Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

không nên xem thương nấc cụt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.5 KB, 1 trang )

Không nên xem thường nấc cụt
TT - Nấc cụt có thể là triệu chứng thông thường, xảy ra do ăn uống quá
nhanh, vừa ăn vừa nói chuyện hoặc lo lắng
Tuy nhiên, có trường hợp nấc cụt là dấu hiệu của một số bệnh như: viêm
dạ dày - ruột, rối loạn tiêu hóa, ung thư phổi, suy thận tiến triển và viêm não.
Do vậy, khi bị nấc cụt khởi phát lần đầu cũng như tái diễn, nên đi khám để được
tham vấn, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời. Dưới đây là một
số nguyên nhân gây nấc cụt và những triệu chứng kèm theo thường gặp:
1. Ăn uống nhanh: do ăn không nhai kỹ và nuốt nhanh, vì vậy chỉ cần ăn
chậm, nhai kỹ, triệu chứng nấc cụt sẽ chấm dứt. Nếu là trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ thì do
bú quá nhanh và nhiều, cần giảm số lượng bú, thời gian bú thưa hơn. Nên ẵm bé ở
tư thế đầu hơi cao hơn thân mình.
2. Nhiễm trùng tiêu hóa: do viêm dạ dày - ruột. Thường kèm theo nôn,
buồn nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng, đau cơ và sốt.
3. Rối loạn tiêu hóa: trướng dạ dày do thức ăn không tiêu hóa hoặc thực
phẩm sinh nhiều hơi. Kèm theo khó chịu vùng thượng vị và quanh rốn, bụng căng
phồng, phân lỏng. Cần điều chỉnh chế độ ăn như: giảm sữa và chế phẩm từ sữa,
giảm thức ăn ngọt và thức uống có gas.
4. Ung thư phổi: do phát triển bất thường những tế bào trong phổi. Kèm
theo ho, ho ra máu, đau ngực, phổ biến hơn ở những người hút thuốc lá.
5. Suy thận tiến triển: do thận mất khả năng lọc và thải nước tiểu một cách
phù hợp. Thường kèm theo phù mặt và hai chân, da tái xanh (do thiếu máu), lú lẫn
dần và hôn mê, có tiền sử bệnh thận.
6. Viêm não: xảy ra đột ngột sau thời gian ủ bệnh, kèm theo sốt, buồn nôn,
ói, cứng cổ, nhức đầu, mất trí nhớ và dẫn đến hôn mê.
BS MAI VĂN BÔN

×