, quên cả lí trí tỉnh táo; yêu

thương mạnh hơn cái chết khiến anh nhảy bổ vào giang rộng vòng tay như hai
cánh lim ôm chặt vợ con. Xa buôn làng bao năm, anh vẫn nhớ như in từng
gương mặt người dân Strá, từng gốc cây, con đường thân thuộc; anh tha thiết
được đắm mình nơi máng nước đầu làng. Việt yêu thương má, chị Chiến theo
kiểu con nít và thích câu cá bắn chim, gắn bó sâu sắc với miệt vườn đồng ruộng
quê hương. Trong hoàn cảnh ngoại bang xâm lược, họ chỉ có một con đường
duy nhất là cầm vũ khí đứng lên họ mới có thể bảo vệ được những gì thiêng
liêng nhất, bảo vệ tình yêu và sự sống. Họ là hình ảnh đẹp nhất về con người
trong thời đại mới: “Ta đã khai những mỏ dầu mỏ thép
Đóng những con tàu đi khắp đại dương
Nhưng cũng luyện con người đẹp nhất
Biết yêu thương và biết căm hờn”
2.4.2.5. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện ở sức sống bất diệt của con
người trong chiến tranh ác liệt:
Rừng xà nu: Cũng như cây rừng xà nu đầy sức sống bất diệt, dân làng Xô
Man đã vượt qua mọi sự hủy diệt bạo tàn. Mặc dù cả “rừng xà nu hàng vạn cây
không cây nào không bị thương” nhưng vẫn “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che
chở cho làng”. Truyện mở ra bằng hình ảnh “ làng ở trong tầm đại bác của
giặc” đã gợi lên cả một tư thế đối đầu của sự sống cùng cái chết, khép lại là hình
ảnh “rừng xà nu xanh tít tắp đến tận chân trời” đã tạo ra một kết cấu vòng tròn
hô ứng gợi sức sống bất diệt của đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ. Dù chiến tranh,
dù bom đạn, con người Tây Nguyên nơi đây vẫn khỏe mạnh, lồng lộng, hiên
ngang, kiên cường bất khuất, bất diệt giữa đại ngàn xà nu. Sức sống bất diệt, ý
chí bền gan, tinh thần bất khuất phải chăng đã bật lên từ chính gốc rễ của cây xà
nu, đã được nuôi dưỡng bằng nhựa cây xà nu? Cây xà nu - rừng xà nu đã trở
thành hồn thiêng của núi nước cao nguyên, mang trong mình linh hồn của con
người Tây Nguyên. Nếu “cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn, năm cây
con mọc lên” thì thế hệ người Xô Man cũng nối tiếp nhau làm cách mạng. Lớp
người già như bà Nhan ngã xuống, đã có anh Xút lên thay; anh Xút hy sinh đã
có Tnú, Mai thay thế; Dít và Heng như những cây xà nu non mới lớn vẫn vươn

18
lên căng tràn sức sống. Dít gây ấn tượng với đôi mắt mở to, trong suốt, bình thản
đến lạ lùng trước làn đạn xối xả của kẻ thù đã toát lên vẻ đẹp gan góc của một
chất thép nhưng không hề khô cứng. Từ đôi mắt ấy, người đọc được mời mọc đi
sâu vào thế giới bên trong của người con gái như cây xà nu duyên dáng, dẻo
mềm của Tây Nguyên. Cô bí thư chi bộ nghiêm túc và giàu tình cảm là hình ảnh
của Mai năm nào sẽ nối tiếp con đường dang dở mà người chị đã ngã xuống
giữa tuổi thanh xuân. Tầng tầng, lớp lớp người dân Xô Man tiếp nối đứng lên
kiên cường chiến đấu. Sức sống bất khuất của họ vĩnh viễn trường tồn hòa vào
màu xanh của núi rừng, màu xanh của đất nước.
Những đứa con trong gia đình: Nếu ông nội bị giặc giết, cha bị chết tức
tưởi, má Việt với khả năng phi thường biết cắn răng kìm nén đau thương để nuôi
con mình và con đồng chí, để tiếp tục đấu tranh rồi ngã xuống thì chị em Việt
và Chiến lớn lên vẫn không lùi bước, vẫn nối tiếp xuất sắc lý tưởng của ba mẹ.
Họ là khúc sông sau nhưng đã đi xa hơn khúc sông trước. Họ đã trở thành những
chiến sĩ dũng cảm trực tiếp câm súng chiến đấu và lập những nên kì tích chiến
công như chứng minh cho sự trưởng thành vững mạnh của thế hệ trẻ Việt Nam
trong chiến đấu.
Sự kế thừa và phát triển đã làm nên sức sống bất diệt giúp họ đứng dậy
sau mỗi đau thương, làm nên sức mạnh chiến đấu và chiến thắng, đã tỏa sáng
chói lọi vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời chống Mỹ.
2.5. Chất sử thi anh hùng trong hai tác phẩm:
Văn học Việt Nam 1945 - 1975 mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm
hứng lãng mạn, điều ấy tạo ra sức hấp dẫn riêng cho những tác phẩm ra đời
trong thời kì này thường mang vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Tiêu
biểu là Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình. Biểu hiện cụ thể là:
2.5.1. Đề tài chủ đề: Cùng viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có ý
nghĩa sinh tử hệ trọng của cả dân tộc Việt Nam. Trong đó Rừng xà nu viết về
một thời điểm lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam trong những năm đen
tối sau hiệp định Giơnevơ cho đến khi đồng khởi, nhân dân miền Nam vũ trang

chuẩn bị chiến đấu. Đó chính là con đường duy nhất để đứng lên bảo vệ quê
hương, bảo vệ tình yêu và sự sống. Còn Những đứa con trong gia đình lại khẳng
định ngợi ca mối quan hệ bền chặt thiêng liêng giữa các thế hệ trong gia đình,
giữa những người con của một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu
nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương cách mạng. Chính mối
quan hệ bền chặt ấy đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn cho con người và dân
tộc Việt Nam giành thắng lợi huy hoàng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ hào
hùng bi tráng.
2.5.2. Hình tượng nghệ thuật: Hai thiên truyện đã xây dựng thành công những
nhân vật chính tiêu biểu cho cả cộng đồng về số phận cuộc đời, về lý tưởng và
19
phẩm chất, về cách sống cao đẹp nhân danh cộng đồng mà chiến đấu hy sinh.
Họ là Tnú, là Việt, là Chiến… kết tinh cao độ phẩm chất tiêu biểu của cả dân
tộc. Gắn bó với buôn làng, trung thành với quê hương và cách mạng, căm thù
giặc sâu sắc, kiên cường bất khuất trong chiến đấu hy sinh Họ là những nhân
vật anh hùng mang tính sử thi trong những bản anh hùng ca bất diệt.
2.5.3. Giọng điệu sử thi: Sức hấp dẫn của hai tiểu thiên sử thi chính là ở giọng
điệu ngợi ca trang trọng, trầm hùng, bi tráng, quen thuộc của sử thi và thẫm đẫm
cảm hứng lãng mạn cách mạng. Ngợi ca sự bất diệt của thiên nhiên, của sức
sống và vẻ đẹp con người đã tạo ra màu sắc sử thi bi tráng. Với những câu văn
giàu nhịp điệu khi vang vọng, khi tha thiết trang nghiêm, với những chi tiết hình
ảnh chọn lọc mang tính biểu tượng cao, mang vẻ đẹp chói lọi kỳ vĩ như hình ảnh
cây rừng xà nu, hình ảnh bàn tay Tnú hay cuốn sổ gia đình và dòng sông truyền
thống đã tạo nên vẻ đẹp sử thi cho các tác phẩm này.
IV. Hiệu quả đề tài:
Sau khi áp dụng đề tài này, tôi đã thu được những kết quả tích cực khả
quan. Trước hết các em đã có tâm thế học tập tốt hơn, nhiều em đã thực sự hứng
thú sôi nổi trao đổi, tiếp thu thông tin kiến thức. Đặc biệt hơn cả là các em đã
nắm vững được nội hàm khái niệm cũng như những biểu hiện cụ thể của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng và đặc trưng của thi pháp truyện. Qua tiết học, tôi đã

lồng ghép thêm việc giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh, trau dồi kiến thức
lịch sử, bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước cũng như niềm tự hào dân
tộc. Các em được tiếp cận vẻ đẹp của người anh hùng trong thời đại mới- thời
đại Hồ Chí Minh. Cụ thể chất lượng giờ học được nâng lên trước và sau khi áp
dụng đề tài qua bài kiểm tra ở tỉ lệ điểm giỏi- khá- trung bình và không còn
điểm yếu như sau:
Lớp- Sĩ số Điểm Khi chưa thực nghiệm Sau khi thực nghiệm
Giỏi 0 ( 0%) 10 (20%)
Khá 10 (20%) 15 (30%)
TB 35 (70%) 25 (50%)
Yếu 5 (10%) 0
Giỏi 0 8 (17.4%)
Khá 9 (19.6%) 12 (26.1%)
TB 31 (67.4%) 26 (56.5%)
Yếu 6 (12%) 0

20
C. KẾT LUẬN:
1. Xuất phát từ yêu cầu của việc dạy học đổi mới, hiệu quả, việc thực hiện
những giải pháp trên của đề tài có ý nghĩa thiết thực. Trong tác phẩm truyện của
văn học cách mạng, bằng việc tiếp cận vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng sẽ
giúp cho giáo viên hệ thống kiến thức một cách khoa học và học sinh nắm vững
được sâu rộng cả nội dung tưởng và hình thức nghệ thuật văn bản.
2. Trong khuôn khổ hạn hẹp của một bài viết, hướng đi này không phải là
con đường độc đạo để tiếp cận vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Do
đó, giáo viên cần áp dụng linh hoạt sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
Với tâm huyết của mình, tôi rất mong nhận được sự đồng cảm, đóng góp
ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép của người khác.
Người viết
Trần Thị Vân

21

Mục lục:
A. Đặt vấn đề 01
B. Giải quyết vấn đề 02
I. Cơ sở lí luận 02
II. Thực trạng vấn đề tìm hiểu 03
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện 04
IV. Hiệu quả đề tài 19
C. Kết luận 20
Tài liệu tham khảo
1. SGK Ngữ văn 12 nâng cao,T1. Nxb GD, 2008.
2. SGK Ngữ văn 12 nâng cao,T2. Nxb GD, 2008.
3. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 nâng cao, T1. Nguyễn Văn Đường. Nxb Hà
Nội, 2008.
4. SGV Ngữ văn 12 nâng cao, T2. Nxb GD, 2008.
5. Chuyên đề dạy học Ngữ văn 12, TS Lê Thị Hường. Nxb GD, 2005.
6. Hướng dẫn giải các kiểu dạng đề thi Quốc gia môn văn. Nxb ĐHQG Hà
Nội,2009.
7. Tác giả nói về tác phẩm. Nxb Trẻ, 2000.
8. Chuyên đề dạy học Ngữ văn 12, Rừng xà nu. Nxb GD, 2008.
9. Chuyên đề dạy học Ngữ văn 12, Những đứa con trong gia đình. Nxb GD,
2008.
10. Hướng dẫn làm bài văn nghị luận lớp 12. Nxb GD, 2011.

22

×