Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.1 KB, 89 trang )

Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận
Chương I:
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Phan Thiết là một đô thò nhỏ ven biển, cách thành phố Hồ Chí Minh 198 km về
phía Đông Bắc, đây là trung tâm hành chính, kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Thuận.
Hiện nay, Phan Thiết đang được tỉnh quan tâm phát triển và mở rộng để có thể trở
thành một thành phố lớn ở vùng Trung Nam Bộ, đặc biệt là phát triển mạnh về du lòch
và dòch vụ.
Tuy nhiên, để có thể trở thành một thành phố du lòch lớn thì vấn đề môi trường cần
phải được quan tâm hàng đầu, bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cảnh quan du lòch,
góp phần phát triển du lòch bền vững, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.
Hiện nay, Phan Thiết chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chỉ có một số
doanh nghiệp, và vài khu du lòch là có hệ thống xử lý cục bộ nhưng hoạt động lại cầm
chừng, còn hầu hết đều thải trực tiếp nước thải ra sông hoặc biển; hệ thống thoát nước
chỉ có ở một số phường trung tâm nhưng hệ thống này chấp vá nhiều, và lại khá cũ kó.
Chính những nguyên nhân này đã dẫn đến hiện trạng ngập úng và tù động nước ở nhiều
nơi trong thành phố gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt của người dân, môi trường
nước tại các con sông chảy qua thành phố và môi trường ven biển đang có nguy cơ ô
nhiễm ảnh hưởng xấu đến hoạt động phát triển du lòch, đời sống nhân dân và hệ sinh
thái ven biển của thành phố, tình trạng này sẽ trở nên ngày một nghiêm trọng hơn khi
Phan Thiết đang có hướng phát triển và mở rộng.
Do đó, yêu cầu cần phải có những nghiên cứu tính toán xây dựng hệ thống thoát
nước và hệ thống xử lý nước thải tập trung và những nghiên cứu về các giải pháp hữu
hiệu trong việc quản lý môi trường của Phan Thiết. Đề tài: “Tính toán thiết kế hệ thống
1
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận
xử lý nước thải thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận” là một đóng góp nhỏ trong
việc bảo vệ môi trường thành phố và mục tiêu xa hơn là đưa Phan Thiết trở thành một
Đô thò Phát triển bền vững.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:


Lựa chọn ra phương pháp xử lý nước thải khả thi cho thành phố Phan Thiết
- Khảo sát thành phần, tính chất nước thải của thành phố ở một số điểm xả chính
- Xác đònh lưu lượng dòng thải
- Tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
- Điều tra, tìm hiểu khí hậu, đòa chất, đòa hình, chế độ thủy văn, kinh tế – xã hội
tại thành phố Phan Thiết để đưa ra phương pháp xử lý thích hợp, cũng như quy hoạch
trạm xử lý nước thải.
- Tính toán lưu lượng nước thải dựa theo nhu cầu sử dụng nước tại các khu dân cư,
trường học, bệnh viện, và các đơn vò khác.
- Xác đònh một số tính chất lý hóa và sinh học đặc trưng của nước thải Phan Thiết.
- Xây dựng dây chuyền công nghệ dựa trên những thông số đã được xác đònh,
đồng thời tính toán sơ bộ kích thước cơ bản của các công trình đơn vò, và dự đoán giá
thành của hệ thống xử lý
1.4. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
a) Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu thành phần, lưu lượng nước thải sinh hoạt của thành phố Phan Thiết _
tỉnh Bình Thuận
b) Phạm vi nghiên cứu
2
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận
Do đòa bàn Phan Thiết khá rộng, đòa hình và đòa chất không đồng đều nên việc xử
lý nước thải tập trung cho cả thành phố là không khả thi. Do đó, cần phải xác đònh một
khu vực đặc trưng nhất để tính toán thiết kế.
Điều tra dân số, các đơn vò (du lòch, trường học, bệnh viện…), để tính toán lưu lượng
nước thải cho khu vực đã được chọn
Tiến hành lấy mẫu nước thải tại các điểm phân bố đều trên khu vực tính toán, và
phân tích mẫu để xác đònh nồng độ các chất ô nhiễm đặc trưng.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp thu thập số liệu: sử dụng để điều tra, thu thập số liệu về các điều

kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và hiện trạng thoát nước tại thành phố Phan Thiết.
- Phương pháp lấy mẫu và phương pháp phân tích mẫu: sử dụng để xác đònh nồng
độ các chất ô nhiễm có trong nước thải. Các thông số cần xác đònh như: BOD
5
, COD,
DO, pH, hàm lượng cặn lơ lững, N tổng cộng, P tổng cộng, Colifrom
- Phương pháp phân tích số liệu, phương pháp dự báo: được sử dụng để dự báo
dân số, tính toán các thông số thiết kế, là lưu lượng dòng thải
Chương II:
3
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ
HỘI THÀNH PHỐ PHAN THIẾT
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
Phan Thiết là một đô thò nằm ven biển, là trung tâm hành chính – kinh tế – xã hội
của tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km về phía Đông – Bắc. Với
diện tích tự nhiên 206,45 km
2
, dân số là 207.853 người (2005).
2.1.1. Vò trí đòa lý:
Thành phố Phan Thiết nằm trên tọa độ đòa lý sau:
- Từ 10
o
42’10” đến 11
o
Vó độ Bắc
- Từ 108
o
00’10” đến 108
o

21’30” Kinh độ Đông
Mặc phía Đông giáp biển Đông, các mặt phía Bắc, Tây, Nam giáp các huyện Bắc
Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam của tỉnh Bình Thuận.
2.1.2. Đòa hình:
Phan Thiết có đòa hình tương đối bằng phẳng, phía đông bắc là các dãy núi cát đỏ
trải dài ra tới sát biển, phía tây bắc là các dãy núi cao tiếp nối của dãy Nam Trường
Sơn, phía tây nam cũng bò che chắn bởi các dãy núi và cồn cát chạy dọc theo đường bờ
biển.
Đòa hình được chia làm 3 dạng chính:
- Vùng đồng bằng ven sông: diện tích chiếm 11,7% tổng diện tích tự nhiên, độ dốc
nhỏ 0 – 3
o
.
- Vùng cồn cát, bãi cát ven biển: chiếm 85,6% tổng diện tích tự nhiên, có đòa hình
tương đối cao với độ dốc 8 – 15
o
, có nơi 25 – 30
o
.
- Vùng đất mặn: nằm ở các nơi ven cửa sông, có độ dốc nhỏ, chiếm 2,2 % tổng
diện tích tự nhiên.
4
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận
2.1.3. Đặc điểm khí hậu:
Nhiệt độ trung bình khoảng 25 – 27
O
C, tổng nhiệt độ năm trên 9500
O
C. Độ ẩm bình
quân trong năm là 75 – 85%.

Có 2 mùa gió chính là:
- Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10, tốc độ gió trung bình trong khoảng
0,1 – 4 m/s
- Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tốc độ gió trung bình trong
khoảng 4 – 14 m/s
Vùng có lượng mưa hằng năm thấp, khoảng 1.111 mm, mùa mưa bắt đầu từ tháng 6
đến tháng 11 hàng năm và chiếm 85% lượng mưa cả năm. Mùa khô thường bắt đầu từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm. Các tháng
2, 3 và 4 hầu như không có mưa, nắng hạn gây gắt, các sông suối nhỏ hầu như bò khô
cạn.
Bảng 1: Đặc điểm khí hậu
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Nhiệt độ trung bình (
O
C)
26,9 27,1 27,1 26,9 26,9 27,0
Tổng giờ nắng (giờ)
2.556 2.562 2.903 2.734 3.048 2.786
Độ ẩm tương đối trung bình (%)
81 80 79 80 79 80
Lượng mưa trung bình (mm)
1.545 1.059 1.116 1.134 930 1.152
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Phan Thiết)
2.1.4. Hệ thống sông ngòi:
Hệ thống sông ngòi Phan Thiết được chia làm 2 lưu vực sông chính là sông Cái
Phan Thiết và sông Cà Ty, được chia thành các nhánh như sau:
Tên sông chính Nhánh chính Nhánh phụ Chiều dài Chảy qua thành phố
Sông Cái 88 km 1,1 km
Sông Cầu Ké 35,9 km 5,4 km
Mương Cái 25,2 km 8,2 km

Sông Cà Ty 86 km 7,2 km
Sông Cát 3,3 km 3,3 km
5
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận

Sông ngòi ở đây có đặc điểm ngắn và dốc, do chảy trên vùng có chế độ mưa khác
nhau nên chế độ chảy trên một dòng sông cũng khác nhau.
Trung bình hàng năm, tổng lượng dòng chảy sông ngòi của Phan Thiết là khoảng
0,61 tỷ m
3
nước, trong đó hệ thống sông Cà Ty chiếm 58,88%, sông Cái Phan Thiết
chiếm 41,12%. Lưu lượng nước tại các sông ngòi phân chia không đều theo thời gian,
lưu lượng lớn thường tập trung vào mùa mưa; về mùa khô các sông ngòi thường cạn kiệt
(lượng mước chỉ chiếm khoảng 20 – 24%), nên khả năng tải các chất ô nhiễm là bằng 0
đối với một số nhánh sông suối.
2.1.5. Biển:
Đặc điểm động lực và thủy văn của vònh Phan Thiết cũng có sự phân biệt theo 2
mùa. Vào mùa khô dòng chảy đi vào vònh Phan Thiết chủ yếu từ phía Nam qua vùng
nước lân cận Mũi Khe Gà, tại đây dòng chảy có thể đạt 50 – 60 cm/s tại tầng mặt và tại
độ sâu 5m, trong khu vực cách bờ từ 6 – 12 km. Vào mùa khô hướng dòng chảy có
những thay đổi so với mùa khô dòng chảy trung bình đi theo hướng Đông Bắc – Tây
Nam ít thay đổi về hướng theo độ sâu.
Phan Thiết có 57,4 km đường bờ biển trên tổng số 192 km tổng chiều dài bờ biển
của Bình Thuận – một vùng biển được đánh giá giàu về nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam.
Theo kết quả điều tra nguồn lợi biển cho thấy: vùng biển Bình Thuận có đến 192 loài
thực vật nổi và 79 loài động vật nổi, 116 loài động vật đáy. Kết quả cũng cho biết tổng
lượng cá vùng biển Bình Thuận khoảng 200.000 tấn, trong đó cá nổi là 80.000 tấn, cá
đáy là 120.000 tấn, các bãi cá đáy thường hình thành ở độ sâu 30 – 50 m nước trở ra.
Sản lượng khai thác trong vònh Phan Thiết dao động trong khoảng từ 22.000 – 30.000
tấn/năm.

2.1.6. Tài nguyên thiên nhiên:
6
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận
Với 57,4 km đường biển, Phan Thiết có nhiều tiềm năng để phát triển nghề muối,
du lòch.
Tài nguyên biển: rất phong phú và đa dạng, ngoài sản lượng cá các loại, hàng năm
còn khai thác khoảng 600 – 700 tấn tôm, 3.200 – 3.500 tấn mực, 10.000 – 12.000 tấn sò
điệp, sò lông, và nhiều loài hải sản khác. Phan Thiết còn có trên 260 ha mặt nước triều
có thể đưa vào nuôi các loại hải sản, làm muối, trong đó diện tích nuôi tôm là 140 ha.
Tài nguyên đất: Phan Thiết có khoảng 10 loại đất, trong đó cồn cát và đất cát biển
với diện tích 15.300 ha, chiếm 72,9% diện tích đất tự nhiên; đất phù sa có diện tích
2.840 ha chiếm 14,8% Phần lớn diện tích đất có độ dốc nhỏ từ 0 – 3
o
, đây là vùng đất
có khả năng phát triển các loại hình kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp.
Tài nguyên rừng: Diện tích rừng tự nhiên không còn nhiều, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ
trên toàn bộ tổng diện tích (toàn bộ chỉ còn 27 ha, chiếm 0,13% tổng diệân tích tự
nhiên), phần diện tích rừng trồng khá lớn với 5.841,01 ha. Tuy nhiên, rừng hiện tại của
Phan Thiết nghèo về chủng loại, chủ yếu là rừng phi lao phòng hộ và rừng sản xuất
trồng bạch đàn và keo lá tràm.
Tài nguyên khoáng sản: có không nhiều và nằm trong khu vực ven bờ biển. Mỏ
Imenit – Zircon ở Hàm Tiến – Mũi Né có trữ lượng 523,5.10
3
tấn. Mỏ đá Micogranit ở
lầu Ông Hoàng có trữ lượng 200.10
3
tấn có thể sản xuất men nỉ. Mỏ cát thủy tinh dọc
theo ven biển Phan Thiết có trữ lượng 18 triệu tấn.
2.2 . ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI:
2.2.1. Hành chính – dân cư:

Về hành chính, Phan Thiết được phân thành 18 phường, xã. Thống kê năm 2005,
tổng số dân cư là 207.853 người, mật độ dân số 1.006,72 người/km
2
và được phân bố
như sau:
Bảng 2: Hành chính thành phố Phan Thiết (năm 2005)
7
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận
STT Phường, xã
Diện tích
(km
2
)
Dân số
(người)
Mật độ dân số
(người/km
2
)
1 Phường Đức Thắng 0,4492 10.368 23.081,03
2 Phường Mũi Né 32,0580 24.153 753,42
3 Phường Hàm Tiến 10,3915 7.883 758,60
4 Phường Phú Trinh 1,5035 20.515 13.644,83
5 Phường Phú Hài 12,1320 11.719 965,96
6 Phường Phú Thủy 4,2062 18.087 4.300,08
7 Phường Xuân An 2,0397 6,084 2.982,79
8 Phường Thanh Hải 1,0840 9.105 8.399,45
9 Phường Phú Tài 2,8543 7.716 2.703,29
10 Phường Bình Hưng 0,7953 11.970 15.050,92
11 Phường Hưng Long 0,8075 12.683 15.706,50

12 Phường Đức Nghóa 0,3922 12.098 30.846,51
13 Phường Lạc Đạo 0,3797 14.041 36.979,19
14 Phường Đức Long 2,1263 17.577 8.266,47
15 Xã Thiện Nghiệp 74,0405 6.128 82,77
16 Xã Phong Nẫm 4,6180 5.342 1.156,78
17 Xã Tiến Lợi 5,8880 6.533 1.109,54
18 Xã Tiến Thành 50,7000 5.851 115,04
Tổng cộng 206,4659 207.853 1.006,72
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Phan Thiết)
2.2.2. Các ngành kinh tế:
Phan Thiết là trung tâm hành chính và kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Thuận, các cơ
sở sản xuất chủ yếu đều nằm tại đây. Ví dụ như khai thác thủy sản, đây là một nghành
rất phát triển của Bình Thuận, toàn tỉnh có hơn 5000 ghe thuyền với sản lượng khai
thác hàng năm 110000 – 120000 tấn, nhưng chỉ riêng Phan Thiết có hơn 2200 ghe
thuyền đánh cá với sản lượng khai thác hàng năm 45000 – 50000 tấn. Ngành khai thác
kéo theo sự phát triển của ngành chế biến thủy sản, nên ngành kinh tế chủ yếu của
Bình Thuận nói chung và của Phan Thiết nói riêng là kinh tế thủy sản. Bên cạnh đó với
bờ biển dài và đẹp, với vò trí đòa lý không xa Trung tâm công nghiệp phía Nam (cách
8
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận
thành phố Hồ Chí Minh 200 km), đã đưa ngành kinh tế du lòch ngày càng phát triển hơn,
và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng sản phẩm của đòa phương.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, Phan Thiết còn là một đòa phương công nghiệp chưa
phát triển, giá trò tổng sản phẩm còn thấp (năm 2005 GDP bình quân đầu người đạt 512
USD), tỷ trọng ngành các ngành sản xuất nông nghiệp và khai thác thủy sản còn lớn
trong khi tỷ trọng các ngành sản xuất công nghiệp chưa cao.
Chương III:
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
TẠI THÀNH PHỐ PHAN THIẾT
3.1. CÁC NGUỒN Ô NHIỄM:

Nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt từ các cộng đồng dân cư, và ngoài ra còn
phát sinh ở các nguồn sau:
- Các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Chế biến thủy hải sản,
chế biến nông sản, thức ăn gia súc, sản xuất nước đá, các lò giết mổ…nhưng chủ yếu là
nước thải từ các cơ sở chế biến hải sản. Toàn thành phố có 7 cơ sở chế biến hải sản
đông lạnh công suất trung bình 700 – 800 tấn/năm, vài chục cơ sở chế biến hải sản khô
với quy mô nhỏ, và hơn 1000 hộ chế biến nước mắm tại nhà với công suất chung 15
triệu lít/năm. Nước thải từ nguồn này có hàm lượng chất hữu cơ cao, theo kết quả kiểm
tra nước thải của một số cơ sở chế biến hải sản của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Bình Thuận thì chỉ tiêu BOD
5
vượt 8 – 17 lần, COD vượt 6,7 – 14,1 lần, TSS vượt 2,8 –
3,9 lần, Nitơ vượt 1,5 – 3,8 lần Tiêu chuẩn cho phép thải ra lưu vực nước loại B. Hiện
9
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận
nay, các cơ sở chế biến đông lạnh đều có đầu tư hệ thống xử lý nước thải nhưng hầu hết
còn hoạt động cầm chừng, ít hiệu quả, còn các cơ sở khác thì thải trực tiếp nước thải ra
sông, biển hoặc cho chảy tự ngấm.
- Dòch vụ du lòch, nhà hàng, khách sạn: Ngành dòch vụ du lòch hiện đang trở thành
một ngành kinh tế quan trọng của Phan Thiết. Toàn thành phố hiện có hơn 200 cơ sở du
lòch dưới dạng nhà nghỉ, nhà hàng và khách sạn với sức chứa 20.000 khách. Hầu hết các
cơ sở này đều chưa có hệ thống xử lý nước thải, nước thải được thải ra biển, sông hay
vào hệ thống thoát nước chung của thành phố.
- Các cơ sở y tế: Trên đòa bàn thành phố hiện có 3 bệnh viện đa khoa với 956
giường, và 20 trạm xá, phòng khám nằm rải rác ở các phường, xã với khoảng 100
giường, ngoài ra còn có hàng chục phòng khám tư nhân. Nước thải không được xử lý mà
đổ thẳng vào hệ thống thoát nước chung.
Tóm lại, hầu hết các nguồn phát sinh nước thải tại thành phố Phan Thiết đều chưa
có hệ thống xử lý nước thải, nước thải được đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ra
sông, biển hoặc cho tự thấm, thành phần của nước thải chủ yếu là chất hữu cơ, nước thải

từ công nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít.
3.2. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CẤP THOÁT:
3.2.1. Cấp nước:
Hệ thống cấp nước cho thành phố Phan Thiết bao gồm:
Nhà máy nước có công suất 12.000 m
3
/ngày, lấy nước từ sông Cà Ty, nguồn nước
sông chỉ bảo đảm cho nhà máy hoạt động bình thường 8 tháng trong năm, còn 4 tháng
mùa khô thường thiếu nước
Mạng lưới đường ống chuyển và phân phối nước giới hạn trong phạm vi thành
phố Phan Thiết, với tổng độ dài 28.900 m. Đài điều hòa có thể tích 300 m
3
, cao 25m
10
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận
Hệ thống cấp nước cho thành phố đang được cải tạo và nâng công suất nhằm đáp ứng
nhu cầu dùng nước ngày một tăng của thành phố.
3.2.2. Thoát nước:
Hệ thống thoát nước thành phố Phan Thiết có ít cả về số lượng (chỉ tập trung ở các
phường trung tâm của thành phố), tiết diện mương cống, xây dựng chấp vá, và chất
lượng không đảm bảo, các tuyến cống đóng vai trò trục tiêu nước chính chưa được chú
trọng xây dựng.
3.3. CHẤT LƯNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC:
3.3.1. Nước sông:
Hạ lưu 2 sông lớn trên đòa bàn thành phố đều bò nhiễm mặn, khi thủy triều lên,
nước mặn dâng về phía thượng nguồn cách cửa sông 3 – 7 km. Đây cũng là nơi tiếp
nhận trực tiếp nước thải từ sinh hoạt, sản xuất…. Theo kết quả quan trắc trong những
năm gần đây từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận và so sánh với TCCP
của nước mặt (TCVN 5942 – 1995) cho thấy:
- Giá trò pH: 7,5 – 8,1 , nằm trong TCCP nước mặt loại A

- Hàm lượng dầu mỡ: 0,05 – 0,15 mg/l nằm trong TCCP nước mặt loại B
- Hàm lượng hữu cơ: BOD
5
dao động 20 – 25 mg/l, xấp xỉ với TCCP nước mặt loại
B
- Hàm lượng TSS: 70 - 80 mg/l
- Hàm lượng Amoni (NH
4
+
): 0,15 – 0,3 mg/l
- Hàm lượng các kim loại nặng (As, Hg, Fe) rất nhỏ hầu như không có
- Hàm lượng ôxy hòa tan DO: 5,2 – 7 mg/l
- Vi sinh vật: 2500 – 15000 MPN/100ml
11
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận
Nhìn chung nước sông ở mức tiêu chuẩn nguồn nước mặt TCVN 5942 – 1995 loại
B.
3.3.2. Nước biển ven bờ:
Theo kết quả quan trắc trong những năm gần đây từ Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Bình Thuận và so sánh với TCCP của nước mặt (TCVN 5943 – 1995) cho thấy:
- Giá trò pH: 8 – 8,2
- Hàm lượng hữu cơ: BOD
5
dao động 12 – 16 mg/l
- Hàm lượng TSS: 56 - 75 mg/l
- Hàm lượng Amoni (NH
4
+
): 0,06 – 0,1 mg/l
- Hàm lượng các kim loại nặng (As, Hg, Fe) rất nhỏ hầu như không có

- Hàm lượng ôxy hòa tan DO: 5,5 – 6,5 mg/l
- Hàm lượng dầu mỡ: 0,01 – 0,04 mg/l
- Đã phát hiện 10 loại tảo gây hại nhưng mật độ không cao
- Vi sinh vật: 450 – 2500 MPN/100ml
Nhìn chung nước biển ven bờ còn trong TCCP, tuy vậy có dấu hiệu ô nhiễm dầu
mỡ, đặc biệt là ô nhiễm vi sinh trong mùa du lòch
3.3.3. Nước ngầm mạch nông:
Theo kết quả quan trắc trong những năm gần đây từ Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Bình Thuận và so sánh với TCCP (TCVN 5944 – 1995) cho thấy:
- Giá trò pH: 6,5 – 7,5
- Tổng chất rắn hòa tan (TDS): 120 – 500 mg/l
- Hàm lượng TSS: 56 - 75 mg/l
- Hàm lượng NaCl: 50 – 250 mg/l
- Hàm lượng các kim loại nặng (As, Hg, Fe) rất nhỏ hầu như không có
- Hàm lượng Nitrat: 10 – 25 mg/l
12
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận
- Hàm lượng hữu cơ: 4 – 7 mg/l
- Vi sinh vật: 15 - 900 MPN/100ml
Nhìn chung nước ngầm tầng nông còn nằm trong TCCP. Việc khai thác nguồn
nước này chưa quản lý đúng mức, và việc các nguồn nước thải chưa được xử lý và cho
tự ngấm, sẽ dẫn đến việc ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước ngầm.
Chương IV:
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ,
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
4.1. NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ:
Nước thải đô thò là tổ hợp hệ thống phức tạp của các thành phần vật chất, thường
gồm: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước mưa, nước thấm…
Lưu lượng nước thải phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu, và các tính chất
đặc trưng của đô thò. Khoảng 65 – 85% lượng nước cấp cho một người trở thành nước

thải. Lưu lượng và tính chất nước thải đô thò thường dao động trong phạm vi rất lớn, và
thường thay đổi theo mùa, theo các giờ trong ngày, các ngày trong tuần…
4.1.1. Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh
hoạt cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân… Được thải ra từ các căn hộ, cơ
quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải
sinh hoạt phụ thuộc vào dân số, tiêu chuẩn thoát nước và đặc điểm của hệ thống thoát
nước. Nước thải sinh hoạt được phân làm các loại như sau:
13
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận
- Nước thải từ các thiết bò vệ sinh như bồn tắm, chậu giặt… (không chứa phân, nước
tiểu và các loại thực phẩm). Loại nước này chủ yếu chứa các chất lơ lửng, các chất tẩy
giặt, thường gọi là “nước xám”. Nồng độ hữu cơ trong loại nước thải này thấp và thường
khó phân hủy sinh học, trong nước thường chứa nhiều tạp chất vô cơ.
- Nước thải chứa phân, nước tiểu từ các khu vệ sinh (còn gọi là nước đen). Trong
loại nước thải này thường tồn tại các loại vi khuẩn gây bệnh và dễ gây mùi hôi thối,
hàm lượng các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng như nitơ, photpho cao. Các loại nước
thải này thường gây nguy hại đến sức khỏe và dễ làm nhiễm bẩn nguồn nước mặt. Tuy
vậy, chúng khá thích hợp cho việc sử dụng làm phân bón hoặc tạo khí sinh học.
- Nước thải từ nhà bếp chứa dầu mỡ và các phế thải thực phẩm, cũng chứa nhiều
các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng khác.
4.1.2. Nước thải công nghiệp:
Nước thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp…
Nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào từng ngành sản
xuất, như nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm chứa nhiều chất hữu cơ có
hàm lượng cao; nước thải từ các nhà máy thuộc da ngoài hữu cơ còn có kim loại nặng,
sulful; từ các nhà máy xi mạ chứa nhiều kim loại nặng…
Lưu lượng nước thải công nghiệp phụ thuộc vào quy mô, tính chất sản phẩm, quy
trình công nghệ của từng nhà máy, xí nghiệp.

4.1.3. Nước ngầm thâm nhập vào mạng lưới cống dẫn:
Ở những nơi mạng lưới ống thoát nước đặt thấp hơn mực nước ngầm mạch nông, thì
luôn có một lưu lượng nước ngầm thâm nhập vào hệ thống cống qua các thành hố ga,
qua chỗ nối ống, qua thành ống có chất lượng xấu, và qua các chỗ gãy vỡ chưa kòp sữa
chữa. Ở những nơi mạng ống thoát nước đặt cao hơn mực nước ngầm, lượng nước thâm
14
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận
nhập vào ống chỉ xảy ra trong và sau khi mưa, vì khi nước mưa thấm xuống đất chưa kòp
tiêu thoát hết, mực nước ngầm tạm thời dâng cao.
4.1.4. Nước mưa:
Được hình thành do mưa, nước mưa chảy tràn qua đường phố, khu dân cư, khu công
nghiệp… rồi chảy vào hệ thống thoát nước chung. Nước mưa này có thể cuốn trôi nhiều
chất rắn, dầu mỡ, hóa chất, vi trùng…
4.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI:
Các phương pháp sử dụng để xử lý nước thải phụ thuộc vào các tính chất vật lý, hóa
học và sinh học của nước thải, do đó về bản chất kỹ thuật xử lý nước thải được chia làm
3 nhóm chính: lý học (cơ học), hóa học, sinh học. Nếu xác đònh ở cấp độ xử lý, các kỹ
thuật xử lý trên áp dụng ở các mức sau:
- Xử lý sơ bộ (xử lý bậc một): quá trình này dùng để loại bỏ các tạp chất thô, các
loại cặn trong nước thải. Những tạp chất thô này có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình
thường của các quá trình xử lý sau này, hay gây hỏng hóc các thiết bò phụ trợ khi hoạt
động. Các quá trình xử lý sơ bộ thường dùng: song chắn rác, lưới chắn rác, thiết bò
nghiền rác, bể lắng cát, bể tuyển nổi, bể lắng…
- Xử lý bậc hai: mục đích chính của giai đoạn này là loại trừ các hợp chất hữu cơ
và các chất rắn lơ lửng có khả năng phân hủy sinh học. Các quá trình thường được sử
dụng trong xử lý bậc hai là: bùn hoạt tính, bể biophin, các hồ sinh học…
- Xử lý bậc cao: được áp dụng khi yêu cầu xử lý cao hơn quá trình xử lý bậc hai có
thể đáp ứng. Người ta dùng xử lý bậc cao để loại bỏ các thành phần như dinh dưỡng
(nitơ, phôtpho…), các hợp chất độc, các hợp chất hữu cơ và các chất rắn lơ lửng. Quá
trình xử lý bậc cao có thể áp dụng các kỹ thuật sinh học, hóa học hoặc lý học. Ví dụ:

15
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận
quá trình sinh học để loại bỏ nitơ, phôtpho, keo tụ hóa học, quá trình lắng theo sau là
lọc hấp phụ bằng cacbon hoạt tính.
- Xử lý bùn cặn: đây là khâu rất quan trọng không thể không xét đến trong công
trình xử lý nước thải vì trong một số công đoạn xử lý luôn kèm theo một lượng bùn đáng
kể. Các kỹ thuật xử lý bùn có thể kể là: nén bùn, ổn đònh bùn, sấy bùn, sản xuất
compost…
4.2.1. Phương pháp xử lý lý học (cơ học):
Phương pháp này được sử dụng để tách các tạp chất không hòa tan và một phần các
chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Các công trình xử lý cơ học bao gồm:
1. Thiết bò chắn rác:
Thiết bò chắn rác có thể là song chắn rác hoặc lưới chắn rác, có chức năng chắn giữ
những rác bẩn thô (giấy, rau, cỏ, rác…), nhằm đảm bảo đảm cho máy bơm, các công
trình và thiết bò xử lý nước thải hoạt động ổn đònh. Song và lưới chắn rác được cấu tạo
bằng các thanh song song, các tấm lưới đan bằng thép hoặc tấm thép có đục lỗ… tùy
theo kích cỡ các mắt lưới hay khoảng cách giữa các thanh mà ta phân biệt loại chắn rác
thô, trung bình hay rác tinh.
Theo cách thức làm sạch thiết bò chắn rác ta có thể chia làm 2 loại: loại làm sạch
bằng tay, loại làm sạch bằng cơ giới.
2. Thiết bò nghiền rác:
Là thiết bò có nhiệm vụ cắt và nghiền vụn rác thành các hạt, các mảnh nhỏ lơ lửng
trong nước thải để không làm tắc ống, không gây hại cho bơm. Trong thực tế cho thấy
việc sử dụng thiết bò nghiền rác thay cho thiết bò chắn rác đã gây nhiều khó khăn cho
các công đoạn xử lý tiếp theo do lượng cặn tăng lên như làm tắc nghẽn hệ thống phân
phối khí và các thiết bò làm thoáng trong các bể (đóa, lỗ phân phối khí và dính bám vào
các tuabin…. Do vậy phải cân nhắc trước khi dùng.
3. Bể điều hòa:
16
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận

Là đơn vò dùng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự biến động về lưu lượng và tải
lượng dòng vào, đảm bảo hiệu quả của các công trình xử lý sau, đảm bảo đầu ra sau xử
lý, giảm chi phí và kích thước của các thiết bò sau này.
Có 2 loại bể điều hòa:
- Bể điều hòa lưu lượng
- Bể điều hòa lưu lượng và chất lượng
Các phương án bố trí bể điều hòa có thể là bể điều hòa trên dòng thải hay ngoài
dòng thải xử lý. Phương án điều hòa trên dòng thải có thể làm giảm đáng kể dao động
thành phần nước thải đi vào các công đoạn phía sau, còn phương án điều hòa ngoài
dòng thải chỉ giảm được một phần nhỏ sự dao động đó. Vò trí tốt nhất để bố trí bể điều
hòa cần được xác đònh cụ thể cho từng hệ thống xử lý, và phụ thuộc vào loại xử lý, đặc
tính của hệ thống thu gom cũng như đặc tính của nước thải.
4. Bể lắng cát:
Nhiệm vụ của bể lắng cát là loại bỏ cặn thô, nặmg như: cát, sỏi, mảnh thủy tinh,
mảnh kim loại, tro, than vụn… nhằm bảo vệ các thiết bò cơ khí dễ bò mài mòn, giảm cặn
nặng ở các công đoạn xử lý sau.
Bể lắng cát gồm những loại sau:
- Bể lắng cát ngang: Có dòng nước chuyển động thẳng dọc theo chiều dài của bể.
Bể có thiết diện hình chữ nhật, thường có hố thu đặt ở đầu bể.
- Bể lắng cát đứng: Dòng nước chảy từ dưới lên trên theo thân bể. Nước được dẫn
theo ống tiếp tuyến với phần dưới hình trụ vào bể. Chế độ dòng chảy khá phức tạp,
nước vừa chuyển động vòng, vừa xoắn theo trục, vừa tònh tiến đi lên, trong khi đó các
hạt cát dồn về trung tâm và rơi xuống đáy.
- Bể lắng cát tiếp tuyến: là loại bể có thiết diện hình tròn, nước thải được dẫn vào
bể theo chiều từ tâm ra thành bể và được thu và máng tập trung rồi dẫn ra ngoài.
17
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận
- Bể lắng cát làm thoáng: Để tránh lượng chất hữu cơ lẫn trong cát và tăng hiệu
quả xử lý, người ta lắp vào bể lắng cát thông thường một dàn thiết bò phun khí. Dàn
này được đặt sát thành bên trong bể tạo thành một dòng xoắn ốc quét đáy bể với một

vận tốc đủ để tránh hiện tượng lắng các chất hữu cơ, chỉ có cát và các phân tử nặng có
thể lắng.
5. Bể lắng:
Lắng là phương pháp đơn giản nhất để tách các chất bẩn không hòa tan ra khỏi
nước thải. Dựa vào chức năng và vò trí có thể chia bể lắng thành các loại:
- Bể lắng đợt 1: Được đặt trước công trình xử lý sinh học, dùng để tách các chất
rắn, chất bẩn lơ lững không hòa tan.
- Bể lắng đợt 2: Được đặt sau công trình xử lý sinh học dùng để lắng các cặn vi
sinh, bùn làm trong nước trước khi thải ra nguồn tiếp nhận
Căn cứ vào chiều dòng chảy của nước trong bể, bể lắng cũng được chia thành các
loại giống như bể lắng cát ở trên: bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng tiếp tuyến (bể
lắng radian).
6. Lọc:
Lọc được ứng dụng để tách các tạp chất phân tán có kích thước nhỏ khỏi nước thải,
mà các bể lắng không thể loại được chúng. Người ta tiến hành quá trình lọc nhờ các vật
liệu lọc, vách ngăn xốp, cho phép chất lỏng đi qua và giữ các tạp chất lại.
Vật liệu lọc được sử dụng thường là cát thạch anh, than cốc, hoặc sỏi, thậm chí cả
than nâu, than bùn hoặc than gỗ. Việc lựa chọn vật liệu lọc tùy thuộc vào loại nước thải
và điều kiện đòa phương.
Có nhiều dạng lọc: lọc chân không, lọc áp lực, lọc chậm, lọc nhanh, lọc chảy ngược,
lọc chảy xuôi…
18
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận
7. Tuyển nổi:
Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng hạt rắn
hoặc lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém ra khỏi pha lỏng. Trong một số trường hợp
quá trình này cũng được dùng để tách các chất hòa tan như các chất hoạt động bề mặt.
Quá trình như vậy được gọi là quá trình tách hay lám đặc bọt.
Trong xử lý nước thải về nguyên tắc tuyển nổi thường được sử dụng để khử các chất lơ
lửng và làm đặc bùn sinh học.

Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ (thường là
không khí) vào trong pha lỏng. Các khí đó kết dính với các hạt và khi lực nổi tập hợp
các bóng khí và hạt đủ lớn sẽ kéo theo các hạt cùng nổi lên bề mặt, sau đó chúng tập
hợp lại với nhau thành các lớp bọt chứa hàm lượng các hạt cao hơn trong chất lỏng ban
đầu.
Bảng 3 : Ứng dụng các công trình cơ học trong xử lý nước thải
Các công trình Ứng dụng
Lưới chắn rác Tách các chất rắn thô và có thể lắng
Nghiền rác Nghiền các chất rắn thô đến kích thước nhỏ hơn đồng
nhất
Bể điều hoà Điều hòa lưu lượng và tải trọng BOD và SS
Lắng Tách các cặn lắng và nén bùn
Lọc Tách các hạt cặn lơ lửng còn lại sau xử lý sinh học hoặc
hóa học
Màng lọc Tương tự như quá trình lọc, tách tảo từ nước thải sau hồ
ổn đònh
Vận chuyển khí Bổ sung và tách khí
Bay hơi và bay khí Bay hơi các hợp chất hữu cơ bay hơi từ nước thải
4.2.2. Phương pháp xử lý hóa lý:
19
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận
Thực chất của phương pháp hóa lý là đưa vào nước thải chất phản ứng nào
đấy để gây tác động với các chất bẩn biến đổi hóa học tạo thành chất khác dưới
dạng cặn hoặc chất hòa tan nhưng không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường.
Các phương pháp hóa lý thường được ứng dụng để xử lý nước thải là: keo tụ, tạo
bông, hấp thụ trích ly, bay hơi, tuyển nổi, và khử trùng nước thải
Bảng 4: Ứng dụng các quá trình hóa lý trong xử lý nước thải
Quá trình Ứng dụng
Khuấy trộn Khuấy trộn hóa chất và chất khí với nước thải và giữ cặn ở
trạng thái lơ lững

Tạo bông Giúp cho việc tập hợp các hạt cặn nhỏ thành các hạt lớn hơn
để có thể tách ra bằng lắng trọng lực
Tuyển nổi Tách hạt cặn lơ lửng nhỏ và các hạt có tỷ trọng sắp xỉ tỷ trọng
của nước, hoặc sử dụng để nén bùn sinh học
Hấp thụ Tách các chất hữu cơ không được xử lý bằng phương pháp hóa
học thông thường hoặc bằng phương pháp sinh học. Nó cũng
được dùng để tách ki m loại nặng, khử chlorine của nước thải
trước khi xử vào nguồn
Khử trùng:
- Bằng Clo
- Bằng ClO
2
- Bằng BrCl
2
- Bằng Ozone
- Bằng tia UV
Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh
Khử chlorine Tách clo còn lại sau quá trình clo hóa
4.2.3. Phương pháp xử lý sinh học:
20
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là dựa vào khả năng sống và hoạt động
của các vi sinh vật có tác dụng phân hóa những chất hữu cơ trở thành nước, những chất
vô cơ và những chất khí đơn giản.
Nước thải được xử lý bằng phương pháp sinh học sẽ được đặc trưng bởi chỉ tiêu BOD
hoặc COD. Để có thể xử lý bằng phương pháp này nước thải sản xuất cần không chứa
các chất độc và tạp chất, các muối kim loại nặng, hoặc nồng độ của chúng không được
vược quá nồng độ cực đại cho phép và có tỷ số BOD/COD ≥ 0,5.
Các công trình sinh học có thể được chia làm các công trình sinh học hiếu khí và kỵ khí,
hoặc có thể được phân loại thành các công trình sinh học trong điều kiện tự nhiên và

nhân tạo.
4.2.3.1. Công trình xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên:
Cơ sở của phương pháp này là dựa vào khả năng tự làm sạch đất và nước, việc xử lý
nước thải được thực hiện trên các công trình: cánh đồng tưới, bãi lọc, hồ sinh học…
1. Cánh đồng tưới và bãi lọc:
Cánh đồng tưới và cánh đồng lọc được xây dựng ở những nơi có độ dốc tự nhiên
0,02, cách xa khu dân cư về cuối hướng gió, và thường được xây dựng ở những nơi đất
cát, acát…
Cánh đồng tưới và bãi lọc là những ô đất được san phẳng hoặc dốc không đáng kể,
và được ngăn cách bằng những bờ đất. Nước thải được phân phối vào các ô nhờ hệ
thống mạng lưới tưới, bao gồm: mương chính, mương phân phối và hệ thống mạng lưới
tưới trong các ô. Kích thước của các ô phụ thuộc vào đòa hình, tính chất của đất và
phương pháp canh tác.
2. Hồ sinh học:
Hồ sinh học là hồ chứa dùng để xử lý nước thải bằng sinh học, chủ yếu dựa vào
quá trình tự làm sạch của hồ.
Ngoài nhiệm vụ xử lý nước thải hồ sinh học còn có thể đem lại những lợi ích sau:
21
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận
- Nuôi trồng thủy sản
- Nguồn nước để tưới cho cây trồng
- Điều hòa dòng chảy nước mưa trong hệ thống thoát nước đô thò.
Căn cứ theo đặc tính tồn tại và tuần hoàn của các vi sinh và sau đó là cơ chế xử lý,
người ta phân loại làm 3 loại hồ: Hồ kỵ khí, hồ hiếu kỵ khí (Facultativ) và hồ hiếu khí.
 Hồ kỵ khí:
Dùng để lắng và phân hủy cặn lắng bằng phương pháp sinh hóa tự nhiên dựa trên
cơ sở sống và hoạt động của vi sinh vật kỵ khí. Loại hồ này thường được dùng để xử lý
nước thải công nghiệp có độ nhiễm bẩn lớn, còn ít dùng để xử lý nước thải sinh hoạt, vì
nó gây ra mùi hôi thối khó chòu. Hồ kỵ khí phải cách xa nhà ở và xí nghiệp thực phẩm
1,5 – 2 km.

 Hồ hiếu kỵ khí (facultativ):
Loại hồ này thường được gặp trong điều kiện tự nhiên, trong hồ thường xảy ra hai
quá trình song song: quá trình ôxy hóa hiếu khí chất nhiễm bẩn hữu cơ và quá trình
phân hủy mêtan cặn lắng. Đặc điểm của loại hồ này xét theo chiều sâu có thể chia làm
3 phần: lớp trên mặt là vùng hiếu khí, lớp giữa là vùng trung gian, còn lớp dưới là vùng
kỵ khí.
 Hồ hiếu khí:
Quá trình ôxy hóa các chất hữu cơ bằng vi sinh vật hiếu khí. Được phân làm hai
nhóm: hồ làm thoáng tự nhiên và hồ làm thoáng nhân tạo.
- Hồ làm thoáng tự nhiên: ôxy cung cấp cho quá trình ôxy hóa chủ yếu do sự
khuyếch tán không khí qua mặt nước và qua quá trình quanh hợp của các thực vật nước.
- Hồ hiếu khí làm thoáng nhân tạo: nguồn cung cấp ôxy cho quá trình sinh hóa là
bằng các thiết bò như bơm khí nén hoặc máy khuấy cơ học.
4.2.3.2. Công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo:
1. Bể lọc sinh học (bể Biôphin):
22
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận
Là công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo
nhớ các vi sinh vật hiếu khí.
Quá trình xử lý diễn khi nước thải được tưới lên bề mặt của bể và nước thấm qua
lớp vật liệu lọc được đặt trong bể. Ở bề mặt và ở các khe hở của các hạt vật liệu lọc,
các chất cặn được giữ lại và tạo thành màng gọi là màng vi sinh. Lượng ôxy cần thiết
để ôxy hóa các chất bẩn hữu cơ thâm nhập vào bể cùng với nước thải khi ta tưới, hoặc
qua khe hở thành bể, qua hệ thống tiêu nước từ đáy đi lên.
Bể biôphin được phân loại dựa theo nhiều đặc điểm khác nhau, nhưng trên thực tế
bể được phân làm hai loại:
- Biôphin nhỏ giọt: dùng để xử lý sinh hóa nước thải hoàn toàn. Đặc điểm riêng
của bể là kích thước của các hạt vật liệu lọc không lớn hơn 25 – 30mm, và tải trọng
nước nhỏ 0,5 – 1,0 m
3

/m
2
, nên chỉ thích hợp cho trường hợp lưu lượng nhỏ từ 20 – 1000
m
3
/ngày đêm.
- Biôphin cao tải: khác với biôphin nhỏ giọt là chiều cao của bể công tác và tải
trọng tưới nước cao hơn, vật liệu lọc có kích thước 40 – 60 mm. Nếu ở bể biôphin nhỏ
giọt thoáng gió là nhờ tự nhiên thì ở bể biôphin cao tải lại là nhân tạo. Bể có thể được
dùng để xử lý nước thải bằng sinh học hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
2. Bể Aeroten:
Bể Aeroten là công trình là bằng bê tông, bê tông cốt thép, với mặt bằng thông
dụng là hình chữ nhật, là công trình sử dụng bùn hoạt tính để xử lý các chất ô nhiễm
trong nước.
Bùn hoạt tính là loại bùn xốp chứa nhiều vi sinh có khả năng ôxy hóa và khoáng
hóa các chất hữu cơ có trong nước thải.
Để giữ cho bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng, và để đảm bảo ôxy dùng cho quá
trình ôxy hóa các chất hữu cơ thì phải luôn luôn đảm bảo việc làm thoáng gió. Số lượng
23
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận
bùn tuần hoàn và số lượng không khí cần cấp phụ thuộc vào độ ẩm và mức độ yêu cầu
xử lý nước thải.
Bể được phân loại theo nhiều cách: theo nguyên lý làm việc có bể thông thường và
bể có ngăn phục hồi; theo phương pháp làm thoáng là bể làm thoáng bằng khí nén, máy
khuấy cơ học, hay kết hợp; …
Ngoài 2 công trình xử lý sinh học nhân tạo trên còn có các công trình khác: Mương
ôxy hóa, bể UASB, bể lắng hai vỏ…
4.2.4. Phương pháp xử lý cặn:
Trong các trạm xử lý thường có khối lượng cặn lắng tương đối lớn từ song chắn rác,
bể lắng đợt một, đợt hai… Trong cặn chứa rất nhiều nước (độ ẩm từ 97% – 99 %), và

chứa nhiều chất hữu cơ có khả năng, do đó cặn cần phải được xử lý để giảm bớt nước,
các vi sinh vật độc hại trước khi thải cặn ra nguồn tiếp nhận.
Các phương pháp xử lý cặn gồm:
1. Cô đặc cặn bằng trọng lực: Là phương pháp để bùn lắng tự nhiên, các công trình
của phương pháp này là các bể lắng giống như bể lắng nước thải: bể lắng đứng, bể ly
tâm…
2. Cô đặc cặn bằng tuyển nổi: Lợi dụng khả năng hòa tan không khí vào nước khi
nén hỗn hợp khí nước ở áp lực cao, sau đó giảm áp lực của hỗn hợp xuống áp lực của
khí quyển, khí hòa tan lại tách ra khỏi nước dưới dạng các bọt nhỏ dính bám vào hạt
bông cặn, làm cho tỷ trọng hạt bông cặn nhẹ hơn nước và nổi lên trên bề mặt. Các công
trình sử dụng phương pháp này gọi là bể tuyển nổi có hình chữ nhật hoặc hình tròn.
3. Ổn đònh cặn: Là phương pháp nhằm phân hủy các chất hữu cơ có thể phân hủy
bằng sinh học thành CO
2
, CH
4
và H
2
O, giảm vấn đề mùi và loại trừ thối rữa của cặn,
đồng thời giảm số lượng vi sinh vật gây bệnh và giảm thể tích cặn. Có thể ổn đònh cặn
hóa chất, hay bằng phương pháp sinh học hiếu khí hay kỵ khí. Các công trình được sử
dụng trong ổn đònh cặn như: bể tự hoại, bể lắng hai vỏ, bể mêtan…
24
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận
4. Làm khô cặn: Có thể sử dụng sân phơi, thiết bò cơ học (máy lọc ép, máy ép băng
tải, máy lọc chân không, máy lọc ly tâm…), hoặc bằng phương pháp nhiệt. Lựa chọn
cách nào để làm khô cặn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mặt bằng, điều kiện đất đai, yếu
tố thủy văn, kinh tế xã hội…
4.2.5. Các phương pháp khử trùng:
Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa rất nhiều vi khuẩn,

hầu hết các vi khuẩn này đều không phải là các vi khuẩn gây bệnh, nhưng không loại
trừ khả năng tồn tại của một vài vi khuẩn gây bệnh. Nếu nước thải ra nguồn tiếp nhận
thì khả năng gây bệnh là rất lớn, do đó cần phải khử trùng nước trước khi thải. Các
phương pháp khử trùng nước thải phổ biến hiện nay là:
1. Sử dụng Clo lỏng hay Clo hơi qua thiết bò đònh lượng Clo
2. Dùng Hypoclorit – canxi ( Ca(ClO)
2
) dạng bột, hòa tan trong thùng dung dòch 3 –
5% rồi đònh lượng vào bể tiếp xúc
3. Dùng Hypoclorit – natri, nước zavel NaClO
4. Dùng Ozon: Ozon được sản xuất từ không khí do máy tạo ozon đặt ngay trong
trạm xử lý. Ozon sản xuất ra được dẫn ngay vào bể hòa tan và tiếp xúc
5. Dùng tia cực tím (UV): tia UV sử dụng trực tiếp bằng ánh sáng mặt trời, hoặc
bằng đèn thủy ngân áp lực thấp được đặt ngầm trong mượng có nước thải chảy qua.
4.3. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÁC ĐÔ THỊ TẠI VIỆT
NAM: (theo nguồn của Ban Quản lý dự án PMU 415)
1. Hệ thống xử lý nước thải Cần Thơ (Công suất Q = 24.000 m
3
/ng.đ)
25

×