Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

sự phát triển kết cấu hạ tầng tới cung bất động sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 22 trang )

LOGO
SỰ PHÁT TRIỂN KẾT
CẤU HẠ TẦNG TỚI CUNG
BẤT ĐỘNG SẢN
NỘI DUNG
I. Khái quát chung
II. Sự phát triển kết cấu hạ tầng tới cung BĐS
III. Liên hệ với Việt Nam
I. Khái quát chung
1. Cung bất động sản
1.1 Khái niệm
Cung bất động sản trên thị trường
là khối lượng bất động sản sẵn sàng
đưa ra trao đổi trên thị trường tại
một thời điểm nào đó, với một mức
giá nhất định.
I. Khái quát chung
1. Cung bất động sản
Có sự phù hợp cả giữa người mua
và người bán
Đạt tiêu chuẩn và yêu cầu của thị
trường hiện thời
Bất động sản phải là hàng hóa bất
động sản
Phải có thị trường bất động sản
Cung bất
động sản
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Cung bất động sản
1.3 Đặc điểm của cung bất động sản
- Đất đai là hàng hoá đặc biệt: sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, số


lượng giới hạn, không thể tạo thêm đất đai mới để tăng lượng cung
theo ý muốn (hoặc muốn tạo thêm cũng rất mất thời gian và công
sức).
- Tổng cung đất đai cố định, chỉ có sự thay đổi trong kết cấu của
cung: cung loại này tăng, loại khác giảm
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Cung bất động sản
1.3 Đặc điểm của cung bất động sản
- Vị trí của đất đai cố định gắn liền với điều kiện tự nhiên của khu vực 
không thể điều chỉnh cung theo không gian cũng như về chủng loại, chất
lượng. VD: Thiếu cung vùng này, loại này không thể điều vùng khác sang như
hàng hoá tiêu dùng.  có thể xảy ra sự mất cân bằng cục bộ về không gian và
chủng loại đất đai. VN: cung đất đai cho khu vực I có thể tăng bằng cách khai
phá thêm. Hiện nay: Khu vực I giảm (do khai phá mãi cũng hết) tăng cung
cho khu vực II, III (do khu vực I chuyển sang).
- Cung bất động sản ít co giãn, phản ứng chậm hơn so với sự biến động của
cầu.
2. Kết cấu hạ tầng
2.1 Khái niệm
I. KHÁI QUÁT CHUNG
Hệ thống kết cấu hạ tầng là toàn
bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật, tạo nền
tảng cho sự phát triển toàn diện của
một quốc gia từ kinh tế - xã hội cho
đến bảo đảm quốc phòng, an ninh,
góp phần bảo vệ môi trường và phục
vụ đời sống nhân dân.
Công trình hạ tầng
kỹ thuật là các cơ
sở hạ tầng dành cho

dịch vụ công cộng,
ví dụ thông tin liên
lạc, điện, nước, rác,
giao thông
2.2 Phân loại
Công trình hạ tầng
xã hội bao gồm các
công trình như y tế,
văn hóa, giáo dục, thể
thao, thương mại,
dịch vụ công cộng,
cây xanh, công viên,
mặt nước và các công
trình khác.
I. KHÁI QUÁT CHUNG
Tăng điều kiện
tiếp cận đất đai dễ
dàng hơn
Thay đổi cơ cấu hàng
hoá bất động sản
cung ra thị trường
1. Tác động của sự phát triển kết cấu hạ tầng tới
cung bất động sản
II. SỰ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG TỚI CUNG BĐS
1. Tác động của sự phát triển kết cấu hạ tầng tới cung bất động sản
1.1 Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế.
1.1.1 Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông
- Ví dụ như hình vẽ trên, một con đường rất
xấu đang trong quá trình được nâng cấp chỉ
có 1 hoặc 2 ngôi nhà ven đường

II. SỰ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG TỚI CUNG BĐS
- Hệ thống kết cấu hạ tầng giao
thông là một bộ phận chủ yếu
của hệ thống kết cấu hạ tầng
kinh tế, là cơ sở quan trọng để
phát triển kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội.
- Khi kết cấu hạ tầng giao thông
được nâng cấp hay đầu tư mở
rộng các con đường lớn thì khu
vực đất đai xung quanh con
đường đó được khai thác. Cung
về đất đai ở khu vực đó tăng
lên.
1. Tác động của sự phát triển kết cấu hạ tầng tới cung bất động sản
1.1 Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế.
1.1.1 Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông
II. SỰ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG TỚI CUNG BĐS
Hay với một khu đất trống
được xây dựng, mở rộng hệ
thống giao thông thì khu đất
này được tiếp cận và đưa vào
sử dụng với nhiều mục đích
khác nhau, có thể là xây
dựng nhà để ở, kinh doanh,
làm khu công nghiệp, xây
dựng trung cư,… Từ đó,
nguồn cung bất động sản khu
vực này cũng trở nên dồi
dào.

1. Tác động của sự phát triển kết cấu hạ tầng tới cung bất động sản
1.1 Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế
1.1.2 Hệ thống kết cấu hạ tầng điện, nước.
II. SỰ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG TỚI CUNG BĐS
Khu vực nào được đầu tư hệ thống điện
hiện đại và nguồn nước sạch đầy đủ. thì dân
cư hay những cơ sở sản xuất kinh doanh,
khu công nghiệp… ở khu vực đó dễ tiếp
cận hơn với nguồn điện và nước.
Khu vực đó có điều kiện sản xuất, kinh
doanh hay sinh hoạt thuận tiện hơn, vì vậy
nhà đất khu vực đó có giá trị hơn và cũng
dễ bán hơn. Nên nguồn cung bất động sản
khu vực này nhiều hơn
1. Tác động của sự phát triển kết cấu hạ tầng tới cung bất động sản
1.1 Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế
1.1.3 Hệ thống kết cấu hạ tầng khác.
II. SỰ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG TỚI CUNG BĐS
Bên cạnh việc phát triển các kết cấu
hạ tầng giao thông, điện, nước ảnh
hưởng đến cung về bất động sản thì
sự phát triển các kết cấu hạ tầng kĩ
thuật khác như hạ tầng thủy lợi, hạ
tầng thông tin cũng ảnh hưởng đáng
kể đến cung bất động sản. Khi các
kết cấu hạ tầng này đồng bộ được
phát triển ở một khu vực kéo theo
sự phát triển kinh tế ảnh hưởng trực
tiếp đến nguồn cung bất động sản và
làm cung bất động sản tăng lên

1. Tác động của sự phát triển kết cấu hạ tầng tới cung bất động
sản
1.2 Hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội
Khi mua nhà đa số ai cũng quan tâm đến nhà mình có gần bệnh viện, trường
học, trung tâm thương mại, các cơ sở văn hóa, khu vui chơi giải trí,… hay
không. Vì đây là những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của mỗi con người.
Một nhà đầu tư cũng phải quan tâm đến vấn đề đó vì nó quyết định đến giá
trị của bất động sản.
Một khu vực nếu có đủ các kết cấu hạ tầng đó và được phát triển thì bất động
sản nơi đó sẽ trở nên có giá trị cao và dễ bán hơnnguốn cung bất động sản
tăng lên.
II. SỰ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG TỚI CUNG BĐS
2. Xu hướng phát triển kết cấu hạ tầng
II. SỰ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG TỚI CUNG BĐS
Nhà nước chủ yếu chỉ đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng cho khu vực nhà ở chính
thức (nhà ở công cộng và tư nhân) =>
cơ cấu hạ tầng ở khu vực này phát
triển làm cho điều kiện tiếp cận thay
đổi do đó, lượng cung hàng hoá bất
động sản tăng lên trong khi các điều
kiện khác không thay đổi làm dịch
chuyển đường cung bất động sản.,
Những khu nhà ổ chuột, xóm liều
thường bị giải toả hơn là được đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng, do đó, cung
nhà ở phi chính thức khi phát triển cơ
sở hạ tầng giảm.
3. Vấn đề đặt ra
II. SỰ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG TỚI CUNG BĐS

Nhà nước
Doanh nghiệp
Phải xây dựng Chiến
lược thu hút và sử dụng
vốn tập trung vào lĩnh
vực kết cấu hạ tầng kỹ
thuật ở các trung tâm
kinh tế và các vùng có
điều kiện kinh tế, xã hội
khó khăn
Doanh nghiệp muốn
tăng giá trị bất động sản
phải đầu tư xây dựng,
phát triển kết cấu hạ
tầng, phải làm cho tuổi
thọ kinh tế cũng như tuổi
thọ vật lý của các BDS
tăng.
III. LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM
1. Thực trạng
- Tác động của đầu tư Nhà
nước vào cơ sở hạ tầng có
thể tạo ra những con sóng
nhỏ trên một số vùng tại thị
trường bất động sản.

Cầu Vĩnh Tuy
III. LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM
1. Thực trạng
- Kết cấu hạ tầng được cải thiện tạo cơ hội phát triển cho các dự án

Năm 2011, với việc Hà Nội
mở rộng về địa giới và quy
mô dự án, cùng với cơ sở hạ
tầng được cải thiện, nhiều
dự án vùng ven phía Tây và
phía Đông thành phố phát
triển
III. LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM
1. Thực trạng
- Cùng với việc đầu tư cơ
sở hạ tầng và các khu đô
thị được hình thành, tạo
nên một lượng cung lớn
về nhà ở.
III. LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM
1. Thực trạng
- Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ và hiệu quả
Quỹ đất bị thu hẹp nhưng
không mang lại hiệu quả sử
dụng, nguồn vốn của Nhà
nước, của doanh nghiệp đầu tư
vào hạ tầng để rồi bỏ hoang.
Khu dân cư được đầu tư hệ
thống hạ tầng khá hiện đại,
nhưng cả chục năm nay vẫn
trong tình trạng thưa thớt.
III. LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM
2. Giải pháp
Quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phải hiện đại,
đồng bộ trên phạm vi cả nước, từng ngành, từng vùng và từng địa phương, đáp

ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; có phân kỳ đầu tư, ưu tiên
những dự án quan trọng tạo sự đột phá và có tác động lan toả lớn. Tăng cường
công tác quản lý trong khai thác sử dụng công trình.
Huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của xã hội, bảo đảm lợi ích hợp lý để thu
hút các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế, xã hội; đồng thời tiếp tục dành vốn nhà nước tập trung đầu tư vào
các công trình thiết yếu, quan trọng, khó huy động các nguồn lực xã hội.
Phát triển kết cấu hạ tầng là sự nghiệp chung, vừa là quyền lợi vừa là nghĩa
vụ của toàn xã hội, mọi người dân đều có trách nhiệm tham gia đóng góp, trước
hết là trong thực hiện chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng; bảo đảm lợi ích
hài hoà giữa Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.
Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phải kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc
phòng, an ninh; thu hẹp khoảng cách vùng, miền; gắn với tiết kiệm đất canh tác,
bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu.
LOGO
Thank You !

×