Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tác động của thế chế chính thức và thể chế phi chính thức lên dòng vốn FDI tại việt nam và các nước khu vực châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 95 trang )

1

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Lý do chọn đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hình thức đầu tư dài hạn đóng vai trò
quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, tạo công ăn việc
làm… của các quốc gia trong đó có các nước đang phát triển. Kể từ khi xuất hiện lần
đầu tiên trên thế giới vào khoảng thế kỷ thứ 19 đến nay, hoạt động đầu tư nước ngoài
đã có những biến đổi sâu sắc. Xu hướng chung là ngày càng tăng lên về số lượng, quy
mô, hình thức, thị trường, lĩnh vực đầu tư và sự tập trung ngày càng nhiều của các công
ty xuyên quốc gia(MNE). Các MNE kiểm soát gần 90% vốn FDI trên thế giới, điều này
phản ánh xu thế tham gia tích cực hơn của các nước vào quá trình toàn cầu hoá, liên kết
và hợp tác quốc tế. Vì vậy, thông qua dòng vốn FDI, các quốc gia đang phát triển nói
chung và khu vực Châu Á nói riêng nhanh chóng đạt được nhiều thành tựu đáng kể và
trở thành một trong những vùng kinh tế năng động, đầy hứa hẹn trên bản đồ thế giới.
Riêng tại Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua, FDI giữ vai trò then chốt trong trong sự
nghiệp thúc đẩy công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, sau khủng hoảng năm 2008, nền kinh tế vẫn chưa kịp phục hồi dẫn
đến dòng vốn FDI toàn cầu sụt giảm đáng kể. Theo báo cáo về đầu tư xuất bản ngày
24/1/2013 của Cơ quan Liên Hợp Quốc về đầu tư và thương mại(UNCTAD) cho biết
năm 2012 thế giới ghi nhận con số 1.300 tỷ USD vốn FDI được luân chuyển toàn cầu,
đã giảm so với con số 1.600 tỷ của năm 2011. Và tình hình năm 2013 cũng không mấy
khả quan, vẫn quay quanh ngưỡng của năm trước đã tạo nên một ―cuộc đua‖ FDI ngày
càng trở nên khắc nghiệt. Những vấn đề này đặt ra câu hỏi làm thế nào để thu hút FDI
và ― sử dụng vốn ngoại‖ một cách hiệu quả ở các nước đang phát triển?
Để trả lời cho câu hỏi này, hàng loạt các bài nghiên cứu ra đời và không ít bài
nghiên cứu trong số đó như một cuộn băng tua chậm giúp ta có cái nhìn ban đầu về tác
động của các nhân tố lên dòng vốn FDI. Như nghiên cứu của Garibaldi và cộng
sự(2002) tại 26 nền kinh tế chuyển đổi Đông Âu cho ra kết quả hồi quy FDI được giải
thích tốt bởi các nhân tố cơ bản của nền kinh tế như sự ổn định của kinh tế vĩ mô, mức
độ cải cách nền kinh tế, tự do hoá thương mai, tình trạng quan liêu của chính phủ mà


tiêu biểu là vấn nạn tham nhũng ở các nước nhận đầu tư. Hay nghiên cứu của Pravakar
2

Sahoo (2006) tại các nước Nam Á trong giai đoạn 1975- 2003, bao gồm Ấn Độ,
Pakistan, Bangladesh, Srilanka nhân thấy các nhân tố như quy mô thị trường, tỷ lệ tăng
trưởng lực lượng lao động, chỉ số cơ sở hạ tầng và mức độ mở cửa thương mại có tác
động lên FDI.
Tuy nhiên, nhìn chung những bài nghiên cứu hầu như tập trung vào đi sâu phân
tích những vấn đề cụ thể, rất riêng về một khía cạnh nào đó, chưa cung cấp một bức
tranh toàn diện về mối quan hệ giữa những thể chế phi chính thức của các quốc gia, đó
là những thể chế phản ánh quan điểm của người dân với các quy tắc và chuẩn mực đã
được hệ thống hoá tạo thành những thể chế chính thức như kinh tế, chính trị… Thứ hai,
có rất ít các nghiên cứu diễn ra trên một loạt các thể chế chính thức và phi chính thức
cũng như cung cấp các kết quả bao quát về những thể chế khác nhau thì tác động khác
nhau đến dòng vốn FDI đổ vào như thế nào hay nói cách khác, loại hình thể chế nào thu
hút hoặc không thu hút FDI? Nhận thấy được điều này cộng với nhu cầu thu hút vốn
FDI từ các quốc gia phát triển như Việt Nam, đã thôi thúc chúng tôi quyết định thực
hiện nghiên cứu: ―Tác động của thế chế chính thức và thể chế phi chính thức lên dòng
vốn FDI tại Việt Nam và các nước khu vực Châu Á‖. Trên cơ sở các kết quả nghiên
cứu chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp thêm cho các học giả về vai trò của các thể chế khác
nhau lên FDI, động lực hình thành chúng một cách riêng biệt cũng như đề xuất các gợi
ý chính sách cho các nhà điều hành với mục tiêu phát triển nền kinh tế các quốc gia,
khu vực và đặc biệt là Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu đề xuất một kết cấu và thiết lập các công cụ để tạo điều kiện cho
các nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết xa hơn nữa trên những thể chế chính thức
thông qua cung cấp tư liệu về tác động của thể chế kinh tế, thể chế chính trị, thể chế
điều tiết trong việc thu hút các chiến lược đầu tư từ các công ty đa quốc gia vào các
quốc gia, đặc biệt là khu vực Châu Á. Trên cơ sở đó, nghiên cứu hướng đến trả lời 2
câu hỏi:

1. Thể chế phi chính thức có mối tương quan như thế nào với các thể chế chính
thức của các quốc gia đó?
3

2. Xác định tác động của các thể chế chính thức khác nhau đến sự hấp dẫn của một
quốc gia đối với những nhà quản trị các công ty đa quốc gia và thu hút dòng vốn
FDI đổ vào như thế nào?
Phƣơng pháp nghiên cứu
Để kiểm tra những ảnh hưởng trên và các tác động của môi trường thể chế,
chúng tôi đã thu thập và phân tích dữ liệu 10 quốc gia Châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonexia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippine, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam
trong 13 năm từ giai đoạn năm 2000 đến năm 2012 đã cung cấp mẫu gồm nhiều định
chế và văn hóa đa dạng, phong phú. Ngoài các nước phát triển, mẫu dữ liệu cũng bao
gồm một số nền kinh tế mới nổi Ấn độ, và Trung Quốc và một vài nước đang phát triển
nhưng chậm hơn gồm Việt Nam, Indonexia, Malaysia…
Phương pháp được sử dụng là kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (Exploratory
Factor Analysis – EFA) để kiểm định chiều và mức độ tác động của các thể chế phi
chính thức cụ thể là văn hoá cùng với thể chế chính thức gồm thể chế điều tiết, thể chế
chính trị và thể chế kinh tế lên sự thay đổi trong dòng vốn FDI chảy vào.
Nội dung nghiên cứu
Nội dung bài nghiên cứu đóng góp vào lý thuyết thể chế bằng cách kiểm tra tác
động của các thể chế phi chính thức lên các thể chế chính thức và tác động của các thể
chế chính thức lên dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào. Cụ thể, chúng tôi tổng
hợp nhiều bài nghiên cứu trước đây, từ nhiều lĩnh vực khác nhau để xác định vai trò của
thể chế điều tiết, thể chế chính trị và thể chế kinh tế của một quốc gia. Kết quả cho thấy
những thể chế phi chính thức của quốc gia thể hiện qua hai phương diện của văn hóa là
chủ nghĩa tập thể và định hướng tương lai, đã góp phần hình thành nên các thể chế
chính thức của quốc gia đó. Lần lượt, mỗi yếu tố trong ba yếu tố của thể chế chính thức
có những tác động khác nhau tới mức độ dòng FDI chảy vào trong nước. Từ đó, hình
thành nền tảng cơ bản trong việc thu thập và xử lý dữ liệu cũng như đưa ra những lập

luận và phân tích cụ thể hơn về tác động của từng yếu tố thể chế lên dòng vốn FDI chảy
vào nội địa.

4

Đóng góp của đề tài
Bài nghiên cứu của chúng tôi là một trong những nghiên cứu đầu tiên giải thích
về mặt lý thuyết lẫn nghiên cứu thực nghiệm cách mà các thể chế phi chính thức của
một quốc gia hình thành nên nhiều thể chế chính thức của quốc gia đó. Sử dụng dữ liệu
của 10 quốc gia trong hơn 13 năm, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này bằng cách phát
triển phương pháp đo lường mới cho ba loại hình thể chế chính thức quan trọng, mỗi
một trong số đó phục vụ một vai trò khác nhau trong xã hội. Ngoài ra chúng tôi nghiên
cứu ảnh hưởng của ba loại hình thể chế chính thức đến khả năng thu hút vốn của thị
trường trong nước đối với các khoản đầu tư từ MNEs, với bằng chứng là đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI). Bằng cách điều tra các thể chế với số lượng nhiều và đa dạng,
chúng tôi có thể cung cấp cái nhìn sâu vào các loại hình và đặc điểm của các thể chế
đang thu hút hoặc ngăn cản MNE đầu tư vào một quốc gia.
Môi trường các thể chế đa chiều, phức tạp và nhiều thể chế khác nhau phụ thuộc
lẫn nhau (North, 1990; Ostrom, 2005; Scott, 1995). Do đó, chúng ta chỉ có thể hiểu
được tác dụng thực sự của những môi trường như vậy bằng cách nghiên cứu khảo sát
đồng thời nhiều thể chế. Theo đó, nghiên cứu của chúng tôi đã có những đóng góp
trước hết cho lý thuyết quản trị và sau đó cho vấn đề thu hút FDI ở các quốc gia Châu
Á nói riêng. Đầu tiên, chúng tôi tổng hợp lý thuyết và nghiên cứu các ngành lân cận để
xác định ba loại hình thể chế chính thức, mô tả vai trò của chúng trong xã hội và các
phương pháp đo lường chúng. Thứ hai, chúng tôi liên kết các thể chế phi chính thức của
các quốc gia được phản ánh trong văn hoá với ba loại hình thể chế chính thức. Thứ ba,
chúng tôi chứng minh những hệ quả mà mỗi thể chế chính thức tác động đế dòng FDI
của quốc gia. Tóm lại, các phương pháp đo lường và lý thuyết chúng tôi cung cấp có
thể cải thiện sự hiểu biết của các học giả về vai trò mà các thể chế khác nhau thực hiện,
những động lực hình thành chúng một cách riêng biệt, và những hệ lụy riêng của

chúng. Hơn nữa, công trình nghiên cứu này sẽ cung cấp nền tảng cho các nghiên cứu
trong tương lai về các chiến lược của doanh nghiệp và những tác động của chúng lên
hiệu suất kinh doanh.

5

Hƣớng phát triển đề tài
Bên cạnh những đóng góp thiết thực, đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế
nhất định, đó là hạn chế khách quan trong môi trường thể chế phức tạp đa góc cạnh,
cũng như hạn chế chủ quan trong việc xây dựng mô hình. Bên cạnh đó việc ghi nhận dữ
liệu của nhóm theo phương pháp thủ công do đó sai sót trong khâu nhập liệu là điều
khó tránh khỏi. Ngoài ra, kết quả kiểm định cho thấy có rất ít mối quan hệ giữa văn hoá
với các thể chế thanh khoản thị trường, do đó cần có các kiểm định lý thuyết có ý nghĩa
hơn đối với biến này.
Một hướng nghiên cứu mới cho đề tài này chính là đi sâu phân tích, kiểm định
sự ảnh hưởng hỗn hợp của nhiều thể chế lên sự lựa chọn của nhà quản trị các MNE; đặc
biệt xem xét nguồn gốc của thể chế chính thức và phi chính thức. Thật vậy, chúng tôi
thiếu những dữ liệu để hiển thị một cách rõ ràng rằng các thể chế phi chính thức là
nguồn gốc của các thể chế chính thức, và các bài nghiên cứu trước đây đều yêu cầu để
giải quyết vấn đề này. Greif (1994) đã kiểm tra cách thức mà nền văn hóa của hai xã
hội trong thế kỷ 11 và 12 đã góp phần vào sự phát triển của các thể chế chính thức khác
nhau đến chi phối kinh tế trao đổi và thực thi quyền sở hữu. Ông cho rằng các thể chế
chính thức phát triển theo quỹ đạo đường cong mà được định hình từ văn hóa của xã
hội. Theo thời gian, những thay đổi về thể chế lại củng cố nền văn hóa. Nói cách khác,
các tiêu chuẩn và các giá trị văn hóa có thể là nền tảng cho sự phát triển của tổ chức
chính thức. Từ đó có thể đưa ra các bằng chứng bao quát về mối quan hệ tồn tại giữa
thể chế phi chính thức và thể chế chính thức cũng như giữa chúng lền dòng vốn FDI.

Kết cấu bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu bao gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài
Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận

MỤC LỤC

1. GIỚI THIỆU 1
2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 3
2.1. Khái niệm 3
2.1.1. Một số thể chế chính thức 4
2.1.2. Một số thể chế phi chính thức 5
2.1.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 6
2.2. Các nghiên cứu trên thế giới và châu Á 7
2.3. Mối quan hệ giữa thể chế phi chính thức và thể chế chính thức tới dòng vốn
FDI 11
2.3.1. Mối quan hệ giữa thể chế phi chính thức và dòng vốn FDI 11
2.3.2. Mối quan hệ giữa thể chế chính thức và dòng vốn FDI đổ vào. 15
2.4. Thực trạng thu hút FDI của các nước Châu Á 19
2.4.1. Tình hình thu hút FDI của một số quốc gia Châu Á 20
3. PHƢƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 34
3.1. Phương pháp nghiên cứu 34
3.1.1. Phương pháp phân tích các nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor
Analysis) 34
3.1.2. Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) 39
3.2. Mô tả dữ liệu 40
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 40
3.2.2. Xử lý số liệu 43
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44

4.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA 44
4.2. Mô hình hồi quy 50
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 57

5.1. Kết luận 57
5.2. Đề xuất ý kiến 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Phụ lục 1. Bảng mô tả biến 1
Phụ lục 2. Bảng thống kê mô tả của các biến thể chế 4
Phụ lục 3. Bảng kết quả hệ số tải nhân tố trƣớc khi xoay 5
Phụ lục 4. Ma trận hệ số tƣơng quan của các biến 6
Phụ lục 5. Ma trận hệ số nhân tố 7



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
Gốc tiếng Anh
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Foreign Direct Investment
MNE
Công ty xuyên quốc gia
Multinational enterprises
UNCTAD
Hội nghị LHQ về thương
mại và phát triển
United Nations Conference
on Trade and Development

EFA
Phân tích nhân tố khám phá
Exploratory factor analyses
REM
mô hình các ảnh hưởng
ngẫu nhiên
Random Effects Model
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
World Trade Organization
IMF
Quỹ tiền tệ thế giới
International Monetary
Fund
OECD
Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế
Organization for Economic
Cooperation and
Development
ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á
Association of Southeast
Asian Nations
GCC
Hội đồng Hợp tác vùng
Vịnh
Gulf Cooperation Council
WDI

Chỉ báo phát triển thế giới
World Development
Indicators
IEF
Chỉ số về tự do kinh tế
Index of Economic
Freedom
POLCON
Chỉ số về ràng buộc chính
trị
Political Constraint Index
PRS
Dữ liệu về rủi ro chính trị
Political Risk Services
MLE
Phương pháp ước lượng
hợp lý cực đại
Maximum Likelihood
Estimates
GDP
Tổng sản phẩm nội địa
Gross Domestic Product
CP
Chính phủ

NH
Ngân hàng





DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1. 10 công ty phi tài chính xuyên quốc gia lớn nhất từ các nước Châu Á đang phát
triển, được xếp hạng theo tài sản nước ngoài, 2004 (Triệu USD)
Bảng 2. Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á: dòng FDI của một số nền kinh tế tiêu biểu
2008-2009 (triệu USD)
Bảng 3. Dòng FDI theo vùng, 2011-2013 (tỷ USD)
Bảng 4. Bảng mô tả các biến đại diện văn hóa
Bảng 5. Bảng mô tả các biến kiểm soát
Bảng 6. Bảng trị số Eigenvalue của các biến
Bảng 7. Bảng hệ số tải nhân tố sau khi thực hiện phép quay oblique
Bảng 8. Bảng tóm tắt kết quả phân tích nhân tố
Bảng 8. Kết quả hồi quy: Tác động của văn hóa lên thể chế chính thức
Bảng 9. Kết quả hồi quy: Tác động của văn hóa và thể chế chính thức lên dòng vốn FDI
đổ vào

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Tỷ trọng trong GDP danh nghĩa thế giới
Hình 2. Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á và Châu Đại Dương: Các dòng FDI vào khu vực
và tỷ trọng của chúng trong tổng nguồn vốn cố định, 1995-2005
Hình 3. Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á: Các dòng FDI, 10 nền kinh tế hàng đầu,

2004-2005 (Tỷ USD)
Hình 3. Nhóm 5 nước có dòng FDI lớn nhất Tây Á, 2007-2008 (tỷ USD)
Hình 4. Nhóm 20 nước thu hút nhiều dòng vốn FDI nhất năm 2013 (tỷ USD)
(so với xếp hạng năm 2012)
Hình 6. Biểu đồ dốc (Scree plot)
Hình 7. Sơ đồ tóm tắt tác động của thể chế phi chính thức và thể chế chính thức lên dòng
vốn FDI đổ vào



1

1. GIỚI THIỆU
Trong nhiều thập niên gần đây, dưới làn sóng toàn cầu hoá, dòng vốn FDI đổ
vào các nước ngày càng gia tăng, tạo nên nhiều cơ hội tăng trưởng và phát triển ở các
quốc gia nhận đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có sự gia tăng nhanh chóng trên
toàn thế giới, từ mức trung bình hàng năm 142 tỷ USD trong những năm 1985 -1990
lên hơn 385 tỷ USD vào năm 1996, đến năm 2007, FDI đã đạt mức 1900 tỷ USD (
UNCTAD, 2009). Tuy nhiên, năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính
khiến cho dòng vốn FDI sút giảm 14% (chỉ còn 1700 tỷ USD) và 1200 tỷ USD vào
năm 2009. Cho đến năm 2010, đã đánh dấu sự gia tăng trở lại của FDI toàn cầu tăng
15% so với năm 2009, FDI tiếp tục gia tăng trong năm 2011 đạt mức 1600 tỷ USD. Tuy
nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu giảm xuống 18% trong năm 2012, giảm từ
1600 tỷ USD xuống còn 1300 tỷ USD và năm 2013 giữ ngang mức tương đương với
năm 2012. Nguyên nhân có thể là do sự phục hồi của nền kinh tế sau khủng hoảng kéo
dài hơn dự kiến và chính sách vĩ mô bất ổn. Năm 2012 cũng là năm đầu tiên ghi nhận
các nước đang phát triển tiếp nhận nhiều vốn FDI hơn các nước phát triển. Trong đó, tại
khu vực Châu Á tuy sụt giảm khoảng 6,7% nhưng tính chung toàn khu vực thì Châu Á
chiếm 58% lượng vốn FDI vào các nước đang phát triển. Riêng tại khu vực Đông Nam
Á, thu hút FDI vào Indonesia và Philippines cũng như ở các nước có thu nhập thấp như
Campuchia, Myanmar và Việt Nam được cải thiện.
Có thể nói, sự biến động nguồn vốn FDI lên xuống theo những thời điểm khác
nhau cũng như khác biệt giữa các khu vực rõ ràng được tác động bởi nhiều yếu tố
trong đó có cả những yếu tố thể chế chính thức và phi chính thức Vậy những nguyên
nhân nào thu hút FDI và chúng có tác động như thế nào lên FDI của một số quốc gia
Châu Á? Đó chính là dấu hỏi lớn cần được giải đáp.
Và bài nghiên cứu hướng đến cung cấp một nền tảng lý thuyết về các thể chế phi chính
thức và chính thức tác động lên dòng vốn FDI cũng như các bằng chứng thực nghiệm
dựa vào mô hình phân tích các nhân tố khám phá EFA và mô hình các ảnh hưởng ngẫu

nhiên (REM) với bộ dữ liệu từ 10 quốc gia Châu Á (trong đó có Việt Nam) giai đoạn từ
năm 2000 – 2012. Ngoài ra chúng tôi còn đưa thêm bốn biến kiểm soát là: dân số, lao
động ngành công nghiệp, vận chuyển đường sắt và chỉ số kết nối vận tải biển vào mô
2

hình nhằm làm giảm bất cứ tác động nào có thể gây nhiễu cho các nhân tố khác hoặc
việc diễn giải kết quả của nghiên cứu.
Phần tiếp theo sẽ trình bày về một số khái niệm, tổng quan lý thuyết cũng như
bằng chứng thực nghiệm của các nghiên cứu trước đây trên thế giới và tại Việt Nam về
tác động của các nhân tố lên dòng vốn FDI. Phần 3 liên quan đến phương pháp nghiên
cứu và xử lí số liệu, áp dụng cho 10 quốc gia Châu Á. Phần 4 là nội dung và kết quả
nghiên cứu. Kết luận và đề xuất ý kiến được trình bày ở phần 5.

3

2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm
Theo quan điểm của Hodgson: thể chế là ―hệ thống những quy luật được thiết
lập nhằm xây dựng nên các mối tương tác trong xã hội‖. Thể chế bao gồm: thể chế
chính thức (luật và quy định) và thể chế phi chính thức (văn hoá, cách ứng xử). Vậy thể
chế chính thức và thể chế phi chính thức theo quan điểm các nhà kinh tế học được định
nghĩa như thế nào?
Helmke và Levitsky (2004) cho rằng thể chế chính thức được công khai và hệ
thống hóa, chúng được tạo lập và chấp nhận rộng rãi như những quy tắc chính thức còn
các thể chế phi chính thức được xã hội tạo ra, chia sẻ và thường là bất thành văn. Bên
cạnh đó, quan điểm của Ben Cousins trong tác phẩm ―How Do Rights Become Real?
Formal and Informal Institutions in South Africa’s Land Reform‖ lại cho rằng: thể chế
chính thức được bảo đảm bởi pháp luật, tức là thực thi các quy định bởi nhà nước, trong
khi các thể chế phi chính thức được duy trì theo thỏa thuận.
Như vậy, thể chế phi chính thức là hệ thống bền vững các quan niệm chung và

sự hiểu biết mang tính tập thể nhưng không được hệ thống hóa thành những quy tắc và
chuẩn mực, qua đó tạo nên sự gắn kết và phối hợp giữa các cá nhân trong một xã hội và
phản ánh cấu trúc thực sự của xã hội đó (Scott, 2005). Đại diện cho giá trị chung và
những chuẩn mực không được hệ thống như văn hoá, phong tục, tập quán… một trong
những yếu tố quan trọng của thể chế phi chính thức trong một quốc gia. Văn hoá mang
tính bền vững, ổn định, lâu dài, đồng thời, nó thể hiện chuẩn mực và giá trị của mỗi
thành viên trong xã hội.
Thể chế chính thức đại diện cho cấu trúc của các quy tắc và chuẩn mực được hệ
thống hoá, góp phần định hình những hành vi đúng đắn và tạo điều kiện hình thành kì
vọng cho các hành vi liên quan nhằm tạo nên sự ổn định và trật tự của xã hội. Trong
khi, các thể chế phi chính thức thay đổi từng bước như văn hoá được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác thì các thể chế chính thức lại thay đổi linh hoạt hơn ở chỗ chúng là
sản phẩm của ý thức. Thể chế chính thức ra đời như giải pháp cho các vấn đề xã hội.
Các giải pháp nằm riêng lẻ cho đến khi chúng kết tinh thành những quy tắc và chuẩn
mực chính thức ảnh hưởng đến hành vi trong tương lai. Bởi vì, các cá nhân trong xã hội
tuân theo các quy tắc và chuẩn mực này, nên theo thời gian chúng được thừa nhận và
4

thông lệ hoá, sản sinh ra trong những giai đoạn tiếp theo và dần dần được chấp nhận
như những thể chế chính thức. Do đó, như DiMaggio (1988) lập luận, thể chế chính
thức phản ánh động lực và những hành động của các thành viên trong xã hội, vì vậy, để
hiểu biết được thể chế chính thức đòi hỏi phải có sựu hiểu biết logic dựa trên nền tảng
từ các thể chế phi chính thức (North, 1990).
2.1.1. Một số thể chế chính thức
Có 3 loại thể chế chính thức rất quan trọng đối với nhà quản trị đó là: thể chế
điều tiết, thể chế chính trị và thể chế kinh tế. Như một tổng thể, ba thể chế này tạo
thành và xác định trình tự trong tiến trình kinh doanh. Zucker quan điểm rằng ―các thể
chế thường ở trạng thái liên kết‖, mỗi thể chế được ban hành chủ yếu bởi chính phủ
nhằm kiểm soát việc tuân thủ các quy tắc.
2.1.1.1. Thể chế điều tiết

Thể chế điều tiết thiết lập những quy tắc và tiêu chuẩn nhằm giảm bớt rủi ro
trong hoạt động của các tổ chức. Thể chế điều tiết là nền tảng đảm bảo thực hiện và sử
dụng các công cụ quản lý phù hợp (Delia Rodrigo và đồng sự). Trong một bối cảnh đa
cấp, thách thức đối với hầu hết các nước là phân cấp tổ chức phải phù hợp với quyền
hạn và trách nhiệm để tạo điều kiện thuận lợi khai thác sức mạnh nội sinh và giải quyết
những yếu kém của từng khu vực. Bởi vì, chức năng quan trọng của chính phủ là điều
tiết hoạt động của các tổ chức trong nước và nước ngoài đang hoạt động trên phạm vi
lãnh thổ quốc gia.
2.1.1.2. Thể chế chính trị
Thể chế chính trị xây dựng những quy tắc và tiêu chuẩn mà thông qua đó góp
phần ổn định môi trường thể chế (Powell, 1991). Các thể chế chính trị là hiện thân của
sự chọn lọc các thỏa thuận cụ thể như thể chế chuyên quyền – nơi mà quyền lực chỉ tập
trung vào tay một vài cá nhân và cản trở sự tham gia của các công dân khác, mặt khác,
các thể chế dân chủ chia sẻ quyền lực giữa nhiều cá nhân và khuyến khích sự tham gia
tích cực của các công dân. Nhờ đó, mà chính phủ xác định được bản chất của tiến trình
chính trị, bao gồm phân phối quyền lực trong chính phủ, nơi các cá nhân được phép
tham gia vào, và cách thức để thực hiện các quyền trên.
5

2.1.1.3. Thể chế kinh tế
Thể chế kinh tế là hệ thống những quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các
quan hệ kinh tế và hành vi sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế. Thể chế kinh tế
bao gồm những quy tắc, luật lệ được chuẩn hoá và gắn với các chế tài xử lý vi phạm; cơ
chế vận hành nền kinh tế cũng như các tổ chức kinh tế. Các thể chế kinh tế được thể
hiện rõ ràng trong chính sách tiền tệ và tài khóa của một quốc gia (Fisher,1993) chẳng
hạn như : ―Yếu tố tài chính là một phần trong quá trình tăng trưởng của một quốc gia‖
(Levine & Zervos, 1998).
2.1.2. Một số thể chế phi chính thức
2.1.2.1. Chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cá nhân:
Chủ nghĩa tập thể dùng để mô tả cách nhìn nhận về mặt đạo đức, chính trị hay xã

hội mà nhấn mạnh đến sự phụ thuộc qua lại giữa con người với nhau và tầm quan trọng
của tập thể chứ không phải là của từng cá nhân riêng lẻ. Về mặt triết học chủ nghĩa tập
thể coi trọng cái tổng thể quan trọng hơn tổng tất cả những cái riêng lẽ.
Không những thế, chủ nghĩa tập thể còn phản ánh mức độ giàu có của dân cư
trong sự bình đẳng, gắn kết giữa các đơn vị trong xã hội. Chủ nghĩa tập thể định hình
cách mà các thể chế thúc đẩy hoặc kìm hãm lợi ích của tổ chức, cá nhân cụ thể liên
quan đến lợi ích của toàn xã hội (Gelfand, Bhawuk, Nishii, & Bechtold, 2004; Triandis,
1995). Nghĩa là vừa đảm bảo lợi ích chung nhưng vẫn phù hợp với hoàn cảnh mỗi cá
nhân.
Ngược lại, với chủ nghĩa tập thể là chủ nghĩa cá nhân có xu hướng coi trọng và
ưu tiên sự độc lập, tự chủ của con người. Những người theo chủ nghĩa cá nhân chủ
trương không hạn chế mục đích và ham muốn của mình. Họ phản đối sự can thiệp từ
bên ngoài lên sự lựa chọn của mình - cho dù sự can thiệp đó là từ xã hội, nhà nước,
hoặc bất kỳ một thể chế nào khác. Đặc điểm của thể chế điều tiết và thể chế chính trị
phụ thuộc vào mức độ mà xã hội ưu tiên quyền lợi và sự tham gia của cá nhân vào
chính phủ cũng như nhấn mạnh về lợi ích tập thể so với lợi ích cá nhân.
2.1.2.2. Định hướng tương lai.
Định hướng tương lai phản ánh mức độ mà các kết quả dài hạn được nhấn mạnh
hơn là các kết quả ngắn hạn như việc lập kế hoạch và đầu tư hướng trực tiếp đến kết
6

quả trong tương lai. Trong dự án GLOBE khi nghiên cứu sự khác biệt về văn hóa và tác
động của chúng đến quản lý kinh doanh, các nhà nghiên cứu xác định một nền văn hóa
định hướng tương lai là sự hy sinh những thoã mãn trong ngắn hạn để đạt được thành
công lâu dài và thịnh vượng trong tương lai. Ví dụ như các cá nhân tổ chức từ bỏ việc
chi tiêu ở hiện tại để tiết kiệm cho tương lai. Lần lượt, vốn tích luỹ cung cấp phương
tiện tài chính để đầu tư vào các cơ hội tăng trưởng trong dài hạn, vì vậy định hướng
tương lai có thể ảnh hưởng đến cả cung và cầu vốn, từ đó định hình các đặc điểm của
thể chế kinh tế quản trị vốn (Feldstein, 1983).
2.1.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hiện tượng kinh tế mang tính quy luật và
không ngừng biến đổi cả về phạm vi và quy mô. Theo Quỹ tiền tệ thế giới IMF định
nghĩa: ―FDI là hình thức đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực
tiếp đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp ở một quốc
gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp‖.
Còn theo định nghĩa của Tổ chức thương mại thế giới WTO thì: đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) xảy ra khi nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở
một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện
quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.
Và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã đưa ra khái niệm: ―Đầu tư
trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng
tiền nước ngoài hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác
kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này‖ (Khoản 3, Điều 2). Đến năm 1996,
Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam đưa ra khái niệm đầu tư nước ngoài là ―việc các
tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bặc bất kỳ tài sản
nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này‖.
Như vậy, Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá
nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất kinh
doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh
doanh này
7

2.2. Các nghiên cứu trên thế giới và châu Á
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những nhân tố chiến lược quan
trọng không thể thiếu đối với quá trình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trên thế
giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, các nền kinh tế thế giới đã khẳng định vai
trò tích cực cũng như tính an toàn của nguồn vốn FDI. FDI được nhận định như một
hình thức đầu tư có sức ảnh hưởng to lớn đối với các nước có thu nhập thấp, một sự đảo

ngược trong dòng vốn này không chỉ tác động trực tiếp lên nhu cầu tài trợ bên ngoài,
mà còn ảnh hưởng đến đầu tư và phát triển (IMF 2010). FDI ưu việt hơn so với vay nợ
và đầu tư ngắn hạn - một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng kinh
tế tại các nước đang phát triển do tỷ lệ vay nợ ngắn hạn quá cao trong khi vốn FDI thì
chỉ chiếm tỷ trọng thấp.
Thập kỉ vừa qua đã chứng kiến một sự gia tăng đáng kinh ngạc của dòng FDI
chảy vào các quốc gia có thu nhập thấp. Sự dấy lên của dòng vốn đầu vào được giải
thích là do tính thanh khoản toàn cầu phong phú và sự gia tăng trong giá cả hàng hóa,
kết hợp với nền kinh tế ngày càng phát triển cùng những cải cách ở thị trường phương
Đông. Tuy nhiên, hệ quả của suy thoái tài chính toàn cầu đã làm thay đổi hoàn toàn cục
diện trên. Nguồn vốn FDI thu hẹp lại đáng kể, trong khi sự căng thẳng của điều kiện tín
dụng toàn cầu thì không ngừng kìm hãm khả năng tài trợ của các tổ chức đa quốc gia và
làm gia tăng e ngại rủi ro. Khôi phục kinh tế ở các nước phát triển được trông chờ sẽ rất
chậm chạp vì tính thanh khoản toàn cầu giảm và ít phong phú hơn trong những năm sắp
tới. Cạnh tranh giữa những nước đang phát triển để thu hút dòng vốn FDI sẽ trở nên
khốc liệt hơn so với những năm trước đó.
Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để có thể thu hút FDI ở các nước đang phát
triển, mới nổi và cả những nước phát triển? Phải chăng là những thay đổi trong pháp
luật hoặc những yếu tố về kinh tế, chính trị sẽ tạo điều kiện hấp dẫn FDI hơn? Để trả lời
các câu hỏi đó, nhiều bài nghiên cứu và phân tích đã được các chuyên gia tài chính
cũng như các tổ chức kinh tế thế giới lớn như World Bank, IMF đề xuất. Hầu hết các
nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đều cho thấy rằng không chỉ những nhân tố kinh
tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, dự trữ ròng…tác động đến FDI mà còn cả những yếu tố
về thể chế chính trị như tham nhũng, tự do dân chủ và những yếu tố liên quan đến thể
8

chế điều tiết như môi trường đầu tư, chính sách của chính phủ, các rào cản xuất nhập
khẩu…tất cả đều dẫn truyền mạnh mẽ đến dòng vốn FDI đổ vào theo những cách khác
nhau
Trước hết là những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tác động của thể chế kinh

tế tới FDI. Luosha Du (2011) đã sử dụng bộ dữ liệu từ 1998-2007 gồm các công ty có
nguồn lực tài chính giàu có và phát hiện ra cách thức mà các thể chế kinh tế ảnh hưởng
đến độ lớn và hướng di chuyển của dòng vốn FDI. Cụ thể hơn, thuế là một yếu tố có
mức độ ưu tiên cao đối với những tập đoàn đa quốc gia, và trong nhiều trường hợp nó
cũng được xem như là một công cụ kinh tế để thu hút FDI (Agostini 2007, Hines 1996).
Cùng quan điểm các yếu tố của thể chế kinh tế có tác động truyền dẫn tới dòng FDI,
Belay Seyoum (2011) đã sử dụng phương pháp hồi quy OLS với mẫu của 119 nước
trên các khu vực đia lý khác nhau, để đi đến kết luận FDI không chỉ được xác định bởi
các biến thông thường như nguồn tài nguyên, trình độ lao động hay cơ sở hạ tầng của
nước tiếp nhận đầu tư mà nó còn phụ thuộc vào biến rất quan trọng là các thể chế kinh
tế trong việc thu hút dòng chảy đầu tư.
Hoặc tác động của yếu tố lãi suất đến FDI cũng là cả 1 câu chuyện dài đầy thú
vị. World Bank (2010) với một bài nghiên cứu gần đây cho giai đoạn 2003-2007 đã
nhận thấy rằng khi lãi suất trên toàn cầu giảm xuống sẽ dẫn tới hệ quả chi phí đi vay
thấp hơn, điều này đóng góp không nhỏ cho việc tăng thêm 70% nguồn vốn chảy vào
các nước đang phát triển, đặc biết là nguồn vốn FDI. Đồng quan điểm này, Levy,
Yeyati, Ugo Panizza (2007) đã nghiên cứu tác động của chu kỳ kinh tế (business cycle)
và lãi suất (rate of return) ở những nước phát triển (đặc biệt là các nước trong khối
OECD) ảnh hưởng như thế nào đến dòng FDI vào các nước đang phát triển. Sau khi
tổng hợp các dòng FDI từ 3 nguồn lớn (Mỹ, châu Âu và Nhật Bản), bài nghiên cứu chỉ
ra rằng dòng FDI có xu hướng ngược chiều đối với ―output‖ và chu kỳ lãi suất ở trường
hợp của Mỹ và châu Âu, trong khi đó ở Nhật Bản tác động này lại không rõ hay chúng
chỉ có ảnh hưởng không đáng kể đến dòng chảy vốn FDI. Albuquerque et al. (2005)
cũng cho thấy một mức tăng trong lãi suất ở các nước phát triển sẽ dẫn đến mối tương
quan âm và có ý nghĩa thống kê đối với dòng vốn FDI chảy vào các nước đang phát
triển. Kết luận ở trường hợp của Mỹ và Châu Âu là hoàn toàn phù hợp giữa mối quan
hệ kinh tế ngược chiều của mức độ đầu tư trong nước (local investment) và ―dòng vốn
9

FDI‖ – phản ánh khả năng thực hiện hành vi kinh doanh chênh lệch lãi suất- arbitrage

của nhà đầu tư khi đứng trước các cơ hội tìm kiếm lợi nhuận.
Song yếu tố thể chế chính trị cũng có những tác động đáng kể trong việc thu hút
dòng FDI đổ vào. Salter và Niswander (1995) dựa trên dữ liệu 29 nước, kết hợp với mô
hình Gray 1988 tìm thấy rằng yếu tố về tôn giáo của một quốc gia có những tác động
đáng kể đến dòng vốn FDI. Một cách tổng quát, các nước có sự điều hành tốt của chính
phủ có xu hướng thu hút nhiều FDI hơn bởi vì nếu điều hành không tốt thì việc đầu tư
sẽ không được bảo hộ (Globerman & Shapiro, 2003) và việc điều hành yếu kém sẽ làm
tăng chi phí và sự bất ổn (Cuervo-Cazurra, 2008). Thông qua một số câu hỏi khảo sát
52 Giám đốc điều hành của các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Thổ Nhĩ Kỳ
trong năm 2006, Devrim Dumludag (2009) kết luận các yếu tố như các thể chế, ổn định
kinh tế - xã hội là nhân tố giải thích hành vi của dòng vốn FDI ở quốc gia này.
Tại Nga, Mats Nilsson và Patrik Soderholm (2002) khảo sát 32 công ty lâm
nghiệp ở Tây Âu có ảnh hưởng, kết quả cho thấy mặc dù Nga có tài nguyên rừng rộng
lớn nhưng một số yếu tố về thể chế và hệ thống pháp luật không rõ ràng làm họ dè dặt
trong đầu tư. Kostova và Roth (2002) dựa trên bộ dữ liệu gồm 104 công ty con trên 10
quốc gia khác nhau để đưa ra hai tiêu chí mà các công ty đa quốc gia sẽ xem xét khi
đầu tư vào một quốc gia nào đó là: chính sách thể chế của quốc gia này và mối quan hệ
giữa công ty đa quốc gia với quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư. Nghiên cứu của Zulkefly
Abdul Karim (2011) hồi quy bằng mô hình ARDL trên mẫu dữ liệu từ năm 1984 đến
2009 của Malaysia cho rằng việc cung cấp và duy trì chính sách đầu tư tốt là một đóng
góp tích cực trong thu hút FDI giúp tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, một vài phân tích
cũng cho rằng sự điều hành tốt của chính phủ cũng giúp thu hút FDI (Shleifer &Vishny,
1998; World Bank, 2002;Globerman & Shapiro, 2002; Globerman & Shapiro, 2003;
Globerman et al, 2004; La Porta et al, 1997, 1998; Gani, 2007). Đồng thời, một chính
sách vĩ mô đúng đắn có thể tạo ra một sự kích thích chung cho hiệu ứng lan tỏa FDI
đến đầu tư nội địa thông qua việc tăng sản phẩm biên của những cuộc đầu tư mới và tạo
ra môi trường khả dụng cho quá trình truyền bá công nghệ (Mody và Murshid, 2005).
FDI chỉ có tác động lên tăng trưởng khi các nước có lạm phát thấp – ngụ ý sự ổn định
của nền kinh tế vĩ mô (Norris, Honda, Amina và Verdier 2010).
Tiếp đến, nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc bảo hộ quyền sở hữu yếu kém ở

các nước nghèo ngụ ý rằng đầu tư nước ngoài có thể không trực tiếp vào các dự án thu
10

hồi vốn lâu, hay tỉ suất sinh lợi ban đầu thấp mà những dòng đầu tư như vậy có thể hữu
ích đối với các nước gặp khó khăn về tài chính (Rajan and Zingales, 1998). Chất lượng
cơ quan nhà nước kém có thể giới hạn tác động qua lại giữa các công ty nước ngoài và
trong nước trong việc thuê mướn lao động. Do đó làm giảm tác động gián tiếp của FDI
(Antras, 2003). Norris, Honda, Amina và Verdier (2010) cũng đồng tình với mối quan
hệ này giữa FDI và chất lượng định chế nhà nước.
Tài liệu về các yếu tố của thể chế điều tiết tác động đến FDI tranh luận rất nhiều
về vấn đề tham nhũng, theo đó, chỉ ra rằng các công ty đa quốc gia (MNEs) chịu ảnh
hưởng rất lớn từ vấn đề tham nhũng. Một số nghiên cứu cho rằng tham nhũng ngăn cản
FDI vì điều này phản ánh việc điều hành yếu kém của chính phủ, tính không minh
bạch, làm tăng chi đối với các công ty nước ngoài như việc hối lộ để lộ trình đăng ký
kinh doanh, thủ tục giấy tờ thuận lợi hơn… Đặc biệt, hiện tượng tham nhũng là trầm
trọng ở các nước quá độ và có rất nhiều tác giả cho rằng sự xuất hiện có nó chính là rào
cản nghiêm trọng nhất cho FDI (Resmini 2000, Hellman, Jones and Kaufmann 2002,
Bevan and Estrin 2004,Caetano 2005).
Nhìn chung, những bài, chưa có được sự đồng lòng trong nghiên cứu giữa các
tác giả cũng như thiếu tính xây dựng về mặt nội dung. Có những phân tích thực nghiệm
chỉ kiểm tra đại khái trên một số ít quốc gia, chưa có tính đại diện cao về mặt tổng thể.
Song những bài nghiên cứu nghiên cứu trên chỉ đơn thuần tập trung đi sâu phân
tích vào những vấn đề cụ thể, những vấn đề rất riêng về một khía cạnh nào đó chưa
mang tính bao quát. Và nghiên cứu của R. Michael Holmes, Jr., Toyah Miller, Michael
A. Hitt and M. Paz Salmador (2011) được đánh giá cao khi khái quát được những thể
chế khác nhau tác động đến FDI trên mẫu 50 quốc gia được chọn bởi chúng không
đồng nhất về mặt địa lí và kinh tế. Các quốc gia này gồm 21 nước ở châu Âu, 15 nước
ở châu Á, 9 nước ở phía Bắc, Nam, hoặc Trung tâm của nước Mỹ, 3 nước ở châu Phi và
2 nước trên lục địa của Úc, đã cung cấp mẫu gồm nhiều định chế và văn hóa đa dạng,
phong phú. Ngoài các nước phát triển, mẫu dữ liệu cũng bao gồm một số nền kinh tế

mới nổi, như Brazil, Nga, Ấn độ, và Trung Quốc (được gọi chung là nước BRIC;
O’Neill, 2001), và một vài nước đang phát triển nhưng chậm hơn gồm Nigeria,
Slovenia, và Romania. Sử dụng tổng cộng có 450 quan sát quốc gia-năm (nghĩa là dữ
liệu có 9 năm) bài nghiên cứu tiến hành phương pháp đo lường mới và hồi quy dữ liệu
bảng cho ba loại hình thể chế chính thức quan trọng, giữ vai trò khác nhau đối với thu
11

hút dòng vốn FDI. Đây là nghiên cứu đầu tiên giải thích về mặt lý thuyết lẫn thực
nghiệm cơ chế truyền dẫn của các thể chế phi chính thức lên thể chế chính thức và từ
thể chế chính thức đến FDI.
Như vậy, thông qua các nghiên cứu này đã giúp các nhà điều hành chính sách có
nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tiếp cận để đạt được mục tiêu thu hút FDI của quốc
gia.
2.3. Mối quan hệ giữa thể chế phi chính thức và thể chế chính thức tới dòng vốn
FDI
2.3.1. Mối quan hệ giữa thể chế phi chính thức và dòng vốn FDI
2.3.1.1. Chủ nghĩa tập thể có mối quan hệ đồng biến với việc kiểm soát hoạt
động của các tổ chức kinh doanh trong một quốc gia của thể chế
điều tiết
Theo Zucker (1987), trong một xã hội các thể chế đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong nhiều vấn đề như tạo thành và phân phối của cải, sự nhàn rỗi, địa vị xã hội
và việc sử dụng các nguồn lực. Chính vì vậy, mà thể chế điều tiết tồn tại để xây dựng
và thiết lập các nguyên tắc kiểm soát và điều khiển hoạt động của các tổ chức kinh
doanh. Ví dụ như các nhà chức trách thông qua việc ban hành các quy định để giám sát
hoạt động này trong khi đó lại không can thiệp đối với hành động khác nhằm thể hiện
mục tiêu, sự quan tâm và ưu tiên của họ cho lĩnh vực nào (Hillman & Keim, 1995).
Bằng cách này các nhà chức trách có thể sử dụng thể chế điều tiết để kiểm soát một số
nguồn lực quốc gia.
Chủ nghĩa tập thể tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thể chế điều tiết nhằm
kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức trong nước. Xã hội tập thể thường nỗ lực

tiêu chuẩn hoá hành vi cá nhân để đảm bảo việc tuân thủ các chuẩn mực xã hội và đánh
giá việc tuân thủ các chuẩn mực đó. Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy rằng các cá
nhân trong xã hội tập thể thường chi phối hoạt động kinh doanh bằng cách đưa ra các
quy tắc, điều luật và nhấn mạnh vai trò của chính quyền. Như Salter và Niswander
(1995) thì chủ nghĩa tập thể khuyến khích phát triển các quy định về sự minh bạch, rõ
ràng và chính xác của các báo cáo tài chính.
12

Morris, Avila và Allen (1993) nhận thấy rằng xã hội tập thể thường quan tâm
đến nhu cầu, lợi ích của mỗi cá nhân cũng như sự hoà hợp, thiện chí giữa các thành
viên trong một xã hội. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những khác biệt giữa các thành viên trong
nhóm và giữa các nhóm với nhau, thậm chí đôi khi thành viên trong nhóm lại xung đột
với thành viên ngoài nhóm về quyền lợi nếu hành vi đó mang lại lợi ích cho toàn nhóm.
Do đó, thể chế điều tiết được thiết lập để kiểm soát hành vi của các cá nhân và thúc
đẩy sự tin tưởng, gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong một tổ chức, xã hội. Như
vậy, thể chế điều tiết cung cấp trật tự, sự ổn định và tin tưởng lẫn nhau trong tương tác
xã hội khi mà kỷ luật không thể thực hiện được điều này. Đặc biệt, Tinsley (1998,2001)
tìm được các bằng chứng cho thấy tập thể thích dựa vào các quy định, điều luật để giải
quyết xung đột lợi ích khi giao dịch kinh tế.
Ngược lại, với chủ nghĩa tập thể là khuynh hướng tập trung vào lợi ích cá nhân.
Một xã hội theo chủ nghĩa tập thể đề cao lợi ích cộng đồng trong khi một xã hội theo
chủ nghĩa cá nhân thì thường ủng hộ sự độc lập, tính tự chủ của mỗi cá nhân hơn là phụ
thuộc vào tập thể, đánh giá cao thành tựu cá nhân hơn lợi ích nhóm (Newburry &
Yakova, 2006), và thích đa dạng hơn là tiêu chuẩn hoá. Như vậy, chủ nghĩa cá nhân
miễn cưỡng khi phải chấp nhận và hỗ trợ chặt chẽ hoạt động của thể chế điều tiết.
Trong khi đó đối với một xã hội tập thể thì lợi ích số đông, lợi ích nhóm là quan trọng
nhất sẽ tạo nên một nền tảng vô cùng vững chắc cho những chính sách của thể chế điều
tiết. Do đó, sự kiểm soát của thể chế điều tiết lúc này sẽ trở nên chặt chẽ hơn, mạnh mẽ
hơn vì được xây dựng trên một nền tảng thống nhất. Vì vậy, bài nghiên cứu hy vọng
rằng chủ nghĩa tập thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thể chế điều tiết và

thể chế điều tiết sẽ vững mạnh hơn trong một xã hội với nền văn hoá tập thể so với nền
văn hoá cá nhân.
2.3.1.2. Chủ nghĩa tập thể có mối quan hệ nghịch biến với thể chế chính trị
dân chủ.
―Ăn sâu vào nền văn hoá dân tộc‖, các thể chế chính trị giúp định hình sự thay
đổi thể chế trong tương lai. Cụ thể, các thể chế chính trị đưa ra một khuôn khổ gây ảnh
hưởng đến sự thay đổi và phát triển của các thể chế khác bằng việc tác động đến nhận
thức các thành viên trong xã hội về những thay đổi có thể xảy ra, mức độ cần thiết của
chúng và làm thế nào để chúng được thông qua (DiMaggio, 1998). Các thể chế chính trị
13

cũng phân phối quyền lực trong một xã hội vì hầu như nó chỉ đại diện cho lợi ích của
những người cầm quyền. Như luật lệ bầu cử, các quy định pháp luật và nội dung của
các điều luật không chỉ xác lập quyền lực của các chính trị gia mà còn của mỗi công
dân. Ví dụ, xây dựng luật pháp nhằm xác định quyền chính trị và tự do của công dân,
hơn nữa theo Matten & Crane (2005) cho rằng thể chế chính trị còn vạch ra cách thức
mà các công dân có thể tham gia tích cực vào xây dựng thể chế.
Trong xã hội chủ nghĩa cá nhân, mỗi cá nhân được xem là tế bào chủ yếu và
quan trọng nhất. Thay vì tuân theo các quy định của chính phủ, họ thường có xu hướng
ủng hộ ―quyền tự chủ, độc lập, tự do‖ và hầu như không phụ thuộc vào chính quyền.
Như vậy, xã hội theo chủ nghĩa cá nhân thường chú trọng, quan tâm nhiều hơn vào các
cơ hội để các cá nhân tham gia vào tiến trình chính trị. Thật vậy, Gelfand, Triandis &
Chan (1996) nhận ra rằng giá trị cá nhân phần lớn mâu thuẫn với thể chế chính trị
chuyên quyền mà thuần hoá lợi ích cá nhân và yêu cầu cao về sự bằng lòng và phục
tùng cho nhà nước. Do đó, tính dân chủ của mỗi cá nhân sẽ bị lu mờ, phải bỏ đi những
lợi ích cá nhân để phục tùng cho những mục tiêu chung. Vì vậy, thể chế chuyên quyền
khó tồn tại trong một xã hội mang tính cá nhân mạnh mẽ. Ngược lại, sự tham gia mạnh
mẽ của một công dân trong tiến trình chính trị phần nào mâu thuẫn với bản chất của xã
hội tập thể - nơi nhấn mạnh lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Thêm vào đó,
những cá nhân theo chủ nghĩa tập thể hầu như có cái nhìn rộng lượng đối với những ý

định và động cơ của các cá nhân khác để ngầm bằng lòng với các nhà chức trách và
chấp nhận sự giám sát, xử phạt để đảm bảo phù hợp với các chuẩn mực chung. Ngoài
ra, những sáng kiến cá nhân không được đánh giá cao và sự lệch lạc trong quan điểm
hoặc hành vi thường bị trừng trị. Những điều kiện này cùng với bản chất phân mảng
từng phần của hầu hết các xã hội tập thể, thường làm giảm sức mạnh của các tổ chức
đối lập để hình thành các nhà chính trị gia, qua đó cung cấp cho họ quyền tự quyết để
củng cố và tập trung quyền lực (Persson, 2002). Vì vậy, thể chế chính trị dân chủ ít phổ
biến hơn trong xã hội chủ nghĩa tập thể và phổ biến hơn trong xã hội với nền văn hoá
mang tính cá nhân mạnh mẽ.
14

2.3.1.3. Định hướng tương lai có mối quan hệ đồng biến với thể chế kinh tế,
thúc đẩy đầu tư vốn của các tổ chức trong nước.
Lý luận về thể chế nói chung và thể chế kinh tế nói riêng trải qua nhiều thời kỳ
lịch sử và cho đến nay tiếp tục được hoàn thiện, phát triển dựa trên nhiều học thuyết, tư
tưởng khác nhau. Theo Levin, Loayza & Beck (2000) các thể chế kinh tế của một quốc
gia tạo điều kiện khuyến khích các trung gian tài chính có năng lực như ngân hàng luôn
đảm bảo nguồn vốn sẵn có, do đó tác động nguồn vốn đầu tư vốn của các cá nhân và tổ
chức. Cụ thể, thông qua chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hoặc cả hai, chính phủ
có thể tác động đến các nguồn vốn đầu tư, điều tiết nền kinh tế theo ý muốn chủ quan
hoặc khách quan nhằm đem lại lợi ích tối đa cho xã hội.
Chính sách tiền tệ là tổng thể các biện pháp, sử dụng các công cụ của ngân hàng
trung ương nhằm góp phần đạt được các mục tiêu vĩ mô thông qua việc chi phối dòng
chu chuyển tiền và khối lượng tiền. Chính sách tài khóa là chính sách thu chi của Chính
phủ hay còn gọi là chính sách ngân sách liên quan tới vấn đề thặng dư hay thâm hụt
hàng năm trong ngân sách chính phủ (Fischer, 1993). Sử dụng những công cụ này,
chính phủ có thể tác động đến nguồn cung và cầu về vốn.
Thể chế kinh tế có thể khuyến khích các khoản đầu tư vốn bằng cách tăng vốn
khả dụng cho các cá nhân và tổ chức. Cụ thể, họ phải duy trì một lượng cung tiền đầy
đủ để đảm bảo nguồn vỗn sẵn có sẵn có cần thiết để tài trợ cho các quỹ đầu tư. Theo

Gali (1992) thì khi tăng cung tiền, lãi suất tất nhiên giảm mà một sự giảm trong lãi suất
sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn và làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền mặt,
qua đó khuyến khích đầu tư (Romer,1992). Mặc khác, khuynh hướng đánh giá và phản
ứng lại các ưu đãi đầu tư phụ thuộc một phần vào mức độ mà xã hội chú trọng đến kết
quả trong dài hạn.
Ngoài chính sách tiền tệ thì định hướng tương lai cũng được phản ánh rõ trong
chính sách tài khóa. Khi nguồn vốn hữu dụng giảm (ví dụ, do suy thoái kinh tế), định
hướng tương lai của xã hội có khả năng đánh giá thâm hụt ngân sách trong ngắn hạn.
Thâm hụt ngân sách có thể khiến cho các chính phủ bù đắp bằng cách bơm tiền nhiều
hơn vào khu vực tư nhân hơn là thông qua thuế. Tuy nhiên, giảm thuế cũng cho phép
các cá nhân và tổ chức tăng lợi nhuận giữ lại và có thể tái đầu tư nhiều hơn từ các
khoản lợi nhuận này nhằm tăng nguồn vốn khả dụng. Thông thường các chính phủ phải
15

vay nợ để trang trải các khoản thâm hụt trong ngân sách. Khi vay trong nước (ví dụ, từ
các cá nhân và các tổ chức địa phương), họ thường phân bổ một phần vốn này cho khu
vực tư nhân (Feldstein, 1983; Fischer, 1993). Đồng thời, thông qua các khoản chi cho
các đơn vị trong nước, chính phủ đã tạo một nguồn cung ổn định, có tính thanh khoản
trên thị trường. Ngoài ra, chính phủ đôi khi tài trợ cho thâm hụt ngân sách bằng vay nợ
nước ngoài.
Không những thế, định hướng tương lai của xã hội có khả năng đánh giá hiệu
quả của các thể chế kinh tế, thông qua đó thúc đẩy chính sách tài khóa hiệu quả hơn,
bởi vì chúng tạo điều kiện cho các khoản vốn đầu tư bằng cách đảm bảo rằng các cá
nhân, tổ chức có thể tiếp cận với các nguồn lực tài chính cần thiết để tài trợ cho nhu cầu
đầu tư. Thật vậy, Brodbeck và cộng sự (2002) nhận thấy rằng định hướng tương lai của
một xã hội đánh giá cao này những cơ hội tạo ra các nguồn vốn đầu tư cần thiết mà ưu
tiên cho việc tăng trưởng, phát triển kinh tế và các kết quả trong dài hạn. Về bản chất,
các khoản đầu tư khá tốn kém và có tầm nhìn xa, chính vì thế mà nguồn cung cấp vốn
sẵn có là cần thiết để tài trợ cho chúng.
Sau khi xem xét tác động của các thể chế phi chính thức lên các thể chế chính

thức, bây giờ chúng ta chuyển sang thảo luận về cách thức mà thể chế chính thức tác
động đến dòng vốn FDI, là yếu tố phản ánh sự hấp dẫn của môi trường thể chế của một
nước đối với các nhà quản trị của công ty đa quốc gia (Pajunen, 2008).
2.3.2. Mối quan hệ giữa thể chế chính thức và dòng vốn FDI đổ vào.
2.3.2.1. Thể chế điều tiết thực hiện chặt chẽ việc kiểm soát hoạt động của
các công ty sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn FDI.
Thể chế điều tiết là công cụ đắc lực giúp chính phủ quản lý, kiểm soát hoạt động
của các công ty trong và ngoài nước. Vì vậy, khả năng kiểm soát của thể chế điều tiết
luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị MNE khi quyết định đầu tư vào
một quốc gia. Paujnen (2008) đưa ra quan điểm rằng quyết định đầu tư FDI phản ánh
đánh giá của các MNE về những cơ hội đầu tư sẵn có trên thị trường cũng như sự hỗ trợ
hoặc hạn chế từ môi trường đầu tư của một quốc gia. Thông thường, các nhà quản trị
MNE sẽ chú trọng đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia bởi vì điều này
tác động đến mức tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư mà họ kiếm được. Do đó, chính phủ
có thể ban hành các chính sách tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế, chẳng hạn như

×